1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ hương trầm tại thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

87 337 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 805,45 KB

Nội dung

-Tuy nhiên, nghề sản xuất hương trầm còn gặp nhiều vấn đề khó khăn về vốn đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.Với quy mô còn nhỏ, nguyê

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:

Trang 2

Lời Cảm Ơn

Tập luận văn này là sản phẩm của sự kết hợp hài hoà giữa kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm thực tế mà tôi đã có trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế Huế cũng như quá trình thực tập tại Uỷ ban nhân dân huyện Quỳ Châu - Nghệ An Để hoàn thành tập luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn của nhiều cá nhân và tổ chức.

Trước tiên, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo Thạc sỹ Nguyễn Văn Lạc Người đã dành nhiều thời gian và công sức trực tiếp hướng dẫn tôi suốt quá trình thực hiện luận văn, bắt đầu từ việc chọn đề tài, thiết lập bảng câu hỏi cho tới những công việc cuối cùng để hoàn thành bản luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên trường Đại học Kinh tế Huế đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt bốn năm qua.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Quỳ Châu, nhân viên UBND huyện Quỳ Châu, UBND thị trấn Tân Lạc, bà con nông dân thị trấn Tân Lạc đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập số liệu, tìm hiểu tình hình thực tế tại địa phuơng.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi về mặt tinh thần cũng như những góp ý bổ ích để tôi có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất.

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng trong bài luận văn này vẫn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định Kính mong quý thầy giáo, cô giáo, bạn

bè tiếp tục đóng góp ý kiến để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn.

Huế, tháng 5 năm 2013 Sinh viên Lương Thị Luân

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ ix

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU x

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 2

1.3.2 Phương pháp điều tra và thu thập số liệu 2

1.3.2.1 Chọn hộ điều tra 2

1.3.2.2 Thu thập thông tin 2

1.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 3

1.3.4 Phương pháp phân tích thống kê 3

1.3.5 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo 3

1.3.6 Phương pháp toán kinh tế 3

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 4

PHẦN II: NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

1.1.1 Khái niệm, vai trò sản phẩm hương trầm 5

1.1.1.1 Khái niệm 5

1.1.1.2 Vai trò của sản phẩm hương trầm 5

1.1.2 Đặc điểm chung về sản xuất hương trầm 7

1.1.2.1 Đặc điểm về sản phẩm 7

1.1.2.2 Đặc điểm về lao động 7 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

1.1.2.3 Đặc điểm về nguyên liệu trong sản xuất hương trầm 8

1.1.2.4 Đặc điểm về công cụ và công nghệ 8

1.1.2.5 Đặc điểm về hình thức tổ chức sản xuất 8

1.1.2.6 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm 9

1.1.3 Quy trình sản xuất sản phẩm hương trầm 9

1.1.4 Một số vấn đề về tiêu thụ sản phẩm 11

1.1.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 12

1.1.5.1 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả 12

1.1.5.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả 13

1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ hương trầm 13

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 14

1.2.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ hương trầm ở tỉnh Nghệ An 14

1.2.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ hương trầm của huyện Quỳ Châu 15

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HƯƠNG TRẦM CỦA THỊ TRẤN TÂN LẠC 17

2.1 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 17

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 17

2.1.1.1 Vị trí địa lý 17

2.1.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng 17

2.1.1.3 Thời tiết, khí hậu 17

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 19

2.1.2.1 Tình hình dân số và lao động 19

2.1.2.2 Tình hình sử dụng đất đai 22

2.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế 23

2.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HƯƠNG TRẦM CỦA THỊ TRẤN TÂN LẠC 27

2.2.1 Tình hình phát triển nguyên liệu cho sản xuất hương trầm của huyện Quỳ Châu .27

2.2.2 Mô hình sản xuất hương trầm tại thị trấn Tân Lạc 29

2.2.2.1 Mô hình hộ gia đình 29 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

2.2.3 Giá trị sản xuất từ sản phẩm hương trầm của thị trấn Tân Lạc 30

2.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HƯƠNG TRẦM CỦA HỘ ĐIỀU TRA 31

2.3.1 Tình hình cơ bản của hộ điều tra 31

2.3.1.1 Đặc điểm của chủ hộ 32

2.3.1.2 Tình hình lao động 33

2.3.1.3 Cơ sở vật chất và vốn đầu tư phục vụ sản xuất 35

2.3.2 Chi phí đầu tư sản xuất hương trầm 36

2.3.3 Kết quả và hiệu quả sản xuất hương trầm của hộ điều tra 40

2.3.3.1 Kết quả sản xuất hương trầm của các hộ điều tra 40

2.3.3.2 Hiệu quả sản xuất hương trầm của các hộ điều tra 41

2.3.4.4 Vận dụng hàm sản xuất Cobb – douglas 47

2.3.4 Tình hình tiêu thụ sản phẩm hương trầm của các hộ điều tra thị trấn Tân Lạc năm 2012 49

2.3.4.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm hương trầm 49

2.3.4.2 Tình hình tiêu thụ hương trầm của các hộ điều tra 52

1.3.5.1 Thuận lợi 54

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HƯƠNG TRẦM TẠI THỊ TRẤN TÂN LẠC 57

3.1 ĐỊNH HƯỚNG 57

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HƯƠNG TRẦM TẠI THỊ TRẤN TÂN LẠC 58

3.2.1 Giải pháp về thị trường 58

3.2.2 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 58

3.2.3 Các giải pháp về vốn 59

3.2.4 Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ 59

3.2.5 Tăng cường bảo về môi trường sinh thái cho làng nghề truyền thống 60

3.2.6 Giải pháp về quy hoạch và phát triển quy hoạch ngành nghề hương trầm truyền thống của thị trấn Tân Lạc 61

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

2 CNH - HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

3 CN - XDCB Công nghiệp – xây dựng cơ bản

13.TTCN - TMDV Tiểu thủ công nghiệp – thương mại dịch vụ

14.TTCN Tiểu thủ công nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình dân số và lao động thị trấn Tân Lạc năm 2012 20

Bảng 2.2 Tình hình sử dụng đất ở thị trấn Tân Lạc năm 2012 22

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất của thị trấn Tân Lạc qua 3 năm 2010 – 2012 24

Bảng 2.4: Tình hình phát triển nguyên liệu rễ hương của thị trấn qua 3 năm 2010 – 2012 28

Bảng2 5: Giá trị sản xuất hương trầm của thị trấn Tân Lạc qua 3 năm 30

Bảng 2.6 Một số đặc điểm của chủ hộ sản xuất hương trầm 32

Bảng 2.7: Tình hình lao động của các hộ điều tra 34

Bảng 2 8: Tình hình đầu tư các tư liệu sản xuất của các hộ điều tra 36

Bảng 2.9: Cơ cấu chi phí sản xuất hương trầm năm 2012 37

Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất hương trầm năm 2012 40

Bảng 2.11: Hiệu quả sản xuất hương trầm của các hộ điều tra năm 2012 42

Bảng 2.12: Ảnh hưởng của lao động đến kết quả sản xuất hương trầm 43

Bảng 2.13: Ảnh hưởng của vốn đến kết quả và hiệu quả sản xuất hương trầm 45

Bảng 2.14: Ảnh hưởng của số năm sản xuất đến kết quả và hiệu quả sản xuất 46

Bảng 2.15: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập sản xuất hương trầm 48

Bảng 2.16: Tình hình tiêu thụ sản phẩm hương trầm của hộ sản xuất năm 2012 53

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Các quy trình sản xuất hương trầm tại năm 2012 10

Sơ đồ 2: Kênh tiêu thụ sản phẩm hương trầm của các hộ sản xuất năm 2012 50

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An có nghề sản xuất hương trầmtồn tại từ rất lâu đời Những năm gần đây được sự giúp đỡ của các ban ngành địaphương thì nghề sản xuất hương trầm của thị trấn có bước phát triển mạnh mẽ về quy

mô, sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm và thị hiếu ngày càng được mở rộng trênthị trường

 Mục đích nghiên cứu đề tài

- Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụhương trầm

- Phân tích đánh giá thực trạng sản xuất và tình hình tiêu thụ sản phẩm hươngtrầm của các hộ điều tra tại thị trấn Tân Lạc năm 2012

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ hươngtrầm tại thị trấn Tân Lạc

 Dữ liệu thực hiện

- Thông tin thứ cấp: Chúng tôi sử dụng các nguồn thông tin đã được công bố

qua các tài liệu phòng nông nghiệp huyện, văn phòng UB thị trấn, các sách báo, tạpchí, các báo cáo khoa học, luận văn và các công trình nghiên cứu khoa học của nhiềutác giả cần thiết cho mục đích nghiên cứu của đề tài

- Thông tin sơ cấp: Tôi tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ kết hợp

quan sát, trao đổi để rút ra những thông tin liên quan tới đề tài nghiên cứu

 Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

- Phương pháp điều tra và thu thập số liệu

- Phương pháp phân tích thống kê

- Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

- Phương pháp toán kinh tế

 Các kết quả đạt được

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

Có rất nhiều mô hình sản xuất hương trầm của thị trấn chủ yếu ở hình thức hộgia đình Sản xuất hương trầm là một trong những hoạt động mang lại thu nhập chínhcủa hộ Bình quân các nhóm hộ quy mô lớn sản xuất hương trầm đạt thu nhập 128,29triệu đồng/ năm Các nhóm quy mô nhỏ có thu nhập bình quân đạt 62,73 triệu đồng/năm.

