ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ---KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN CẦU GIÁT, HUYỆN Q
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ
LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN CẦU GIÁT,
HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN
Sinh Viên Thực hiện: Giáo Viên Hướng Dẫn:
Trang 2Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực củabản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy côgiáo, các cơ quan, các cán bộ và các hộ dân trên địa bàn thịtrấn Cầu Giát.
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới quý Thầy, Côgiáo trường Đại Học Kinh Tế Huế đã trang bị cho tôi hệ thốngkiến thức làm cơ sở để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệpnày
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáoPGS.TS Bùi Dũng Thể – người đã hướng dẫn tận tình, đầy tráchnhiệm trong suốt thời gian tôi thực tập đề tài nghiên cứu
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới phòng TàiNguyên và Môi trường huyện Quỳnh Lưu và UBND thị trấn CầuGiát đã nhiệt tình cung cấp thông tin, tư liệu cần thiết để tôihoàn thành bài khóa luận này
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả người thân,bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên khích lệ tôi trong suốtquá trình tôi nghiên cứu đề tài
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU viii
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
4.1 Phương pháp thu thập số liệu 3
4.1.1 Số liệu thứ cấp 3
4.1.2 Số liệu sơ cấp 3
4.2 Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích 4
4.3 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo 4
4.4 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 4
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1 Cơ sở lý luận 5
1.1 Một số khái niệm cơ bản về rác thải sinh hoạt 5
1.1.1 Khái niệm chất thải 5
1.1.2 Chất thải rắn (CTR) 5
1.1.3 Khái niệm rác thải sinh hoạt (RTSH) 5
1.2 Nguồn gốc, thành phần rác thải 5
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 41.2.1 Nguồn gốc phát sinh rác thải 5
1.2.2 Thành phần rác thải sinh hoạt 6
1.3 Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với con người và môi trường 8
1.3.1 Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với sức khỏe con người .8
1.3.2 Tác hại của rác thải sinh hoạt đến môi trường 8
1.4 Các mô hình xử lý và tiêu hủy rác thải sinh hoạt 9
1.4.1 Xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp 10
1.4.2 Phương pháp thiêu đốt .11
1.4.3 Phương pháp ủ làm phân compost 12
1.4.4 Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện .13
1.4.5 Xử lý chất thải bằng công nghệ Hydromex 14
1.5 Phân loại rác thải sinh hoạt 15
1.5.1 Lợi ích của phân loại rác thải sinh hoạt 15
1.5.2 Các hình thức tổ chức phân loại rác thải sinh hoạt 16
1.6 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả thu gom rác thải 17
1.6.1 Phân tích chi phí – lợi ích của hoạt động thu gom 17
1.6.2 Các chỉ tiêu khác đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom 18
2 Cơ sở thực tiễn 19
2.1 Thực trạng thu gom và xử lý rác thải ở Việt Nam 19
2.1.1 Phát sinh rác thải ở Việt Nam 19
2.1.2 Thực trạng thu gom và xử lý rác thải .20
2.2 Thực trạng thu gom và xử lý rác thải ở Nghệ An 21
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN CẦU GIÁT, HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN 24
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An 24
2.1.1 Điều kiện tự nhiên .24
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .25
2.2 Thực trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Cầu Giát .29
2.2.1 Lượng rác thải sinh hoạt 29
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 52.2.2 Nguồn phát sinh và cơ cấu rác thải sinh hoạt 30
2.2.3 Khối lượng rác thải sinh hoạt của thị trấn Cầu Giát 33
2.3 Thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ điều tra sống tại thị trấn Cầu Giát .34
2.3.1 Thực trạng phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt 34
2.3.2 Thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt 39
2.4 Đánh giá hiệu quả của hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt 43
2.4.1 Chi phí – lợi ích của hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt 43
2.4.2 Đánh giá và đề xuất của hộ điều tra về thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt 51
2.5 Những tồn tại, hạn chế trong công tác phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Cầu Giát 56
2.5.1.Tồn tại, hạn chế 56
2.5.2.Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế trên 57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN CẦU GIÁT 58
3.1 Căn cứ xây dựng các giải pháp 58
3.1.1 Mục tiêu của hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt 58
3.1.2 Dự báo lượng RTSH trên địa bàn thị trấn Cầu Giát đến năm 2020 59
3.2 Đề xuất một số giải pháp 60
3.2.1 Giải pháp về tổ chức quản lý rác thải sinh hoạt 60
3.2.2 Các công cụ kinh tế 62
3.2.3 Các công cụ pháp lý 63
3.2.4 Phân loại rác tại nguồn 65
3.2.5 Giải pháp về tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng 67
3.2.6 Giải pháp về phương pháp xử lý 68
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
3.1 Kết luận 69
3.2 Kiến nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 7DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1: Sơ đồ xử lý rác bằng công nghệ ép điện 14
Hình 2: Sơ đồ xử lý chất thải bằng công nghệ Hydromex 15
Hình 3: Sơ đồ phát sinh rác thải sinh hoạt tại thị trấn Cầu Giát 31
Biểu đồ 1: Thể hiện cơ cấu rác thải trên địa bàn thị trấn Cầu Giát 32
Biểu đồ 2: Đánh giá mức phù hợp của phí VSMT 51
Biểu đồ 3: Phản ứng hộ điều tra khi nhìn thấy người khác xả rác bừa bãiError! Bookmark not defined.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8Bảng 2: Thành phần chất thải sinh hoạt đặc trưng 7
Bảng 3: Thành phần của các cấu tử hữu cơ rác đô thị 7
Bảng 4: Quy mô bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt 10
Bảng 5: Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và năm 2008 19
Bảng 6: Khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn thị trấn Cầu Giát 30
Bảng 7: Cơ cấu rác thải rác thải trên địa bàn thị trấn Cầu Giát 32
Bảng 8: Khối lượng rác thải trung bình mỗi ngày của các hộ gia đình điều tra 33
Bảng 9: Đánh giá của người dân về tầm quan trọng của việc phân loại rác thải 35
Bảng 10: Số hộ dân phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày trước khi thu gom 35
Bảng 11: Nguyên nhân người dân địa phương không phân loại RTSH 36
Bảng 12: Số trang, thiết bị phục vụ hoạt động thu gom 38
Bảng 13: Cách thức xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình 40
Bảng 14: Chính quyền địa phương xử lý rác sau khi thu gom rác thải sinh hoạt 42
Bảng 15: Ý kiến của người dân về cách xử lý rác hiện nay .42
Bảng 16: Chi phí mua công cụ, dụng cụ thu gom 44
Bảng 17: Chi phí vận chuyển của hoạt động thu gom 45
Bảng 18: Bảng tính chi phí của hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt 45
Bảng 19: Mức thu các cơ quan, đơn vị, trường học 46
Bảng 20: Mức thu phí đối với hộ gia đình 47
Bảng 21: Mức thu phí đối với những hộ kinh doanh 48
Bảng 22: Đánh giá về mức phí vệ sinh môi trường của các hộ gia đình 51
Bảng 23: Đánh giá thời gian thu gom rác thải sinh hoạt tại địa phương 52
Bảng 24: Nguyên nhân người dân bỏ rác không đúng nơi quy định 53
Bảng 25: Tham gia các chương trình dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ môi trường 55
Bảng 26: Những đề xuất của hộ gia đình nhằm cải thiện chất lượng thu gom 55
Bảng 27: Dự báo khối lượng RTSH hộ gia đình phát sinh đến năm 2020 60
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tên đề tài : Đánh giá thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
1.Mục tiêu nghiên cứu
vii
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9+ Hệ thống hóa cở sở lý luận và thực tiễn về vấn đề rác thải sinh hoạt.
