1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại xã nam hải, huyện nam trực, tỉnh nam định

90 991 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 489,68 KB

Nội dung

Tuy nhiên, những năm gần đây việc sửdụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật quá mức, sự đa dạng; biến động khôngngừng của thị trường phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, tạo cơ hội ngày càngt

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : PGS TS ĐOÀN VĂN ĐIẾM

TỈNH NAM ĐỊNH

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơnsâu sắc đến các thầy cô trong trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam nóichung, các thầy cô trong khoa Môi Trường nói riêng đã trang bị cho tôi nhữngchuyên môn cũng như lối sống, kiến thức cơ bản trong học tập, đó là hànhtrang vững chắc trong công tác làm khóa luận tốt nghiệp

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn PGS.TSĐoàn Văn Điếm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thựchiện, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Nam Hải, HTX nông nghiệp xãNam Hải, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, các hộ gia đình trong xã đã cungcấp thông tin cần thiết, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trìnhthực hiện đề tài tại địa phương

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đãgiúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian qua

Trong quá trình làm chuyên đề dù đã rất cố gắng nhưng không tránhkhỏi những sai sót, vì vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy

cô, các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2016

Sinh viên

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH vi

MỞ ĐẦU 1

Tính cấp thiết của đề tài 1

Mục tiêu nghiên cứu 2

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Khái quát chung về đặc điểm của phân bón 3

1.1.1 Khái niệm, phân loại và thành phần của phân bón 3

1.1.2 Vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp 6

1.1.3 Ảnh hưởng của phân bón đến môi trường và con người 9

1.1.4 Tình hình sử dụng phân bón hiện nay 11

1.2 Khái quát chung về thuốc bảo vệ thực vật 15

1.2.1 Thiệt hại do sâu bệnh và dịch hại gây ra với sản xuất nông nghiệp .15

1.2.2 Khái niệm về thuốc bảo vệ thực vật 16

1.2.3 Vai trò của thuốc bảo vệ thực vật 18

1.2.4 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường và con người 19

1.2.5 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 22

Chương 2:ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .25

2.1 Đối tượng nghiên cứu 25

2.2 Phạm vi nghiên cứu 25

2.3 Nội dung nghiên cứu 25

Trang 4

2.4 Phương pháp nghiên cứu 25

2.4.1 Thu thập thông tin thứ cấp 25

2.4.2 Thu thập thông tin sơ cấp 26

2.4.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 26

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27

3.1 Đặc điểm chung về xã Nam Hải, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định .27

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 27

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 30

3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội đối với sản xuất nông nghiệp của xã Nam Hải 33

3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Hải 34

3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất của xã Nam Hải 34

3.2.2 Hiện trạng trồng trọt trên địa bàn xã Nam Hải 35

3.3 Thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV tại xã Nam Hải 37

3.3.1 Thực trạng sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp tại xã Nam Hải 37

3.3.2 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp tại xã Nam Hải .48

3.4 Hiện trạng quản lý phân bón, thuốc BVTV tại xã Nam Hải 60

3.4.1 Hệ thống quản lý, phân phối phân bón, thuốc BVTV xã Nam Hải .60

3.4.2 Những tồn tại trong công tác quản lý phân bón và thuốc BVTV 61

3.5 Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý phân bón và thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Hải 61

3.5.1 Giải pháp trong việc sử dụng phân bón 61

3.5.2 Giải pháp trong sử dụngthuốc BVTV 62

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64

Trang 5

Kết luận 64

Kiến nghị 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

PHỤ LỤC: PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ 69

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Danh mục từ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

DDT Thuốc trừ sâu có thành phần chì và asen

IFA Hiệp hội Công nghiệp Phân bón Quốc tế

VKHNNVN Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Đóng góp của các nhân tố đối với tăng sản lượng trồng trọt

6

Bảng 1.2 Các nguyên nhân làm giảm hiệu quả của phân bón 7

Bảng 1.3 Hàm lượng KLN trong một số loại phân bón (mg/kg) 9

Bảng 1.4 Nhóm 10 nước tiêu thụ phân bón lớn nhất toàn cầu năm 2010/2011 12

Bảng 1.5 Dự báo nhu cầu phân bón toàn cầu 13

Bảng 1.6 Lượng phân bón vô cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm 14

Bảng 1.7 Phân loại thuốc theo độc cấp tính của thuốc 18

Bảng 1.8 Tính tan của hóa chất BVTV trong môi trường nước 20

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu khí hậu ở Nam Định 29

Bảng 3.2: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của xã Nam Hải 2015 .35

Bảng 3.3: Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng tại xãNam Hải năm 2015 36

Bảng 3.4: Số hộ sử dụng các loại phân hữu cơ tại xã Nam Hải 37

Bảng 3.5: Hình thức xử lý phế phẩm đồng ruộng của người dân 38

Bảng 3.6: Lượng phân hữu cơ sử dụng trong nông nghiệp tại xã Nam Hải .39

Bảng 3.7: Cách thức sử dụng phân vô cơ cho cây trồng xã Nam Hải .40

Bảng 3.8: Lượng phân đạm được sử dụng tại xã Nam Hải vụ mùa năm 2015 42

Bảng 3.9: Lượng phân lân được sử dụng tại xã Nam Hải vụ mùa năm 2015 .43 Bảng 3.10 : Lượng phân Kali được sử dụng tại xã Nam Hải 44

Bảng 3.11 Chủng loại thuốc BVTV được sử dụng tại xã Nam Hải 49

Bảng 3.12: Số lần phun thuốc và khoảng cách giữa các lần phun 52

Bảng 3.13: Thực trạng phun thuốc hỗn hợp của 60 hộ tại xã Nam Hải .55

Trang 7

Bảng 3.14: Thời gian cách ly một số loại cây trồng tại xã Nam Hải 55

Bảng 3.15: Thực trạng sử dụng bảo hộ lao động của người dân xã Nam Hải khi sử dụng thuốc BVTV 56

Bảng 3.16: Xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV 56

DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1 Tỷ trọng nhu cầu phân bón theo cây trồng 11

Hình 3.1: Bản đồ xã Nam Hải 27

Hình 3.2 Diễn biến một số chỉ tiêu khí tượng tại Nam Định 29

Hình 3.3: Cơ cấu lao động trong xã năm 2015 30

Hình 3.4 Cơ cấu kinh tế của xã năm 2015 31

Hình 3.5 : Cơ cấu sử dụng đất của xã năm 2015 34

Hình 3.6: Một số loại phân vô cơ được bày bán trong các cửa hàng 40

Hình 3.7: Một số HCBVTV được bày bán ở địa phương 51

Hình 3.8: Cách lựa chọn thuốc BVTV của người dân tại xã Nam Hải .53

Hình 3.9: Tỷ lệ nông hộ lựa chọn thời điểm phun thuốc cho cây trồng .54

Hình 3.10: Vỏ thuốc BVTV vất bừa bãi không được thu gom 57

Hình 3.11: Cách thức xử lý lượng thuốc dư sau khi phun 58

Trang 8

MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài

Ở bất cứ đất nước nào, dù là nước nghèo hay nước giàu, nông nghiệp đều

có vị trí quan trọng Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nềnkinh tế cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho con người tồn tại cũng như làđầu vào cho các ngành khác Tuy nhiênsự bùng nổ dân số trong những năm qua