Các sản phẩm hương trầm của hộ gia đình sản xuất ra hầu như được tiêu thụhết đối với nhóm hộ khá tiêu thụ 99,29 %; hộ trung bình tiêu thụ 94,78 % so với tổng

số lượng hàng hoá các nhóm hộ sản xuất ra Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất và tiêuthụ hộ sản xuất còn gặp phải một số khó khăn: Nguồn nguyên liệu cung cấp cho sảnxuất hương trầm không ổn định, khó khăn về vốn, thiếu mặt bằng sản xuất, máy mócứng dụng vào sản xuất còn hạn chế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Làng nghề truyền thống Việt Nam là môi truờng văn hoá – kinh tế xã hội công nghệ đã thu hút nhiều nhân tài vật lực, rèn luyện nhân cách đạo đức, kích thíchsản xuất và tiêu dùng Chính vì vậy việc phát huy nghề và làng nghề truyền thống luôn

-là một chính sách ưu đãi lớn của Đảng và Nhà nuớc Làng nghề Việt Nam ra đời từhàng ngàn năm trước đây, trong quá trình lao động với sự sáng tạo của con người cácngành nghề lần lượt xuất hiện và phát triển Sự phát triển các ngành nghề với quy mônhất định trong cộng đồng làng xã được gọi là làng nghề

Từ xưa, do nhu cầu cuộc sống của người dân đã xuất hiện nhiều làng nghề thủcông, làng nghề truyền thống như lụa, đồ đồng, hương trầm, bún… Những sản phẩm

đó là của những nghề trong hàng trăm nghề thủ công chủ yếu của nước ta được lựachọn theo tiêu chí : lâu đời, nổi tiếng, có ý nghĩa văn hoá kinh tế lớn đối với dân cư xãhội Hiện nay, nước ta đang tiến hành CNH – HĐH với nền kinh tế thị trường, đặc biệt

từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhiều ngành nghềtruyền thống có cơ hội mở rộng quy mô, chiếm lĩnh thị trường trong nước, lan rộng rathị trường thế giới, trong đó có nghề sản xuất hương trầm

Quỳ Châu là một huyện miền núi nghèo, thu nhập của dân cư chủ yếu từ nông lâm nghiệp, nay nhiều hộ đã thoát nghèo nhờ tăng thu nhập từ hương trầm Được sựquan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành, xem sản xuất hương trầm là một nhiệm vụchiến lược, sản xuất hương trầm của huyện phát triển khá mạnh, ngày càng mở rộng vềquy mô Các làng nghề hương trầm có sự giúp đỡ nhau về nguyên liệu và tiêu thụ sảnphẩm Đặc biệt trên địa bàn huyện mới thành lập nên các làng nghề mới, đăng lý logothương hiệu để tạo điều kiện cho việc phát triển nghề hương trầm tại Quỳ Châu

-Tuy nhiên, nghề sản xuất hương trầm còn gặp nhiều vấn đề khó khăn về vốn đầu

tư mở rộng sản xuất, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.Với quy mô còn nhỏ, nguyên liệu tại địa phương ngày càng khai thác với số lượng lớntrong khi việc bảo tồn và nhân giống không phải dễ dàng hơn nữa chỉ đáp ứng mộtTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

phần, còn lại phải nhập tại các địa phương khác điều này làm ảnh hưởng đến giá cảcủa sản phẩm khi bán.Đây cũng là thực trạng của các hộ sản xuất hương trầm tại thịtrấn Tân Lạc, nơi sản xuất hương trầm chiếm 70 % lượng sản xuất hương trầm tạihuyện Quỳ Châu đang gặp phải.

Xuất phát từ những vấn đề trên, để góp phần nghiên cứu đánh giá đúng thựctrạng sản xuất, đồng thời đưa ra các giải pháp nâng cao sản xuất và tiêu thụ sản phẩmhương trầm tại thị trấn Tân Lạc Chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu “ Thực trạng sản xuất và tiêu thụ hương trầm tại thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An” làm đề tài tốt nghiệp cuối khoá.

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

- Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ nóichung, sản xuất và tiêu thụ hương trầm nói riêng

- Phân tích đánh giá thực trạng sản xuất và tình hình tiêu thụ sản phẩm hươngtrầm của các hộ điều tra tại thị trấn Tân Lạc huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ An năm 2012

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ hươngtrầm tại thị trấn Tân Lạc huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ An trong thời gian tới

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:

1.3.2 Phương pháp điều tra và thu thập số liệu

và kiêm thêm một số nghề khác

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

Thông tin thứ cấp: Tôi sử dụng các nguốn thông tin đã được công bố qua các tài

liệu phòng nông nghiệp huyện, văn phòng UBND thị trấn, các sách báo, tạp chí, cácbáo cáo khoa học, luận văn và các công trình nghiên cứu khoa học của nhiều tác giảcần thiết cho mục đích nghiên cứu của đề tài

Thông tin sơ cấp: Tôi tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ kết hợp quan

sát, trao đổi để rút ra những thông tin liên quan tới đề tài nghiên cứu

1.3.3 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập đuợc dựa trên cơ sở chọn lọc, đánh giá và so sánh Công cụ

xử lý số liệu bằng máy tính cá nhân trên cơ sở phần mềm microsoft officeExcel 2003

1.3.4 Phương pháp phân tích thống kê

Để phân tích số liệu trong đề tài, tôi có sử dụng phương pháp phân tích thống kênhư phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối; phương pháp tính số bìnhquân.vv…

1.3.5 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

Để làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu, trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn sửdụng phương pháp thu thập thông tin của các chuyên viên, các kỹ thuật viên của phòngnông nghiệp, phòng khuyến nông huyện, các cán bộ thị trấn và của một số nghệ nhânsản xuất hương trầm lâu năm tại địa phương Nhờ vậy có thể thu thập thông tin đầy đủ

và chính xác về hoạt động sản xuất hương trầm của thị trấn Từ đó đề xuất ra một sốgiải pháp có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn phát triển của địa phương

1.3.6 Phương pháp toán kinh tế

Ngoài các chỉ tiêu trên tôi còn sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb – Duglas đểphân tích ảnh hưởng của các nhân tố thuộc mô hình hàm sản xuất đến thu nhập từ sảnxuất hương trầm của các nông hộ được điều tra trên phần mềm SPSS Trong quá trìnhnghiên cứu, để ước lượng mô hình tôi sử dụng số liệu được thu thập thông qua bảnghỏi, phỏng vấn trực tiếp nông hộ

Giả sử hàm sản xuất có dạng: Y = A0X1β1X2β2X3β3+ u i

Lấy Ln hai vế hàm có dạng: Lấy Ln hai vế hàm có dạng:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

X2 :Đầu tư vốn (Triệu đồng)

X3 :Số năm hộ sản xuất (Năm)

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Vấn đề nghiên cứu có thể được xem xét từ nhiều góc độ và phạm vi khác nhau.Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn vào những khía cạnh sau :

- Đối tượng nghiên cứu : Các hộ nông dân sản xuất hương trầm

- Về không gian : Thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ hương trầm củacác hộ sản xuất, tại thị trấn Tân Lạc năm 2012

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1 Khái niệm, vai trò sản phẩm hương trầm

1.1.1.1 Khái niệm

Từ bao giờ tục đốt hương đã trở thành một nét văn hoá không thể thiếu trong

những ngày giỗ, ngày lễ, Tết cổ truyền của hầu hết người Việt Việc dâng hương lênbàn thờ tổ tiên mang ý nghĩa linh thiêng không thể thiếu trong những ngày này Đó

cũng là thứ đặc sản thuộc về tâm linh đáng quý trở thành một nét đặc trưng vê văn hoákhông thể lẫn vào đâu của mảnh đất Quỳ Châu

Nghề sản xuất hương trầm ở Quỳ Châu là nghề truyền thống có từ lâu đời do chaông để lại Nó được bắt nguồn từ những người dân miền xuôi lên định cư sinh sốngcùng với bà con dân tộc Thái, lúc đầu chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, buôn bán nhỏdựa vào rừng núi tự nhiên Qua lao động cần cù sáng tạo, một số người đã phát hiện raloại cây rừng có mùi thơm đặc biệt người ta đã mang rễ cây đó về, phơi khô, tán nhỏ,trộn với một số nguyên liệu khác và dùng loại giấy bản cuốn thành que hương, hoặc bỏbột vào lư hương để đốt vào mỗi dịp Tết Tiếng lành đồn xa, hương trầm không chỉ lưuhành nội bộ mà còn được trao đổi, mua bán rộng rãi trên thị trường và trở thành mộtsản phẩm mang thương hiệu riêng của vùng đất Phủ Quỳ

Để có được những búp hương trầm mang nét đặc trưng riêng biệt, người dânnơi đây phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức Mùa làm hương trầm bắt đầu từtháng 9 âm lịch với công đoạn cuối cùng là quấn hương nhưng việc chuẩn bị thì diễn

ra đều đặn trong suốt thời gian của cả năm

1.1.1.2 Vai trò của sản phẩm hương trầm

Trong tâm thức người Việt, nén hương như một nhịp cầu nối hai thế giới hữuhình và vô hình, giữa cuộc đời thực và thế giới tâm linh Vào mỗi dịp Tết đến Xuân

về, ngoài những lễ vật dâng lên bàn thờ gia tiên thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lýTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

uống nước nhớ nguồn, thì việc thắp nén hương thơm để nguyện cầu cho nhân khang,vật thịnh là điều không thể thiếu.

