Cơ cấu ODA theo các tiêu chí khác nhau

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA trong bối cảnh Việt Nam là nước có thu nhập trung bình (Trang 55)

V. Phạm vi nghiên cứu

2.2.1.2.Cơ cấu ODA theo các tiêu chí khác nhau

e, ODA cung cấp với mục đích rõ ràng dưới dạng tài chính hay

2.2.1.2.Cơ cấu ODA theo các tiêu chí khác nhau

a, Cơ cấu ODA theo ngành, lĩnh vực

Bảng 2.4: Cơ cấu vốn ODA theo ngành thời kỳ 2001 - 2005

Đơn vị: Triệu USD

Hiệp định ODA ký kết 2001 - 2010

Tổng Tỷ lệ %

1. Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xoá đói,

giảm nghèo 4.52 14.49%

2. Năng lượng và công nghiệp 5.71 18.31%

3. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cấp, thoát

nước và phát triển đô thị,… 11.39 36.52%

4. Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học

kỹ thuật, các ngành khác 9.57 30.68%

Tổng số 31,19 100%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Bộ KH&ĐT Trong giai đoạn 2001-2005, vốn ODA chủ yếu được thu hút vào các ngành cung cấp cơ sở hạ tầng và hạ tầng kỹ thuật như giao thông vận tải, y tế giáo dục và khoa học kỹ thuật, chiếm gần 70% tổng nguồn vốn ký kết ở tất cả các ngành. Tuy nhiên các ngành này lại có mức độ giải ngân không hiệu quả bằng các ngành nông nghiệp hay năng lượng và công nghiệp. Do các ngành này đều là những ngành đầu tư lớn, thời gian đầu tư kéo dài và thường gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng cũng như triển khai thực hiện.

Trong giai đoạn 2006-2010, các ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và đô thị; y tế giáo dục, khoa học ký thuật tiếp tục là các ngành được đầu tư phần lớn trong quỹ vốn ODA bởi lẽ hạ tầng cơ sở kỹ thuật của nước ta còn lạc hậu và để tạo đà cho các ngành khác phát triển trước hết phải đầu tư xây dựng những cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, hiện đại. Cụ thể với 7,58 tỷ USD đầu tư vào giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, hạ tầng đô thị và 5.78 tỷ USD đầu tư vào y tế giáo dục, khoa học kỹ thuật. Hai ngành này vẫn chiếm gần 70% cơ cấu vốn ODA cả nước.

Biểu đồ 2.3 Mô tả rõ nét hơn cơ cấu ODA tập trung cho các lĩnh vực thời kỳ 2001-2010:

Biểu 2.3: Cơ cấu vốn vay và viện trợ thời kỳ 2001-2010

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ KH&ĐT

Trong lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn, vốn ODA đã góp

phần đáng kể phát triển hệ thống thuỷ lợi, lưới điện nông thôn, trường học, trạm y tế, giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, tín dụng nông thôn quy mô nhỏ, phát triển nông thôn tổng hợp kết hợp xoá đói, giảm nghèo.

Trong thời kỳ 2006-2010, tổng vốn ODA ký kết trong lĩnh vực này đạt trên 3,34 tỷ USD, bằng 16,21% tổng giá trị ODA ký kết trong thời kỳ, tuy nguồn vốn ODA được ký kết cho phát triển nông nghiệp nông thôn còn thấp hơn so với mục tiêu đề ra trong Đề án ODA 2006-2010 song nguồn vốn này đã được tập trung để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ (phát triển lưới điện nông thôn, giao thông nông thôn, trường học, các trạm y tế và bệnh viện, các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường), phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp xóa đói giảm nghèo, khuyến nông chuyển giao công nghệ trồng trọt và chăn nuôi, cấp tín dụng quy mô nhỏ, hỗ trợ tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, áp dụng công nghệ sạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm.

Vốn ODA giải ngân cho lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo đạt 2,65 tỷ USD, bằng 21,76% tổng giá trị ODA giải ngân cho

cả nước và bằng 79,34% vốn ODA ký kết cho lĩnh vực này

Nguồn vốn ODA đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân ở vùng nông thôn, đã góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam đối với mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc giảm 50% hộ đói nghèo vào năm 2015.

