1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN VÀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ HƯƠNG LONG, HUYỆN HƯƠNG KHÊ, XÃ HÀ TĨNH

73 945 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Trước thực trạng đó, được sự đồng ý của ban giám hiệu trường Họcviện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Môi trường, dưới sự hướng dẫn của Th.SNguyễn Tú Điệp, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đán

Trang 1

KHOA MÔI TRƯỜNG

HƯƠNG KHÊ, XÃ HÀ TĨNH

Người thực hiện : PHAN THỊ HỒNG THẮM

Giáo viên hướng dẫn : ThS NGUYỄN TÚ ĐIỆP

Hà Nội - 2016

Trang 2

KHOA MÔI TRƯỜNG

HƯƠNG KHÊ, XÃ HÀ TĨNH

Người thực hiện : PHAN THỊ HỒNG THẮM

Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : ThS NGUYỄN TÚ ĐIỆP

Địa điểm thực tập : XÃ HƯƠNG LONG, HƯƠNG KHÊ, HÀTĨNH

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luậnnày trung thực và chưa được sử dụng cho một học vị nào

Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận tốtnghiệp này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đềuđược chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2016

Người cam đoan

Phan Thị Hồng Thắm

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân,tôiđã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cánhân trong và ngoài trường

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trongkhoa Môi trường – Học Viện Nông Nghiệp Hà Nội, các thầy cô trong bộ môn

Vi sinh vật đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S NGUYỄN TÚ ĐIỆP

đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian em thực hiện báo cáo

Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị của UBND Xã HươngLong Đặc biệt là lòng tốt và sự hiếu khách của người dân Xã Hương Long đãủng hộ và giúp đỡ tận tình cho tôi thực hiện đề tài này

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã độngviên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2016

Sinh viên

Phan Thị Hồng Thắm

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2

3 Yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu 2

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Tổng quan về phân bón 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Phân loại 3

1.1.3 Cách thức bón phân 5

1.1.4 Vai trò của phân bón 6

1.1.5 Tình hình sử dụng phân bón 10

1.1.6 Ảnh hưởng của phân bón trong sản xuất nông nghiệp tới môi trường 12

1.2 Tổng quan về thuốc BVTV 15

1.2.1 Khái niệm 15

1.2.2 Phân loại 15

1.2.3 Vai trò 19

1.2.4 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 19

1.2.5 Ảnh hưởng của thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp tới môi trường 23

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1 Đối tượng nghiên cứu 26

2.2 Phạm vi nghiên cứu 26

2.3 Nội dung nghiên cứu 26

2.4 Phương pháp nghiên cứu 26

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 26

Trang 7

2.4.2 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp 26

2.4.3 Phương pháp phỏng vấn, điều tra nông hộ 27

2.4.4 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 27

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28

3.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Hương Long, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh 28

3.1.1 Điều kiện tự nhiên– kinh tế xã hội 28

3.1.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp, hiện trạng buôn bán và ý thức của người dân về phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn xã Hương Long, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh 30

3.3 Hiện trạng sử dụng phân bón 35

3.3.1 Các loại phân bón thường sử dụng 35

3.3.2 Hiện trạng sử dụng phân bón hữu cơ trong SXNN 35

3.3.3 Hiện trạng sử dụng phân bón vô cơ trong SXNN 36

3.3.4 Phân bón lá 41

3.3.5 Chất cải tạo đất 41

3.3.6 Xử lý bao bì phân bón sau khi sử dụng 42

3.4 Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 42

3.4.1 Các loài sâu bệnh, cỏ hại thường gặp trên các cây trồng chính và biện pháp phòng trừ của người dân 42

3.4.2 Chủng loại thuốc BVTV được sử dụng trên địa bàn xã 44

3.4.3 Cách thức sử dụng BVTV 45

3.4.4 Cách thức xử lý bao bì, lượng thuốc BVTV dư sau khi phun 50

3.5 Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý phân bón, thuốc BVTV bảo vệ môi trường 51

3.5.1 Giải pháp chung 51

3.5.2 Đối với phân bón 52

3.5.3 Đối với thuốc BVTV 52

3.5.4 Phương pháp xử lý bao bì phân bón, thuốc BVTV 53

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

PHỤ LỤC 59

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BNNPTNT : Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn

NSTB : Năng suất trung bình

TTCN : Tiểu thủ công nghiệp

VSV

VKHNNVN

: Vi sinh vật: Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Bón phân đạm làm tăng năng suất và hàm lượng

proteintrong hạt ngô 8

Bảng 1.2: Tác dụng của các biện pháp kỹ thuật tổng hợp tới năng suất khoai tây 9

Bảng 1.3: Dự báo nhu cầu phân bón của thế giới đến năm 2018 (nghìn tấn) 10

Bảng 1.4: Tốc độ gia tăng các chất dinh dưỡng tại các khu vực 10

Bảng 1.5: Nhu cầu phân bón thương phẩm ở Việt Nam đến năm 2020 .11

Bảng 1.6: Lượng phân bón vô cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm 12

Bảng 1.7: Phân loại độc tính thuốc BVTV của tổ chức Y tế thế giới và tổ chức Nông Lương Thế Giới 17

Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu nhóm đất nông nghiệpcủa xã Hương Long 2015 32

Bảng 3.2: Diện tích, năng suất và sản lượng của một số cây trồng chính .33

Bảng 3.3: Tỷ lệ hộ dân tham gia tập huấn về phân bón và thuốc BVTV .34

Bảng 3.4: Mức sử dụng phân chuồng cho cây trồng của xã Hương Long .37

Bảng 3.5: Lượng phân đạm được sử dụng tại xã Hương Long, 2015 .38

Bảng 3.6: Lượng phân lân được sử dụng tại xã Hương Long, 2015 39

Bảng 3.7: Lượng phân kali được sử dụng tại xã Hương Long, 2015 40

Bảng 3.8: Một số dịch hại và biện pháp phòng trừ 43

Bảng 3.9: Nồng độ sử dụng thuốc BVTV tại xã Hương Long, 2015 47

Bảng 3.10: Số lần phun thuốc 47

Bảng 3.11: Hiện trạng áp dụng BHLĐ 49

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Hương Long năm 2015 28Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu nhóm đất của xã năm 2015 31Hình 3.3: Tỷ lệ hộ dân dùng phân chuồng bón cho cây trồng 36Hình 3.4: Biểu đồ phương pháp xử lý bao bì phân bón sau khi sử

dụng của các hộ dân 42Hình 3.5: Biểu đồ cách chọn mua thuốc BVTV 45Hình 3.6: Tỷ lệ hộ sử dụng hỗn hợp các thuốc BVTV phun cho cây

trồng 48Hình 3.7: Tỷ lệ người dân mắc các triệu chứng ngộ độc thuốc BVTV

50

Trang 12

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp với điều kiện khí hậu nhiệt đớinóng ẩm, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng, nhưng cũng rất thuận lợicho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại cho mùa màng Dovậy để nâng cao năng suất cây trồng, cũng như việc phòngtrừ dịch hại, bảo vệsản xuất, giữ vững an ninh lương thực quốc gia thì việc sử dụng phân bón vàthuốc bảo vệ thực vật (BVTV) luôn là biện pháp quan trọng và mang tínhchiến lược