đã làm nảy sinh vấn đề an ninh lương thực và gây sức ép lên các vùng đất nôngnghiệp làm diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp Một vấn đề đặt ra chothế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là làm thế nào để đáp ứng đủ nhu cầucủa con người Việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất làmột trong những biện pháp hiệu quả

Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩmthuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng thuận lợi cho sự phátsinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng Do vậy việc sử dụngphân bón, thuốc bảo vệ thực vật để nâng cao sản xuất, sản lượng, phòng trừ sâuhại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn làmột biện pháp quan trọng chủ yếu Tuy nhiên, những năm gần đây việc sửdụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật quá mức, sự đa dạng; biến động khôngngừng của thị trường phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, tạo cơ hội ngày càngtăng lượng sử dụng chúng trong sản xuất, nhiều hộ nông dân chỉ quan tâm đếnnăng suất nông sản mà không quan tâm nhiều đến sức khỏe của con người Đểgiải quyết được các sức ép đó, việc quản lý và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệthực vật phải thực sự có hiệu quả, tuy nhiên với tình hình hiện nay đó là vấn đềhết sức khó khăn

Xã Nam Hải, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định là một xã cũng có nền sảnxuất nông nghiệp từ lâu với trên 70% diện tích là đất nông nghiệp, đa số ngườidân nơi đây sống bằng nghề trồng lúa.Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, sản

Trang 9

xuất nông nghiệp trong xã đang dần chuyển sang hướng thâm canh, tăng vụ.Cây nông nghiệp được trồng ngày càng đa dạng như: lúa, ngô, lạc, rau xanh, bắpcải… Cũng giống như các địa phương khác trên cả nước tình trạng sử dụng ngàycàng tăng thuốc BVTV và phân bón của người dân xã Nam Hải đang ảnh hưởngkhông nhỏ tới sức khỏe và môi trường.

Xuất phát từ vấn đề đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“ Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại xã Nam Hải, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định”.

Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV ở xã Nam Hải,huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định

- Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường khi sử dụng phân bón vàthuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp

Yêu cầu của đề tài

Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến việc sửdụng phân bón và thuốc BVTV ở xã Nam Hải, huyện Nam Trực, tỉnh NamĐịnh

Đánh giá được thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Hải

Điều tra, đánh giá được tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV trongsản xuất nông nghiệp tại địa phương

Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phải phù hợp với tình hình thực

tế ở địa phương và phải có tính khả thi

Trang 10

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Khái quátchung về đặc điểm của phân bón

1.1.1 Khái niệm, phân loại và thành phần của phân bón

1.1.1.1 Khái niệm

Theo Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006), “Phân bón làcác chất hữu cơ hoặc vô cơ chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho câytrồng, được bón vào đất hay hoà vào nước phun, xử lý hạt giống, rễ và cây nonnhằm tăng năng suất và cải thiện chất lượng nông sản”

1.1.1.2 Phân loại phân bón

Phân bón hiện nay rất đa dạng, ngày càng phát triển Có nhiều cách phânloại phân bón như theo hợp chất cấu tạo, theo thành phần nguyên tố dinh dưỡngtrong phân bón

Theo Cẩm Hà (2012), ta có thể phân loại phân bón như sau:

 Phân vô cơ đa lượng

Phân đạm:

- Phân Urê CO(NH4)2: chứa 44-48% N

- Phân amôn nitrat (NH4NO3):chứa 33-35% N

- Phân đạm sunphat, còn gọi là phân SA (NH4)2SO4: có 20-21% N, 39% S

- Phân đạm clorua (NH4Cl) chứa 24-25% N

- Phân Xianamit canxi: chứa 20-21% N, 20-28% vôi, 9-12% C

- Phân phôtphat đạm (NH4PO4): chứa 16% N, 20% P

Trang 11

- Tecmo phôt phat (phân lân nung chảy, lân Vân Điển): có dạng bột màu

xanh nhạt, gần như màu tro, có óng ánh; chứa 15-20% lân, 30% canxi, 13% Mg, có khi có cả K

12 Phân lân kết tủa: chứa 2712 31% lân nguyên chất và 1 ít canxi

Phân kali:

- Phân clorua kali:chứa 50-60% K nguyên chất và một ít muối ăn.

- Phân sunphat kali: chứa 45-50% K nguyên chất, 18% S

- Phân kali – magie sunphat: chứa 20-30% K2O, 5-7% MgO, 16-22% S

- Muối kali 40%: chứa 40% K

 Phân phức hợp và phân hỗn hợp

Có thể chia thành các loại 2 yếu tố (N-P, N-K, P-K), loại 3 yếu tố (N-P-K), loại

4 yếu tố (N-P-K-Mg)

Phân NP:

- Phân Amophor: tỉ lệ N:P:K là 1:1:0, chứa 18% N và 18% P2O5

- Phân Diamophor (DAP): tỉ lệ N:P:K là 1:2,6:0, chứa 18% N, 40% P2O5

- Phân PK 0:1:3: chứa 55% supe lân và 45% KCl

- Phân PK 0:1:2: chứa 65% supe phôt phat và 35% KCl

Phân N-P-K:

- Phân Amsuka: có tỉ lệ NPK là 1:0,4:0,8

- Phân Amphoska: có tỉ lệ NPK là 1:0,1:0,8; chứa 17% N, 7,4% P2O5,14,1% K2O

Trang 12

- Phân viên NPK Văn Điển: có tỉ lệ NPK là 5:10:3; trong phân ngoài chứaNPK còn có 6,7% MgO, 10-11% SiO2, 13-14% CaO.

- Phân tổng hợp NPK: gồm các dạng: 16:16:8; 14:8:6; 10:10:5; 15:15:20

 Phân bón lá

- Là những hợp chất dinh dưỡng, có thể là các nguyên tố đa lượng, trunglượng hoặc vi lượng, được hòa tan trong nước và phun lên cây để cây hấpthụ

Phân hữu cơ:

Phân hữu cơ gồm các chất hữu cơ khi vùi vào đất được các vi sinh vậtphân giải và có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây

Phân chuồng: là phân do gia súc thải ra như phân lợn, phân trâu bò ngựa,

phân gà vịt… Thành phần dinh dưỡng của phân chuồng gồm các đa lượng và vilượng với hàm lượng tùy thuộc từng loại, thời gian và phương pháp ủ phân

Phân rác: là phân hữu cơ được chế biến từ rác, cỏ dại, thân lá cây xanh,

bèo tây, rơm rạ, chất thải rắn thành phố… được ủ với một số phân men nhưphân chuồng, nước giải, lân, vôi… cho đến khi hoai mục

Phân xanh: là loại phân hữu cơ, sử dụng các loại bộ phận trên mặt đất của

cây Phân xanh thường được sử dụng tươi, không qua quá trình ủ Cây phânxanh thường là cây họ đậu hoặc cỏ lào, cây quỳ dại…

Than bùn, phân dơi, tro: than bùn tạo thành từ xác các loài thực vật khác

nhau Trong than bùn hàm lượng chất vô cơ là 18 – 24%, phần còn lại là cácchất hữu cơ Trong tro có 1 – 30% K2O và 0,6 – 19% P2O5 Trong phân dơi cóhàm lượng lân rất cao