Nhờ có vốn ODA, ngành Năng lượng điện đã tăng đáng kể công suất nguồn; phát triển và mở rộng mạng lưới phân phối điện, kể cả lưới điện nông thôn, một số cơ sở sản xuất công nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn ODA đã góp phần tạo công ăn việc làm ở một số địa phương.

Trong thời kỳ 2006-2010 vốn ODA ký kết cho ngành công nghiệp và năng lượng đạt khoảng 3,91 tỷ chiếm 18,97% tổng vốn ODA ký kết thời kỳ này, để tập trung hỗ trợ phát triển nguồn điện (xây dựng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện); phát triển mạng lưới truyền tải và phân phối điện, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng xanh (năng lượng mặt trời, gió), sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả.

Vốn ODA giải ngân cho lĩnh vực năng lượng và công nghiệp đạt 2,12 tỷ USD bằng 17,4% tổng giá trị ODA giải ngân cho cả nước và bằng 54,22% vốn ODA ký kết cho lĩnh vực này.

Nguồn vốn ODA đã góp phần tăng sản lượng và chất lượng cung cấp điện năng cho sản xuất và đời sống, xây dựng ngành điện theo định hướng thị trường và tăng cường năng lực quản lý ngành.

Trong lĩnh vực Giao thông vận tải và Bưu chính viễn thông, vốn ODA đã góp phần nâng cấp và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cải thiện chất lượng dịch vụ. Hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, cảng biển, đường hàng không, cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông đã có những bước phát triển rõ rệt.

Trong thời kỳ 2006-2010, tổng vốn ODA được ký kết để hỗ trợ phát triển ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và cấp thoát nước đô thị đạt 7,58 tỷ USD chiếm tỷ trọng cao nhất (36,78%) trong cơ cấu ODA thời kỳ này. Tổng vốn ODA giải ngân đạt 3,31 tỷ USD đạt 27,19% tổng giá trị ODA giải ngân trong cả nước và bằng 43,66% vốn ODA ký kết cho lĩnh vực này.

Trong ngành giao thông vận tải, vốn ODA đã được giành để tập trung đầu tư phát triển, nâng cấp hệ thống đường quốc lộ, xây dựng một số cảng biển, củng cố và tằn cường cơ sở hạ tầng ngành đường sắt, cảng hàng không quốc tế, xây dựng giao thông nội đô ở một số thành phố lớn và phát triển giao thông nông thôn. Ngoài ra, ODA đã hỗ trợ tăng cường công tác quy hoạch phát triển giao thông, tăng cường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năng lực quản lý ngành cũng như nâng cao nhận thức giáo dục pháp luật và an toàn giao thông trong xã hội.

Trong ngành bưu chính viễn thông, vốn ODA tập trung đầu tư phát triển một số cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thông hiện đại và có ý nghĩa quốc gia, phục vụ nhu cầu khai thác chung của mọi thành phần kinh tế, phát triển điện thoại nông thôn, phát triển Internet cộng đồng, áp dụng công nghệ thông tin góp phần thực hiện chương trình cải cách hành chính quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử.

Vốn ODA đã được sử dụng cho phát triển đô thị, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường, cải thiện điều kiện môi trường sống cho những khu vực người nghèo ở nhiều thành phố, thị xã trên cả nước.

Về y tế, giáo dục đào đạo, môi trường, khoa học và các ngành khác

Trong thời kỳ 2006-2010, vốn ODA ký kết cho lĩnh vực này đạt 5,78 tỷ USD chiếm 28,04% tổng giá trị ODA ký kết trong cả nước, tổng giá trị ODA giải ngân đạt 4,1 tỷ USD bằng 33,65% tổng giá trị ODA giải ngân của thời kỳ. Tỷ trọng ODA giải ngân so với ODA ký kết đạt 70,93%

Trong ngành GD&DT, vốn ODA đã được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác dạy và học ở tất cả các cấp (giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề); đổi mới sách giáo khoa và chương trình giáo dục phổ thông; đào tạo nâng cao trình độ giáo viên; gửi giáo viên và sinh viên đi đào tạo và bồi dưỡng ở nước ngoài; xây dựng chính sách và tăng cường năng lực quản lý ngành.

Trong lĩnh vực y tế, vốn ODA đã được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật cho công tác khám và chữa bệnh, tăng cường công tác kế hoạch hóa gia đình; phòng chống HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm; đào tạo cán bộ y tế; hỗ trợ xây dựng chính sách và nâng cao năng lực quản lý ngành.