Xã Hương Long thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là một xã miền núi vớitổng diện tích sản xuất nông nghiệp toàn xã năm 2015 là 1 030,5 ha Xã có cơcấu kinh tế nông thôn ngành nông nghiệp chiếm một tỷ trọng khá cao (45%)

và 80,6% lao động làm nông nghiệp Những năm qua, sản xuất nông nghiệp ở

xã đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, những mục tiêu đặt ra phần lớnđạt được

Là một trong những địa phương có diện tích các loại cây trồng khá lớncủa huyện Hà Tĩnh, nên lượng phân bón và thuốc BVTV mà người dân xãHương Long sử dụng mỗi năm không ít Việc sử dụng phân bón và thuốcBVTV để bảo vệ mùa màng, nâng cao sản lượng cây trồng được người dân sửdụng thường xuyên Việc bón phân và sử dụng thuốc BVTV quá nhiều làmảnh hưởng rất lớn tới môi trường và sức khỏe con người Tuy nhiên, phầnđông người dân sống tại xãchưa có nhiều kiến thức về sử dụng phân bón vàcác loại thuốc BVTV nên hiệu quả sử dụng không cao Do đó đã dẫn đến tìnhtrạng lạm dụng phân bón và thuốc BVTV diễn ra phổ biến, lượng sử dụngngày càng nhiều so với diện tích trồng trọt Ngoài ra, người dân chủ yếu vứtbừa bãi vỏ bao bì phân bón và thuốc BVTV tại các kênh mương, việc làm này cóthể gây ô nhiễm môi trường nếu không được quan tâm đúng mức Đặc biệt, từtrước đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu, tổng hợp và đánh giá về tìnhhình sử dụng phân bón và thuốc BVTV ở đây

Trang 13

Trước thực trạng đó, được sự đồng ý của ban giám hiệu trường Họcviện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Môi trường, dưới sự hướng dẫn của Th.S

Nguyễn Tú Điệp, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử

dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại xã Hương Long, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong sản xuất nôngnghiệp tại xã Hương Long, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh

- Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm sử dụng phân bón và thuốcBVTV hợp lý hơn trong sản xuất nông nghiệp, góp phần vào phát triển nôngnghiệp bền vững và bảo vệ môi trường tại xã Hương Long

3 Yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu, thu thập tài liệu, hệ thống các vấn đề, cơ sở lí luận và thựctiễn về phân bón và thuốc BVTV

- Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sảnxuất các cây nông nghiệp chính của xã Hương Long, huyện Hương Khê, tỉnh

Trang 14

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Phân loại theo nguồn gốc hình thành

- Phân bón vô cơ: là loại phân bón được sản xuất từ khoáng thiên nhiên

hoặc từ hóa chất, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng

đa lượng, trung lượng, vi lượng, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định củaquy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong đó:

 Chất dinh dưỡng đa lượng là các chất bao gồm đạm tổng số (Nts), lânhữu hiệu (P2O5hh), kali hữu hiệu (K2Ohh) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thuđược

 Chất dinh dưỡng trung lượng là các chất bao gồm Canxi (Ca), Magie(Mg), lưu huỳnh (S), silic hữu hiệu (Sihh) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấpthu được

 Chất dinh dưỡng vi lượng là các chất bao gồm bo (B), Côban (Co),đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng câytrồng có thể dễ dàng hấp thu được

Phân vô cơ chủ yếu gồm:

+ Phân khoáng đơn: là loại trong thành phần chỉ chứa một yếu tố dinhdưỡng đa lượng N hoặc P2O5 hữu hiệu hoặc K2O hữu hiệu như: Phân đạm,phân lân, phân kali

Trang 15

+ Phân phức hợp: là loại phân được tạo ra bằng phản ứng hoá học, cóchứa ít nhất hai yếu tố dinh dưỡng đa lượng như: phân NK, phân NP, phân

KP, phân NPK

+ Phân khoáng trộn: là loại phân được sản xuất bằng cách trộn cơ học

từ hai hoặc ba loại phân khoáng đơn hoặc trộn với phân phức hợp, khôngdùng phản ứng hoá học

- Phân hữu cơ:Phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn

nguyên liệu hữu cơ bao gồm phế thải chăn nuôi và thủy sản, phế phụ phẩmtrồng trọt,rác thải hữu cơ, than bùn, chất thải công nghiệp chứa hữu cơ, và cácnguồn hữu cơ khác

Phân hữu cơ gồm:

+ Phân hữu cơ truyền thống: là loại phân có nguồn gốc từ chất thải củangười, động vật hoặc từ các phế phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông,lâm, thủy sản, phân xanh, rác thải hữu cơ, các loại than bùn được chế biến theophương pháp ủ truyền thống

+ Phân hữu cơ công nghiệp: là một loại phân được chế biến từ các nguồnhữu cơ khác nhau để tạo thành phân bón tốt hơn so với bón nguyên liệu thô banđầu Hiện nay có thể chia ra 5 loại phân hữu cơ công nghiệp, đó là: phân hữu cơchế biến, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ sinh học, phân vi sinh, phân hữu cơ

vi sinh

- Phân sinh hoá: Loại phân được sản xuất bằng cả công nghệ sinh học và

hoá học Phân sinh hoá khi bón ra ruộng không còn sự có mặt của vi sinh vật

- Phân sinh học:Phân bón sinh học là loại phân bónđược sản xuất bằng

công nghệ sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên có chứa ít nhất một trong cácchất sau: axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin quy định tại quy chuẩn kỹthuật hoặc hoạt chất sinh học khác theo tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức,

cá nhân có phân bón Phân sinh học chỉ có giá trị khi bón ra đồng ruộng các visinh vật trong phân còn sống và phát huy tác dụng

- Phân bón đất hiếm: là loại phân bón trong thành phần có chứa các

chấtScandium (số thứ tự 21), Yttrium (số thứ tự 39) và các nguyên tố trong

Trang 16

dãy Lanthanides(số thứ tự từ số 57-71: Lanthanum, Cerium, Praseodymium,Neodymium,Promethium, Samarium, Europium, Gadolinium,Terbium,Dysprosium, Holmium, Erbium, Thulium, Ytterbium, Lutetium)trong bảng tuần hoàn Mendêleép.