Ngoài ra còn có phân vi lượnggồm các nguyên tố Cu, Zn, Mn, B, Mo, Fe,Co, chúng được bón ở dạng đơn hoặc hỗn hợp.Phân trung lượng là nhữngphân có chứa các chất dinh dưỡng trung lượng như Ca, Mg, S

Trang 13

Phân vi sinh vật: là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật

có ích như vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn Gồm một số loại sau:

Phân vi sinh vật cố định đạm: có nhiều loài vi sinh vật có khả năng cố

định N từ không khí như tảo lam (Cyanobacterium), vi khuẩn Azotobacter,

Bradyrhizobium, Rhyzobium, xạ khuẩn Actinomyces, Klebsiella Trên thị trường

hiện nay có một số loại như sau: phân nitragin, phân Azotobacterin, phânAzozin…

Phân vi sinh vật hòa tan lân: gồm các vi sinh vật có khả năng phân hủy

lân như Aspergillus, Pseudomonas, Bacillus, Micrococens… Trên thị trường có một số loại như: Phosphobacterin…

1.1.2 Vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp

1.1.2.1 Phân bón đối với năng suất cây trồng

Theo Trần Văn Chiến, Phan Trung Quý (2006), từ ngày có công nghệphân bón hóa học ra đời, năng suất cây trồng tăng lên rõ rệt Trong những thập

kỉ cuối thế kỉ 20 ( từ 1960 – 1997), diện tích đất trồng lúa trên thế giới chỉ tăng

có 23,6% nhưng năng suất lúa đã tăng108% và sản lượng lúa tăng 164,4%,tương đương với mức sử dụng phân hóa học tăng lên là 242%

Thực tiễn ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới cũng cho thấy, phân bónhoá học đóng góp vào việc tăng sản lượng và năng suất cây trồng

Bảng 1.1 Đóng góp của các nhân tố đối với tăng sản lượng trồng trọt

1.1.2.2 Phân bón đối với các biện pháp kỹ thuật trồng trọt

Trong mối quan hệ với các biện pháp kỹ thuật trồng trọt liên hoàn (làm

Trang 14

đất, giống, mật độ gieo trồng, tưới tiêu, ) sử dụng phân bón hợp lý luôn là cơ sởquan trọng cho việc phát huy hiệu quả các biện pháp kỹ thuật khác.

Bảng 1.2 Các nguyên nhân làm giảm hiệu quả của phân bón

STT Nguyên nhân làm giảm hiệu quả phân bón Mức độ giảm(%)

6 Vị trí và cách bón phân không thích hợp 5 – 10

Nguồn: Nguyễn Văn Bộ, 2003

1.1.2.3 Phân bón đối với chất lượng sản phẩm

Nhìn chung vai trò của các loại phân bón như sau:

- Phân đạm có vai trò trong cấu tạo protit, là cơ sở của sự sống Thiếu đạm,cây coi cọc, đẻ nhánh kém, ít phát triển mầm non, lá nhỏ, quang hợp yếu,

ra hoa, kết quả muộn, năng suất yếu

- Phân lân tham gia vào quá trình hình thành mầm non, đẻ nhánh, ra hoa kếtquả, đồng thời tăng cường sự vận chuyển đường và bột tích lũy về dạnghoạt động

- Phân kali xúc tác quá trình quang hợp hình thành chất đường, bột trongcây, quá trình tạo protit hình thành tế bào mới, giúp cây khắc phục trạngthái thiếu ánh sáng Kali tăng cường sự hút nước, làm chậm sự đông kếtcủa dịch tế bào khi gặp lạnh, nhờ đó giúp cây chịu lạnh, nóng

- Bón phân Ca, Mg, S có tác dụng làm tăng chất lượng protein, dầu, tinhdầu cho các loại cây trồng (theo Cẩm Hà, 2012)

Vì vậy bón phân cân đối và hợp lí cho cây trồng vừa làm tăng năng suất,vừa làm tăng chất lượng sản phẩm

Trang 15

1.1.2.4 Phân bón đối với môi trường

Trong trồng trọt, cần bón phân cho cây trồng nhằm đạt năng suất cao, chấtlượng tốt tăng độ che phủ đất do đó bón phân cũng để giữ ổn định và bảo vệ đấttrồng khỏi quá trình xói mòn, rửa trôi, làm đất tốt hơn

Bón phân hữu cơ giúp cải thiện tính chất lý, hóa, sinh của đất, đồng thờiđất tích lũy thêm mùn và các chất dinh dưỡng, nâng cao độ phì cho đất Do đóbón phân hữu cơ và vôi là các phương tiện cải tạo môi trường đất toàn diện vàhiệu quả cao

Bón phân hóa học với lượng hợp lí có tác dụng tăng cường hoạt động của

vi sinh vật có ích, tăng cường sự khoáng hóa chất hữu cơ có sẵn trong đất,chuyển độ phì tự nhiên sang độ phì thực tế Bón phân lân giữ đất khỏi bị chuahóa do trong phân lân còn chứa một lượng canxi cao (Nguyễn Thanh Bình,2008)

1.1.2.5 Phân bón đối với thu nhập của người sản xuất

Bón phân là biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng quyết định với nông sản vàhiệu quả của các biện pháp kỹ thuật khác, nên trong trồng trọt người sản xuất rấtcoi trọng đầu tư phân bón Vì vậy, việc sử dụng phân bón hiệu quả sẽ làm tăngnhiều thu nhập và lợi nhuận cho người sản xuất Bón phân cân đối trong trồngtrọt có thể giải quyết được mâu thuẫn giữa việc đạt năng suất cây trồng cao vàchất lượng sản phẩm để đảm bảo thu nhập cao cho nông dân (Nguyễn Như Hà

và Lê Thị Bích Đào, 2010)

1.1.3 Ảnh hưởng của phân bón đến môi trường và con người

Ảnh hưởng của phân bón đến môi trường

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), Tổ chức Nônglương thế giới (FAO) và Ban Lúa gạo quốc tế (IRC) tổng kết, bón phân đồng bộ

và cân đối có thể tăng năng suất cây trồng từ 45-50% Ở Việt Nam, hiệu suất sửdụng phân bón chỉ vào khoảng 35-40%, nghĩa là chỉ có khoảng 35-40% lượng

Trang 16

phân bón cây trồng sử dụng được, còn lại 60-65% bị mất đi Có thể làm một bàitoán như sau, nhu cầu sử dụng phân bón của nước ta năm 2010 là 8,9 triệu tấn,như vậy lượng mất đi vào khoảng 5,3-5,7 triệu tấn, chưa kể những hệ lụy gây racho cuộc sống con người và môi trường (Hoàng Văn Tại, 2012)

Trong phân bón đều có chứa các yếu tố kim loại, tùy mỗi loại phân bón

mà hàm lượng khác nhau, hàm lượng kim loại mỗi loại phân khác nhau được thểhiện dưới bảng sau:

Bảng 1.3 Hàm lượng KLN trong một số loại phân bón (mg/kg)

Nguồn: Lê Văn Khoa, 2004 – Sinh thái và môi trường đất.

