1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hướng dẫn quy cách viết luận văn thạc sỹ xã hội học

11 591 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 238,18 KB

Nội dung

Mục tiêu của luận văn Luận văn thạc sĩ phải xác định được sự thiếu hụt về kiến thức lý thuyết và thực tiễn của chủ đề nghiên cứu cũng như xây dựng được câu hỏi nghiên cứu để từ đó xác đ

Trang 1

HƯỚNG DẪN QUY CÁCH VIẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ

1 Mục tiêu của luận văn

Luận văn thạc sĩ phải xác định được sự thiếu hụt về kiến thức lý thuyết và thực tiễn của chủ đề nghiên cứu cũng như xây dựng được câu hỏi nghiên cứu để từ đó xác định tài liệu tham khảo phù hợp Những điều cần lưu ý về một luận văn:

-­‐ Luận văn thạc sĩ không phải là một báo cáo nghiên cứu đề tài, đề tài nghiên cứu tập trung vào giải quyết một vấn đề cụ thể và thường tập trung vào một vấn đề thực tiễn nào đó Còn luận văn yêu cầu phải khái quát hóa kết quả nghiên cứu -­‐ Luận văn không phản ánh kinh nghiệm cá nhân hoặc ý kiến cá nhân vì đặc tính cơ bản của một luận văn là không có định kiến (value free) và mang tính khách quan Vấn đề nghiên cứu được giải quyết khách quan, độc lập và không rời rạc vì luận văn giải quyết một vấn đề chuyên biệt nhưng nó phải là vấn đề phổ biến

-­‐ Luận văn không phải là giáo trình vì mục đích của giáo trình là muốn chuyển tải tri thức đến cho người học theo cách hiệu quả nhất, còn mục đích của luận văn là xác định và giải quyết một vấn đề cụ thể

-­‐ Vấn đề giải quyết trong luận văn mang tính khái quát, không giải quyết một vài trường hợp xảy ra trong xã hội

-­‐ Luận văn phải tập trung vào vấn đề phù hợp Tính phù hợp được thể hiện ở chỗ phải chứng minh được vấn đề nghiên cứu của luận văn chưa được các nghiên cứu trước đó đưa ra câu trả lời xác đáng, chưa đủ hoặc chưa thể hiện được sự quan trọng

-­‐ Từ kết quả nghiên cứu, luận văn phải đưa ra những bình luận mang tính kiến nghị giải pháp cho thực tiễn hoặc đóng góp cho lý thuyết mà luận văn sử dụng làm khung phân tích Vì vậy kết quả nghiên cứu trong luận văn có thể lấy từ các nghiên cứu thực nghiệm định lượng, từ các nghiên cứu giải thích hoặc tổng quan

số liệu thứ cấp từ các nghiên cứu trước

Trang 2

2 Cấu trúc của một luận văn

Tên đề tài phải ngắn gọn nhưng phải phản ánh được nội dung chính của luận văn

Cụ thể tên luận văn phải trả lời được câu hỏi luận văn nghiên cứu cái gì, nghiên

cứu ai, ở đâu và lúc nào Ví dụ đề tài nghiên cứu “Nhu cầu vui chơi giải trí của cư dân ven đô Thành phố HCM trong quá trình trình đô thị hóa”

-­‐ Tóm tắt luận văn:

Tóm tắt luận văn không được dài quá một trang giấy A4 nhưng phải nêu được vắn tắt vấn đề nghiên cứu, những kết quả chính, kết luận và đóng góp của luận văn

-­‐ Lời cám ơn:

Gửi lời cảm ơn đến những cá nhân và tổ chức có đóng góp cho đề tài

-­‐ Lời cam đoan:

Tác giả luận văn cần có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của mình Cam đoan về nguồn tài liệu sử dụng trong luận văn không vi phạm bản quyền và đồng ý cho trường ĐHKHXH và NV và khoa Xã hội học dùng luận văn làm tài liệu tham khảo

-­‐ Mục lục luận văn, mục lục bảng biểu và đồ thị nếu trong luận văn có bảng biểu và

đồ thị.Luận văn phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, không được tẩy xóa Luận văn có đánh số trang, số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị

3 Các phần chính của một luận văn:

Phần A: Mở đầu

Phần này nêu ngắn gọn về vấn đề nghiên cứu, những thông tin đã biết và chưa biết về vấn

đề nghiên cứu để từ đó nêu lên được tính cấp thiết của đề tài cũng như lý do vì sao nghiên cứu vấn đề đó và cuối cùng nêu mục tiêu của luận văn hướng đến là gì, nghiên cứu này cho ai (thường là tài liệu tham khảo cho học viên cao học và những người nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn)