Nghề sản xuất hương trầm ngày càng thể hiện rõ vai trò dưới cả 3 góc độ kinh

tế, xã hội, văn hoá Nghề này vừa có giá trị làm ra vật dụng, tăng thêm thu nhập chongười lao động vừa thể hiện bản sắc văn hoá truyền thống độc đáo của nguời ViệtNam nói riêng và người Á châu nói chung Mỗi que hương, được chắt chiu từ đôi bàntay khéo léo của những người thợ kết hợp với bí quyết gia truyền của mỗi gia đình gửigắm vào đó phong tục tập quán, tín ngưỡng, sinh hoạt, tâm tư, tình cảm Chính vì vậymỗi nén hương thắp lên mang đậm dấu ấn văn hoá, linh thiêng

Nghề sản xuất hương trầm tuy được coi là một nghề phụ, nhưng lại là nguồnthu nhập chính cho các hộ nông dân trong làng nghề Ngoại trừ thời gian chuẩn bịnguyên liệu là phụ thuộc vào thời tiết còn lại cho dù là thời tiết xấu hay thời gian nhànrỗi bà con vẫn có nguồn thu từ nghề phi nông nghiệp nói chung và từ nghề sản xuấthương trầm nói riêng Cũng như nhiều làng nghề truyền thống khác, đối với nghề sảnxuất hương trầm thu nhập của các hộ tăng lên đáng kể và cao hơn khá nhiều so vớinhững hộ thuần nông Từ đó góp phần làm giảm xoá đói giảm nghèo của địa phương

Nghề sản xuất hương trầm phát triển sẽ tạo ra lợi thế trong việc chuyển dịch cơcấu kinh tế nông thôn, nhất là cơ cấu lao động Quá trình đẩy mạnh CNH – HĐH nôngnghiệp, nông thôn đã diễn ra cơ bản theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷtrọng công nghiệp và dịch vụ

Nghề sản xuất hương trầm phát triển góp phần giải quyết lao động dư thừa trongnông nghiệp nông thôn mà không tạo ra căng thẳng về tình trạng di cư ồ ạt vào cácthành phố lớn, trên cơ sở thực hiện : “rời ruộng – không rời làng” Nghề này rất dễlàm, tất cả lao động từ người già đến trẻ em đều có thể tham gia sản xuất, tận dụngđược thời gian nông nhàn Mặt khác, với trình độ văn hoá thấp thì khả năng kiếm đượcviệc làm có thu nhập khá mà không phải lao động nặng nhọc là điều không thể đặc biệt

là đối với người tàn tật

Ngoài ra, nghề sản xuất hương trầm còn có những ưu điểm khác nữa là có thể tậnTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

chất đốt, tăng thêm thu nhập cho người dân, hạn chế ô nhiễm môi trường rác thải.

Phát triển nghề sản xuất hương trầm cũng như các nghề thủ công truyền thống kháckhông những nó có vai trò quan trọng trong việc bảo lưu các giá trị văn hoá dân tộc,đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, các làng, xã mà còn có ýnghĩa với quá trình công nghiệp hoá – đô thị hoá nông nghiệp nông thôn Đồng thờigiới thiệu với bạn bè thế giới biết nét đẹp bản sắc văn hoá người Việt Nam

1.1.2 Đặc điểm chung về sản xuất hương trầm

1.1.2.1 Đặc điểm về sản phẩm

Chuyện thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống.Nén hương được thắp lên thì mọi người cảm thấy ấm lòng Nén hương lúc này khôngcòn là thứ hàng bình thường, mà nó đã trở thành một sản phẩm tinh thần không thểthiếu của người dân Việt, một nét đẹp văn hóa được tồn tại từ rất lâu Cùng với nhữngphong tục truyền thống khác, nén hương đã góp phần tạo nên và bảo tồn giá trị bản sắcvăn hóa dân tộc Việt Nam

Để có được những búp hương đẹp, đều và mang hương vị của vùng miền,người thợ thợ phải khéo léo, tỉ mỉ, cần mẫn trong tất cả các khâu, công đoạn sản xuất.Hương trầm ở Quỳ Châu khác với các loại hương trầm ở vùng khác, nguyên liệu chính

là rễ hương bài (do đặc thù riêng về khí hậu, thổ nhưỡng nên có vị thơm hơn so vớicác vùng khác) cùng với thảo quả, hoa hồi, quế chi,… và một số chất phụ gia là bí

quyết gia truyền của mỗi gia đình Nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên không hóa chất.

Hương trầm ở đây có mùi thơm dịu nhẹ, ngọt ngào, ấm áp, thoang thoảng chứ khôngnồng như các loại hương trầm thông thường, nó được ưa chuộng còn bởi cái lõi hươnglàm bằng ruột cây lùng (một loại cây được thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất QuỳChâu) loại vừa, không già cũng không quá non, vừa dẻo lại mềm, khô giòn và cháyđều Khi thắp xong, nén hương uốn vòng lại giống như bông hoa đang cười, báo hiệumột năm mới hưng thịnh và nhiều lộc tài cho gia chủ

1.1.2.2 Đặc điểm về lao động

Lao động sản xuất hương trầm trong nông thôn và lao động nông nghiệp có gắnkết chặt chẽ với nhau do đều sử dụng lao động gia đình là chủ yếu Thời gian chuẩn bịTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

nguyên liệu làm hương thường rải rác, phụ thuộc vào thời tiết nên bà con thường tranhthủ thời gian nhàn rỗi và lúc thời tiết thuận lợi Trong những năm gần đây sản phẩmhương trầm Quỳ Châu đã có mặt trên nhiều thị trường trong khắp cả nước, số lượngsản phẩm được đặt ngày càng nhiều, chính vì vậy quy mô sản xuất đã được mở rộng,giải quyết việc làm cho nhiều người lao động tại địa phương Trong các làng nghề sảnxuất hương trầm hầu hết lao động học nghề theo phương pháp gia truyền, công thứctrộn bột và phụ gia để lại theo kiểu cha truyền con nối.

1.1.2.3 Đặc điểm về nguyên liệu trong sản xuất hương trầm

Sản phẩm hương trầm Quỳ Châu có 3 loại chính, chủ yếu là khác nhau về kíchthước, lượng sản phẩm sử dụng Tỷ lệ sử dụng nguyên liệu trong mỗi sản phẩm là nhưnhau Nguyên liệu chính chiếm tỷ trọng về khối lượng vật chất và chi phí lớn nhất là rễcây hương bài, hoa hồi, …và một số nguyên liệu như bã mía, đinh hương, quế,… cùngmột số chất phụ gia khác với cách trộn theo tỷ lệ khác nhau để tạo nên hương thơmhảo hạng như là bí quyết gia truyền của mỗi gia đình tạo nên sự khác biệt trong sảnphẩm của mình

1.1.2.4 Đặc điểm về công cụ và công nghệ

Do tính chất của việc sản xuất hương trầm là phụ thuộc vào người thợ và đôi bàntay khéo léo, sự cần mẫn, tỉ mỉ trong từng khâu, từng công đoạn nên hệ thống công cụsản xuất thường là các công cụ thủ công và đơn giản Nhưng nay, nhiều khâu trong sảnxuất cũng được trang bị máy móc như máy chẻ chân hương, máy đập bột, máy cắtgiấy, máy làm hương thẻ…Việc sản xuất hương thì nhiều vùng trên khắp cả nước cũngtiến hành nhưng để tạo ra một que hương hoàn chỉnh, mang hương vị riêng, đặc sắc thìkhông phải ai cũng làm được

1.1.2.5 Đặc điểm về hình thức tổ chức sản xuất

Trước đây hình thức tổ chức sản xuất hương trầm khá đơn giản, chủ yếu là từng

hộ gia đình sản xuất theo phương thức tự phát, ngày nay đã xuất hiện nhiều hình thức

tổ chức sản xuất mới như sản xuất theo làng nghề, thành lập nên các nhóm, hội hươngtrầm để giúp đỡ nhau trong các khâu sản xuất cũng như thu mua nguyên vật liệu với sốTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

1.1.2.6 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ của sản phẩm hương trầm hình thành từ nhu cầu tiêu dùngcủa sản phẩm Sản phẩm sản xuất của vụ này phụ thuộc vào giá nguyên vật liệu và sốlượng tiêu thụ của vụ trước đồng thời một phần nhỏ cũng có ảnh hưởng bởi việc đặthàng trước của các nhà thu gom Sản phẩm sản xuất ra hầu hết là tiêu thụ ở trongnước, phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng của người dân

Sản phẩm hương trầm chứa đựng các giá trị về văn hoá bản sắc dân tộc, tínngưỡng,… nhiều người mua sản phẩm này làm quà trong dịp tết nguyên đán, sử dụngtrong gia đình Vì vậy họ thường rất kỹ tính, lấy sản phẩm tại một địa chỉ quen thuộc