+ Đánh giá thực trạng rác thải, việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạtcũng như đánh giá hiệu quả thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Cầu Giát.+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc phân loại, thu gom và
xử lý rác thải tại thị trấn Cầu Giát
2.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu thứ cấp: Được tổng hợp tài liệu có liên quan từ UBND, Phòng tàinguyên và môi trường huyện Quỳnh Lưu, tìm hiểu qua sách báo, mạng internet
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
Đề tài đã đề cập sơ bộ thực trạng trong việc phân loại, thu gom và xử lý RTSHtrên địa bàn thị trấn Cầu Giát hiện nay
Đánh giá được những lợi ích và chi phí trong hoạt động thu gom RTSH trên địabàn thị trấn, từ đó làm cơ sở để đề xuất mức phí VSMT
Tìm hiểu được nhận thức, hành vi của người dân trong việc phân loại RTSH vàđánh giá những khó khăn, hạn chế mà thị trấn đang gặp phải
Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phân loại, thu gom
và xử lý RTSH trên địa bàn thị trấn Cầu Giát
viii
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển chung của Thế Giới, nền kinh tế của Việt Nam cũng đang
có những bước chuyển mình mạnh mẽ Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đangdiễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội có nhiều chuyển biến tích cực Tuy nhiênvới tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành côngnghiệp, dịch vụ, du lịch… kéo theo mức sống của người dân càng cao đã làm nảy sinhnhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe của cộngđồng dân cư Lượng chất thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của con người ngàymột nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất
Rác thải sinh hoạt là vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội, nhất là trong quá trình
đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay Ở các đô thị lớncủa Việt Nam, mức phát thải trung bình là 21.500 tấn RTSH/ngày (năm 2008), dự báođến năm 2020 là 59 nghìn tấn/ngày cao gấp 2 - 3 lần hiện nay Tác động tiêu cực củarác thải nói chung là rất rõ ràng nếu như những rác thải này không được phân loại, thugom và xử lý đúng kỹ thuật môi trường Ở Việt Nam thực tế việc quản lý và xử lý rácthải mặc dù đã có nhiều tiến bộ cố gắng nhưng chưa ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi.20% không được thu gom và nằm tại các con đường, khu phố, công viên ; 80% đượcthu gom trong đó 95% được chôn lấp ở các bãi chôn lấp tập trung, trong khi 82/91 bãichôn lấp không hợp vệ sinh, 439 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng Xử lý rác thải luôn
là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý môi trường đô thị Không riêng gì đối với các
đô thị đông dân cư, việc chọn công nghệ xử lý rác như thế nào để đạt hiệu quả cao,không gây nên những hậu quả xấu về môi trường trong tương lai và ít tốn kém chi phíluôn là nỗi bức xúc của các ngành chức năng [4]
Việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt một cách hợp lý đã và đangđặt ra những vấn đề bức xúc đối với hầu hết các khu vực nông thôn và thị trấn Lâunay, rác thải thường được vứt bừa bãi và chôn lấp ở các bãi rác được hình thành mộtcách tự phát Hầu hết các bãi rác này đều thiếu hoặc không có các hệ thống xử lý ônhiễm lại thường đặt gần khu dân cư, gây những tác động tiêu cực đối với môi trường
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11và sức khỏe cộng đồng Mặt khác, sự gia tăng nhanh chóng của tốc độ đô thị hóa vàmật độ dân cư ở các thành phố, thị xã, thị trấn đã gây ra những áp lực lớn đối với hệthống quản lý rác thải sinh hoạt hiện nay Việc lựa chọn công nghệ xử lý rác và quyhoạch bãi chôn lấp rác một cách hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tácbảo vệ môi trường.
Những năm gần đây, tỉnh Nghệ An là một trong những tỉnh thuộc khu vực miềntrung đi đầu trong việc phát triển công nghiệp, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế,
xu hướng đô thị hóa đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, tỉ lệ dân cư gia tăng làm tănglượng rác thải sinh hoạt, tạo khó khăn cho công tác phân loại, thu gom và xử lý
Thị trấn Cầu Giát là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của huyện Quỳnh Lưu đã
và đang có những bước phát triển vược bậc Hiện nay lượng rác thải nơi đây ngày mộtnhiều, bên cạnh đó công tác quản lý quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức, ý thứcngười dân chưa cao dẫn tới vấn đề môi trường rác thải đang là vấn dề nhức nhối của
cơ quan quản lý, ban ngành lãnh đạo, người dân trên địa bàn và các hộ lân cận
Xuất phát từ thực trạng trên, để góp phần nâng cao ý thức của người dân,người quản lý và hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường do rác thải trên địa bàn tôiquyết định chọn đề tài “Đánh giá thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” làm khóa luận
+ Hệ thống hóa cở sở lý luận và thực tiễn về vấn đề rác thải sinh hoạt
+ Đánh giá thực trạng rác thải, việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạtcũng như đánh giá hiệu quả thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Cầu Giát.+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc phân loại, thu gom và
xử lý rác thải tại thị trấn Cầu Giát
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 123 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng rác thải tại thị trấn Cầu Giát như thành phần, khốilượng, nguồn phát sinh….và việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải ở đây
- Phạm vi thời gian: Từ ngày 21/1 đến 11/5 năm 2013
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
4.1.1 Số liệu thứ cấp
Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộicủa địa phương, hiện trạng rác thải, công tác thu gom, vận chuyển Các số liệu thu thậpqua UBND thị trấn Cầu Giát, phòng Tài Nguyên Môi Trường, phòng Thống Kê huyệnQuỳnh Lưu, Ngoài ra, đề tài còn tổng hợp nhiều tài liệu qua sách, báo, mạng internet,khóa luận của các khóa trước
- Phương pháp điều tra: Việc thu thập số liệu được thực hiện bằng cách phỏng vấntrực tiếp thành viên trong gia đình với bảng hỏi được thiết kế và chuẩn bị sẵn cho mụcđích nghiên cứu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 134.2 Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích
Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng là phương pháp phân tích chi phí
- lợi ích trong đó có xét đến các yếu tố xã hội và môi trường Nói cách khác, nó là mộtchu trình để so sánh các lợi ích và chi phí xã hội của một chương trình hay một dự án,diễn đạt bằng giá trị tiền tệ ở mức độ thực tế nhất
4.3 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Thông qua các buổi gặp gỡ, thảo luận và trao đổi với các cán bộ tại địa phương,các nhân viên kỹ thuật và giáo viên hướng dẫn nhằm tháo gỡ các khúc mắc và thu thậpthêm nhiều kiến thức về chuyên môn
4.4 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
+ Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu để trên cơ
sở đó làm tiền đề đánh giá thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạttrên địa bàn thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
+ Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 và vẽ biểu đồ bằng Excel
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Cơ sở lý luận
1.1 Một số khái niệm cơ bản về rác thải sinh hoạt
1.1.1 Khái niệm chất thải
Rác thải còn gọi là chất thải
Chất thải là vật chất ở dạng rắn, lỏng, khí, mùi hoặc các dạng khác thải ra từ sinhhoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác của con người (Luật bảo
1.1.3 Khái niệm rác thải sinh hoạt (RTSH)
Rác thải sinh hoạt (chất thải sinh hoạt) là những chất thải có liên quan đến cáchoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan,trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại… RTSH có thành phần bao gồm kimloại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, thực phẩm dư thừa, gỗ, vải, giấy,
rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau củ quả v.v…
1.2 Nguồn gốc, thành phần rác thải
1.2.1 Nguồn gốc phát sinh rác thải
Khối lượng rác thải ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số, sự phát triểnkinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và các vùng nông thôn
Các nguồn chủ yếu phát sinh rác thải sinh hoạt bao gồm:
- Từ các khu dân cư
- Từ các trung tâm thương mại
- Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15- Từ các dịch vụ đô thị, sân bay.
- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố
- Từ các khu công nghiệp, các làng nghề truyền thống…
Bảng 1: Nguồn phát sinh rác thải
Khu dân cư Hộ gia đình, biệt thự, chung cư…
Khu thương mại Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ, các trạm sửa
chữa, bảo hành và dịch vụ
Cơ quan công sở Trường học, bệnh viện, văn phòng cơ quan chính phủ
Công trình xây dựng Khu nhà xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp mở rộng đường
phố, cao ốc, san nền xây dựng
Dịch vụ công cộng
đô thị
Hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố, công viên,khi vuichơi, giải trí, bùn cống rãnh…
Khu công nghiệp Công nghiệp xây dựng, chế tạo, công nghiệp nặng, nhẹ, lọc
dầu, hóa chất, nhiệt điện
Nông nghiệp Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây ăn quả, nông trại
Nguồn: Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1.2.2 Thành phần rác thải sinh hoạt [5]
Khác với rác thải, phế thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt là một tập hợp không đồngnhất Tính không đồng nhất biểu hiện ngay ở sự không kiểm soát được các nguyên liệuban đầu dùng cho thương mại và sinh hoạt Sự không đồng nhất này tạo nên một số đặctính rất khác biệt trong các thành phần của rác thải sinh hoạt
Việc xác định được các thành phần có trong mỗi loại rác thải là công việc hết sứckhó khăn và quan trọng Nó không chỉ giúp cho việc xác định phương pháp xử lý rácthải được phù hợp mà còn giúp cho công tác quản lý rác thải dễ dàng hơn Công việcnày đòi hỏi trình độ của các cơ quan Nhà Nước quản lý về môi trường
Thành phần cơ học: Thành phần rác thải sinh hoạt có thể bao gồm:
- Các chất dễ phân hủy sinh học: Thực phẩm thừa, lá rau, lá cây, xác động vậtchết, vỏ hoa quả…
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16- Các chất hoàn toàn không bị phân hủy sinh học: Kim loại, thủy tinh, mảnh sành,gạch, ngói, vôi, vữa khô, đá, sỏi, cát, vỏ ốc hến…
Bảng 2: Thành phần chất thải sinh hoạt đặc trưng
Bảng 3: Thành phần của các cấu tử hữu cơ rác đô thị [7]
Cấu tử hữu cơ
Nguồn: Số liệu quan trắc – CEETIA
Qua bảng 3 ta thấy rằng: Các loại chất thải khác nhau sẽ có thành phần hóa họckhác nhau Các thành phần hóa học trong RTSH chủ yếu là Cacbon và Oxy Tỷ lệcacbon rất lớn, dao động từ 41,0 % - 78,0%; còn oxy là từ 11,6 % - 44,6 %; còn lại là
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17các thành phần khác Độ trơ của chất dẻo, cao su là cao nhất (10%), độ trơ của gỗ làthấp nhất (1,5%).
Tóm lại, RTSH là một hỗn hợp không đồng nhất và mỗi thành phần trong đóthành phần hóa học, cấu trúc hóa học khác nhau Do đó, việc xử lý chúng cũng rấtkhác nhau, bởi vậy công việc phân loại RTSH là khâu quan trọng để tiết kiệm chi phícho vấn đề xử lý RTSH
1.3 Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với con người và môi trường
1 3.1 Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với sức khỏe con người
Tác hại của rác thải sinh hoạt lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng củachúng lên các thành phần môi trường Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đếnsức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn
Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp, cứ
đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi rác trởthành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến chấtthải độc hại tại các bãi rác có nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể ngườikhi tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh
Rác thải còn tồn đọng ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ sinh là nguyên nhânđẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người Theonghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WTO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở các khu vựcgần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa,bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25% [4]
1.3.2 Tác hại của rác thải sinh hoạt đến môi trường
- Môi trường đất
+ Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được lưu giữlại trong đất, một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon,hydrocacbon…nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất Thay đổi cơ cấuđất, đất trở nên khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết
+ Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa…đổ xuống đất làm cho đất bị đóngcứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18- Môi trường nước
+ Lượng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rác thải rơi vãi sẽtheo dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ, sôngngòi, gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận
+ Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất vệsinh và ô nhiễm các thủy vực Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì cónguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong nướcgiảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tớikhả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực
+ Ở các bãi chôn lấp rác chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô nhiễmnguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân cận Tại cácbãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa mức mưa thấm qua thìcũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt
- Môi trường không khí
+ Tại các trạm bãi trung chuyển rác thải sinh hoạt xen kẽ khu vực dân cư là nguồngây ô nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụikhói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác
+ Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn vấn đề ảnh hưởng đến môi trường không khí
là mùi hôi thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại
- Làm giảm mỹ quan đô thị
+ Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gomkhông hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên… đều lànhững hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đườngphố thôn xóm
+ Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do y thức của người dânchưa cao Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng, lề đường và mương rãnh vẫncòn phổ biến, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu gomvẫn chưa được tiến hành chặt chẽ
1.4 Các mô hình xử lý và tiêu hủy rác thải sinh hoạt
- Phương pháp cơ học: Bao gồm tách kim loại, thủy tinh, nhựa ra khỏi chất thải; sơchế, đốt chất thải không có thu hồi nhiệt; lọc tạo rắn đối với các chất thải bán lỏng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19- Phương pháp cơ lý: Phân loại vật liệu; thủy phân; sử dụng chất thải như nhiênliệu; đúc ép các chất thải, sử dụng làm vật liệu xây dựng.
- Phương pháp sinh học: Chế biến ủ sinh học, mê tan hóa trong các bể thu hồi sinhhọc.[12]
1.4.1 Xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp
Là phương pháp phân hủy kỵ khí với khối lượng chất hữu cơ lớn Đây là phươngpháp lâu đời, khá đơn giản và hiệu quả đối với lượng rác thải ở các thành phố đôngdân cư
Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là phân giải yếm khí các chất hữu cơ cótrong rác thải Và các chất dễ bị thối rữa tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàudinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và các khí CO2, CH4[13]
Một thực trạng hiện nay, hầu hết các bãi rác đều chưa đạt tiêu chuẩn môi trường
Cả nước chỉ có 12/64 tỉnh thành có đầu tư bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, với tổng số bãichôn lấp là 91, trong đó chỉ có 17 bãi được thiết kế xây dựng hợp vệ sinh nhưng lạichưa được vận hành theo đúng yêu cầu bảo vệ môi trường Hiện nay có 20 dự án côngnghệ xử lý chất thải xin triển khai, tuy nhiên cũng chỉ có 50 % dự án thành công Ngay
cả các lò công nghệ thiêu, đốt công nghệ nhập từ nước ngoài cũng chỉ thành công chỉ
có 30% về xử lý rác
Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn bãi chôn lấp:
Quy mô bãi rác: Phụ thuộc vào quy mô dân số, chất lượng RTSH phát sinh, đặc
điểm rác thải Quy mô chôn lấp được chia làm 4 loại là: Loại nhỏ, loại vừa, loại lớn vàloại rất lớn
Bảng 4: Quy mô bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt [5]
Quy mô bãi
chôn lấp
Dân số (1000 người)
Lượng chất thải (tấn/năm)
Diện tích (ha)
Thời gian tái
Nguồn: Giáo trình Vi sinh vật đại cương, NXB Sư Phạm
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20Qua bảng 4 cho thấy rằng: Nếu lượng RTSH càng lớn thì quy mô bãi chôn lấpcàng lớn và thời gian tái sử dụng càng dài Tuy nhiên, mức độ tái sử dụng đất của bãichôn lấp tùy thuộc vào tính chất, thành phần của từng loại chất thải.
Vị trí bãi rác: Bãi rác cần được đặt ở những nơi ít ảnh hưởng tới cộng đồng dân
cư, gần đường giao thông để thuận tiện cho công tác thu gom và vận chuyển, phải cóđiều kiện thủy văn phù hợp (hướng gió, tốc độ gió, ít ngập lụt, ) Nếu điều kiện thủyvăn không phù hợp thì bãi chôn lấp phải được lót bằng những chất cao su có khả năngngăn ô nhiễm nước ngầm và ô nhiễm nước mặt các vùng lân cận Do vậy, cần cónhững biện pháp giảm tối thiểu lượng nước thải sinh ra từ bãi rác
+ Sinh khí CO2và CH4đóng góp một phần vào sự nóng lên của trái đất
+ Nếu bãi chôn lấp không được thiết kế và vận hành tốt sẽ là nguyên nhân gây nêntình trạng ô nhiễm môi trường khu vực bãi rác
+ Việc chôn lấp gây mùi khó chịu.[6]
1.4.2 Phương pháp thiêu đốt
Xử lý rác thải bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng làm giảm tới mức thấpnhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ đốt rác tiên tiến có ýnghĩa trong bảo vệ môi trường Nhưng đây cũng là phương pháp xử lý tốn kém nhất và sovới phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh chi phí có thể cao gấp 10 lần [13]
Công nghệ đốt thường được sử dụng ở các quốc gia phát triển và phải có một nềnkinh tế đủ mạnh bao cấp cho việc thu đốt RTSH như là một hoạt động phúc lợi xã hộicủa toàn dân
Trang 21thải rắn không cháy Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát rangoài không khí Chất thải rắn còn lại được chôn lấp [13].