1 MỞ ĐẦU

Trang 3

1.1 Lý do chọn đề tài

1.2 Tổng quan tài liệu1

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

1.4 Nội dung nghiên cứu

1.5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

1.6 Phạm vi nghiên cứu

1.7 Phương pháp nghiên cứu2

1.8 Phương pháp xử lý dữ liệu

1.9 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

1.10 Hạn chế trong quá trình thực hiện luận văn

1Tổng quan tài liệu:

Phần này tập trung tổng quan cái bài tạp chí, bài hội thảo, các chương sách và các báo cáo khoa học với các chủ đề liên quan đến câu hỏi nghiên cứu Cuối chương này cần có phần tổng kết về kết quả của các cuộc nghiên cứu trước và từ đó nêu lên những tồn tại của các nghiên cứu này nhằm làm cơ sở để kết nối với các câu hỏi nghiên cứu trong luận văn Phần tổng kết có thể theo dạng mô hình hóa hoặc là liệt kê các vấn đề còn tồn tại, và mỗi phần sẽ là một mục trong phần kết quả Các mục này là cơ sở cho phần bình luận và kết luận

2Phần phương pháp:

Phần này chủ yếu mô tả về phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn Nên bắt đầu bằng việc nêu vắn tắt về các phương pháp có thể sử dụng trong lĩnh vực này và nêu lý do

về phương pháp được chọn trong luận văn Mô tả chi tiết về các bước tiến hành thu thập thông tin, các nguồn số liệu sử dụng trong luận văn cũng như tình hợp lý của các số liệu

và phương pháp này Phương pháp chọn mẫu và xử lý thông tin cũng nên được đề cập chi tiết trong phần này

Trang 4

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN3

2.1 Cách tiếp cận chính trong nghiên cứu

2.2 Mô hình phân tích

2.3 Giả thuyết nghiên cứu

2.4 Khái niệm liên quan đến đề tài

2.5 Kết cấu của luận văn4

Phần B: Tiêu đề của phần này thể hiện nội dung chính nên thường là tên của đề tài (lưu ý không nên để tên là nội dung)

Chương 1:

a Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

b Mô tả về mẫu nghiên cứu

Chương 2: Câu hỏi nghiên cứu 1 hoặc mục tiêu 1

Chương 3: Câu hỏi nghiên cứu 2 hoặc mục tiêu 2

……

3Lý thuyết và các khái niệm:

Phần này nên có sự giải thích về các khái niệm và các thuật ngữ liên quan cũng như tổng quan các lý thuyết liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu Lý giải những lý thuyết được áp dụng như thế nào trong luận văn và vì sao Lý thuyết là cơ sở để xây dựng khung phân tích chứ không phải đưa vào để trang điểm cho luận văn Phương pháp và nội dung luận văn được xây dựng dựa vào khung phân tích và yêu cầu phải có tính thống nhất giữa lý thuyết, giả thuyết, phương pháp và kết quả

4Cấu trúc luận văn: Mô tả ngắn gọn về các phần chính của luận văn, sau đó tóm

tắt nội dung mỗi chương khoảng mấy dòng về đóng góp của mỗi chương cũng như mối liên hệ giữa các chương

Trang 5

Phần này tập trung phân tích số liệu kết hợp trình bày bảng biểu và đồ thị nhằm lý giải các kết quả cũng như tính hiệu lực và độ tin cậy của các kết quả này Cuối mỗi chương nên có phần tóm tắt lại kết quả làm cơ sở để viết phần kết luận

Phần: Kết luận và kiến nghị

Phần kết luận tổng hợp vắn tắt các kết quả nghiên cứu dựa vào mục tiêu hoặc giả thuyết nghiên cứu Bình luận về kết quả nghiên cứu dựa vào phần kết luận của tổng quan tài liệu hoặc tổng quan lý thuyết Làm rõ tầm quan trọng cũng như đóng góp của luận văn (lý luận hay thực tiễn) Phân tích tác động của chính sách đối với kết quả nghiên cứu để từ

đó đề xuất những kiến nghị

Trang 6

3 Cách thức soạn thảo văn bản

Luận văn luận án sử dụng chữ Times New Roman, cỡ chữ 13 của hệ soạn thảo Winword; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo giãn khoảng cách giữa các chữ; giãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 3,5 cm; lề dưới 3 cm;

lề trái 3,5 cm; lề phải 2 cm Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng

là lề bên trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này

Luận văn được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210x297mm), dày không quá 200 trang, không kể phụ lục