Phân loại theo chức năng

- Phân bón rễ: là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào

nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ

- Phân bón lá: là các loại phân bón được tưới hoặc phun trực tiếp vào

lá hoặc thân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân lá

- Chất cải tạo đất: là chất bón vào đất có tác dụng nâng cao độ phì, cải

thiện đặc điểm lý tính, hoá tính, sinh tính đất, tạo điều kiện cho cây trồng sinhtrưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng nông sản tốt

1.1.3 Cách thức bón phân

 Căn cứ vào thời kì bón, có thể chia ra:

- Bón lót: là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất

dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ

- Bón thúc:là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây nhằm đáp

ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì, tạo điều kiện chocây sinh trưởng, phát triển tốt

Bón lót có ưu điểm là ít tốn công nhưng cây không thể sử dụng hết chấtdinh dưỡng ngay một lúc nên dễ bị rửa trôi mất phân Bón lót kết hợp bónthúc thì hiệu quả sử dụng phân bón cao hơn nhưng nhưng tốn công

Trang 17

Căn cứ vào hình thức bón, có thể chia thành:

Hình 1.1 Bón theo gốc Hình 1.2 Bón theo hàng

Hình 1.3 Bón vãi Hình 1.4 Phun trên lá

 Bón phân hợp lý và cân đối

Bón phân hợp lý : là bón đảm bảo cân đối, phù hợp với đặc điểm cây

trồng, tính chất của đất đai, điều kiện khí hậu thời tiết, đặc điểm mùa vụ và hệthống canh tác của địa phương, nhằm đạt hiệu quả sản xuất cây trồng cao nhất

và không để lại các hậu quả tiêu cực lên nông sản và môi trường sinh thái

Nói một cách ngắn gọn, bón phân hợp lý là thực hiện 5 đúng: đúng loạiphân, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng thời tiết và mùa vụ, đúng cách và mộtcân đối Để bón phân hợp lý cần phải biết và hiểu được nhu cầu dinh dưỡng,

hệ số sử dụng phân bón của cây, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất,

kỹ thuật trồng trọt và các phương pháp bón phân (Theo tài liệu khuyến nông,2012)

1.1.4 Vai trò của phân bón

Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinhtrưởng phát triển Điều tra tổng kết ở khắp nơi trên thế giới đều cho thấy trong

số các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, bón phân luôn là biện pháp có ảnh hưởnglớn nhất đến năng suất,sản lượng của cây trồng

Trang 18

Theo tổ chức FAO, trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20 (từ 1960-1997),diện tích trồng lúa toàn thế giới chỉ tăng có 23,6% nhưng năng suất lúa đãtăng 108% và sản lượng lúa tăng lên 164,4%, tương ứng với mức sử dụngphân hoá học tăng lên là 242% Nhờ vậy đã góp phần vào việc ổn định lươngthực trên thế giới.

Ở nước ta, năm 1997, tính trung bình phân bón làm tăng 38-40% tổngsản lượng, dự báo sẽ lớn hơn có thể tới 75% năng suất lúa và bón 1 tấn dinhdưỡng nguyên chất thu được 13 tấn ngũ cốc (Theo Nguyễn Như Hà, 2010)

Ước tính bón phân hữu cơ, năng suất cây trồng đã tăng 10-20% Nếutính riêng về thóc do bón phân hữu cơ (chủ yếu là phân chuồng) đã đạtkhoảng 2,5-3,0 triệu tấn thóc/năm (Bùi Huy Hiền, 2010)

Rõ ràng năng suất cây trồng phụ thuộc rất chặt chẽ với lượng phân hoáhọc bón vào Tuy nhiên, nếu thiếu chất dinh dưỡng, hoặc bón quá nhiều vàkhông cân đối cũng có thể làm giảm năng suất và chất lượng nông sản

Đối với chất lượng sản phẩm

Nhờ bộ rễ, cây trồng hút các chất dinh dưỡng có trong đất và phân bón

để cung cấp các nguyên tố cần thiết cho mọi hoạt động sống, tạo nên năngsuất và chất lượng sản phẩm Phẩm chất nông sản do đặc điểm của cây, giốngcây trồng và nhiều loại hợp chất hữu cơ chi phối Sự hình thành những hợpchất hữu cơ đó là kết quả của những quá trình sinh hoá do nhiều loại men điềukhiển Phân bón (nhất là phân kali và vi lượng) tác động mạnh lên tính chất

và hàm lượng của các loại men nên cũng có khả năng tạo phẩm chất tốt

- Phân kali: có nhiều ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của cây

trồng, đặc biệt có ảnh hưởng tới hàm lượng đường, bột và chất lượngsợi Theo kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, bón phân kali làm tăng tỷ

lệ bột, giảm mạnh hàm lượng HCN (axit xianhidric) trong củ sắn; tăng hàmlượng và năng suất protein, năng suất dầu trong các hạt cây đậu đỗ; tăng tỷ lệđường trong mía, cam, dứa; tăng tỷ lệ tananh và chất hòa tan trong chè; tăngtỷ lệ đường và nhựa thơm trong lá thuốc lá; giảm chất xơ trong cải bắp; (Nguyễn Như Hà và Lê Thị Bích Đào, 2010)

Trang 19

- Phân lân: tham gia vào quá trình hình thành mầm non, đẻ nhánh, ra

hoa kết quả, đồng thời tăng cường sự vận chuyển đường và bột tích lũy vềdạng hoạt động Lân tăng cường khả năng chống lạnh, chịu nóng cho câytrồng, giúp cây chịu được đất chua hoặc kiềm Lân làm tăng rõ phẩm chất cácloại rau, cỏ làm thức ăn gia súc, và chất lượng hạt giống

- Phân đạm: làm tăng rõ hàm lượng protein và caroten trong sản phẩm,

và làm hàm lượng xenlulozơ giảm xuống

Bảng 1.1: Bón phân đạm làm tăng năng suất và hàm lượng protein

trong hạt ngô Lượng đạm bón

(kg/ha)

Năng suất hạt (tấn/ha)

Hàm lượng protein trong hạt (%)

Nguồn: Nguyễn Như Hà và Lê Thị Bích Đào, 2010

- Vi lượng: có vai trò chủ yếu là hình thành và kích thích hoạt động

của các hệ thống men trong cây, xúc tiến, điều tiết toàn bộ các hoạt động sốngtrong cây như: quang hợp, hô hấp, hút khoáng, hình thành, chuyển hoá và vậnchuyển các hợp chất hữu cơ trong cây.Ví dụ: Khi thiếu S thì khả năng hìnhthành protit bị giảm, làm hàm lượng chất đạm hòa tan trong cây tăng lên B lànguyên tố ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm Nếu thiếu B thì bắp cảirỗng ruột, củ cải xốp ở giữa; bắp cải, cà rốt, cà tím, cần tây bị nẻ cuống; lá hạtcây ngũ cốc bị lép do bị nấm và vi khuẩn phá hại (Nguyễn Như Hà và Lê ThịBích Đào, 2010)

Vậy: bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng không chỉ làm tăngnăng suất mà còn làm tăng chất lượng sản phẩm về hàm lượng các chấtkhoáng, protein, đường và vitamin

Đối với các biện pháp kỹ thuật trồng trọt

Trong mối quan hệ với các biện pháp kỹ thuật trồng trọt liên hoàn (làmđất, giống, mật độ gieo trồng, tưới tiêu, ) sử dụng phân bón hợp lý luôn là cơ

sở quan trọng cho việc phát huy hiệu quả các biện pháp kỹ thuật khác

Trang 20

Bảng 1.2: Tác dụng của các biện pháp kỹ thuật tổng hợp tới năng suất

khoai tây

Công thức thí nghiệm Năng suất

(tấn/ha)