- Ảnh hưởng tới môi trường:

+ Ảnh hưởng tới khí quyển: khi bón phân vào đất, chỉ một phần được cây

trồng sử dụng, phần còn lại chúng tích lũy trong môi trường nước, đất hoặc bayhơi vào khí quyển.Riêng khí metan, hàng năm trên thế giới thải ra khoảng 250triệu tấn, trong đó các hoạt động nông lâm nghiệp chiếm khoảng 40 – 60%,ngoài ra trong quá trình sản xuất phân bón làm phát thải ra một lượng lớn cáckhí thải ( NH3, CH4 , CO2, ), hệ quả của nó là tạo ra hiện tượng hiệu ứng nhàkính, quá trình được minh họa bằng các phương trình:

CO + O3 =>CO2+ O2

NO + O3 =>NO2+ O2

CH4 + O3 =>CO2 + H2O

Trang 17

Do vậy làm suy giảm tầng ozon.

Hiệu ứng nhà kính và suy giảm tầng ozon làm cho quá trình cản trở tiahồng ngoại giảm, mặt đất chịu thêm tác dụng của tia năng lượng, đồng thời cũngảnh hưởng đến cả phần hơi nước của tầng khí quyển Hệ quả của các quá trìnhnày làm trái đất nóng lên, hạn hán, cháy rừng, sa mạc hóa ( Lê Văn Khoa,2011)

+ Ảnh hưởng đến môi trường nước: Trong lượng phân bón chưa được cây

sử dụng, một phần còn lại ở trong đất, một phần bị rửa trôi theo nước mặt donước mưa chảy tràn, các công trình thủy lợi ra các ao hồ, sông suối gây ô nhiễmnguồn nước mặt Một phần do trọng lực theo chiều dọc ngấm xuống tầng nướcngầm làm ô nhiễm nguồn nước ngầm

+ Ảnh hưởng đến môi trường đất:làm cho đất bị chua hóa khi bón khônghợp lý một số loại phân có chứa thành phần là axit tự do như phân supe Lân,sunfat Đạm (có chứa axit sunfuric dư), ngoài ra khi tăng cường bón phân hóahọc, rễ cây phải hô hấp mạnh để hấp thu dinh dưỡng sẽ giải phóng CO2, kết hợpvới nước tạo thành H2CO3 Catrion H+ ở bề mặt lông hút sẽ trao đổi với cáccatrion của dung dịch đất như K+, NH4+, hoặc Ca2+ từ đó H+ kết hợp với các gốcsunfat, Clo của phân hình thành axit gây chua đất Ngoài ra bón phân quá mứccòn gây ảnh hưởng đến tính chất vật lý, sinh học của đất

- Ảnh hưởng đến con người:

Thực ra NO3- không độc, nhưng khi nó bị khử thành NO2- trong cơ thể nótrở nên rất độc NO3- trong dạ dày bị các vi khuẩn khử thành NO2- và xâm nhậpvào máu, nó phản ứng với hemoglobin chứa Fe2+ (đây là phân tử có chức năngvận chuyển O2 đi khắp cơ thể) tạo ra methaemoglobinaemia chứa Fe3+ có rất ítnăng lực vận chuyển O2 và trẻ sơ sinh rất mẫn cảm với bệnh này do trong dạ dàykhông đủ axit để ngăn cản các vi khuẩn biến đổi NO3- thành NO2-

Trang 18

Ung thư dạ dày cũng là bệnh liên quan tới hàm lượng NO3- trong nước và

do quá trình biến đổi từ NO3- thành NO2- phản ứng với một loại amin thứ sinhxuất hiện khi phân huỷ mỡ hoặc prôtêin ở bên trong dạ dày tạo ra hợp chất N –nitroso (chất gây ung thư) Phân hữu cơ chứa lượng lớn VSV gây bệnh, khi bónphân, đặc biệt khí bón quá liều lượng và không đảm bảo thời gian cách ly thì sẽgây hại cho sức khỏe con người (Nguyễn Như Hà và Lê Thị Bích Đào, 2010)

1.1.4 Tình hình sử dụng phân bón hiện nay

Cọ dầuMía đườngHoa màu

và cây ăn trái

Hình 1.1 Tỷ trọng nhu cầu phân bón theo cây trồng

Trang 19

Nguồn: Nguyễn Như Hà và Nguyễn Văn Bộ, 2013

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO,2015)nhu cầu của thị trường phân bón thế giới trong năm 2015 ước tính tăngxấp xỉ 2% (đạt 191 triệu tấn) Trong khi đó, nguồn cung dự kiến tăng 4,9% (đạt212,7 triệu tấn)

Tại khu vực Đông Âu và Trung Á, Tây Á tiêu thụ phân bón niên vụ2014/2015 giảm bởi những căng thẳng địa chính trị trong khu vực và nền kinh tếsuy yếu

Tại Bắc Mỹ, phương Tây và Trung Âu tiêu thụ giảm Ngược lại, ở châu ĐạiDương và châu Phi lại tăng trưởng Mức tiêu thụ giảm mạnh nhất được dự đoán ởBắc Mỹ và tăng mạnh được thể hiện ở Đông Nam Á, Nam Á và Châu Mỹ Latinh.(Theo Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, 2/2016)

Bảng 1.5 Dự báo nhu cầu phân bón toàn cầu

ĐVT: triệu tấn

đạm (N)

Phân lân (P 2 O 5 )

Phân Kali (K 2 O)

Tổng cộng

Trang 20

Theo Hiệp hội phân bón Quốc tế (IFA), niên vụ 2015/16, giá nông sảngiảm cùng với nền kinh tế của các nước mới phát triển suy yếu sẽ tác động tớinhu cầu phân bón toàn cầu, dự báo sẽ giảm 0,1% xuống còn 183,1 triệu tấn Đốivới phân đạm, nhu cầu tăng 0,1% lên 110,4 triệu tấn, phân lân tăng 0,9% lên40,8 triệu tấn và phân kali tăng 0,2% lên 31,9 triệu tấn.

1.1.4.2 Tại Việt Nam

Từ lâu đời nông dân nước ta có thói quen dùng phân hữu cơ để bón chocây trồng (cây phân xanh, bộ đậu, điền thanh, cố khí, bèo dâu và phân chuồng).Khi công nghệ supephosphate ra đời, nền công nghiệp hóa học phân bón xuấthiện làm thay đổi bộ mặt sản xuất nông nghiệp, năng xuất và sản lượng câytrồng tăng Từ năm 1960 nông dân nước ta mới thực sự chuyển hướng kết hợpdụng phân bón hóa học chứa “N-P-K” với phân hữu cơ để cung cấp dinh dưỡngcho cây trồng

Lịch sử sử dụng phân bón hóa học nước ta có thể chia làm 3 giai đoạn:

- Trước năm 1972: Chủ yếu dùng đạm để bón, còn lân và kali rất ít sử dụng

- Từ năm 1972 – 1992: Sau đạm và lân, phân hữu cơ cũng được dùng phổbiến để bón trên nhiều vùng đất

- Từ năm 1992 đến nay: Phân đạm, lân, kali và phân hữu cơ được sử dụngrộng rãi hầu hết ở Việt nam

Việt Nam có khoảng 15 doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn, thị phần củacác công ty này chiếm khoảng 95% tổng sản lượng phân bón sản xuất năm

2014 Trong đó, 9 công ty lớn thuộc tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem), 2công ty thuộc Tập đoàn dầu khí (PVN) Trong giai đoạn 2009 - 2013, lượng sảnxuất phân bón tăng trên 1 triệu tấn, với mức tăng trưởng trung bình hàng nămđạt 8,6% so với năm gốc 2009