Trong lĩnh vực môi trường, vốn ODA đã được sử dụng để hỗ trợ bảo vệ và cải thiện môi trường sống trong các lĩnh vực như trồng rừng, quản lý nguồn nước, cấp nước và thoát nước, xử lý nước thải, rác thải ở nhiều thị xã, thành phố, khu công nghiệp và các khu dân cư tập trung.

b, Cơ cấu theo vùng miền

Sự phân bổ nguồn vốn ODA giữa các vùng miền, giữa Trung ương và địa phương mặc dù đã có những cải thiện nhất định song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Sự chênh lệch giữa lượng ODA giữa các vùng là quá lớn trong khi xu hướng phát triển là giảm dần khoảng cách giữa các vùng.

Bảng 2.5 : ODA ký kết phân theo vùng, lãnh thổ thời kỳ 2001-2010

Đơn vị: Triệu USD

STT Vùng ODA ký kết

1 Trung du miền núi Bắc Bộ 983.14

2 Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc 4870.30 3 Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung và vùng

kinh tế trọng điểm miền Trung 2723.19

4 Tây Nguyên 205.09

5 Đông Nam bộ và vùng kinh tế trong điểm phía Nam 2334.39

6 Đồng bằng sông Cửu Long 1194.09

Nguồn: Bộ KH&DT năm 2010

Có thể nhìn thấy sự khác biệt rõ nét về nguồn vốn ODA phân bổ cho các vùng, với gần 5 tỷ USD trong toàn giai đoạn 2001-2010, Đồng Bằng sông Hồng và các vùng kinh tế trọng điểm chiếm đa số vốn viện trợ của cả nước, theo sau đó là khu vực Bắc Trung Bộ, Duyên Hải miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trong khi đó Tây Nguyên chiếm lượng vốn viện trợ ít nhất chỉ vẻn vẹn 205 triệu USD trong 10 năm. Điều này cho thấy sự mất cân đối trong phân bổ ODA cho các vùng miền và nếu không có hướng điều chỉnh trong thời gian tới sẽ dễ dẫn đến những hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng trong tương lai.

Biểu 2.4: ODA ký kết phân theo vùng, lãnh thổ thời kỳ 2001-2010

Nhìn chung, dường như có xu hướng tăng cường phân cấp trong việc quản lý, sử dụng nguồn ODA, điều đó được thể hiện ở chỗ viện trợ phát triển ngày càng được phân bổ nhiều hơn cho các chương trình / dự án ở cấp địa phương.

Phân bổ vốn ODA theo vùng, đặc biệt là ở cấp địa phương ngày càng được các Nhà tài trợ quan tâm vì tỷ lệ người nghèo chủ yếu tập trung ở địa phương thuộc các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, như chúng ta thấy trong Biểu đồ và bảng 2.4, mức độ phân bổ vốn ODA theo các vùng có sự khác nhau đáng kể. Các vùng Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long nhận được ít vốn ODA nhất so với các vùng lãnh thổ khác trong giai đoạn 2001- 2005, trong khi đó các vùng lãnh thổ thuộc miền Bắc và Bắc Trung Bộ nhận được nhiều vốn ODA hơn cả.

Trong giai đoạn 2006-2010 các chương trình và dự án ODA đã hỗ trợ phát triển nhiều cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các tỉnh, thành phố trên các lĩnh vực như giao thong, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị, trường học, bệnh viện, phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo, tăng cường năng lực cho chính quyền địa phương. Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, nguồn vốn ODA đã thực sự là nguồn bổ sung quan trọng cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển của các địa phương trong giai đoạn 2006-2010.