+ Tiền đầu tư và chi phí vận hành cao
+ Không phù hợp cho đốt rác thải sinh hoạt ở những nước nghèo
+ Thành phần không thể đốt và tro vẫn phải sử dụng phương pháp chôn lấp.Lượng tro đốt phải được quản lý chặt chẽ
+ Khí thải chưa được xử lý triệt để gây ô nhiễm không khí
1.4.3 Phương pháp ủ làm phân compost
Ủ sinh học (compost) là quá trình ổn định sinh hoá các chất hữu cơ để hình thànhcác chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối
ưu đối với quá trình
Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống được áp dụngphổ biến ở các quốc gia đang phát triển như ở Việt Nam Quá trình ủ được coi như quátrình lên men yếm khí mùn hoặc hoạt chất mùn Sản phẩm thu hồi là hợp chất mùnkhông mùi, không chứa vi sinh vật gây bệnh và hạt cỏ Để đạt mức độ ổn định như lênmen, việc ủ đòi hỏi năng lượng để tăng cao nhiệt độ của đống ủ Trong quá trình ủ ôxy
sẽ được hấp thụ hàng trăm lần và hơn nữa so với bể aeroten Quá trình ủ áp dụng vớichất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước, sau là xử lý cho đến khi nó thành xốp
và ẩm Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm tra và giữ cho vật liệu ủ luôn ở trạng thái hiếukhí trong suốt thời gian ủ Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình ô xy hoá cácchất thối rữa Sản phẩm cuối cùng là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như:lignin, xenlulo, sợi…
Ưu điểm:
+ Rác hay than bùn không được bỏ đi mà được tái chế thành sản phẩm phục vụ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22+ Một nhà máy chế biến phân ủ đặt ở trung tâm giảm chi phí vận chuyển so vớiviệc chôn lấp.
+ Dễ dàng thu gom các nguyên liệu có thể tái chế được
+ Có thể xử lý được nước thải, mùi cống
+ Các nguyên tắc trong sản xuất phân ủ từ rác thải đô thị và phế thải nông nghiệp
có thể ứng dụng cho xử lý một số rác thải công nghiệp
Nhược điểm:
+ Vốn và chi phí tương đối lớn
+ Gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thị sản phẩm
+ Đòi hỏi người vận hành phải được đào tạo với trình độ phù hợp
+ Còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong vận hành nhà máy hiện đại
+ Có phương pháp ủ rác hiện đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, chi phí lớn Nhà máykhông được thiết kế tốt gây bệnh phổi cho công nhân trực tiếp sản xuất
+ Phân phi hữu cơ và phân hữu cơ không phân giải hết phải chôn lấp còn khá lớn [6]
1.4.4 Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện
Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ RTSH tập trung thu gomvào nhà máy Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải, các chấttrơ và các chất có thể tận dụng được như kim loại, nilon, giấy, thuỷ tinh, nhựa đượcthu hồi để tái chế Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyền qua hệ thống ép nén rácbằng thuỷ lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với
Trang 23Hình 1: Sơ đồ xử lý rác bằng công nghệ ép điện
Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn đô thị, 2001 1.4.5.Xử lý chất thải bằng công nghệ Hydromex
Công nghệ Hydromex nhằm xử lý rác đô thị thành các sản phẩm phục vụ xâydựng, làm vật liệu, năng lượng và các sản phẩm nông nghiệp hữu ích [12]
Bản chất công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác, sau đó polyme hóa và sử dụng
áp lực để nén, định hình các sản phẩm Rác thải được thu gom chuyển về nhà máy,không cần phân loại được đưa vào máy cắt, nghiền nhỏ, sau đó đi qua băng tải chuyểnđến các thiết bị trộn: Chất lỏng và rác thải kết dính với nhau sau khi cho thêm thànhphần polime hóa vào Sản phẩm ở dạng bột ướt được chuyển đến máy ép cho ra sảnphẩm mới Các sản phẩm này bền, an toàn với môi trường
Rác thải Phễu nạp
rác
Băng tảirác
Phân loại
Các khối kiệnsau khi ép
Băng tải thảivật liệu Máy ép rác
Trang 24Hình 2: Sơ đồ xử lý chất thải bằng công nghệ Hydromex
Nguồn:Cù Huy Đấu, Trần Thị Hường, Quản lý chất thải rắn đô thị, 2009
1.5 Phân loại rác thải sinh hoạt
1.5.1 Lợi ích của phân loại rác thải sinh hoạt
Lợi ích kinh tế
Phân loại rác thải mang lại nhiều lợi ích kinh tế Trước hết, nó tạo nguồn nguyênliệu sạch cho sản xuất phân compost RTSH phần lớn là có khả năng tái sinh, tái chếnhư nilon, thủy tinh, nhựa, giấy, kim loại, cao su Khối lượng RTSH có thể phân hủy(rác thực phẩm) chiếm khoảng 75%, còn lượng RTSH có khả năng tái sinh tái chếchiếm khoảng 25% Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra hằng ngày ở Việt Nam
là rất lớn Nếu biết tận thu rác thực phẩm, xã hội sẽ thu được hàng trăm tỉ đồng từ việcgiảm chi phí chôn lấp rác và bán phân compost
Ngoài ra việc Phân loại RTSH cũng sẽ giúp cho việc giảm chi phí xử lý rác Giảmkhối lượng rác mang đi chôn lấp, diện tích đất phục vụ cho việc chôn lấp rác cũng sẽgiảm đáng kể Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ giảm được gánh nặng chi phí trong việc
xử lý nước rỉ rác cũng như xử lý mùi
Trang 25Lợi ích môi trường
Ngoài lợi ích kinh tế có thể tính toán được, việc phân loại RTSH tại nguồn cònmang lại nhiều lợi ích đối với môi trường Khi giảm được khối lượng chất thải rắn sinhhoạt phải chôn lấp, khối lượng nước rỉ rác sẽ giảm Nhờ đó, các tác động tiêu cực đếnmôi trường cũng sẽ giảm đáng kể như: Giảm rủi ro trong quá trình xử lý nước rỉ rác,giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt
Diện tích bãi chôn lấp thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính do khí củabãi chôn lấp Ở các bãi chôn lấp, các khí chính gây nên hiệu ứng nhà kính gồm CH4,
CO2, NH3
Việc tận dụng các CTR có thể tái sinh tái chế giúp bảo tồn nguồn tài nguyên thiênnhiên Thay vì khai thác tài nguyên để sử dụng, chúng ta có thể sử dụng các sản phẩmtái sinh tái chế này như một nguồn nguyên liệu thứ cấp Chẳng hạn, chúng ta có thể sửdụng lượng nhôm có trong chất thải rắn sinh hoạt thay vì khai thác quặng nhôm Nhờ
đó, chúng ta vừa bảo tồn được nguồn tài nguyên, vừa tránh được tình trạng ô nhiễm doviệc khai thác quặng nhôm mang lại
Lợi ích xã hội
Phân loại RTSH tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việcbảo vệ môi trường Để công tác phân loại này đạt được hiệu quả như mong đợi, cácngành các cấp phải triệt để thực hiện công tác tuyên truyền hướng dẫn cho cộng đồng.Lâu dần, mỗi người dân sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại chất thải rắnsinh hoạt cũng như tác động của nó đối với môi trường sống
Lợi ích xã hội lớn nhất do hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn mang lạichính là việc hình thành ở mỗi cá nhân nhận thức bảo vệ môi trường sống
1.5.2 Các hình thức tổ chức phân loại rác thải sinh hoạt
Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn
Rác thải hiện nay đang là một vấn đề nan giải của xã hội và môi trường, phân loạirác thải tại nguồn nếu được thực hiện tốt sẽ làm giảm chi phí, tạo thuận lợi cho quátrình xử lý, tái chế và làm giảm tác động tới môi trường
- Phân loại rác: Rác hữu cơ và rác vô cơ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26- Thùng rác hộ gia đình: Mỗi gia đình cần trang bị thùng rác hai ngăn hoặc haithùng rác riêng biệt để phân loại hai loại rác trên.