Bảng 1.6 Lượng phân bón vô cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm

(Đơn vị tính: nghìn tấn N, P 2 O 5 , K 2 O)

Trang 21

Việt Nam nhập khẩu phân bón chủ yếu từ các thị trường như Hàn Quốc, NhậtBản, Canada … trong đó Trung Quốc là thị trường chính, chiếm tới 59% thịphần, kế đến là Nga 11% …

Tuy nhiên hiện nay, việc bón phân mới chỉ chú trọng ở đất đồng bằng nơi

có một số cây trồng có lượng nông sản hàng hóa tương đối lớn như: lúa, ngô,lạc, khoai tây, rau vụ đông v.v Ở đất đồi núi, người ta chỉ chú trọng bón phâncho các vùng chuyên canh như: chè, mía Trong 10 năm qua, tỷ lệ bón N, P, K

đã cân đối hơn (Tỷ lệ N: P: K của các năm 1990, 1995 và 2000 là 1: 0,12:0,05;1:0,46: 0,12 và 1: 0,44: 0,37 tương ứng) Tuy nhiên, tỷ lệ NPK vẫn còn mấtcân đối, đặc biệt đối với cây trồng trên đất dốc (tỷ lệ kali còn rất thấp so với tỷ lệđạm, lân) Do công tác khuyến nông về kỹ thuật bón phân cân đối chưa đượclàm tốt và tâm lý ưa chuộng phân Đạm của nông dân nên việc tăng bón đạm đãlàm trầm trọng thêm sự mất cân đối dinh dưỡng trong đất làm hiệu quả kinh tế

sử dụng phân bón chưa cao(Theo Những hiểu biết cơ bản về phân bón, 2011)

Trang 22

1.2.Khái quát chung về thuốc bảo vệ thực vật

1.2.1.Thiệt hại do sâu bệnh và dịch hại gây ra với sản xuất nông nghiệp

1.2.1.1.Trên thế giới

Đối với nông dân ở bất cứ nơi nào, sâu bệnh là một vấn đề Tuy nhiên, ngườitrồng quy mô nhỏ trong thế giới đang phát triển, tiếp tục kéo dài sản xuất, sựmất mát của một loại cây trồng có thể có nghĩa là sự khác biệt giữa sự sống còn

và nạn đói Ví dụ, sâu đục hạt lớn tàn phá khu vực Đông Phi trong những năm

1980 sau khi được giới thiệu từ Trung Mỹ, phá hủy 80% ngũ cốc được lưu trữ

và gây ra tình trạng thiếu lương thực nội địa hóa rộng rãi

Trên toàn thế giới ước tính có khoảng 67000 loài sâu bệnh và cỏ dại khácnhau đang phá hoại mùa màng Trong đó có khoảng 9000 loài sâu bọ, 5000 loàidịch bệnh thực vật và 8000 loài cỏ dại Nói chung 5% trong số đó có thể pháttriển gây ra các bệnh dịch lớn ( Theo LHQ, 2012)

1.2.1.2.Ở Việt Nam

Ngày 04/02, tại thành phố Hòa Bình, Trung tâm bảo vệ thực vật (BVTV)phía Bắc thuộc Cục BVTV phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh HòaBình tổ chức Hội nghị tổng kết công tác bảo vệ thực vật năm 2015 và triển khainhiệm vụ công tác bảo vệ thực vật năm 2016 các tỉnh phía Bắc

Theo đó, năm 2015, thời tiết tại các tỉnh trong vùng phía Bắc diễn biến bấtthường Vụ Xuân rét đậm, rét hại, kéo dài hơn; một số vùng có sương muối,băng giá, mưa tuyết và băng giá như Sapa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu), ĐồngVăn (Hà Giang) Vụ mùa nắng nóng xuất hiện sớm, phổ biến từ 35-38 độ C, cónơi lên đến 40 độ C Về mức độ gây hại, năm 2015 các đối tượng dịch hại chủyếu như sâu cuốn lá nhỏ, rầy, sâu đục thân, ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn, bệnhkhô vằn, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh lùn sọc đen mức hại thấp, phân bốhẹp và chuột, bệnh vàng lá mức hại cao hơn so với năm 2014 Tuy nhiên, nhờcông tác dự báo, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nên mức độ thiệt hại không cao.Lúa vẫn được mùa, năng suất và sản lượng lúa cao hơn năm trước Các cây

Trang 23

trồng khác sinh trưởng, phát triển tốt và năng suất được đảm bảo (Cục BVTV,2015).

1.2.2 Khái niệm về thuốc bảo vệ thực vật

Theo Trần Văn Hai (2013) thì “thuốc bảo vệ thực vật hay nông dược là

những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng đểbảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hạiđến tài nguyên thực vật Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏdại, chuột và các tác nhân khác.”

Việc phân loại thuốc BVTV có thể thực hiện theo nhiều cách như phân loại theođối tượng phòng trừ hoặc theo gốc hóa học Cụ thể:

 Phân loại theo đối tượng phòng trừ

- Thuốc điều hòa sinh trưởng

Trong các nhóm thuốc nêu trên, được sử dụng phổ biến hơn cả là thuốctrừ sâu, thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ

Phân loại theo gốc hóa học

- Nhóm thuốc thảo mộc: có độ độc cấp tính cao, mau phân hủy trong môitrường

- Nhóm clo hữu cơ: DDT, 666, : có độ độc cấp tính tương đối thấpnhưng tồn tại lâu trong môi trường, và cả trong cơ thể người, động vật, gây độcmãn tính nên nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng

Trang 24

- Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58, : có độ độc cấp tính tương đối cao,mau phân hủy trong cơ thể và môi trường hơn nhóm clo hữu cơ.

- Nhóm Carbamate: Mipcin, Basa, Sevin, : có độ độc cấp tính tương đốicao, khả năng phân hủy tương tự nhóm lân hữu cơ Đây là thuốc được sử dụngrộng rãi vì tương đối rẻ tiền mà hiệu lực cao

- Nhóm Pyrethoide: Decis, Sherpa, Sumicidine, : dễ bay hơi, tương đốimau phân hủy trong cơ thể người và môi trường

- Các hợp chất Pheromone: là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết ra

để kích thích hành vi của những sinh vật khác cùng loài Các chất điều hòa sinhtrưởng côn trùng (Nomolt, Applaud, ) là những chất dùng để biến đổi sự pháttriển của côn trùng Chúng ngăn cản côn trùng biến thái hoặc ép chúng phảitrưởng thành từ rất sớm Loại này ít độc với người và môi trường

- Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV, ): ít độcvới người và các sinh vật không phải là dịch hại

 Phân loại theo độc cấp tính

Trang 25

Bảng 1.7 Phân loại thuốc theo độc cấp tính của thuốc

Nhóm I: rất độc Chữ đen trên dải đỏ Đầu nâu xương chéo

trên nền trắngNhóm II: độc trung

bình

Chữ đen trên dải vàng Chữ thập đen trên nền

trắngNhóm III: ít độc Chữ đen trên dải xanh

nước biển

Vách đen không liên tụctrên nền trắng

Nhóm IV: rất ít độc Chữ đen trên dải xanh lá

 Phân loại theo dạng thuốc

 ND: Nhũ Dầu, EC: Emulsifiable Concentrate

 DD: Dung Dịch, SL: Solution, L: Liquid, AS: Aqueous Suspension

 BTN: Bột Thấm Nước, BHN: Bột Hòa Nước, WP: Wettable Powder,

 DF: Dry Flowable, WDG: Water Dispersible Granule, SP: SolublePowder

 HP: huyền phù FL: Flowable Liquid, SC: Suspensive Concentrate

 H: hạt, G: granule, GR: granule P: Pelleted (dạng viên)