Tăng năng suất (tấn/ha)

Kỹ thuật canh tác tiên tiến, không bón

Kỹ thuật canh tác tiên tiến, có bón phân 27,4 18,3

Nguồn: Nguyễn Như Hà và Lê Thị Bích Đào, 2010

Kết quả từ bảng 1.2 cho thấy kỹ thuật canh tác tiên tiến, có bón phânlàm năng suất cây trồng tăng cao nhất(18,3%) Ngoài ra, có thể dùng chế độbón phân cân đối và hợp lý để khắc phục những nhược điểm của kỹ thuậttrồng trọt

Đối với môi trường

Trong trồng trọt, cần bón phân cho cây trồng nhằm đạt năng suất cao,chất lượng tốt Bên cạnh đó, bón phân có thể làm tăng độ che phủ đất, bảo vệđất trồng khỏi quá trình xói mòn, rửa trôi, làm đất tốt hơn

-Bón phân hữu cơ và vôi giúp cải thiện tính chất lý, hóa, sinh của đất,tạo môi trường pH thích hợp cho cây trồng, đồng thời đất tích lũy thêm mùn

và các chất dinh dưỡng, nâng cao độ phì cho đất Đây là các phương tiện cảitạo môi trường đất toàn diện và hiệu quả cao

- Bón phân hóa học với lượng hợp lí có tác dụng tăng cường hoạt độngcủa vi sinh vật có ích, tăng cường sự khoáng hóa chất hữu cơ có sẵn trong đất,chuyển độ phì tự nhiên sang độ phì thực tế Bón phân lân giữ đất khỏi bị chuahóa do trong phân lân còn chứa một lượng canxi cao (Nguyễn Như Hà và LêThị Bích Đào, 2010)

Phân bón đối với thu nhập của người sản xuất

Phân bón là một vật tư sản xuất thường chiếm tỷ lệ lớn trong chi phívật tư và tổng chi phí của trồng trọt Vì vậy, việc sử dụng phân bón hiệu quả

sẽ làm tăng nhiều thu nhập và lợi nhuận cho người sản xuất Theo Andre Gros

Trang 21

một trong những điều kiện cơ bản của lợi nhuận nông nghiệp là tận dụngđược vốn kinh doanh, trong đó, vốn dùng cho phân bón có tác dụng kích thíchlãi và không nên hà tiện Kinh nghiệm ở Pháp cho thấy việc tăng chi phí vềphân bón thường đi đôi với việc tăng thu nhập và lãi thuần Bón phân cân đốitrong trồng trọt có thể giải quyết được mâu thuẫn giữa việc đạt năng suất câytrồng cao và chất lượng sản phẩm để đảm bảo thu nhập cao cho nông dân(Nguyễn Như Hà và Lê Thị Bích Đào, 2010).

Trang 22

nhu cầu sử dụng các chất dinh dưỡng này trên thế giới sẽ tăng 1,8% mỗi năm,nhu cầu về đạm, lân, kali sẽ tăng lần lượt là 1,4%, 2,2% và 2,6%.

Khu vực Châu Á là khu vựctiêu thụ phân bón lớn nhất trên thế giới.Tổng lượng phân bón tiêu thụ ở châu Á là 58,5%so với thế giới, phần lớn là ởĐông Á và Nam Á, cụ thể: đạm là 62,1%, lân 57,6% và kali 46,4% Khu vựcnày chủ yếu phụ thuộc vào nguồn phân bón nhập khẩu

Tại Việt Nam

Tính từ năm 1985 tới 2009, diện tích gieo trồng ở nước ta chỉ tăng57,7%, nhưng lượng phân bón sử dụng tăng tới 517% Theo tính toán, lượngphân vô cơ sử dụng tăng mạnh trong vòng 20 năm qua, tổng các yếu tố dinhdưỡng đa lượng N+P2O5+K2O năm 2007 đạt trên 2,4 triệu tấn, tăng gấp hơn 5lần so với lượng sử dụng của năm 1985 Ngoài phân vô cơ, hàng năm nước tacòn sử dụng khoảng 1 triệu tấn phân hữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinhcác loại (Trung tâm KNVN, 2013)

Bảng 1.5: Nhu cầu phân bón thương phẩm ở Việt Nam đến năm 2020

Trang 23

Bảng 1.6: Lượng phân bón vô cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm

cơ sinh học, hữu cơ vi sinh các loại

Xét về tỷ lệ sử dụng phân bón cho các nhóm cây trồng khác nhau chothấy tỷ lệ phân bón sử dụng cho lúa chiếm cao nhất đạt trên 65%, các cây côngnghiệp lâu năm chiếm gần 15%, ngô khoảng 9% phần còn lại là các cây trồngkhác Tuy nhiên so với các nước trong khu vực và trên thế giới, lượng phân bón

sử dụng trên một đơn vị diện tích gieo trồng ở nước ta vẫn còn thấp, năm caonhất mới chỉ đạt khoảng 195 kg NPK (Trương Hợp Tác, 2009)

1.1.6 Ảnh hưởng của phân bón trong sản xuất nông nghiệp tới môi trường

Theo Bộ nông nghiệp và PTNT (2011), tính toán của các chuyên gia tronglĩnh vực nông hóa học ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mớichỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và kali từ 40-50%, tùy theo chân đất, giốngcây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón… Như vậy, còn 60-65%lượng đạm tương đương với 1,77 triệu tấn urê, 55-60% lượng lân tương đươngvới 2,07 triệu tấn supe lân và 55-60% lượng kali tương đương với 344 nghìn tấnKali Clorua (KCl) được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng

Trong số phân bón cây không sử dụng được, một phần còn được giữ lạitrong các keo đất là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau; một phần bị rửa trôitheo nước mặt và chảy vào các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt;

Trang 24

một phần bị trực di (thấm rút theo chiều dọc) xuống tầng nước ngầm và mộtphần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hóa gây ônhiễm không khí… Như vậy gây ô nhiễm môi trường của phân bón trên diệnrộng và lâu dài của phân bón là việc xẩy ra hàng ngày hàng giờ của vùng sảnxuất nông nghiệp.