- Xe thu gom rác: Xe thu gom rác cũng nên có hai ngăn tách biệt để chứa hai loạirác hữu cơ, vô cơ
- Nhà máy chế biến rác: Rác sau khi thu gom được vận chuyển tới nhà máy chếbiến rác thải
Phân loại tại địa điểm tập kết rác thải thu gom
Rác thải sau khi thu gom tại địa điểm tập kết thì sẽ được phân loại, tại đây rác sẽđược phân loại theo các thành phần: Vô cơ và hữu cơ Tuy nhiên hình thức phân loạinày ít được sử dụng đến vì nó tốn kém nhiều thời gian và chi phí Đa số sử dụng hìnhthức phân loại rác thải tại nguồn
1.6 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả thu gom rác thải
1.6.1 Phân tích chi phí – lợi ích của hoạt động thu gom [8]
Để đánh giá kết quả và hiệu quả thu gom rác thải, ta phân tích chi phí – lợi ích củahoạt động thu gom:
NB = B - CTrong đó: + NB: Lợi ích ròng của hoạt động thu gom
+ B : Lợi ích đạt được khi thu gom rác thải+ C : Chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động thu gomLàm thế nào để lượng hóa chính xác giữa lợi ích - chi phí của hoạt động thu gomRTSH là đúng để đảm bảo độ tin cậy cho người ra quyết định Trên thực tế, lợi íchròng lớn hơn 0 thì hoạt động thu gom có hiệu quả nhưng đó chỉ là trên quan điểm tàichính Vì nhà đầu tư luôn mong muốn tối đa hóa lợi ích từ việc đầu tư của mình Cònđứng trên quan điểm kinh tế - xã hội thì ngay cả khi NB nhỏ hơn 0 thì hoạt động thugom đó có thể được chấp nhận vì có thể hoạt động đó mang lại những lợi ích lớnnhưng chưa thể lượng hóa được
1.6.1.1 Lợi ích từ việc thu gom (B)
- Lợi ích có thể lượng hóa được:
+ Lợi ích thu được từ phí của việc thu gom
+ Tạo công ăn việc làm cho những người làm công tác thu nhặt, phân loại rác
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27BThu gom= BPhí VSMT+ BThu gom phế liệu
- Lợi ích không thể lượng hóa được:
+ Lợi ích lớn nhất đó là giảm ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước, môitrường đất
+ Góp phần thay đổi thói quen của con người trong tiêu thụ và thải loại
+ Lợi ích từ việc giảm chi phí bệnh tật cho người dân
+ Các chất thải cháy được như chất hữu cơ, giấy, vải, nhựa, có thể dùng làm chấtđốt, lấy nhiệt cung cấp cho sưởi ấm, sấy hàng hoá Tuy nhiên, phương pháp này có thểsinh ra nhiều loại khí độc có hại cho sức khoẻ Những phần không thể tái chế, tái sửdụng, làm phân bón được của rác thải có thể dùng làm vật liệu san lấp trong xây dựng.+ Cải thiện môi trường trong lành
Như vậy, việc thu gom rác thải mang lại những lợi ích vô cùng lớn Tuy nhiên,phần lớn những lợi ích mang lại thì chưa lượng hóa được Đây là việc khó khăn chocác cơ quan chức năng, người dân trong việc nhìn nhận một cách tích cực trong việcthu gom RTSH
1.6.1.2 Chi phí của việc thu gom (C)
Chi phí của việc thu gom RTSH bao gồm các chi phí: Trả lương cho công nhânthu gom, chi phí vận chuyển, chi phí trang thiết bị, chi phí khấu hao tài sản cố định
Ta có: ∑C = CThu gom+ Cvc+ FCKhấu hao+ CQuản lý và khác
Trong đó: + ∑C: Tổng chi phí của việc thu gom
+ CThu gom: Chi phí thu gom+ Cvc: Chi phí vận chuyển+ FCKhấu hao: Chi phí khấu hao TSCĐ+ CQuản lý và khác: Chi phí quản lý và chi phí khác
1.6.2 Các chỉ tiêu khác đánh giá hiệu quả hoạt động thu gom
- Tỷ lệ rác thải đạt thu gom (RThu gom)
RThu gom= Lượng rác thải được thu gom / Tổng lượng rác thải phát sinh trên địa bàn
- Khối lượng rác thải được thu gom bình quân qua một lao động:
QThu gom/1 lao động= ( RThu gomx Lượng rác thải được thu gom)/ Số lượng lao động thu gom.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 282 Cơ sở thực tiễn
2.1 Thực trạng thu gom và xử lý rác thải ở Việt Nam
2.1.1 Phát sinh rác thải ở Việt Nam
Rác thải ở Việt Nam đang là một hiện trạng đáng lo ngại.Cùng với sự phát triểnkinh tế, gia tăng dân số cộng với sự lãng phí tài nguyên trong thói quen sinh hoạt củacon người, rác thải có số lượng ngày một tăng, thành phần ngày càng phức tạp và tiềm
ẩn ngày càng nhiều nguy cơ độc hại với môi trường và sức khoẻ con người Là mộtnước đang phát triển, tốc độ tăng các rác thải sinh hoạt ở cả thành thị và nông thôn, rácthải công nghiệp, y tế ở nước ta còn nhanh hơn các nước khác, từ năm 2003 đến 2008tăng gấp [1]
Bảng 5: Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và năm 2008
Phát sinh CTR sinh hoạt trung bình tại khu
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và quy hoạch Môi trường đô thị- nông thôn, bộ Xây dựng 2010
Trên phạm vi toàn quốc, từ năm 2003 đến năm 2008, lượng CTR phát sinh trungbình từ 150 – 200%, CTR sinh hoạt đô thị tăng lên 200%, CTR công nghiệp tăng lên181% và còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới Dự báo của Bộ tài nguyên & môi trườngđến năm 2015, khối lượng CTR phát sinh ước tính khoảng 44 triệu tấn/năm, đặc biệt làCTR đô thị và công nghiệp và năm 2020 là 59 tấn/ngày cao gấp 2-3 lần hiện nay [1]
Tình hình trong thời gian gần đây đã trở nên bức xúc, đặc biệt ở 3 thành phố lớn
là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng Tại Hà Nội, khối lượng rác thải sinh hoạt
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29tăng trung bình 15%/năm, với tổng lượng ước tính 5.000 tấn/ngày đêm, và dự đoánnăm 2013 có thể không còn chỗ để đổ rác Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần 235 tỷ đồng để xử lý.
Điều đáng lo ngại là tới thời điểm này, việc xử lý chất thải rắn vẫn chưa đi theohướng tái chế như mong muốn Tỉ lệ thu gom rác thải tại các đô thị bình quân cả nướcchỉ đạt khoảng 70 % - 85% và khoảng 80% trong số chất thải này vẫn được xử lý theocách chôn lấp Còn rác thải nông thôn thì hầu như được đổ bừa bãi ra ven làng, ao hồ,bãi sông, bãi tạm hoặc tự đốt
Như vậy, với lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị gia tăng nhanh chóng và cáccông nghệ hiện đang sử dụng không thể đáp ứng yêu cầu do điều kiện Việt Nam mật
độ dân số cao, quỹ đất còn hạn chế, việc xác định địa điểm bãi chôn lấp khó khăn,không đảm bảo môi trường và tận dụng nguồn tài nguyên từ rác thải là cấp bách
2.1.2 Thực trạng thu gom và xử lý rác thải [1]
Công tác thu gom CTR vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khi mà lượng CTR phátsinh không ngừng tăng lên, tỷ lệ thu gom trung bình không tăng tương ứng, đây lànguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước mặt, không khí, đất, cảnh quan
đô thị và tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng
Mặc dù công tác thu gom và vận chuyển CTR ngày càng được chính quền các địaphương quan tâm nhưng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế Năng lực thu gom và vận chuyểnCTR cả về nhân lực và vật lực đều chưa đáp ứng được nhu cầu, mạng lưới thu gomcòn yếu và thiếu Bên cạnh đó do nhận thức chưa cao của người dân trong việc giữ gìn
vệ sinh môi trường nên hiện tượng đổ rác thải bừa bãi vẫn còn diễn ra phổ biến khôngchỉ ở khu vực nông thôn mà còn tại các khu vực nội thị
Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị trên địa bàn toàn quốc tăng lên từ 65% năm
2003 lên 72% năm 2004 và lên đến 80-82 % năm 2008 Đối với khu vực nông thôn, tỷ
lệ thu gom đạt trung bình từ 40-55% (năm 2003, con số này chỉ đạt 20%) Hiện cókhoảng 60% số thôn, xã tổ chức dọn vệ sinh định kỳ, trên 40% thôn, xã đã hình thànhcác tổ thu gom rác thải tự quản
Thực tế cho biết hầu hết rác thải sinh hoạt chỉ được chôn lấp tại các bãi với hình
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30dân cư, có thể trở thành nguồn phát sinh dịch bệnh) Hậu quả đã tác động nghiêmtrọng tới môi trường và không tận dụng được các nguyên liệu có thể tái sinh Theo cácchuyên gia môi trường, nguồn rác thải này qua thời gian thấm xuống đất, gây ô nhiễmnguồn nước Số lượng rác thải được xử lý chiếm một tỷ lệ rất thấp với quy mô nhỏ bé.Theo nhận định của nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước, nguồn rác thải Việt Namchưa được tận dụng đúng mức Bên cạnh mục đích bảo vệ môi trường thì việc xử lýrác thải còn hứa hẹn đem lại lợi ích kinh tế, xã hội rất lớn.