để đảm bảo về chất lượng sản phẩm Điều này đòi hỏi người sản xuất phải tỉ mỉ, cậnthận, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của khách hàng đáp ứng nhu cầu của họ

1.1.3 Quy trình sản xuất sản phẩm hương trầm

Hương trầm Quỳ Châu sản xuất gồm 3 loại chính, việc sản xuất các loại khácnhau sẽ yêu cầu kỹ thụât và sự khéo léo khác nhau Tuy nhiên quy trình sản xuất củanhững loại này không có sự khác biệt được chia thành 5 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Chọn nguyên liệu Trong quy trình này, người sản xuất tiến hànhliên lạc với người cung cấp nguyên liệu để đăng ký mua số lượng nguyên liệu đúngvới lượng hương mà gia đình sẽ sản xuất hoặc thu mua các loại nguyên liệu tại nhiềuđịa phương khác nhau, cần cho quá trình sản xuất hương trầm

Giai đoạn 2 và giai đoạn 3: Gọi là giai đoạn chuẩn bị, chế biến nguyên liệu.Trong giai đoạn này người sản xuất tiến hành sơ chế các loại nguyên liệu chính nhưchẻ nhỏ, ngâm nước, phơi khô chân hương Phân loại một số nguyên liệu theo chấtlượng, chủng loại và tiến hành phơi Giai đoạn này người sản xuất cần tận dụng thờitiết, nếu trời mưa đột xuất phải có biện pháp bảo vệ nguyên liệu, đảm bảo nguyên liệukhô, không ẩm mốc làm giảm chất lượng sản phẩm Tiếp theo đó họ tiến hành đậptừng loại nguyên liệu thành bột, trộn theo tỷ lệ, mỗi gia đinh có tỷ lệ trộn khác nhautạo nên sự đặc trưng trong sản phẩm hoặc có thể trộn bột làm hương đặc biệt theo yêucầu của khách hàng về chất lượng hương

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

Giai đoạn 4 : Sản xuất tạo ra sản phẩm Trong giai đoạn này người sản xuất tiếnhành quấn hương, phân theo từng loại hương cụ thể, loại hương lớn thường cho cácthợ có tay nghề cao, thành thạo nghề quấn hương để đảm bảo chất lượng.

Giai đoạn 5: Bao bì đóng gói, hoàn thiện sản phẩm Ở quy trình này người laođộng kiểm tra các sản phẩm, lựa chọn sản phẩm đạt tiêu chuẩn bỏ vào bao bì để tránhcho hương bị ẩm cháy không đều và không thơm, đeo nhãn mác và đóng gói

Chộn

Sơ đồ 1: Các quy trình sản xuất hương trầm tại năm 2012

Các giai đoạn này đều được tiến hành tại hộ sản xuất Mỗi giai đoạn được thựchiện bởi một nhóm tác nhân có quan hệ mật thiết, hỗ trợ tương tác nhau, thông qua bàntay khéo léo chuyển hoá những nguyên liệu thô thành những sản phẩm tinh tế mang

nét đặc trưng cho nền văn hoá của dân tộc Việt Nam

Chọn nguyên liệu (1)

Sơ chế nguyên liệu (2)

Chế biến nguyên liệu

Đáp ứng yêu cầu sản xuất sản phẩm

Chẻ chân, ngâm nước, phơi khô tất cả

các loại nguyên liệu

Đập các loại nguyên liệu thành bộtmịn, pha trộn theo tỷ lệ và hương liệu

Quấn hương theo từng loại sản phẩm

Loại bỏ những sản phẩm không đạt yêu

cầu, hoàn chỉnh sản phẩm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

1.1.4 Một số vấn đề về tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm là quá trình trao đổi, thương lượng, thoả thuận, giữa bên mua

và bên bán về chủng loại sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, chất lượng, giá cả, địa điểm,thời gian giao hàng và điều kiện thanh toán hàng hoá

Mục tiêu của tiêu thụ sản phẩm là bên bán mong muốn bán được hàng và thuđược nhiều lợi nhuận, còn bên mua mong muốn mua được hàng tốt, giá cả phù hợp đểđáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuối cùng hoặc nhu cầu của quá trình sản xuất - kinhdoanh tiếp theo Tiêu thụ sản phẩm là quá trình gắn kết sản xuất và tiêu dùng, giữanguyên liệu với người sản xuất chế biến và tiêu thụ, giữa người mua và người bán

Các thành phần chủ yếu trong khâu tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp nóichung và sản phẩm hương trầm nói riêng:

+ Hàng hoá mua bán có thể là sản phẩm trung gian làm nguyên liệu cho quátrình sản xuất tiếp theo, cũng có thể là sản phẩm cuối cùng trực tiếp phục vụ tiêu dùng.+ Người mua và người bán: Trong giao dịch sơ cấp, bên bán thông thường làngười sản xuất - người có hàng hoá nông sản, hoặc đại diện của họ Bên mua có thể làthương nhân, nhà chế biến, nhà xuất khẩu hoặc người uỷ thác của họ Trong giao dịchthứ cấp thì bên mua và bên bán rất đa dạng, nhiều khi các đối tác trung gian tham giavào bên mua và bên bán

+ Địa điểm giao nhận hàng mua bán theo truyền thống diễn ra tại các chợ, các đại

lý và các cửa hàng bán lẻ Ngày nay, ngoài các hình thức truyền thống như trên, cácnước trên thế giới đã hình thành các sàn giao dịch, hệ thống phân phối hiện đại

+ Chất lượng và giá cả: Chất lượng và giá cả hàng hoá luôn quan hệ chặt chẽ vớinhau và tuỳ thuộc vào cung cầu trên thị trường Để định giá sản phẩm, người mua vàngười bán có thể thoả thuận, cũng có thể định giá trực tiếp hoặc gián tiếp thông quađiện thoại và internet…

+ Phương tiện thanh toán: Phương tiện thanh toán trong thương mại được thựchiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng

Như vậy, cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm là cách tổ chức phân công lao động xãhội, trong các hộ, doanh nghiệp phối hợp, gắn bó, phụ thuộc với nhau thông qua các camTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

kết, các thoả thuận điều kiện về sản xuất và tiêu thụ nhằm đem lại lợi ích cho các bên.

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp sử dụngcác nguyên liệu từ nông nghiệp có đặc điểm sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ởmột nơi và theo thời vụ nhất định nhưng tiêu thụ nhiều nơi và sử dụng cả năm Do vậycần hoạt động vận chuyển, phân phối, bảo quản nhằm đảm bảo cung ứng đủ số lượng,chất lượng sản phẩm sản xuất trong năm và giảm chi phỉ sản xuất

1.1.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

1.1.5.1 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả

Giá trị sản xuất: GO

Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các cơ sở sảnxuất thuộc tất cả các ngành nghề kinh tế quốc dân đạt được trong một chu kỳ nhất địnhthường là một năm Là kết quả hoạt hoạt động hữu ích từ cơ sở sản xuất kinh doanh

đó, giá trị sản xuất bao gồm:

Giá trị sản phẩm vật chất: tư liệu sản xuất và tiêu dùng

Giá trị sản phẩm dịch vụ: phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống

Công thức tính:

GO = ∑Pi*Qi

Trong đó:

Pi: là giá bán sản phẩm loại i

Qi: là khối lượng sản phẩm loại i sản xuất ra

*Chi phí bằng tiền:TT

Là toàn bộ chi phí bằng tiền mặt của hộ để tiến hành sản xuất kinh doanh nhưmua vật tư, thuê các dịch vụ như thuê lao động, thuê máy móc, thuê các dịch vụ khác.Các khoản chi phí này thường được tính theo giá thị trường

*Giá trị gia tăng: VA

Giá trị gia tăng là phần còn lại sau khi lấy tổng giá trị sản xuất trừ đi chi phí bằngtiền

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

Công thức tính:

VA = GO – TT

Trong đó:

VA: giá trị gia tăng

GO: tổng giá trị sản xuất

TT: chi phí bằng tiền

* Lợi nhuận:

Là phần còn lại của tổng giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí sản xuất, các

khoản vật tư tự sản xuất và lao động gia đình

1.1.5.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất trung gian

+ Tỷ suất giá trị sản xuất trên chi phí bằng tiền (GO/TT): Chỉ tiêu này cho biết

cứ một đồng chi phí bằng tiền đầu tư vào quá trình sản xuất thì sẽ tạo ra bao nhiêuđồng giá trị sản xuất

+ Tỷ suất giá trị gia tăng trên chi phí bằng tiền (VA/TT): Chỉ tiêu này cho biết

cứ một đồng chi phí bằng tiền đầu tư vào quá trình sản xuất thì sẽ tạo ra bao nhiêuđồng giá trị gia tăng

1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ hương trầm

- Các yếu tố tự nhiên:

+ Độ ẩm và lượng mưa: Trong suốt quá trình sản xuất hương trầm độ ẩm và

lượng mưa có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và chất lượng hương Trong quá trìnhchuẩn bị nguyên liệu nếu thời gian mưa quá lâu và độ ẩm lớn sẽ không phơi khô đượccác loại nguyên liệu, nguyên liệu dễ bị mốc, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Đốivới sản xuất hương trầm thì lượng mưa và độ ẩm càng thấp sẽ càng có lợi trong quátrình sản xuất

- Các yếu tố về con người:

+ Lao động: Là một nhân tố không thể thiếu trong bất kỳ ngành sản xuất nào.