• Tiểu mục

Các tiểu mục của luận văn luận án được trình bày và đánh số thành nhóm chữ

số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ 3.4.2.1 chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 4 chương 3) tại mỗi nhóm tiểu mục phải ít nhất 2 tiểu mục Nghĩa là không thể có tiểu mục 3.1.1 mà không thể có 3.1.2 tiếp theo

• Bảng biểu, hình vẽ

Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ phải gắn với số chương; ví dụ Hình 2.5 có nghĩa là Hình thứ 5 trong Chương 2 Mỗi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ “Nguồn : Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông Thôn 2003” Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình Thông thường, những bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội dung, đề cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất Các bảng dài có thể để ở những trang riêng, nhưng cũng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên

Trang 7

Trong luận văn, các hình vẽ phải được vẽ sạch sẽ bằng mực đen để có thể sao chụp lại, có đánh số và ghi đầy đủ đầu đề; cỡ chữ phải bằng cỡ chữ sử dụng trong văn bản luận văn Khi đề cập đến các bảng biểu và hình vẽ phải nêu rõ số của hình

và bảng biểu đó, Ví dụ “…được nêu trong bảng 3.1” hoặc (Xem hình 4.2) mà không được viết “…được nêu trong bảng dưới đây”

• Viết tắt

Không lạm dụng việc viết tắt trong luận văn Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong luận văn Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết những cụm từ ít xuất hiện trong luận văn, luận án Nếu cần viết tắt những từ, cụm từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức…thì được viết tắt

1 sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn Nếu luận văn có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục những chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu luận văn

• Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn

Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa,mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục tham khảo của luận văn luận án Phải nêu rõ cả việc sử dụng những đề xuất hoặc kết quả của đồng tác giả Nếu sử dụng tài liệu của người khác và của đồng tác giả (bảng biểu, hình vẽ, ý tưởng ) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì luận văn không được duyệt để bảo vệ

Nếu không có điểu kiện tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó không được liệt kê trong Tài liệu tham khảo

Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn 2 câu hoặc 4 dòng đánh máy thì có thể sở dụng dấu ngoặc kép để mở đẫu và kết thúc phần trích dẫn

Trang 8

Nếu cần trích dẫn dài hơn thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày, với lề trái lùi vào thêm 2cm Khi mở đầu và kết thúc đoạn trích này không phải sử dụng dấu ngoặc kép

Việc trích dẫn phải theo số thự tự của tài liệu tham khảo ở danh mục Tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, vi dụ [12 Tr.73]

có nghĩa là trích dẫn ở trang 73 của tài liệu theo số thứ tự 12 trong danh mục Tài liệu tham khảo.Đối với phần được trích dẫn có từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau,số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, được đặt cách nhau bởi dấu phẩy và theo thứ tự tăng dần ví dụ [15], [18] ,[21] ,[32]…

• Phụ lục của luận văn luận án

Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung luận án như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh…nếu luận văn sử dụng những câu trả lời cho một bảng câu hỏi thì bảng câu hỏi mẫu này phải được đưa vào phần Phụ lục ở dạng nguyên bản đã dùng đã điều tra, thăm dò ý kiến; không được tóm tắt hoặc sửa đổi Các tính toán mẫu trình bày tóm tắt trong bảng biểu cũng cần nêu trong Phụ lục của luận văn Phụ lục không được dày hơn phần chính của luận văn

• Hình thức bên ngoài

Luận văn đóng bìa cứng, màu nâu đỏ, in chữ nhũ, đủ dấu Tiếng Việt Luận văn phải có trang bìa phụ Phần gáy bìa luận văn chỉ in tên luận văn và năm hoàn thành (không in tên tác giả)

4 Hướng dẫn xếp danh mục tài liệu tham khảo

- Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ ( Việt, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật…) các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch (kể cả tái liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc,…) Đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít

Trang 9

người biết (Malayu, Sancrit….) có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu

- Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả luận án thoe thông lệ từng nước:

o Tác giả là người nước ngoài xếp theo thứ tự ABC theo họ

o Tác giả là người Việt Nam: xếp theo thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ

Trang 10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN VĂN A

TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG CỦA CÁC CÔ DÂU VIỆT

Ở HÀN QUỐC

(TÊN ĐỀ TÀI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – năm…

Trang 11

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN VĂN A (họ và tên tác giả luận văn)

TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG CỦA CÁC CÔ DÂU VIỆT

Ở HÀN QUỐC

(tên đề tài luận văn)

Chuyên ngành Xã hội học

Mã ngành: 60.31.30

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – năm…

Ngày đăng: 02/08/2015, 15:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w