Hiện một số doanh nghiệp Việt Nam đã tiên phong trong lĩnh vực này và bắt đầuthu lợi từ việc tận dụng rác vào mục đích tái chế giấy, thép, sắt , sản xuất phân visinh, tận dụng nhiệt đốt rác để chưng thu nước cất Tuy nhiên, tỷ lệ tổ chức và cá nhântham gia vào các hoạt động này chưa đủ mạnh và lớn để đem lại nguồn kinh tế dồi dàonhư mong đợi Theo Tiến sĩ Lê Văn Khoa, Giám đốc Quỹ Tái chế chất thải TP.HCMcho biết “Ngày hội Tái chế chất thải TP.HCM được tổ chức từ năm 2008, qua ba nămthực hiện đã tạo ra những thay đổi tích cực trong nhận thức của người dân Tuy nhiên,khá ngạc nhiên là sự kiện này lại chưa được những doanh nghiệp sản xuất các mặthàng tạo ra lượng chất thải nguy hại hưởng ứng tích cực”
Hội xây dựng Việt Nam cảnh báo, trong số 91 bãi rác lớn trên cả nước chỉ có 17bãi rác hợp vệ sinh mà phần lớn đều được xây dựng bằng nguồn vốn ODA, chiếmkhoảng 15%
2.2 Thực trạng thu gom và xử lý rác thải ở Nghệ An [15]
Từ năm 2008, Chính phủ đã ban hành quy hoạch 8 khu xử lý chất thải rắn liênvùng, liên tỉnh cho 4 vùng kinh tế trọng điểm, nhằm đảm bảo xử lý triệt để, tái chế, tái
sử dụng chất thải, hạn chế chôn lấp, nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn Nhưng trênthực tế, việc xây dựng mô hình xử lý chất thải rắn liên vùng, liên tỉnh không phù hợpvới công tác quản lý chất thải rắn đô thị, mà chỉ phù hợp với công tác quản lý chất thảirắn nguy hại mà thôi
Có thể nói, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, vấn đề ô nhiễm môi trườngtrên địa bàn Nghệ An đang ngày càng trở nên bức bách Trong đó, ô nhiễm môi trườngnước, không khí ở nhiều nơi đã đến mức báo động Theo ước tính, lượng rác thải phátsinh ở vùng nông thôn là 0,4 kg/người/ngày và có xu hướng tăng dần theo từng năm
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31Do không có tổ chức thu gom và quy hoạch diện tích đất làm bãi tập kết rác thảinên nhiều hộ gia đình buộc phải vứt rác trên đường, xuống ao, hồ, sông ngòi, mươngmáng Lượng rác thải tập trung nhiều gây ô nhiễm trầm trọng, ách tắc dòng chảy, ảnhhưởng đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh hiện có đến 913 điểm tồn lưu thuốc bảo vệ thựcvật gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng lớn đến đời sống dân sinh, trong đó 268điểm có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất lớn hơn quy chuẩn cho phép Đây
là thực trạng rất đáng lo ngại hiện nay, bởi việc xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường dotồn lưu thuốc bảo vệ thực vật rất phức tạp, đòi hỏi phải có nguồn kinh phí lớn, kỹ thuậtcũng như thời gian xử lý triệt để
Cùng với quá trình công nghiệp hoá, ô nhiễm môi trường công nghiệp tại tỉnhNghệ An đang là thực trạng đáng lo ngại Tại hầu hết các khu công nghiệp, tình trạngkhói, bụi và nguồn nước thải chưa qua xử lý được thải trực tiếp ra môi trường cũng trởnên nghiêm trọng Hiện nay, tỉnh có trên 1.000 dự án lớn nhỏ và một số khu côngnghiệp đã đi vào hoạt động Tuy nhiên, có một thực trạng chung là nhận thức về bảo
vệ môi trường trong các khu công nghiệp chưa thực sự được chú trọng Mặt khác, ýthức bảo vệ môi trường của một số chủ đầu tư xây dựng hạ tầng và nhà đầu tư vào cáckhu công nghiệp còn rất hạn chế Hầu hết những hỗ trợ từ phía Nhà nước chỉ tập trungvào cải thiện môi trường đầu tư, chưa quan tâm đúng mức đến hành lang pháp lý vềquản lý môi trường tại các khu công nghiệp
Do đó, để đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài, phải coi bảo vệ môi trường khucông nghiệp là một nhiệm vụ quản lý Nhà nước, cần đánh giá được tầm quan trọng củamôi trường trong mối quan hệ bền vững giữa khu công nghiệp với khu vực bên ngoài
Có thể thấy một vấn đề đáng quan tâm khác là tình trạng ô nhiễm rác thải tại cácbệnh viện Trong tổng số 11 bệnh viện tuyến tỉnh, 17 bệnh viện đa khoa tuyến huyện,
9 bệnh viện tư nhân, 470 trung tâm y tế tuyến xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnhhiện nay, chỉ mới có khoảng 30% bệnh viện lớn đầu tư được hệ thống xử lý nước thải,khí thải hiệu quả, còn lại chưa đầu tư được các hệ thống xử lý môi trường phù hợp,hiệu quả Hầu hết các trạm y tế phường xã không có hệ thống xử lý môi trường
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32vẫn chưa có công trình để xử lý Tình trạng này do nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn
do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên việc xây dựng hệ thống xử lý môi trường đảm bảo
cơ bản đầu tư cho tất cả các huyện trong tỉnh thực hiện khảo sát, lựa chọn địa điểm bãichôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ
XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN CẦU GIÁT,
HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
2.1.1 Điều kiện tự nhiên [14]
Vị trí địa lý
Thị trấn Cầu Giát là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của huyệnQuỳnh Lưu có tổng diện tích tự nhiên 282,06 ha được chia thành 12 địa bàn dân cư
Có tuyến đường quốc lộ 1A, quốc lộ 48 đi qua
- Phía Tây, Tây Nam giáp xã Quỳnh Mỹ, Quỳnh Lâm
- Phía Đông, Đông Bắc giáp Quỳnh Hồng
- Phía Nam, Tây Nam giáp xã Quỳnh Giang, Quỳnh Lâm
- Phía Bắc, Tây Bắc giáp xã Quỳnh Mỹ, Quỳnh Hoa
Khí hậu
Khí hậu ở thị trấn Cầu Giát mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Bắc Bộ vàBắc Trung Bộ Nhìn chung khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùanên có tính chất đa dạng và phức tạp Trong năm có 2 mùa chuyển tiếp: Mùa lạnh từtháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến giữa tháng 11
Chế độ nhiệt: Thị trấn có chế độ nhiệt bình quân từ 200C – 240C, chênh lệch nhiệt
độ giữa các tháng khá cao Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 đến tháng7) là 39,80C và các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) làkhoảng 100C Số giờ nắng trung bình trong năm là 1.600 – 1.700 giờ
Chế độ mưa: Cầu Giát là thị trấn có lượng mưa bình quân hàng năm là 1.459 mm.Lượng mưa hàng năm dao động từ 920 mm đến 2.047 mm
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí hàng năm của thị trấn là 86%, tương đươngvới mức bình quân trong tỉnh Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất vàtháng khô nhất lên 18 – 19% Cường độ bốc hơi từ 1.200 mm đến 1.300 mm/năm
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34Chế độ gió: Thị trấn Cầu Giát chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu: Gió mùaĐông Bắc và gió Phơn Tây Nam.