 BR: Bột rắc, D: Dust

1.2.3 Vai trò của thuốc bảo vệ thực vật

Trong sản xuất nông nghiệp, cùng với phân bón thì thuốc BVTV lànhững công cụ đắc lực trong sản suất nông nghiệp Thuốc BVTV góp phần hạnchế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, ngăn chặn và dập tắt các đợt dịch bệnhtrên phạm vi lớn, đảm bảo năng suất cây trồng, giảm thiểu thiệt hại cho ngườisản xuất, đảm bảo an ninh lương thực cho người sản xuất

Thuốc hoá học có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diệnrộng và chặn đứng những trận dịch trong thời gian ngắn mà các biện pháp kháckhông thể thực hiện được

Trang 26

Biện pháp hoá học đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, kinh tế, bảo vệ đượcnăng suất cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản và mang lại hiệu quả kinh tế,đồng thời cũng giúp giảm được diện tích canh tác.

Biện pháp hoá học dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau, đemlại hiệu quả ổn định và nhiều khi là biện pháp phòng trừ duy nhất

Đến nay, thuốc BVTV đã để lại những dấu ấn quan trọng trong hầu hếtcác lĩnh vực của nền nông nghiệp hiện đại Nhưng loài người vẫn tiếp tục tìmkiếm các dạng sản phẩm mới dễ sử dụng hơn, có hiệu lực trừ dịch hại cao hơn,thân thiện hơn với môi sinh và môi trường

1.2.4 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường và con người

1.2.4.1 Ảnh đến môi trường

 Môi trường đất và nước:

Dù xử lý như thế nào thuốc BVTV cũng đi vào đất, tồn tại ở các lớp đấtkhông giống nhau.Thuốc BVTV có thời gian phân hủy dài, dùng liên tục có thểtích lũy trong đất với lượng lớn

Trong thời gian thuốc tồn tại có thể gây ô nhiễm đất, tích lũy sinh học vàtham gia vào chuỗi dinh dưỡng ảnh hưởng xấu đến khu hệ vi sinh vật đất, giunđất, làm chất hữu cơ không được phân hủy đất nghèo dinh dưỡng, độ phì nhiêugiảm sút

Hóa chất BVTV tích đọng và gây ô nhiễm nước bề mặt ruộng lúa, sôngngòi, ao hồ, nước ngầm Chúng tiêu diệt các loài sinh vật trong nước: tôm, cua,cá

 Đối với môi trường nước

Trang 27

Bảng 1.8 Tính tan của hóa chất BVTV trong môi trường nước

Nguồn: Lê Huy Bá, 2006

Môi trường nước xung quanh vẫn có thể bị nhiễm hóa chất khi nông dân

đổ thuốc thừa hoặc tráng rửa bình phun xuống ao, kênh mương Hoặc phunthuốc BVTV cho cây trồng gần mép nước Hoặc cũng có thể từ môi trường đấtqua quá trình rò rỉ, xói mòn, rửa trôi Hoặc từ không khí bị ô nhiễm qua hiệntượng mưa và sương mù Hoặc trực tiếp sử dụng thuốc BVTV để giết cá PGS.Nguyễn Đình Mạnh (2000) cho rằng tính di động của nó chịu ảnh hưởng lớnnhất của nước và lực dòng chảy của nước, khả năng di động của nó được quyếtđịnh bởi độ tan, độ hấp phụ trong keo đất, cường độ hấp phụ, vận tốc hấp phụcủa đất với nhóm thuốc BVTV Khả năng thấm sâu của thuốc BVTV phụ thuộcvào nước, lực thấm sâu của dòng nước, tính linh động của thuốc BVTV(NguyễnĐình Mạnh, 2000)

 Môi trường không khí:

Thuốc BVTV có nhiều loại, trong đó, có một số loại có thể bay hơi saukhi phun Tuy nhiên có ít bằng chứng về sự tiếp xúc với thuốc BVTV trongkhông khí gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe con người trừ những nơi

Trang 28

mà thuốc BVTV được sử dụng trong những khu vực quây kín, thông khí khôngđược thông thoáng.

1.2.4.2 Ảnh hưởng đến con người

Khi thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong thực phẩm vào cơ thể con ngườiqua đường ăn uống, chúng có thể bị loại bớt theo khí thở, theo phân hoặcnước tiểu Tuy nhiên, các chất độc hại này vẫn chuyển hóa qua gan Số thuốcbảo vệ thực vật dễ hòa tan trong nước thì sẽ bị loại bỏ nhưng lại có những hóachất sẽ tạo thành những chất trao đổi trung gian độc hơn, tích lũy trong một

số cơ quan hoặc mô mỡ gây tổn thương và kèm theo các triệu chứng ngộ độcnguy hiểm

Thuốc bảo vệ thực vật có trong thức ăn, đồ uống với lượng lớn có thểgây ngộ độc cấp tính như gây rối loạn tiêu hóa (nôn mửa, tiêu chảy), rối loạnthần kinh (nhức đầu, hôn mê, co giật hoặc co cứng cơ…), trụy tim mạch, suy

hô hấp rất dễ dẫn đến tử vong

Để giảm thiểu ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật, người tiêu dùng cầnlưu ý: chỉ nên mua rau, quả có nguồn gốc sản xuất an toàn; không mua rauquả dập nát, héo úa, có mùi lạ, có dấu hiệu bất thường nên ngâm rau quảtrong nước sạch ít nhất ba lần hoặc rửa dưới vòi nước chảy để loại trừ phầnthuốc bảo vệ thực vật còn tồn dư; nấu chín và mở vung khi nấu để loại trừ cácthuốc bảo vệ thực vật còn sót qua đường bay hơi(theo Tác hại của các độc tốđối với sức khỏe, 2012)

1.2.5 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

1.2.5.1 Trên thế giới

Hoá chất BVTV có thể được coi như sử dụng đầu tiên là dung dịch huyềnphù Boocđo (1881) Trong môt thời gian dài, người ta dùng các chất vô cơ nhưHCN, Đồng Asennat, Chì Asenat … làm thuốc trừ dịch hại cây trồng

Trang 29

Trên thế giới ngày nay có khoảng 900 – 1000 loại thuốc BVTV chính, vớikhoảng 500 phế phẩm dẫn xuất khác nhau Sản lượng hàng năm đạt tới hàngtriệu tấn (Thống kê điều tra 1900 – 1991 là 2,5 triệu tấn).