Vốn ODA thu hút vào các tỉnh nghèo, khó khan về kinh tế, thường chịu thiệt hại của thiên tai đã được cải thiện đáng kể nhờ việc tăng cường công tác điều phối viện trợ của chính phủ cũng như nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương. So với thời kỳ 2001-2005 vốn ODA bình quân đầu người thời kỳ 2006-2010 đã có xu hướng tăng lên đáng kể ở hầu hết các vùng này. Tuy nhiên việc thu hút và sử dụng ODA vào các địa phương trong một vùng và giữa các vùng còn có sự khác biệt và không đồng đều, đặc biệt là đối với vùng Tây Nguyên không có bước cải thiện rõ rệt về chỉ số vốn ODA so với thời kỳ 2001-2005. Đồng thời còn những vùng và địa phương (một số tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ) có mức ODA bình quân đầu người thấp hơn mức trung bình cả nước

c, Cơ cấu ODA theo đối tác

Để đánh giá hiệu quả của việc thu hút và sử dụng ODA thì cơ cấu ODA theo đối tác cũng là một chỉ tiêu mà các nhà hoạch định chính sách quan tâm.

Biểu đồ 2.5: Các Nhà tài trợ chính của Việt Nam giai đoạn 1993- 2005

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Đề án định hướng thu hút và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006-1010) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2.5 cho chúng ta thấy 10 Nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn 1993-2005. Nhật Bản xếp ở vị trí thứ nhất trong danh sách 10 Nhà tài trợ chính của Việt Nam trong giai đoạn này. Mức giải ngân của Nhật Bản là 870 triệu USD trong năm 2000.

Ngân hàng Thế giới tập trung chủ yếu vốn ODA vào lĩnh vực xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam hiện đang đứng ở vị trí thứ hai sau Nhật Bản.

Ngân hàng phát triển châu á (ADB) với mức giải ngân trong năm 2000 là hơn 266 triệu USD. ADB chủ yếu tập trung hỗ trợ Ngành Giao thông, ngành công nghiệp. Gần đây ADB tăng mức giải ngân cho các lĩnh vực nông nghiệp và cơ sở hạ tầng nông thôn, thuỷ lợi và phòng chống lũ lụt, cấp nước và vệ sinh môi trường. Vì vậy mà ADB vẫn được xếp hạng thứ 3 trong danh sách 10 Nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam giai đoạn này.

Pháp tiếp tục là Nhà tài trợ lớn thứ tư với mức giải ngân 58 triệu USD trong năm 2000 tuy có giảm 13 triệu USD so với năm 1999. Pháp chủ yếu giải ngân cho các lĩnh vực phát triển con người, nông nghiệp, truyền thông và cơ sở hạ tầng.

Đan Mạch tập trung giải ngân cho lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên như các chương trình hỗ trợ về vệ sinh môi trường nông thôn và đô thị.

ngân giảm ở hầu hết các ngành do Thụy điển tài trợ, đặc biệt là y tế, nguồn nhân lực và phát triển xã hội.

Nhìn chung các Nhà tài trợ của Việt Nam trong suốt giai đoạn 1993-2005 không có sự thay đổi nhiều, các Nhà tài trợ truyền thống của Việt Nam như Nhật Bản, WB, ADB vẫn giữ vai trò chủ đạo trong tổng số vốn ODA tại Việt Nam. Bên cạch các Nhà tài trợ song phương là Pháp, Đức, Đan Mạch, Thụy điển gần đây chúng ta có thêm Nhà tài trợ Trung Quốc và Australia.

Trong đoạn 2006-2010, các nhà tài trợ lớn vẫn duy trì viện trợ ODA cho nước ta. Theo thống kê của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư thì các nhà tải trợ đa phương lớn cho Việt Nam gồm có: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB), Liên Minh Châu Âu (EU), Quỹ tiền tệ Quốc Tế (IMF), các tổ chức của Liên Hợp Quốc (UN), các tổ chức phi chính phủ (NGO), Nhật Bản đang là nhà tài trợ đa phương lớn cho Việt Nam trong hơn 17 năm qua.

Nói chung giai đoạn 2006-2010 không có biến đổi mạnh trong cơ cấu vốn ODA mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam, tuy nhiên trong 2 năm 2010 và 2011 lại chứng kiến sự biến động khá mạnh trong cơ cấu viện trợ của Liên Minh Châu Âu (EU). Nguồn vốn ODA mà EU tài trợ cho Việt Nam đã tăng liên lục kể từ năm 1993 đến nay và đến năm 2010 đạt mức 1,082 tỷ USD nhưng đến năm 2011 con số này chỉ còn ở mức 88 triệu USD. Nguyên nhân của hiện tượng này những tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới khủng hoảng nợ công trầm trọng ở Châu Âu và sự

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA trong bối cảnh Việt Nam là nước có thu nhập trung bình (Trang 55)