+ Gió mùa Đông Bắc thường xuyên xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 10 đếntháng 4 năm sau, bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc, mang theokhông khí lạnh, khô làm cho nhiệt độ giảm xuống từ 5 – 100C so với nhiệt độ trungbình năm
+ Gió Phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của BắcTrung Bộ Loại gió này thường xuyên xuất hiện ở thị trấn vào tháng 5 đến tháng 6hàng năm Gió Phơn Tây Nam gây ra khí hậu khô, nóng và hạn hán; ảnh hưởng khôngtốt đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân
Bên cạnh những yếu tố chủ yếu trên, huyện Quỳnh Lưu nói chung và thị trấn CầuGiát nói riêng là nơi chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới Trung bình mỗi năm
có 2 -3 cơn bão, sức gió mạnh nhất có lúc giật trên cấp 12, mùa bão thường vào tháng
8 – 10, bão về thường kèm theo mưa lớn cùng với sự tàn phá của sức gió gây ra lũ lụt
và nhiều thiệt hại lớn
Địa hình
Địa hình thị trấn cầu giát tương đối bằng phẳng, là vùng được hình thành do quátrình bồi đắp phù sa cách đây trên 1000 năm Có con sông Thái dài gần 4 Km chảy quađịa bàn, thuận lợi cho việc quy hoạch phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường
và nguồn nước
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội [14]
2.1.2.1 Điều kiện kinh tế
Trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế của thị trấn Cầu Giát có những bướcchuyển biến mạnh mẽ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng dần
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 là 16% trong đó thương mại dịch vụ:72,62%, công nghiệp;tiểu thủ công nghiệp: 21,77%, nông nghiệp: 5,6%
- Tổng giá trị sản xuất là 129.723 triệu đồng, bằng 77,33 % so với kế hoạch, tăng22,01 so với cùng kỳ trong đó:
Nông - Thủy sản
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35+ Trồng trọt: Đảm bảo 1 năm 2 vụ lúa chính với diện tích 90 ha, năng xuất bình
quân 5,6 Tấn/ha, bằng 100% so với kế hoạch, tăng 2% so với cùng kỳ, tích cực chỉ đạođưa giống mới vào sản xuất, tổ chức tuyên truyền tập huấn chuyển giao khoa học kỹthuật trong sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ cho bà con xã viên, xây dựng kế hoạchkịp thời sát đúng với điều kiện thực tế Giá trị sản xuất năm 2012 đạt 1.616 triệu đồng,đạt 98,58% so với kế hoạch, giảm 1,73% so với cùng kỳ
+ Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi phát triển ổn định, tăng cường công tác tiêm
phòng định kỳ cho đàn gia cầm, gia súc Tổng số đàn trâu, bò năm 2012 có 72 con đạt75% so với kế hoạch Tổng số đàn lợn có 220 con đạt 78% so với kế hoạch Dự kiếnnăm 2012 ước đạt 250 con; tổng số đàn gia cầm năm là 5.090 con đạt 88% so với kếhoạch, tăng 6% so với cùng kỳ Dự kiến năm 2012 ước đạt 5.700 con và một số chănnuôi khác như Hươu, Nai, Dê, Gấu…là 1.135 con Giá trị sản xuất năm đạt 3.110 triệuđồng, đạt 87,78% so với kế hoạch
+ Thuỷ sản: Diện tích nuôi cá xen lúa là 1 ha Giá trị sản xuất 9 tháng đầu năm
đạt 158 triệu đồng, đạt 100% so với kế hoạch Dự kiến năm 2012 đạt 158 triệu đồng,đạt 100% so với kế hoạch, tăng 3,88% so với cùng kỳ
Công nghiệp - Xây dựng
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng năm đạt 48,482triệu đồng, đạt 94,27% so với kế hoạch Dự kiến năm 2012 ước đạt 51.395 triệu đồng,đạt 99,93% so với kế hoạch, tăng 20,28% so với cùng kỳ Trong đó:
Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp: Các ngành nghề tiếp tục giữ vững và
có bước phát triển theo hướng chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm như cơ khí, sảnxuất đồ mộc và trang trí nội thất… Giá trị sản xuất công nghiệp năm đạt 17.482 triệuđồng, đạt 85,57% so với kế hoạch Dự kiến năm 2012 ước đạt: 20.395 triệu đồng, đạt99,83% so với kế hoạch, tăng 24,13% so với cùng kỳ
Xây dựng cơ bản: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được chú trọng Giá trị xây dựng
năm 2012 đạt 48,482.000 triệu đồng, đạt 100% so với kế hoạch Dự kiến năm 2012 ướcđạt:31.000 triệu đồng, đạt 100% so với kế hoạch, tăng 17,87% so với cùng kỳ
Thương mại - Dịch vụ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36Sức mua, sức bán tăng, một số mặt hàng tăng do nền kinh tế thế giới và trong khuvực dần dần đi vào ổn định, bên cạnh đó thị trấn phát triển được một số mặt hàng dịch
vụ khá như: Dịch vụ xe máy, vật liệu xây dựng, dịch vụ ăn uống Mức tiêu thụ tăng
do nhu cầu Giá trị sản xuất dịch vụ năm 2012: 76.384 triệu đồng đạt 68,81% kếhoạch Dự kiến năm 2012 ước đạt: 111.004 triệu đồng, đạt 100% so với kế hoạch, tăng23,78% so với cùng kỳ
2.1.2.2 Điều kiện văn hóa-xã hội
Dân số, lao động và việc làm
Dân số của thị trấn Cầu giát năm 2012 là 10353 người, với 2590 hộ được chia làm
12 địa bàn dân cư (còn được gọi là khối)
+ Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên: 0,7%
+ Tỷ lệ sinh con thứ 3 xuống: 13%
+ Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống: 13,5%
+ Tỷ lệ hộ nghèo: 5,8%
+ Xuất khẩu lao động từ 35 - 40 người/năm
+ Giải quyết việc làm cho 400 - 450 lao động trở lên
Văn hóa thông tin - thể thao – tuyên truyền
Công tác thông tin tuyên truyền được duy trì và kịp thời, có chất lượng, tiếp vàphát sóng thời sự của đài Trung ương, Tỉnh, Huyện năm 2012 được 2500 lượt /1255buổi, tuyên truyền với nội dung khác nhau bình quân từ 25/27 buổi trên tháng
Phong trào văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao phát triển ngày càng sâu rộng thuhút đông đảo các tầng lớp tham gia, hàng năm phối hợp với các ban nghành đoàn thể
tổ chức từ 5 đến 6 cuộc giao lưu hội thi hội diễn văn hóa văn nghệ, thể dục thể thaovào dịp lễ, tết và các sự kiện chính trị quan trọng của địa phương
Phát động tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân
cư" đến tận khối phố, từng người dân, việc đăng ký và bình xét gia đình văn hoá, Làng
văn hóa, đảm bảo quy trình chặt chẽ Hàng năm các khối phố đã tổ chức lễ công bố danhhiệu Gia Đình Văn Hóa, vào ngày hội đoàn kết toàn dân tộc 18/11 hàng năm Năm 2012toàn thị trấn có 1975/2345 hộ đạt 84,22%, hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, có 10/12khối đạt danh hiệu làng văn hóa đạt tỷ lệ 83% và có 11/12 khối có nhà văn hóa đạt 91%
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37 Giáo dục -Đào tạo
+ Năm học 2011 2012 giáo dục tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua dạy tốt học tốt và tích cực tổ chức cũng như tham gia nhiều hội thi do Tỉnh, Huyện tổ chức đạtnhiều kết quả cao Kết thúc năm học 2011-2012 có 272 học sinh lớp 5 hoàn thànhchương trình tiểu học đạt 100% và 42 học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học