Khi đề cập đến lao động thì nói đến cả số lượng và chất lượng lao động Nước ta vớiTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

dân số khá đông, nguồn lực lao động dồi dào nhưng trình độ lao động còn thấp, chưađáp ứng được nhu cầu lao động trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Laođộng chủ yếu là lao động thủ công đơn giản nên có phần ảnh hưởng đến kết quả đạtđược thông qua mức sử dụng yếu tố đầu vào.

+ Giá các yếu tố đầu vào: Yếu tố đầu vào quyết định số lượng sản phẩm sản

xuất, sư chênh lệch về giá các yếu tố đầu vào giữa các mùa vụ sẽ gây nên sự dư thừahoặc thiếu hụt sản phẩm, quyết định đến giá cả đầu ra của người sản xuất

+ Chính sách của Nhà nước: Các chính sách của Nhà nước đều có tác động trựctiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sản xuất của người dân thông qua các chính sách như:chính sách đất đai, chính sách khuyến nông, chính sách tín dụng, chính sách thuế, các

cơ chế, chính sách điều tiết thị trường của Nhà nước cũng ảnh hưởng đến quá trìnhtiêu thụ sản phẩm, …

- Nhóm nhân tố thị trường: Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình

sản xuất kinh doanh và tiêu thụ các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp Thị trường có yếu

tố quyết định khá lớn, nếu thị trường tiêu thụ rộng thị quá trình sản xuất sẽ ít bị hạnchế về đầu ra, ngược lại nếu thị trường sản xuất rộng thì không những đầu ra khó khăn

mà cũng có sự cạnh tranh trong sản xuất và chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm

- Cơ sở hạ tầng: Đây là một yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất bao gồm :

Cơ sở sản xuất, Giao thông, thông tin liên lạc, điện…những yếu tố này quyết định trựctiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

- Kiến thức và tập quán của người dân địa phương cũng là một nhân tố ảnhhưởng đến việc đưa sản phẩm ra thị trường

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ hương trầm ở tỉnh Nghệ An

Hiện nay, toàn tỉnh Nghệ An có hơn 400 làng nghề truyền thống với nhiều loạihình sản xuất như hộ gia đình, tổ sản xuất, tổ hợp tác, các hợp tác xã, doanh nghiệp tưnhân Trong đó, chủ yếu là làng nghề mây tre đan, mộc dân dụng kỹ nghệ, hươngtrầm, dệt thổ cẩm,…nghề sản xuất hương trầm chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng nó đãTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

động là người tàn tật, không những thế ngành nghề sản xuất hương trầm còn làm tăngthêm thu nhập cho nhiều hộ gia đình, góp phần xoá đói giảm nghèo tại một số vùngnông thôn ở trong tỉnh.

Sản xuất hương trầm ở Nghệ An theo phương pháp chủ yếu là thủ công truyềnthống, một số cơ sở, hộ gia đình đã đầu tư mua máy chẻ chân hương, chu hương, máycắt giấy, máy làm hương thẻ,… Tuy nhiên, do đặc thù của mặt hàng nên trong nhiềukhâu phải dùng kỹ thuật truyền thống để đảm bảo chất lượng

Nguồn nguyên liệu chủ yếu là rễ cây hương bài, mọc rải rác trên rừng tự nhiên, ởmột số vùng trên trong tỉnh nhưng đặc biệt nhiều tại vùng Quỳ Châu, Quế Phong Tuynhiên, trong nhiều năm qua, do tình hình khai thác nguyên liệu một cách ồ ạt, thiếuquy họạch và quản lý nên nguồn nguyên liệu hương bài, chân hương tại một số địaphương dần cạn kiệt.Trước thực trạng đó, để có nguyên liệu cho sản xuất, những nămgần đây nhiều địa phương như: Huyện Lục Ngạn – Bắc Giang, huyện Quỳnh Lưu –Nghệ An, huyện Quỳ Châu – Nghệ An …, đã có nhiều mô hình trồng cây hương bàithuần loài hoặc trồng dưới tán cây rừng để phát triển vùng nguyên liệu Tại huyện QuỳChâu người dân đã có giải pháp khoanh nuôi, bảo vệ rừng cung cấp chân hương, chuhương làm nguyên liệu sản xuất hương trầm cho một số vùng trong huyện

Qua tình hình sản xuất hương trầm ở tỉnh Nghệ An, ta thấy hương trầm đã đạtđược một số thành tựu đáng kể, ngày càng vươn xa mở rộng thị trường Bên cạnh đócòn nhiều bất cập, các làng nghề sản xuất hương trầm còn sản xuất quy mô nhỏ, thiếuvốn, chiến lược thương mại còn non yếu, sản phẩm chưa xây dựng được thương hiệu,

bị ép giá Điều này đòi hỏi Nhà nước, các cơ quan tại địa phương phải đề ra chínhsách, biện pháp cụ thể Bản thân các làng nghề, cơ sở sản xuất hương trầm cũng chủđộng hơn nữa trong việc hình thành mối liên kết, tạo sức mạnh tập thể trong tất cả cáckhâu trong chuỗi giá trị ngành

1.2.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ hương trầm của huyện Quỳ Châu

Là huyện không có nhiều làng nghề, các làng nghề chủ yếu sản xuất các loạimặt hàng truyền thống, tồn tại nhiều năm Với một đội ngũ nghệ nhân và thợ có taynghề cao, có bí quyết riêng tạo ra sản phẩm độc đáo có giá trị thẩm mĩ tinh tế, thể hiệnTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam Nguồn lao động dồi dào, Quỳ Châu có lợi thế trongsản xuất hương trầm.

Với chủng loại sản phẩm đa dạng, kích thước khác nhau, chất lượng đảm bảo,

có sự cạnh tranh đối với các sản phẩm hương trầm tại các tỉnh khác trong cả nước vàhương trầm của một số huyện trong toàn tỉnh

Số lượng sản xuất trong mấy năm gần đây liên tục tăng Năm 2011 sản xuấtđược 32.000.000 que, năm 2012 sản xuất 37.000.000 que, ngoài ra năm 2011 một sốlàng nghề mới được công nhận như khối Tân Hương, Khối Hạnh Tiến, số sản phẩmsản xuất ra ngày càng tăng nhưng hầu như đều tiêu thụ hết

Thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước của huyện chủ yếu là các chợ lớn nhưchợ Vinh, một số chợ tại các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, công ty xuất nhập khẩu vàđầu tư sản xuất Hà Nội,…Ngoài ra, mặt hàng còn được rao bán tại một số trang webnhưwww.vatgia.com,

UBND huyện Quỳ Châu đưa ra chính sách phát triển nghề và làng nghề, coimặt hàng hương trầm là mặt hàng chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế tiểuthủ công nghiệp của huyện Hàng năm huyện bỏ ra một phần kinh phí để đầu tư hỗ trợcho các hộ mua máy móc thiết bị, mở rộng hơn quy mô dự án trồng cây rễ hương tạihuyện, cử cán bộ theo dõi hoạt động của từng làng nghề, tạo điều kiện thuận lợi chosản xuất hương trầm của huyện phát triển

Tuy làng nghề sản xuất hương trầm tại huyện Quỳ Châu có nhiều thế mạnhnhưng thương hiệu chưa được nhiều người biết đến, dù đã tham gia hội chợ xúc tiến đẩymạnh thương mại nhưng sản phẩm vẫn chưa vươn xa Các doanh nghiệp sản xuất cònthiếu vốn, nguyên liệu cung cấp cho sản xuất, chi phí vận chuyển cao trong khi đó các

cơ sở sản xuất phải gánh chịu Vì vậy, cần quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu, hỗ trợcho bàn con vay vốn, xây dựng thương hiệu trên thị trường của sản phẩm hương trầm.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HƯƠNG TRẦM

CỦA THỊ TRẤN TÂN LẠC

2.1 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Nằm về phía tây bắc của tỉnh Nghệ An, thị trấn Tân Lạc là thị trấn miền núithuộc huyện Quỳ Châu, có tổng diện tích tự nhiên là 548 ha, được chia thành 12 khốidân cư Bao bọc xung quanh là địa bàn của xã Châu Hạnh Địa bàn ở thị trấn quyhoạch tương đối ổn định, các tuyến đường giao thông nội thị đã được đầu tư rải nhựa,các tuyến đường khối, xóm đã được bê tông hóa 90%

Từ thị trấn Tân Lạc có thể đi khắp các xã trong huyện Quỳ Châu Thị trấn có4,0 km đường Quốc lộ 48 xuyên suốt chiều dài thị trấn lưu thông với 3 huyện miền núi

là Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp và Quế Phong, đặc biệt phía Đông bắc có dòng sông Hiếuchảy vòng quanh với chiều dài hơn 1km thuận lợi cho công tác tưới tiêu

2.1.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng

Đặc điểm địa hình tương đối phức tạp, nhiều khe suối chằng chịt, có nhiều khesuối và trũng sâu Đất đai chủ yếu là đất nâu đỏ trên bazan và đất vàng đỏ, nhiều thịttầng trên dày thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp, ven sông, suối đượcphù sa bồi đắp màu mỡ hơn hợp với các loại hoa màu