Theo ước tính, hàng năm thế giới tiêu thụ khoảng 2,5 triệu tấn thuốcBVTV đủ các loại và là một nguồn lợi rất lớn cho những quốc gia sản xuất Chỉtính riêng cho ba hãng sản xuất hoá chất lớn ở Hoa Kỳ là Monsanto, Dow, vàDuPont, năm 2000 họ thu về tổng cộng là 8,667 tỷ Mỹ kim chỉ tính riêng chohoá chất BVTV mà thôi Trung Hoa là quốc gia thứ nhì trên thế giới sản xuất424.000 tấn cho năm 2000 Mặc dù DDT đã bị cấm sản xuất và tiêu dùng trênthế giới nhưng Trung Quốc, Ấn Độ và Ý là những quốc gia còn lại vẫn tiếp tụcsản xuất bất chấp lệnh cấm của Liên Hợp Quốc

Theo khuyến cáo của FAO thì trên thị trường có hơn 30% hoá chất BVTVkhông đáp ứng được tiêu chuẩn yêu cầu và chứa nhiều tạp chất độc hại cũng như

có rất nhiều hoá chất đã bị cấm sử dụng trên thế giới

1.2.5.2 Tại Việt Nam

Thị trường thuốc BVTV đã thay đổi cơ bản: nền kinh tế từ tập trung baocấp chuyển sang kinh tế thị trường Một mạng lưới phân phối thuốc BVTV rộngkhắp cả nước đã hình thành, việc cung ứng thuốc đến nông dân rất thuận lợitrong việc lựa chọn và mua các sản phẩm Công tác quản lý thuốc BVTV đượcchú ý đặc biệt và đạt được hiệu quả khích lệ

Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam theoThông tư 34/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư 03/2015/TT-BNNPTNT ngày 29/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn về ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sửdụng ở Việt Nam và công bố mã HS đối với thuốc bảo vệ thực vật được phép sửdụng, cấm sử dụng ở Việt Nam , gồm:

Trang 30

Thuốc sử dụng trong Nông nghiệp:

- Thuốc trừ sâu: 659 hoạt chất với 1427 tên thương phẩm

- Thuốc trừ bệnh: 556 hoạt chất với 1213 tên thương phẩm

- Thuốc trừ cỏ: 217 hoạt chất với 666 tên thương phẩm

- Thuốc trừ chuột: 10 hoạt chất với 26 tên thương phẩm

- Thuốc điều hòa sinh trưởng: 42 hoạt chất với 133 tên thương phẩm

- Chất dẫn dụ côn trùng: 8 hoạt chất với 9 tên thương phẩm

- Thuốc trừ ốc: 25 hoạt chất với 140 tên thương phẩm

- Chất hỗ trợ (chất trải): 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm

Thuốc trừ mối: 15 hoạt chất với 21 tên thương phẩm

Thuốc bảo quản lâm sản: 8 hoạt chất với 10 tên thương phẩm

Thuốc khử trùng kho: 5 hoạt chất với 10 tên thương phẩm

Thuốc sử dụng cho sân golf:

- Thuốc trừ sâu: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm

- Thuốc trừ bệnh: 3 hoạt chất với 3 tên thương phẩm

- Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm

- Thuốc điều hòa sinh trưởng: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm

Thuốc xử lý hạt giống

- Thuốc trừ sâu: 12 hoạt chất với 16 tên thương phẩm

- Thuốc trừ bệnh: 10 hoạt chất với 11 tên thương phẩm

Với số lượng thuốc BVTV lớn nên việc kiểm soát tình hình kinh danhbuôn bán thuốc BVTV trong quá trình kiểm tra, giám sát vẫn còn nhiều bất cập,nhiều loại thuốc giả, thuốc kém chất lượng vẫn được bày bán trên thị trường củanước ta.Từ thực tế kinh doanh buôn bán, tình hình sử dụng thuốc BVTV củangười dân ở nước ta, vấn đề ô nhiễm môi trường và sức khỏe người tiêu dùng đã

và đang trở nên vấn đề cấp bách, là câu hỏi lớn cho các nhà quản lý

Trang 32

- Nghiên cứu trên địa bàn xã Nam Hải, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

- Thời gian nghiên cứu: Đề tài thực hiện từ 15/01/2016 đến 10/5/2016

2.3 Nội dung nghiên cứu

1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Nam Hải: vị trí địa

lí, khí hậu, thủy văn , dân số, tình hình phát triển nông nghiệp

2 Tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Nam Hải: hiện trạng sử dụng đất

tự nhiên, đất nông nghiệp

3 Thực trạng sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp tại xã NamHải: phân hữu cơ, phân vô cơ, các loại phân khác

4 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp tại xãNam Hải: số lượng, các loại thuốc, mức độ sử dụng

5 Hiện trạng quản lý phân bón và thuốc BVTV : bộ máy quản lý, hệthống phân phối, công tác hướng dẫn sử dụng

6 Đề xuất một số giải pháp trong sử dụng phân bón và thuốc BVTV hiệuquả trong sản xuất nông nghiệp tại xã Nam Hải

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Tıến hành thu thập các số liệu có sẵn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xãhội; tình hình sản xuất nông nghiệp, diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng;tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV ở địa phương

Nguồn tài liệu thu thập tại:

+ Thu thập số liệu thống kê của cấp xã, cấp huyện

Trang 33

+Thu thập thông tin từ các văn bản pháp quy của Nhà nước, Chính phủ,…+ Thu thập thông tin từ sách báo, tạp chí khoa học kĩ thuật, các đề tàinghiên cứu đã được công bố

2.4.2.Thu thập thông tin sơ cấp

+ Khảo sát thực địa:

Thông qua quan sát trực tiếp khu vực sản xuất nông nghiệp trên địa bànnghiên cứu, thu được hình ảnh trực quan về tình hình sản xuất nông nghiệp vàthực trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV của người dân trong xã

+ Phương pháp phỏng vấn chính thức bằng phiếu điều tra

Tổng số phiếu điều tra là 60 Các hộ phỏng vấn được rút ngẫu nhiên trên

cơ sở danh sách các hộ do HTX đã lập sẵn Các chỉ tiêu phỏng vấn gồm cóchủng loại và cách thức sử dụng phân bón, thuốc BVTV; liều lượng, tần số sửdụng, thời gian cách ly đối với từng loại cây trồng

2.4.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

- Tổng hợp và xử lý số liệu định lượng bằng phương pháp phân tích thống

kê trên phần mềm Excel

- So sánh các thông tin thu được với các tiêu chuẩn quy định về sử dụng phânbón và thuốc BVTV của Bộ NN&PTNT để đánh giá việc sử dụng có hợp lí vàđúng quy định hay không

Trang 34

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đặc điểm chung về xã Nam Hải, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Nam Hải là một xã nông nghiệp nằm ở phía Nam cuối huyện Nam Trực,cách trung tâm huyện Nam Trực 12km

Địa giới hành chính của xã được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp xã Nam Tiến

- Phía Nam giáp xã Trực Thanh- Trực Hưng- Trực Nội

- Phía Đông giáp xã Trực Đạo

- Phía Tây giáp xã Nam Thái

Hình 3.1: Bản đồ xã Nam Hải

Trang 35

3.1.1.2.Đặc điểm địa hình, sông ngòi

Địa hình của xã thuộc kiểu vùng đồng bằng thấp trũng, chủ yếu là đấtruộng canh tác, cốt ruộng so với cốt đường là 0.5 – 1.2m, địa hình bằng phẳngrất thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp như cấy lúa, trồng hoa màu,vv…

Toàn xã có trên 12km sông ngòi với hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh với 2trạm bơm, tưới tiêu bảo đảm tưới tiêu cho đồng ruộng Hệ thống cống, mươngmáng chằng chịt rất thuận lợi cho việc cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuấtnông nghiệp trong toàn xã