-cơ sở đạt 95,5% so với kế hoạch Tiếp tục đạt chuẩn về chống mù chữ - phổ cập giáodục tiểu học, phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở, phổ cập giáo dục đúng độ tuổi ởtrường Mầm Non
+ Hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng có hiệu quả, trong năm đã tổ chứcđược 120 buổi tuyên truyền học tập, công tác khuyến học, khuyến tài được quan tâm
Nhìn chung công tác giáo dục của thị trấn đạt được nhiều kết quả, cơ sở vật chấtngày càng được chú trọng, ý thức trách nhiệm ngày càng được nâng lên
Y tế - kế hoạch hóa gia đình
+ Công tác y tế ngày càng đi vào nề nếp, cơ sở vật chất của trạm và xây dựng thịtrấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế, đội ngũ y bác sỹ, y tá tại trạm đến khối phố bố trí kháđầy đủ (tại trạm có 6 y bác sỹ, 1 giúp việc, có 12/12 khối có y tá viên) Đầu năm đãkhám và điều trị cho 2.450 lượt người tăng 450 lượt người so với cùng kỳ, điều trị phụkhoa cho 120 lượt người, hoàn thành tốt các chương trình tiêm chủng, kiểm soát tốtcác dịch bệnh, đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Công tác dân số/kế hoạch hóa gia đình chăm sóc và bảo vệ trẻ em, tỷ lệ sinhthô đầu năm khám và chữa bệnh cho 3.678 lượt người, có 1205/1654 phụ nữ thực hiệnbiện pháp tránh thai đạt 72,8% chỉ tiêu, sinh thô135 cháu chiếm 13,1 %o , tăng 1,3% so
với cùng kỳ, tỷ lệ phát triển dân số chiếm 3,94%o tăng 1,15%o so với kế hoạch, tăng1,8%o so với cùng kỳ; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 14%, giảm 1,5% so với năm
2011, làm thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi được 70 cháu tăng 18 cháu so
với năm 2011
Tài nguyên - Môi trường
+ Công tác quản lý đất đai - Giao thông đô thị ngày càng được tăng cường, hiệntượng lấn chiếm đất đai trái phép giảm rõ rệt, các tổ chức, cá nhân sử dụng đất đúngmục đích, chấp hành tốt công tác quản lý đất theo luật đất đai Tính đến nay toàn ThịTrấn có 2.336/2.420 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, năm 2012 đã tổ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38chức họp xét cho 87 hồ sơ cấp giấy chứng nhận trong đó có 12 hồ sơ xin cấp đổi, 36
hồ sơ xin cấp mới, 39 hồ sơ xin chuyển nhượng
+ Tổ chức kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở kinh doanh
đã lập đề án vệ sinh môi trường, có biện pháp xử lý rác thải, tổ chức tốt các hoạt động
kỷ niệm ngày môi trường thế giới 5/6
2.1.2.3 Thực trạng về cơ sở hạ tầng
- Giao thông
Thị trấn Cầu Giát là trung tâm giao thông, kết nối các xã trong huyện Quỳnh Lưu,tỉnh Nghệ An, thế nhưng vấn đề xây dựng các công trình giao thông, cấp thoát nước,đường điện vẫn chưa thực sự đồng bộ gây ảnh hưởng không tốt cho các phương tiệntham gia giao thông và người dân đi lại
Trên địa bàn thị trấn có quốc lộ 1A đi qua với chiều dài 2,04 Km, quốc lộ 48 với1,8 Km và có đường sắc Bắc – Nam chạy qua
Quốc lộ 1A chạy qua thị trấn còn hẹp, chưa có giải phân cách Trong những nămqua các tuyến giao thông nội bộ đã được nâng cấp, tuy nhiên vẫn còn một số tuyếnchưa được rãi nhựa hay bê tông hóa gây ảnh hưởng cho việc đi lại của người dân, đặcbiệt là mùa mưa
- Thủy lợi
Thị trấn Cầu Giát có con sông Thái chảy qua với chiều dài 4 Km đã cung cấp đủnước tưới tiêu cho người dân sống trên địa bàn và các khu vực lân cận
Hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng của thị trấn dài 17.483 m
Trong đó: + Bê tông hóa: 4.433 m
2.2 Thực trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Cầu Giát
2.2.1 Lượng rác thải sinh hoạt [11]
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39Rác thải trên địa bàn thị trấn Cầu Giát gồm các loại rác thải sinh hoạt, rác y tế vàrác thải công nghiệp Lượng phát sinh của mỗi loại là khác nhau Theo báo cáo củaphòng Tài Nguyên và Môi Trường thì khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn qua 3năm như sau:
Bảng 6: Khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn thị trấn Cầu Giát
Loại rác thải
2012/2010
Rác thải sinh hoạt 2.492 98,07 2.506 97,70 3.106 97,64 614 24,64
Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Quỳnh Lưu
Qua bảng trên ta thấy lượng rác thải phát sinh trên địa bàn thị trấn là khá cao.Năm 2010 tổng lượng rác thải chỉ có 2.492 tấn nhưng tới năm 2012 tổng lượng phátthải của rác thải đã tăng 3.106 tấn (tốc độ tăng 25,19 %) Trong đó lượng rác thải sinhhoạt của năm 2012 so với năm 2010 tăng 24,64 %, rác thải công nghiệp tăng 37,5 %,rác thải y tế tăng 82,35 % Tuy tỷ lệ tăng của rác thải sinh hoạt không cao bằng rác thảicông nghiệp và rác thải y tế nhưng khối lượng rác thải sinh hoạt năm 2012 so với năm
2010 tăng 614 tấn, trong khi đó khối lượng của rác thải y tế chỉ tăng 14 tấn và khốilượng rác công nghiệp tăng 12 tấn Bên cạnh đó tỷ trọng rác thải sinh hoạt ở cả 3 nămđều chiếm trên 97 % chính vì vậy mà đề tài tập trung nghiên cứu rác thải sinh hoạt.Rác thải sinh hoạt tăng nhanh do kinh tế phát triển, dân cư tăng nhanh kéo theo đó làmức sống của người dân ngày càng được cải thiện đã thải ra lượng rác lớn và nếu côngtác phân loại, thu gom và xử lý không tốt sẽ dẫn tới tình trạng tồn đọng rác thải gây ônhiễm môi trường nghiêm trọng
2.2.2 Nguồn phát sinh và cơ cấu rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thị trấn Cầu Giát chủ yếu là từ các
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40trong lĩnh vực ăn, uống Hộ gia đình trên địa bàn khá đông và lượng phát thải phátsinh tương đối nhiều [11].
Hình 3: Sơ đồ phát sinh rác thải sinh hoạt tại thị trấn Cầu Giát
Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Quỳnh Lưu năm 2012
Rác thải từ hộ gia đình: Thành phần chủ yếu là rác thực phẩm, giấy, nilon, nhựa.Theo thống kê, 79% khối lượng rác từ hộ gia đình thải ra trong quá trình sinh hoạt làrác thực phẩm Phần còn lại có khả năng chôn lấp, tái chế.[10]
Rác từ cơ quan, trường học: Thành phần chủ yếu là rác thực phẩm, giấy, nilon,nhựa nhưng khả năng tái chế giấy, nhựa khá lớn.[10]
Rác từ chợ: Thành phần thay đổi tùy theo lĩnh vực hoạt động của chợ Thị trấn có
1 chợ là trung tâm thương mại nên lượng rác thải cũng chiếm một tỷ lệ tương đối cao.Các chợ chủ yếu là kinh doanh các mặt hàng nông, ngư, thủy hải sản và thực phẩmthông thường, nên rác chủ yếu là rác thực phẩm, chất hữu cơ dễ phân hủy, một sốnhựa, bao bì có khả năng tái chế; nilon và các chất thải rắn không nhiều
Rác từ hộ kinh doanh, nhà hàng: Thị trấn Cầu Giát với hơn 540 hộ kinh doanhvừa và nhỏ Việc thải rác từ những hộ này cũng chiếm một tỷ lệ lớn Thành phần chủyếu là các hộp giấy, thức ăn thừa, nhựa
Trên thực tế việc thu gom, vận chuyển rác còn hạn chế, hầu hết rác thải chưađược thu gom, vận chuyển theo đúng quy định Các trường học tỷ lệ có thùng rác để
Trường Đại học Kinh tế Huế