Ảnh hưởng tới môi trường đất:

Ảnh hưởng đến tính chất vật lý của đất: Làm mất cấu trúc của đất, làmđất chai cứng, giảm khả năng giữ nước của đất, giảm tỷ lệ thông khí trong đất.Ảnh hướng đến tính chất hóa học của đất: Phân vô cơ có khả năng làm mặnhóa do tích lũy các muối như CaCO3, NaCl, … Cũng có thể làm chua hóa dobón quá nhiều phân chua sinh lý như KCl, NH4Cl, (NH2)2SO4, … do sự cómặt của các anion Cl-, SO4- hoặc do trong phân có dư lượng axit tự do lớn Ví

dụ bón nhiều phân (NH2)2SO4 thì làm dư thừa SO4—làm đất bị chua, pH giảm,một số vi sinh vật bị chết, tăng làm lượng Al, Mn, Fe linh động gây ngộ độccho cây Đất bị kiềm hóa do bón quá nhiều phân sinh lý kiềm như Na(CO3)2,NaNO3, …

Tăng hàm lượng kim loại nặng trong đất Ví dụ: bón nhiều phân vilượng sẽ tích lũy trong đất nhiều kim loại nặng như Cu, Zn, Mn, …nếu bónnhiều phân lân làm đất tích nhiều Cd

Ảnh hưởng đến tính chất sinh học của đất: Phân vô cơ sẽ gây hại đến

hệ vi sinh vật trong đất do làm thay đổi tính chất của đất như pH, độ thoángkhí, hàm lượng kim loại nặng trong đất Phân bón là một yếu tố ảnh hưởngđến sự sinh trưởng và phát triển của một số vi sinh vật có khả năng cố địnhchất dinh dưỡng, ví dụ bón đạm nhiều cho đất có chưa vi khuẩn cố định ni tơ

sẽ làm giảm khả năng này của chúng (Bộ nông nghiệp và PTNN, 2011)

Phân hữu cơ chưa qua xử lý gây ô nhiễm đất nghiêm trọng do trongphân có chưa một số lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn E.Coligây bệnh đường ruột, các ấu trùng sán lá, thương hàn, ký sinh trùng giun, sán,

… các kim loại nặng còn được lưu giữ trong đất nếu đất dược bón phân hữu

cơ có nguồn gốc từ các bùn thải hố xí, bùn cống, …

Trang 25

Ảnh hưởng đến môi trường nước:

Một lượng lớn phân bón bị rửa trôi từ đất vào nước làm nước bị ônhiễm gây ô nhiễm môi trường nước Anion NO3- trong phân bón có tính linhđộng cao nên dễ bị rửa trôi xuống các tầng sâu hoặc xuống các thủy vực, ônhiễm các mạch nước ngầm, thủy vực Hàm lượng N, P, K dư thừa khi bị rửatrôi vào môi trường nước hoặc thấm qua các tầng đất tới các mạch nước ngầmlàm làm lưu vực đó bị phú dưỡng, nước ngầm thì bị ô nhiễm và chứa các kimloại nặng (Bộ nông nghiệp và PTNN, 2011)

Phân hữu cơ có chứa những ấu trùng gây bệnh, hệ vi sinh vật gâynhiễm khuẩn cho người và động vật khi bị rửa trôi vào hệ mạch nước ngầm

và hệ thống nước bề măt sẽ khiến nước bị ô nhiễm

 Ảnh hưởng đến môi trường không khí

Quá trình phân huỷ các chất vô cơ trong phân hóa học, các chất hữu cơtrong phân hữu cơ tạo ra các khí nhà kính Các quá trình phân hủy hảo khí tạo

ra CO2, phân hủy kỵ khí tạo ra các khí như CH4, H2S, NOx, SO2, … đều lànhững khí nhà kính mạnh

Quá trình phản ứng nitrat hóa biến NO3- trong đất thành NOx, N2, …hoặc khi bón phân vào ngày nắng thì NH4- biến thành NH3 bay vào khí quyểngây mùi hôi thối trong không khí và góp phần giữ nhiệt trên bề mặt trái đất,tham gia vào sự làm nóng lên trên toàn cầu một cách tích (Bộ nông nghiệp vàPTNN, 2011)

Ảnh hưởng đến con người

Đạm dư thừa bị chuyển thành dạng Nitrat (NO3-) hoặc Nitrit (NO2-) lànhững dạng gây độc trực tiếp cho các động vật thuỷ sinh, gián tiếp cho cácđộng vật trên cạn do sử dụng nguồn nước (Tabuchi và Hasegawa, 1995) Đặcbiệt gây hại cho sức khoẻ con người thông qua việc sử dụng các nguồn nướchoặc các sản phẩm trồng trọt, nhất là các loại rau quả ăn tươi có hàm lượng

dư thừa Nitrat Theo các nghiên cứu gần đây, nếu trong nước và thực phẩmhàm lượng nitơ và photpho, đặc biệt là nitơ dưới dạng muối nitrit và nitrat caoquá sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm cho người đặc biệt là trẻ em Theo Lê

Trang 26

Thị Hiền Thảo (2003) đã xác định, trong những thập niên gần đây, mứcNO3- trong nước uống tăng lên đáng kể mà nguyên nhân là do sự sử dụngphân đạm vô cơ tăng, gây rò rỉ NO3- xuống nước ngầm Hàm lượngNO3- trong nước uống tăng gây ra nguy cơ về sức khoẻ đối với cộng đồng Ủyban châu Âu quy định mức tối đa của NO3-trong nước uống là 50 mg/l, Mỹ là

45 mg/l, Tổ chức y tế thế giới (WHO) là 100 mg/l Y học đã xác địnhNO2- ảnh hưởng đến sức khoẻ với hai khả năng sau: gây nên chứng máuMethaemoglobin và ung thư tiềm tàng

Các nghiên cứu về y học gần đây đã xác định, dư thừa Phospho trongcác sản phẩm trồng trọt hoặc nguồn nước làm giảm khả năng hấp thu Canxi vìchất này lắng đọng với Canxi tạo thành muối triphosphat canxi không hòa tan

và tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất para thormon, điều này đã huy độngnhiều Canxi của xương, và nguy cơ gây loãng xương ngày một tăng, đặc biệt

Gồm: Các chế phẩm dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyênthực vật; các chế phẩm điều hòa sinh trưởng thực vật, chất làm rụng hay khôlá; các chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hạitài nguyên thực vật đến để tiêu diệt (Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vậtnước CHXHCNVN và điều lệ Quản lý thuốc BVTV)

1.2.2 Phân loại

Theo Nguyễn Trần Oánh và cộng sự, 2007 việc phân loại thuốc BVTV cóthể thực hiện theo nhiều cách như phân loại theo đối tượng phòng trừ hoặc theogốc hóa học Các thuốc có nguồn gốc khác nhau thì tính độc và khả năng gâyđộc cũng theo đó mà khác nhau Cụ thể:

 Phân loại theo đối tượng phòng trừ

Trang 27

- Thuốc trừ bệnh - Thuốc trừ sâu - Thuốc trừ cỏ

- Thuốc trừ ốc - Thuốc trừ chuột - Thuốc trừ tuyến trùng

- Thuốc trừ nhện - Thuốc điều hòa sinh trưởng

Trong các nhóm thuốc nêu trên, được sử dụng phổ biến hơn cả là thuốctrừ sâu, thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ

 Phân loại dựa vào nguồn gốc hóa học

- Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây

ỏ hay các sản phẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại.có độđộc cấp tính cao, mau phân hủy trong môi trường

- Thuốc có nguồn gốc sinh học: gồm các loài sinh vật (các loài ký sinhthiên địch), các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật ( như các loài kháng sinh )

có khả năng tiêu diệt dịch hại

- Thuốc có nguồn gốc vô cơ: bao gồm các hợp chất vô cơ (như dungdịch boocđô, lưu huỳnh ) có khả năng tiêu diệt dịch hại

- Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp cókhả năng tiêu diệt dịch hại Cụ thể:

+ Nhóm clo hữu cơ: DDT, 666, : có độ độc cấp tính tương đối thấpnhưng tồn tại lâu trong môi trường, và cả trong cơ thể người, động vật, gâyđộc mãn tính nên nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng

+ Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58, : có độ độc cấp tính tương đốicao, mau phân hủy trong cơ thể và môi trường hơn nhóm clo hữu cơ

+ Nhóm Carbamate: Mipcin, Basa, Sevin, : có độ độc cấp tính tươngđối cao, khả năng phân hủy tương tự nhóm lân hữu cơ Đây là thuốc được sửdụng rộng rãi vì tương đối rẻ tiền mà hiệu lực cao

+ Nhóm Pyrethoide: Decis, Sherpa, Sumicidine, : dễ bay hơi, tươngđối mau phân hủy trong cơ thể người và môi trường

+ Các hợp chất Pheromone: là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết

ra để kích thích hành vi của những sinh vật khác cùng loài Các chất điều hòasinh trưởng côn trùng (Nomolt, Applaud, ) là những chất dùng để biến đổi

sự phát triển của côn trùng Chúng ngăn cản côn trùng biến thái hoặc épchúng phải trưởng thành từ rất sớm Loại này ít độc với người và môi trường

Trang 28

Phân loại dựa vào cách tác động của thuốc đến dịch hại: Tiếp xúc,

vị độc, xông hơi, thấm sâu và nội hấp

Ngoài ra còn có các cách phân loại khác như:

 Phân loại theo độc cấp tính

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO)trực thuộc Liên Hợp Quốc phân loại độc tính của thuốc như sau:

Bảng 1.7: Phân loại độc tính thuốc BVTV của tổ chức Y tế thế giới và tổ

chức Nông Lương Thế Giới

IV Loại sản phẩm không gây độc cấp khi sử dụng bình thường

Nguồn: FAO,2000

Trang 29

 Phân loại theo dạng thuốc

Hòa tan đều trong nước,không chứa chất hóa sữa

Bột hòa

nước

BTN,BHN,

WP, DF,WDG, SP

Viappla 10 BTN,Vialphos 80 BHN,Copper-zinc 85 WP,Padan 95 SP

Dạng bột mịn, phân tántrong nước thành dung dịch

huyền phùHuyền

phù

HP, FL,SC

Appencarb super 50

FL, Carban 50 SC Lắc đều trước khi sử dụngHạt H, G, GR Basudin 10 H,

Regent 0.3 G Chủ yếu rãi vào đất

Nguồn: Trần Văn Hai, 2013

ND: Nhũ dầu, EC: Emulsifiable Concentrate

DD: Dung dịch, SL: Solution, L: Liquid, AS: Aqueous Suspension.BTN: Bột thấm nước, BHN: Bột hòa nước, WP: Wettable Powder,DF: Dry Flowable, WDG: Water Dispersible Granule, SP: Soluble Powder.HP: Huyền phù FL: Flowable Liquid, SC: Suspensive Concentrate.H: hạt, G: granule, GR: granule P: Pelleted (dạng viên)

BR: Bột rắc, D: Dust

Trang 30

- Biện pháp hoá học đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, kinh tế, bảo vệđược năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản và mang lại hiệu quảkinh tế.

- Biện pháp hoá học dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau,đem lại hiệu quả ổn định và nhiều khi là biện pháp phòng trừ duy nhất

1.2.4 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Trên thế giới

Việc sử dụng thuốc BVTV trên thế giới hơn nửa thế kỷ qua cùng vớiquá trình gia tăng diện tích canh tác, thâm canh tăng vụ, sử dụng giống mớinăng suất cao đã khiến dịch hại cây trồng luôn luôn gia tăng

Theo Gifap, giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới năm 1992 là 22,4tỷ USD, năm 1998 là 27,8 tỷ USD, năm 2000 là 29,2 tỷ USD và năm 2010khoảng 30 tỷ USD.Sự đóng góp của thuốc BVTV vào quá trình tăng năngsuất ngày càng giảm.Theo Sarazy (2010 - 2011) qua điều tra nghiên cứu ở cácnước Châu Á trồng nhiều lúa, 10 năm qua (2000 - 2010) sử dụng phân bóntăng 100%, sử dụng thuốc BVTV tăng 200 - 300% nhưng năng suất hầu nhưkhông tăng (ở mức trung bình là 4 tấn/1ha lúa) do làm suy giảm sức khoẻ cây trồng, làm suy giảm hệ ký sinh - thiên địch, mất cân bằng hệ sinh thái Nhiềuchuyên gia khác (Heong, Kenmore 2008 - 2011) còn thấy rằng, số lần phunthuốc trừ sâu không tương quan hoặc thậm chí tương quan nghịch với năngsuất (ở Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam)

Trang 31

Việc lạm dụng thuốc BVTV làm dịch hại tăng tính kháng thuốc, suygiảm hệ ký sinh - thiên địch bộc phát dịch hại Điển hình có 1 số loại sảnphẩm như Abamectin và Cypermethrin rất độc hại với ký sinh thiên địch, với

cá tồn đọng lâu trong đất (chu kỳ bán phân huỷ trong đất của Abamectin là 28ngày, Cypermathrin là 60 - 120 ngày) Chính vì vậy mà Thái Lan đã khuyếncáo cấm sử dụng 2 loại hoạt chất này

Trong giai đoạn 1996 - 2000, ở các nước đã phát triển có trình độ tổchức sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, rất nghiêm ngặt về vệ sinh an toànthực phẩm, quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc BVTV, vẫn có tình trạng tồn

dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trên nông sản như: Hoa Kỳ 72% só mẫu có

dư lượng, trong đó 4,8% trên mức cho phép, cộng đồng Châu Âu - EU là 37%

và 1,4%, Úc là 69,2% và 0,9% Hàn Quốc và Đài Loan tỷ lệ số mẫu có dưlượng vượt quá mức cho phép là 0,8-1,3%

Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong phòng trừ dịch hại đã đượcnghiên cứu, xây dựng và phổ biến cho nông dân áp dụng như quản lý dịch hạitổng hợp IPM, sản xuất nông nghiệp tốt - GAP, công nghệ sinh thái bảo vệthực vật,… Nghiên cứu đã thành công trong việc giảm thiểu sử dụng thuốcbảo vệ thực vật mà vẫn quản lý được dịch hại tốt Trong vòng 20 năm (1980 -2000) ThụyĐiển giảm lượng thuốc BVTV sử dụng đến 60%, Đan Mạch và

Hà Lan giảm 50% Tốc độ gia tăng mức tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới trong 10 năm lại đây đã giảm dần, cơ cấu thuốc BVTV có nhiều thay đổi theohướng gia tăng thuốc sinh học, thuốc thân thiện môi trường, thuốc ít độc hại,

Tại Việt Nam

Trong sản xuất nông nghiệp, ở Việt Nam thuốc BVTV đã được sử dụnglần đầu tiên ở miền Bắc nhằm trừ sâu gai, sâu cuốn lá lớn bùng phát ở Hưng Yên (vụ Đông Xuân 1956-1957) Vào giai đoạn năm 1957-1990 lượng thuốc BVTV dùng không nhiều, khoảng 15000 tấn thành phẩm/ năm với khoảng 20 chủng loại thuốc trừ sâu (chủ yếu) và thuốc trừ bệnh Đa phần là các thuốc có