3.1.1.3 Thời tiết khí hậu

Nam Hải là một xã thuộc huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định có đặc điểmkhí hậu của vùng đồng bằng Sông Hồng Khí hậu mang tính chất nhiệt đới giómùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông Nhiệt độ trungbình hàng năm từ 23,7C Mùa đông nhiệt độ trung bình từ 18° - 19C, thánglạnh nhất là tháng I, tháng II Mùa hạ nhiệt độ trung bình là 27C, tháng nóngnhất là tháng VII

- Độ ẩm không khí trung bình năm: 80 - 85%, tháng có độ ẩm cao nhất90% là tháng III, thấp nhất 76% là tháng XI

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.700 - 1.800mm,phân bố không đều Mùa mưa từ tháng V đến tháng X, lượng mưa chiếm gần80% lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều nhất là VII, VIII Mùa khô từtháng XI đến tháng IV năm sau, lượng mưa chiếm 20% lượng mưa cả năm Cáctháng ít mưa nhất là tháng XII, I, II có tháng hầu như không có mưa

Trang 36

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu khí hậu ở Nam Định

(Nguồn: Tài liệu CT 42A, Viện KTTV)

- Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa Mùa đông hướng gióthịnh hành là gió Đông Bắc, sau đó chuyển dần sang hướng Đông Mùa hèhướng gió thịnh hành là gió Đông Nam, đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợtgió Tây khô nóng gây tác động xấu đến cây trồng

Trang 37

Hình 3.2 Diễn biến một số chỉ tiêu khí tượng tại Nam Định

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Dân số và lao động

Theo kết quả thống kê dân số năm 2015, tổng dân số toàn xã Nam Hải là

1952 hộ với 6012 người trong đó có 2968 nữ và 3044 nam Số lao động là 3415người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm đa số với 2004 người chiếm tỷ lệ58,68%; lao động công nghiệp- xây dựng là 885 người chiếm tỷ lệ 25,92%; laođộng thương mại, dịch vụ là 526 người chiếm tỷ lệ 15,40%

Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên trong mấy năm gần đây tương đối ổn địnhvới mức 1,1%

Hình 3.3: Cơ cấu lao động trong xã năm 2015

Xã có cơ cấu lao động trong độ tuổi chiếm tỉ lệ cao, song hầu hết lao độngtrẻ đều đi làm xa như đi xuất khẩu lao động nước ngoài, một số đi học vào cáctrường cao đẳng và đại học, số khác thì đi làm tại các khu công nghiệp hoặc đilàm ăn xa do thu nhập cao hơn so với làm nông nghiệp ở nhà Cho nên hiện naylao động nông nghiệp chủ yếu là người trung tuổi và cao tuổi, trình độ học vấn

Trang 38

và đào tạo thấp nên sản xuất nông nghiệp còn theo lối truyền thống, chưa pháttriển đột phá.

3.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế của xã

Nam Hải là xã có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời Cho đến nay, ngườidân trong xã vẫn sống chủ yếu bằng việc làm nông nghiệp Tuy nhiên, nhữngnăm gần đây xã đã có sự chuyển dịch đáng kể về cơ cấu kinh tế theo hướnggiảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ vàthương mại

Tính tổng GDP của xã năm 2015 là 38 tỷ đồng, bình quân thu nhập đầungười trên 6 triệu đồng/ người/ năm Thu nhập này của xã ngoài từ các ngànhkinh tế trên còn kết hợp với thu nhập từ các lao động đi làm ngoài tỉnh và ngoàinước

Hình 3.4 Cơ cấu kinh tế của xã năm 2015

Qua biểu đồ cơ cấu kinh tế của xã Nam Hải, ngành nông nghiệp- thủy sảnchiếm đa số 50.2%, cho thấy người dân trong xã vẫn sống chủ yếu bằng nghềnông Tuy nhiên hiện nay, cơ cấu kinh tế của xã đang có sự chuyển dịch theo

Trang 39

hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp,dịch vụ, thương mại.

3.1.2.3.Cơ sở vật chất

Nhìn chung cơ sở vật chất của xã tương đối ổn định và dần được nângcấp, hoàn thiện Toàn xã các hộ đều có điện để sử dụng trong sản xuất và sinhhoạt

Giao thông:Mạng lưới đường liên thôn, liên tỉnh hầu hết là đường đá, đổ

nhựa và bê tông, đường trong xóm đã được bê tông hóa hoàn toàn, đáp ứng nhucầu đi lại của nhân dân trong xã, thuận lợi cho giao lưu buôn bán, thông thươngvới các xã trong khu vực

Giáo dục: Giáo dục ở 3 cấp học trong xã luôn được quan tâm do vậy chất

lượng giáo dục và cơ sở vật chất trường học ngày càng nâng cao Trường họcngày càng khang trang, đấy đủ các thiết bị dạy học, giáo viên và học sinh luônđược quan tâm, khen thưởng tuyên dương với những thành tích tốt

Y tế: Trạm y tế được bổ sung thêm trang thiết bị,có đội ngũ bác sĩ và y tá

tận tình, chu đáo Xã thường xuyên tổ chức các chương trình y tế về phòng bệnh

và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đạt hiệu quả, đặc biệt công tác chăm sóc sứckhỏe cho bà mẹ và trẻ em được quan tâm đặc biệt, các chương trình tiêm vắcxin, uống Vitamin A được tổ chức tốt đạt 100% trẻ em được tiêm phòng và uống

đủ Vitamin A Thực hiện tốt công tác truyền thông tư vấn, giáo dục các đốitượng nguy cơ nghiện hút, tiêm chích Ngoài ra còn thực hiện tốt công tác vệsinh an toàn thực phẩm, tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinhdoanh trên địa bàn xã

Công tác văn hóa thông tin, truyền thanh, thể thao: Công tác thông tin,

truyền thanh Thực hiện việc tiếp âm duy trì tốt thời lượng phát thanh theo quyđịnh của đài cấp trên Phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa đượcthi đua, đẩy mạnh Các phong trào văn hóa lễ hội, thể thao được xã luôn duy trì

Trang 40

và phát triển như: hội làng, lễ chùa, rước tượng , và các môn thể thao đá bóng,bóng chuyền

3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội đối với sản xuất nông nghiệp của xã Nam Hải

 Thuận lợi

- Vị trí địa lý của xã tiếp giáp với các xã cũng đều có nền kinh tế đangphát triển, hệ thống giao thông thuận lợi thích hợp cho việc lưu thông, buôn bán,vận chuyển cũng như giao lưu kinh tế- văn hóa với các xã, các huyện lân cận

- Xã có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn hòa Xã cótruyền thống và trình độ thâm canh trong sản xuất nông nghiệp với điều kiện tựnhiên sinh thái thuận lợi cho việc phát triển đa dạng về cây trồng, vật nuôi chonăng suất và sản lượng cao

- Nguồn nhân lực dồi dào là thế mạnh để phát triển kinh tế về nôngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ buôn bán

- Đời sống của nhân dân trong xã từng bước được nâng cao, cơ cấu kinh tếcủa xã đang có xu hướng chuyển dịch mạnh, ngành nông nghiệp đang có xuhướng giảm

Ngày đăng: 01/08/2017, 03:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w