2.1.1.3 Thời tiết, khí hậu

Thị trấn Tân Lạc nói riêng và huyện Quỳ Châu nói chung nằm trong vùng khíhậu nhiệt đới gió mùa Một năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông Mùa đông chịu ảnhhưởng của gió mùa đông bắc; lạnh và hanh khô, mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió mùatây nam khô và nóng mưa không đều

Trang 29

+ Lượng mưa

Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 800 – 1000 mm/năm, chia thànhhai mùa rõ rệt:

* Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa 212,7 mm chỉ chiếm 12 – 15

% lượng mưa cả năm

* Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa 1.453,8 mm chiếm 85 – 90 % lượngmưa cả năm, tháng có mưa nhiều nhất là tháng 8 - 9, lượng mưa từ 220 – 540mm/tháng

Với lượng mưa như trên vào mùa đông thường gây nên hiện tượng thiếu nướcsinh hoạt và sản xuất, mùa hè gây nên lũ quét hại đến hoa màu và mùa màng

+ Độ ẩm

Độ ẩm không khí có sự chênh lệch giữa các tiểu vùng theo mùa Độ ẩm khôngkhí trung bình năm giao động từ 85 – 90 % Chênh lệch độ ẩm trung bình tháng ẩmnhất, tháng cao nhất không cao từ 2-5 %, vùng có độ ẩm cao nhất là phía Bắc, vùng có

độ ẩm thấp nhất là vùng núi phía Tây Lượng bốc hơi bình quân hàng năm từ 300 –

+ Thuỷ văn

Thị trấn có một con sông lớn chảy qua là sông Hiếu, nhiều khe suối chằng chịtthuận lợi cho phát triển cây hoa màu, cây ăn quả Lượng nước thích hợp cho đắp đập

để phát triển nuôi cá nước ngọt

Qua nghiên cứu đặc điểm tự nhiên của thị trấn Tân Lạc, chúng tôi thấy Tân Lạc

là thị trấn có diện tích không lớn, đất đai khá màu mỡ so với các vùng khác trong toànTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

huyện Độ ẩm khá thích hợp cho cây trồng vật nuôi phát triển Tuy nhiên, cũng khônggây ít khó khăn như lũ quét, lốc xoáy gây thiệt hại về nhiều mặt Với độ ẩm cao vàlượng mưa tương đối nên sâu bệnh nhiều, hanh khô vào mùa đông ảnh hưởng đến sinhhoạt của người dân Chính vì vậy thị trấn cần có giải pháp phòng tránh thiên tai, dịchbệnh xây dựng định hướng phát triển kinh tế, đặc biệt theo hướng phát triển tiểu thủcông nghiệp nhằm hạn chế ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, ổn định dân cư.

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Tình hình dân số và lao động

Năm 2012, dân số của toàn thị trấn Tân Lạc là 4289 người Thị trấn là vùng códân số thuộc nhóm dân số đông trong huyện Dân số hàng năm có tăng lên nhưngkhông đáng kể Cụ thể năm 2011 so với 2010 tăng lên 4,73 %; năm 2012 so với 2011tăng 4,74 % Nguyên nhân chủ yếu là do sự sát nhập thêm một số khối dân tách từ xãChâu Hạnh Tình hình dân số và lao động của thị trấn được thể hiện qua bảng 2.1

Trong tổng số hộ gia đình của thị trấn Tân Lạc, nhóm hộ phi nông nghiệpchiếm tỷ lệ cao hơn so với hộ nông nghiệp Năm 2010 hộ phi nông nghiệp chiếm 51,5

%; hộ nông nghiệp chiếm 48,50 % đồng thời sản xuất nông nghiệp qua 3 năm cũng có

xu hướng giảm bình quân 12,5 %; ngày càng xuất hiện nhiều hộ phi nông nghiệp, bìnhquân 3 năm tăng 17,23 % Đây là sự chuyển biến tích cực của thị trấn Tân Lạc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

Bảng 2.1: Tình hình dân số và lao động thị trấn Tân Lạc năm 2012

CC (%)

I Tổng nhân khẩu Khẩu 3910 100 4095 100,00 4289 100 104,73 104,74

IV Chỉ tiêu bình quân

(Nguồn: Số liệu thống kê thị trấn năm 2012)

Trang 32

Về lao động của thị trấn Tân Lạc bình quân 3 năm tăng 10,1 % Số lao độngnông nghiệp giảm dần từ 1013 lao động của năm 2010 xuống còn 895 lao động năm

2012, nên làm cho số lao động nông nghiệp bình quân 3 năm giảm 5, 95 %, trong khi

đó lao động phi nông nghiệp tăng lên, bình quân 3 năm là 30,87 %, lao động kiêm có

sự biến động thất thường, năm 2011 so với 2010 giảm 24,31 % nhưng đến 2012 tănglên 4,74 % so với 2011 bình quân 3 năm lao động kiêm giảm 14,5 % Sở dĩ, lao độngcủa thị trấn có sự biến động như vậy là do tác động trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh

tế của thị trấn, huyện đã và đang từng bước có hiệu quả Hơn nữa những năm gần đây,điều kiện thời tiết không được thuận lợi làm năng suất nông nghiệp giảm, đồng thờinhiều người lao động cũng nhận thấy việc phát triển các ngành nghề tiểu thủ côngnghiệp, dịch vụ là phù hợp hơn với điều kiện của vùng nên nhiều lao động kiêm đã bỏlao động nông nghiệp chuyển hẳn thành lao động thủ công nghiệp, dịch vụ Do đó,việc giảm lao động trong nông nghiệp là điều tất yếu

Bình quân nhân khẩu trong mỗi hộ gia đình năm 2010 là 4,2 người, năm 2011

là 4,12 người, năm 2012 là 4,06 người Nghĩa là mỗi gia đình có từ 3 đến 5 người và

có từ 2 đến 3 người trong độ tuổi lao động Hay cứ mỗi lao động phải nuôi trung bình1,6 người Qua đây chúng ta thấy tỷ lệ người ngoài độ tuổi lao động còn khá cao, đặcbiệt là người già

Tỷ lệ lao động nông nghiệp bình quân trên hộ cũng giảm qua 3 năm, năm 2010mỗi hộ có khoảng 1,09 lao động làm nông nghiệp giảm xuống năm 2012 mỗi hộ còn0,85 lao động làm nông nghiệp Qua bảng số liệu có thể thấy tỷ lệ lao động nôngnghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ và có xu hướng giảm qua các năm Tuy nhiên tốc độ giảm cònkhá chậm

Nhìn chung số lao động ở thị trấn khá đông, qua điều tra sơ bộ thấy lao động trẻ(15 -25 tuổi) ở thị trấn không nhiều, thường là đi học và làm ăn xa, còn lại lao độngchủ yếu đã lập gia đình Số đông lao động là có ngành nghề và làm nông, đứng thứ 2

là lao động tiểu thủ công nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

2.1.2.2 Tình hình sử dụng đất đai

Đất đai đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển xã hội của loài người.Trong sản xuất nông nghiệp đất đai vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động.Thị trấn Tân Lạc có tổng diện tích tự nhiên là 548 ha, phần lớn là đất nông nghiệp.Diện tích đất khác được sử dụng làm đất ở và chuyên dùng như xây các trụ sở, cơquan, cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, xây trường học, trạm y tế, chợ Tình hình sửdụng đất đai của thị trấn Tân Lạc được thể hiện qua bảng số 2.2

II Đất phi nông nghiệp 181,36 33,09

III Đất chưa sử dụng 10,13 1,85

(Nguồn: Bảng kiểm kê đất đai UBND thị trấn Tân Lạc năm 2012)

Qua số liệu bảng 2.2 cho thấy, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất356,51 ha; chiếm 65,06 % tổng diện tích tự nhiên Vì đây là huyện miền núi nên trongtổng diện tích đất nông nghiệp thì đất lâm nghiệp chiếm chủ yếu 197,42 ha tươngđương 36,03 % tổng diện tích tự nhiên và chiếm 55,38 % tổng diện tích đất nôngnghiệp Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 157,57 ha chiểm 28,75 % tổng diện tích đất

tự nhiên, chiếm 44,20 % diện tích đất nông nghiệp, trong tổng diện tích đất sản xuấtnông nghiệp, cây hàng năm chiếm diện tích lớn nhất; 119,97 ha chiếm 21,89 % tổngTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

diện tích tự nhiên, chiếm 76,14 % diện tích đất sản xuất nông nghiệp Trong đó, chủyếu là trồng cây hoa màu 80,32 ha chiếm 67 % đất trồng cây hàng năm Diện tích đấttrồng cây lâu năm có 37,6 ha chiếm 6,86 % diện tích đất tự nhiên và 23,86 % diện tíchđất sản xuất nông nghiệp Diện tích đất phi nông nghiệp 181,36 ha chiếm 33,09 %tổng diện tích tự nhiên, được tận dụng tối đa cho việc xây dựng nhà ở, cơ sở sảnxuất Vì vậy, diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản cũng ít, chỉ có 1,52 ha chiếm 0,28 %tổng diện tích đất tự nhiên.