độ tồn lưu lâu trong môi trường và có độ độc cao

Trang 32

Theo số liệu của cục BVTV trong giai đoạn 1981 - 1986 số lượngthuốc sử dụng là 6,5 - 9,0 ngàn tấn thương phẩm, tăng lên 20 - 30 ngàn tấntrong giai đoạn 1991 - 2000 và từ 36 - 75,8 ngàn tấn trong giai đoạn 2001 -

2010 Lượng hoạt chất tính theo đầu diện tích canh tác (kg/ha) cũng tăng từ0,3kg (1981 - 1986) lên 1,24 - 2,54kg (2001 - 2010) Giá trị nhập khẩu thuốcBVTV cũng tăng nhanh, năm 2008 là 472 triệu USD, năm 2010 là 537 triệuUSD Trong vòng 10 năm gần đây (2000 - 2011) số lượng thuốc BVTV sửdụng tăng 2,5 lần, số loại thuốc nhập khẩu tăng khoảng 3,5 lần Đáng chú ý làtrong giai đoạn 1995-2000 diện tích gieo trồng hàng năm ở nước ta tăng caonhất là 1,18 lần, còn khối lượng thuốc nhập khảu và sử dụng tăng cao nhất là2,85 – 3,37 lần Như vậy chỉ số gia tăng về thuốc bảo vệ thực vật cao hơn chỉ

số gia tăng về diện tích gieo trồng là 2,4-2,85 lần ( Theo Phạm Văn Lầm,2002)

Hiện nay, theo thông tư số 03/2015/TT-BNNPTNT, nhà nước cho phép

sử dụng trong Nông nghiệp 769 hoạt chất thuốc trừ sâu với 1.690 tên thươngphẩm; 607 hoạt chất thuốc trừ bệnh với 1.295 tên thương phẩm; 223 hoạt chấtthuốc trừ cỏ với 678 tên thương phẩm so với năm 2010 đã tăng lên gấp 1,1lần

Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, có tới 80% thuốc BVTV tại

VN đang được sử dụng không đúng cách, không cần thiết và rất lãng phí

Theo Phạm Văn Lầm - 2000, số lần phun thuốc bảo vệ thực vật cho chè

ở Thái Nguyên từ 6,2 đến 29,7 lần/năm, số hộ phun trên 25 lần là 15,2% Sốlần phun cho lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long từ 1 - 5 lần/vụ, chủ yếu trên 3lần (69,6% hộ) Số lần phun cho lúa ở Đồng bằng Sông Cứu Long từ 2-6 lần/

vụ, trên 6 lần có 35,6% hộ Số lần phun cho rau từ 7-10 lần/vụ ở ĐBSH, ởThành phố Hồ Chí Minh có 70,2% số hộ phun rau trên 20-30 lần

Theo Đào Trọng Ánh – 2002, chỉ có 52,2% cán bộ kỹ thuật nôngnghiệp - khuyến nông cơ sở hiểu đúng kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thựcvật, tỷ lệ này ở người bán thuốc là 33% Chỉ có 22,1-48% nông dân sử dụngđúng nồng độ liều lượng thuốc trên lúa, 0-26,7% trên rau và 23,5-34,1% trên

Trang 33

chè, trong khi đó có nhiều nông dân tăng liều lượng lên gấp 3 -5 lần, có tới100% nông dân tăng liêu lượng khi dùng sherpa gấp 5 lần (trên rau) Vùngrau quả, vùng thường xuyên có dịch rầy nâu, vùng chè… có tới 35-60% nôngdân chỉ thực hiện thời gian cách ly từ 1-3 ngày, 25-43,3% thực hiện cách ly 4-

6 ngày trong khi phần lớn các loại thuốc có yêu cầu cách ly từ 7-14 ngày hoặchơn

Theo kết quả điều tra của Nguyễn Hữu Huân về việc các hộ nông dân

sử dụng thuốc ở phía Nam năm 2000 chỉ ra rằng: Có 49,6% hộ dân sử dụngthuốc đúng khuyến cáo của nhãn thuốc, 38,6% dùng liều lượng cao hơn,29,7% tự hỗn hợp các loại thuốc và 75,8% cho rằng dùng thuốc BVTV làbiện pháp chủ yếu nhất trong phòng trừ sâu bệnh

Trình độ chuyên môn người bán thuốc ở các cửa hàng đại lý chỉ có1,1% là đại học, 6,7% là Trung cấp và 90% không bằng cấp trong khi có tới55-63% nông dân mua và sử dụng thuốc theo khuyến cáo và chỉ dẫn củangười bán thuốc.Một kết quả điều tra nông dân sau học IPM trong năm 2002cho thấy, có 35,7% số hộ hiểu biết khá về bảo vệ thực vật và sử dụng thuốcbảo vệ thực vật, 41,2% có áp dụng IPM do vậy giảm sử dụng thuốc, 31% biết

sử dụng thuốc sinh học(Theo Trương Quốc Tùng - 2002)

Kết quả điều tra của Cục bảo vệ thực vật trong năm 2010 trên diện rộngcòn tới 10,22% nông dân không đảm bảo thời gian cách ly Đây là nguyênnhân gần như chủ yếu dân đến tình trạng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trênnông sản quá mức cho phép

Điều tra những năm 2000-2002 (tức là đã có chương trình IPM, điều lệquản lý – sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đã ban hành danh mục thuốc bảo vệthực vật…) tại Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Tây… có tới 20 – 88,8% số nông dânvẫn dùng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, 60-78% nông dân không thựchiện thời gian cách ly quy định Ngay năm 2010, số liệu của Cục Bảo vệ thựcvật cho biết còn 5,19% số hộ dùng thuốc cấm, ngoài danh mục, 10,22%không đúng thời gian cách ly

Điều tra ở các tỉnh phía Nam và phía Bắc, chỉ có từ 35-45% số nông

Trang 34

dân đã được học IPM (tức là có hiểu biết về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật) ápdụng IPM (trong đó có sử dụng thuốc hạn chế, an toàn), 83,5% nông dân cóđược đọc và hiểu các nội dung nhãn thuốc nhưng có tới 51% không thực hiệntheo khuyến cáo của nhãn.

Theo Viện Môi trường nông nghiệp Việt Nam, lượng thuốc BVTV cònbám lại trên vỏ bao bì bình quân chiếm 1,85% tỷ trọng bao bì Trong khi đó,người dân hoàn toàn không có ý thức xử lý lượng thuốc BVTV còn tồn lạitrên vỏ bao bì Có tới hơn 65% những người dân được hỏi khẳng định họ vứt

vỏ bao bì tại nơi pha thuốc

Mạng lưới sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV tăng nhanh và khó kiểm soát Ðến năm 2010 cả nước có hơn 200 công ty sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV, 93 nhà máy, cơ sở sản xuất thuốc và 28.750 cửa hàng, đại lý buôn bánthuốc BVTV Trong khi đó, hệ thống thanh tra BVTV mỏng, yếu, cơ chế hoạtđộng khó khăn (Trương Quốc Tùng, 2013)

Bên cạnh đó, tình trạng thuốc giả, nhái và thuốc nhập lậu tràn lan trên thị trườngcũng là một vấn đề “nhức nhối” trong vấn đề quản lý và sử dụng thuốc BVTV.

1.2.5 Ảnh hưởng của thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp tới môi

trường

Một số loại thuốc BVTV có tính năng hóa học ổn định, khó phân hủy,nên sẽ tích lũy trong môi trường Sau nhiều lần sử dụng, lựơng tích lũy tănglên và gây ảnh hưởng tới môi trường đất, nước, không khí Đặc biệt, hiện nay,

sự lạm dụng thuốc BVTV càng ngày càng trở nên phổ biến, khó kiểm soát, thì

sự ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV càng trở nên nghiêm trọng Một sốcông trình nghiên cứu đã chỉ ra sự tồn lưu thuốc BVTV trong đất, nước,không khí, hậu quả đã ảnh hưởng xấu đến động vật và cả con người

 Đối với môi trường khí

Thuốc BVTV có nhiều loại, trong đó, có một số loại có thể bay hơi saukhi phun Tuy nhiên có ít bằng chứng về sự tiếp xúc với thuốc BVTV trongkhông khí gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe con người trừ những nơi

mà thuốc BVTV được sử dụng trong những khu vực quây kín, thông khí không

Trang 35

được thông thoáng.

 Đối với môi trường đất

Trong đất có tới 50% lượng thuốc BVTV được phun để bảo vệ mùamàng hoặc được sử dụng diệt cỏ đã phun không đúng vị trí và dải trên mặt đất.Mặc dù một lựợng lớn đã bay hơi nhưng một vài thuốc BVTV như clo hữu cơ

có thể tồn tại trong đất nhiều năm Khi vào trong đất một phần thuốc được câyhấp thụ, phần còn lại được keo đất giữ lại Thuốc tồn tại trong đất dần dần đượcphân giải qua hoạt động sinh học của đất và qua tác động của các yếu tố hóa lý.Tuy nhiên tốc độ phân giải chậm nếu thuốc tồn tại trong môi trường đất vớilượng lớn, nhất là trong đất có hoạt tính sinh học kém (Lê Văn Khoa, 2001)

 Đối với môi trường nước

Môi trường nước xung quanh vẫn có thể bị nhiễm hóa chất khi nông dân

đổ thuốc thừa hoặc tráng rửa bình phun xuống ao, kênh mương Hoặc phunthuốc BVTV cho cây trồng gần mép nước Hoặc cũng có thể từ môi trường đấtqua quá trình rò rỉ, xói mòn, rửa trôi Hoặc từ không khí bị ô nhiễm qua hiệntượng mưa và sương mù Hoặc trực tiếp sử dụng thuốc BVTV để giết cá.Nguyễn Đình Mạnh (2000) cho rằng tính di động của nó chịu ảnh hưởng lớnnhất của nước và lực dòng chảy của nước, khả năng di động của nó được quyếtđịnh bởi độ tan, độ hấp phụ trong keo đất, cường độ hấp phụ, vận tốc hấp phụcủa đất với nhóm thuốc BVTV Khả năng thấm sâu của thuốc BVTV phụ thuộcvào nước, lực thấm sâu của dòng nước, tính linh động của thuốc BVTV

 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Sử dụng thuốc BVTV với nồng độ cao, số lượng lớn, thời gian cách

ly không đảm bảo làm cho dư lượng thuốc trong sản phẩm lớn, gây ảnhhưởng tới sức khỏe người tiêu dùng Theo Trung tâm Khuyến nông Việt Nam(2013) chỉ tính riêng trong năm 2009 trong cả nước đã có 4.515 người bịnhiễm độc thuốc BVTV với 138 trường hợp tử vong Nhiễm độc cấp thường

là các vụ tự tử, các vụ nhiễm độc hàng loạt do thức ăn bị nhiễm thuốc BVTV,

sự tiếp xúc nghề nghiệp trong nông nghiệp, Đây là nguyên nhân của phầnlớn các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có liên quan đến thuốc BVTV Các ảnh

Trang 36

hưởng mãn tính do sự tiếp xúc với thuốc BVTV trong thời gian dài với liềulượng nhỏ có liên quan đến nhiều rối loạn và các bệnh khác nhau Các nhàkhoa học đã tìm thấy bằng chứng về mối liên quan giữa thuốc BVTV với cácbệnh ung thư, các hậu quả sinh sản như đẻ non, vô sinh, thai dị dạng, chấtlượng tinh dịch, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn hành vi, tổn thương chứcnăng miễn dịch và dị ứng, tăng cảm giác da, Thủy ngân ở một hàm lượngnào đó sẽ không ảnh hưởng đến người mẹ nhưng gây hại cho não của bàothai, dư lượng thuốc BVTV đã được tìm thấy trong sữa các bà mẹ đang chocon bú khi thường xuyên tiếp xúc với thuốc BVTV, đây cũng là nguyên nhâncủa nhiều trường hợp sảy thai, đẻ non, rất nguy hiểm

Ảnh hưởng đến hệ sinh thái

Thuốc BVTV làm đảo lộn hệ sinh thái nông nghiệp là nguyên nhân chủyếu gây lên những đợt dịch sâu bệnh trầm trọng trên cây trồng những nămsau

Khi phun thuốc BVTV trên đồng ruộng không chỉ tiêu diệt các loài sâu,bệnh, cỏ dại gây hại cây trồng mà còn tiêu diệt các loài thiên địch có ích(thiên địch là những côn trùng hoặc nhện lấy sâu hại làm thức ăn hoặc kýsinh sâu hại như các loài ong mắt đỏ, ong đen kén trắng ký sinh trứng và sâunon của một số loài sâu hại, bọ cánh cứng 3 khoang ăn các loài sâu hại, bọ xítnước ăn rầy nâu, nhện lưới bắt sâu ); đa số các loài thiên địch bị tiêu diệttrước và chết nhiều hơn do chúng dễ mẫn cảm với thuốc BVTV hơn nhiều sovới các loài sâu hại Bên cạnh đó, các loài sâu hại sau khi bị phun thuốc,những cá thể còn sống sẽ phục hồi quần thể nhanh hơn nhiều so với các loàithiên địch vì các loại thuốc BVTV hiện nay không thể tiêu diệt được hết cácloài sâu, bệnh khi phun trên đồng ruộng (hiệu quả của thuốc BVTV chỉ đạt từ

80 – 85%) Vì vậy, ở những nơi nào người dân dùng nhiều thuốc để phòng trừcác đối tượng sâu bệnh hại lúa hoặc các cây rau mầu khác thì ở chính nhữngnơi đó sẽ thường xuyên bùng phát dịch sâu bệnh vào những vụ và năm sau dothiên địch chưa kịp hồi phục để đủ sức khống chế sâu hại Ngoài ra, khi sử

Ngày đăng: 29/07/2017, 17:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w