Như vậy diện tích đất đai của thị trấn Tân Lạc được sử dụng khá triệt để, hầu hếtđược sử dụng cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con trong thị trấn Đất phục vụcho nhà ở, sinh hoạt văn hoá, giáo dục tương đối lớn cho thấy đời sống của cư dântrong vùng ngày càng được cải thiện Tỷ lệ đất trồng cây hoa màu cũng chiếm tỷ lệ caohơn nhiều so với trồng lúa chứng tỏ bà con đang dần chú trọng phát triển loại cây phùhợp với địa phương và có hiệu quả hơn trồng lúa Tuy diện tích đất nông nghiệp chiếmnhiều trong tổng diện tích tự nhiên, nhưng tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp thấp điều này

là do một số hộ nông dân có đất nông nghiệp chuyển sang hình thức sản xuất tiểu thủcông nghiệp, dịch vụ còn phần đất của mình thì cho hộ nông dân khác thuê sản xuất.Điều này trước mắt sẽ tạo thuận lợi cho các hộ thuê có diện tích sản xuất lớn hơn, tậptrung chuyên môn hoá sản xuất, hộ có đất không lãng phí tài nguyên, tuy nhiên về lâudài nếu các hộ thuê đất không có trách nhiệm bảo vệ trong quá trình sử dụng thì sẽ làmđất ngày càng bị thoái hoá Đó là vấn đề đặt ra cho chính quyền địa phương trong cáchquy hoạch và sử dụng đất sao cho hợp lý và hiệu quả

2.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế

Trong 3 năm gần đây phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn Tân Lạc khá ổnđịnh Nhiều hộ nông dân nhận thấy được tiềm năng và tầm quan trọng của hoạt độngsản xuất TTCN – TMDV đã chuyên sâu vào phát triển và thu lại kết quả cao hơn nhiều

so với nông nghiệp, hoạt động TTCN – TMDV ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên,không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết Năm 2012 TTCN – TMDV chiếm 59,53 %,sản xuất CN – XDCB chiếm 36,77 %, N – L – N chiếm 3,7 % tổng giá trị sản xuấttoàn thị trấn Cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất của thị trấn Tân Lạc qua 3 năm 2010 – 2012

(Nguồn: Số liệu thống kê của thị trấn qua 3 năm 2010 – 2012)

Qua bảng số liệu cho thấy tổng giá trị sản xuất liên tục tăng trong 3 năm Năm

2011 so với năm 2010 tăng lên 6,499 triệu đồng tương ứng 15 % và năm 2012 so với

2011 tăng 7,972 triệu đồng tương ứng 16 % Sự tăng lên của tổng giá trị sản xuất theocác năm chủ yếu là do sự tăng lên của ngành TTCN – TMDV, năm 2011 so với 2010tăng 4,109 triệu đồng tương ứng 16,26 %, năm 2012 so với 2011 tăng 5,040 triệu đồngtương ứng 17,16 % Có được kết quả trên là nhờ sự quan tâm của chính quyền địaphương trong việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tận tình giúp đỡ bà con trongnhiều khâu như vốn, nguyên liệu sản xuất, thị trường tiêu thụ.Trong mấy năm gần đâysản xuất TTCN liên tục tăng lên cả về quy mô, số lượng, chất lượng, đặc biệt là sảnxuất hương trầm, mộc Hơn nữa từ năm 2009 thị trấn Tân Lạc được công nhận 5 khốithuộc làng có nghề tạo động lực cho bà con chuyên tâm sản xuất nâng cao chất lượngsản phẩm, bảo tồn làng nghề Mặt khác, do đời sống người dân ngày càng được nângcao, nhu cầu về các dịch vụ ngày càng nhiều đây cũng là ngành nghề đem lại thu nhậpcao mà không quá vất vả, nhiều hộ đã chuyển sang kinh doanh dịch vụ vì vậy giá trịcủa ngành TTCN – TMDV ngày càng tăng lên

Về CN – XDCB năm 2011 so với 2010 tăng 2,390 triệu đồng tương ứng 14,99

%; năm 2012 so với 2011 tăng lên 2,932 triệu đồng tương ứng 16 % Như vậy ngànhđứng thứ hai đóng góp và sự gia tăng của giá trị sản xuất là ngành CN – XDCB, tốc độtăng trưởng của ngành qua các năm cơ bản là khá ổn định, tuy nền kinh tế toàn cầuTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

tương đối là vì sản xuất chính là TTCN trong đó các mặt hàng sản xuất chủ yếu là mặthàng cần thiết nên việc ảnh hưởng là không đáng kể.

Về N – L – N trong 3 năm qua không có sự thay đổi, trong cả 3 năm giá trị củangành này đều đạt 2,134 triệu đồng Sản xuất N – L – N ở Tân Lạc chủ yếu là trồngrừng, khai thác rừng, trồng hoa màu, diện tích gần như là cố định Ngoài ra, rừng trồng

ở đây chủ yếu là keo, phải đến 4 – 5 năm mới có thể khai thác, từ năm 2009 người dânbắt đầu trồng mới nên trong 3 năm gần đây thu nhập từ nông nghiệp rất thấp

Nhìn chung cơ cấu kinh tế 3 năm 2010 – 2012 có sự thay đổi theo chiều hướngtăng dần tỷ trọng TTCN – TMDV (năm 2010 chiếm 58,30 % thì năm 2012 chiếm59,53 % tổng giá trị sản xuất của toàn thị trấn) Tỷ trọng 2 ngành CN – XDCB và N- L– N đều không thay đổi

Tuy một số chỉ tiêu của năm 2012 có tăng so với 2011 song tốc độ tăng trưởngkinh tế chưa vững chắc, mặt khác theo số liệu thống kê của thị trấn kinh tế phát triểnkhông đồng đều giữa các vùng, chỉ tập trung phát triển mạnh ở một số vùng trọngđiểm Vấn đề đặt ra cho cán bộ địa phương là phải có biện pháp thích hợp vừa thúcđẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời đưa một số vùng còn khó khăn đi lên

2.1.2.4 Cơ sở hạ tầng

* Công trình xây dựng cơ bản

Giao thông: Hệ thống giao thông phát triển tương đối ổn định, có trục đường 48

đi qua trung tâm Thị trấn Tân Lạc hiện có khoảng 4,0 Km đường chính Ngoài ra vớivốn kích cầu và của người dân đóng góp xây dựng hệ thống đường nội bộ, liên thôn đã

bê tông hoá và có đèn điện chiếu sáng 90 % Công tác môi trường đảm bảo, từ năm

2009 đã thành lập đội ngũ vệ sinh môi trường thu gom rác thải 2 lần/ tuần, rác đượcđưa đến địa điểm xử lý đảm bảo vệ sinh

Năm 2012 với nguồn vốn viện trợ của tỉnh thị trấn Tân Lạc xây được thêm 2nhà văn hoá cho các khối Định Hoa, Hoa Hải Xây dựng trạm y tế thị trấn UBND thịtrấn đã tổ chức xây dựng nhà trực công an, trạm quan sát tại khối Tân Thịnh, sửa được

2 kênh mương hỏng tại khối 1 và khối 3

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

Hiện nay, trong địa bàn thị trấn có hai trường mầm non, hai trường tiểu học vàmột trường trung học cơ sở, 9 nhà sinh hoạt văn hoá.Ngoài ra, địa bàn thị trấn còn tậptrung các cơ quan, trụ sở chính của toàn huyện bao gồm: UBND Huyện, Đảng Uỷ,Trung tâm văn hoá huyện, Trụ sở công an huyện, Bảo tàng huyện Quỳ Châu, Trườngtrung học phổ thông dân tộc nội trú huyện, Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Châu,

*Y tế, giáo dục

+ Y tế

Trạm y tế nằm ở trung tâm thị trấn là một trạm y tế đạt chuẩn quốc gia với 3bác sĩ, 6 y tá, 10 hộ sinh và 25 giường bệnh, chủ yếu phục vụ cho sinh sản và khámchữa bệnh thông thường Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao, độingũ cán bộ cơ bản được đảm bảo, các chương trình y tế triển khai có hiệu quả, cácdịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em , kế hoạch hoá gia đình đạt và vuợt chỉ tiêu

kế hoạch, đảm bảo kịp thời kinh phí chi khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho trẻ

em dưới 6 tuổi, làm tốt công tác phòng dịch, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn,duy trì tốt đạt chuẩn quốc gia về y tế Ngoài ra, nằm trong vùng thị trấn còn có bệnhviện đa khoa của toàn huyện

+ Giáo dục

Hiện nay toàn thị trấn có hai trường mầm non, năm học 2011 - 2012 có 219cháu Trường đã được công nhận chuẩn Quốc Gia năm 2006 Hai trường tiểu học, nămhọc 2011 - 2012 có 244 học sinh và 1 trường trung học cơ sở năm học 2011 - 2012 có

919 học sinh Đáp ứng nhu cầu học tập của các em trong và ngoài vùng Thị trấn đãđược công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục năm 2007 Tất cả trường học đã đượcxây dựng kiên cố, thiết bị dạy và học được quan tâm đầu tư đầy đủ

Nhìn chung cơ sở hạ tầng thị trấn tương đối ổn định và đầy đủ, thuận lợi chokinh tế phát triển nói chung, đặc biệt đối với nghề sản xuất hương trầm, mộc giadụng, những nghề này ngoài kỹ thuật của người thợ còn cần đến cơ sở hạ tầng, giaothông thuận lợi, thông tin liên lạc

Tóm lại, thị trấn Tân Lạc là một đơn vị hành chính của huyện Quỳ Châu nhưngTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

nghiệp sang ngành nghề phi nông nghiệp và dịch vụ Hơn nữa, thị trấn là nơi lưu giữnét văn hoá truyền thống sản xuất hương trầm có từ lâu đời Trong quá trình phát triểnkinh tế xã hội bên cạnh thuận lợi còn gặp nhiều khó khăn Tất cả những điều đó đòihỏi những các nhà nghiên cứu, nhà quản lý kinh tế, nhà hoạch định chính sách pháttriển kinh tế - xã hội, không những nắm chắc đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của địaphương, mà còn phải biết lựa chọ các phương pháp nghiên cứu thích hợp, để rút ranhững kết luận xác đáng, làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển làng nghề truyềnthống nói chung và đối với nghề sản xuất hương trầm hay các nghề TTCN lâu đời củadân tộc cũng vậy.

2.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HƯƠNG TRẦM CỦA THỊ TRẤN TÂN LẠC

2.2.1 Tình hình phát triển nguyên liệu cho sản xuất hương trầm của huyện Quỳ Châu

Làng nghề hương trầm Quỳ Châu tuy đã có từ lâu đời, hầu hết các hộ trong thịtrấn đều có người làm hương trầm, nhu cầu nguyên liệu hàng năm khá cao khoảnghơn 100 tấn rễ hương và 100 tấn hương liệu bao gồm hoa hồi, thảo quả, đinh hương, nhưng nguyên liệu phần lớn lấy từ bên ngoài, chỉ một số nguyên liệu như bã mía, chânhương là hoàn toàn do trong vùng cung cấp.Với số lượng nguyên liệu rễ hương khálớn người sản xuất thường phải mua thêm bên ngoài do nguồn cung trong vùng không

đủ Nguyên nhân chính là do các hộ nông dân chưa quy hoạch được vùng trồng rễhương nguyên liệu, chỉ trồng theo tập quán cũ, manh mún, phân tán, một số còn vàorừng tìm nguyên liệu tuy chất lượng hương cao hơn nhưng hiệu quả rất thấp Tháng 7năm 2009, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Quỳ Châu với sự giúp đỡ của SởKhoa học & Công nghệ tỉnh Nghệ An đã xây dựng Đề tài: "Hỗ trợ xây dựng mô hìnhtrồng cây rễ hương dưới tán cây rừng tại huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An” Đề tàithành công, nhận được sự ủng hộ và công nhận của bà con, toàn huyện đã trồng mớithêm 8 ha Riêng thị trấn Tân Lạc đến năm 2012 diện tích trồng mới theo dự án là là2,6 ha Rễ hương có đặc tính kháng chịu sâu bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn (chỉsau 1 năm trồng là có thể thu hoạch), phù hợp với các loại đất mỡ gà và sỏi nhựa Kỹthuật trồng và chăm bón loại cây này khá đơn giản, có thể trồng gối vụ và thu hoạchquanh năm.Theo tính toán sơ bộ, mỗi ha trồng rễ hương dưới tán cây rừng với mật độTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

3.000 khóm (khóm cách khóm 50 cm, hàng cách hàng 60 cm) và chăm bón đúng kỹthuật sẽ cho 4.500 kg rễ hương tươi/vụ Ngoài ra, trồng cây rễ hương dưới tán câyrừng cũng góp phần đáng kể giảm sức ép về tài nguyên nói chung và nạn phá rừng nóiriêng, thúc đẩy quá trình xã hội hóa nghề kinh doanh rừng; Cây rễ hương với đặc điểmsinh học là bộ rễ ăn nông và hẹp cộng thêm thân thảo nên có tác dụng chống xói mòn,rửa trôi bề mặt đất, đồng thời duy trì độ ẩm cho đất so với rừng chỉ một tầng che phủ

Từ hiệu quả của các mô hình mẫu cũng như tác dụng và lợi ích mà rễ hương mang lại,đến năm 2011 người dân thị trấn Tân Lạc bắt đầu nhân rộng giống cây rễ hương làmnguyên liệu sản xuất hương trầm Cụ thể tình hình phát triển nguyên liệu hương trầmđược thể hiện qua bảng sau

Bảng 2.4: Tình hình phát triển nguyên liệu rễ hương của thị trấn

(Nguồn: Số liệu thống kê thị trấn Tân Lạc, năm 2012)

Qua bảng số liệu ta thấy, diện tích trồng mới của nguyên liệu hương trầm qua cácnăm tăng dần và lượng tăng của năm sau cao hơn năm trước, chính vì thế năm 2012được sự quan tâm giúp đỡ của sở khoa học và công nghệ tỉnh Nghệ An cùng với trungtâm khuyến nông huyện Quỳ Châu thị trấn Tân Lạc đã thực hiện được đề án “ Hỗ trợxây dựng mô hình trồng cây rễ hương dưới tán cây rừng huyện Quỳ Châu – mô hìnhthị trấn Tân Lạc” cung ứng nguyên liệu cho làng nghề sản xuất hương trầm tại địaphương Đưa giống hương bài cải tiến vào trồng mang lại năng suất cao hơn so vớiTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

được trồng phân tán trong vườn của các hộ gia đình trong thị trấn Đồng thời được sởKHCN tỉnh Nghệ An hỗ trợ về giống, phân bón, kỹ thuật để đầu tư chăm sóc, nên năm

2012 diện tích trồng mới cây hương nguyên liệu tăng so với năm 2011 là 2,6 ha, caohơn so với diện tích trồng mới của 2011 là 1,6 ha Sản lượng rễ hương thu hoạch hàngnăm bình quân năm 2012 là 5714,3 kg/ha so với 2011 là 4400 kg/ha, cao hơn 1314,3kg/ha Sản lượng tăng lên khá lớn là do năm 2012 bà con được hỗ trợ giống mới, phânbón, kỹ thuật canh tác nên hiệu quả đạt được là cao hơn Tuy quy mô, sản lượng rễhương đã tăng lên khá nhiều trong mấy năm gần đây nhưng chỉ đáp ứng được mộtphần nhỏ nhu cầu rễ hương cho việc sản xuất ở thị trấn năm 2012 là 20 %, còn 80 %phải thu mua từ xã khác hoặc phải mua từ bên ngoài

Việc khai thác, mua bán rễ hương chủ yếu do hộ gia đình thực hiện và mang tính tựphát Phần lớn các hộ gia đình về địa phương trồng rễ hương để thu mua nguyên liệu tươisau đó đem về phơi khô đem ra chợ để bán buôn, bán lẻ cho các hộ có nhu cầu

Thời gian gần đây do xăng dầu tăng nhanh, chi phí vận chuyển tăng, thủ tục vậnchuyển phiền hà nên giá cước phí vận chuyển cũng tăng nhanh đã ảnh hưởng đến hiệuquả của sản phẩm TTCN nói chung và sản phẩm hương trầm nói riêng Trong khi đó,giá các loại sản phẩm đầu ra lại hầu như không tăng do vậy thu nhập của người dângiảm đi Việc trồng rễ hương cung cấp nguyên liệu cho làng nghề ngay tại địa phươnggiảm được chi phí sản xuất là rất cấp bách

2.2.2 Mô hình sản xuất hương trầm tại thị trấn Tân Lạc

2.2.2.1 Mô hình hộ gia đình

Loại hình thứ nhất cũng là hình thức chủ yếu hiện nay là hộ gia đình: Đây là

mô hình sản xuất tồn tại từ lâu đời Với mô hình này mọi lao động già trẻ đều có thểhuy động vào các công việc thích hợp Chủ gia đình hoặc là các lao động chính thường

là nghệ nhân hoặc người có tay nghề khá đảm nhận việc chỉ đạo các công đoạn sảnxuất, thực hiện các công việc đòi hỏi kỹ thuật cao và nghiệm thu đánh giá chất lượngsản phẩm Sản phẩm trong quy mô hộ gia đình hiện nay tạo ra 75 – 80 % khối lượngsản phẩm toàn thị trấn

Trong mô hình gia đình có 2 dạng:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 02/02/2018, 13:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS. Nguyễn Thế Nhã – TS. Vũ Đình Thắng, năm 2002, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tếnông nghiệp
Nhà XB: NXB Thống Kê
2. PGS. TS Mai Văn Xuân – TS. Nguyễn Văn Toàn – PGS. TS Hoàng Hữu Hoà, 1997, Lý thuyết thống kê, Đại học kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết thống kê
3. PGS. TS Phùng Thị Hồng Hà, 2004, giáo trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, Đại học kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình quản trị doanh nghiệp nôngnghiệp
4. Khoa kinh tế, 1999, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học và quản trị kinh doanh 1995 – 1999, Đại học kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học và quản trị kinhdoanh 1995 – 1999
6. Báo cáo tổng kết đánh giá kết quả SXKD làng nghề, làng có nghề năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013 Khác
7. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội thị trấn Tân Lạc năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013 Khác
8. Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quỳ Châu đến năm 2020 Khác
4. www.tainguyenmoitruong.com.vn 5. www.baonghean.vnTrường Đại học Kinh tế Huế Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w