Các nhân tố tác động đến nguồn vốn ODA từ phía nhận tà

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA trong bối cảnh Việt Nam là nước có thu nhập trung bình (Trang 31)

V. Phạm vi nghiên cứu

e, ODA cung cấp với mục đích rõ ràng dưới dạng tài chính hay

1.2.4.2. Các nhân tố tác động đến nguồn vốn ODA từ phía nhận tà

- Sự ổn định của thể chế chính trị. Thực tế đã chỉ ra rằng, nếu thể chế chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện cho việc thu hút và quản lý tốt nguồn vốn ODA.

- Mức ổn định kinh tế vĩ mô trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, đặc biệt là chính sách tài chính, thuế, mức độ mở cửa của nền kinh tế... cũng có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý. Nếu các chính sách này ổn định trong thời gian dài và hợp lý sẽ góp phần cho quản lý nguồn vốn ODA tốt và ngược lại, sẽ gây ảnh hưởng đến việc quản lý nguồn vốn này.

- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA. Nếu các văn bản này ổn định và phù hợp sẽ góp phần cho công tác quản lý tốt nguồn vốn ODA và ngược lại, sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý nguồn vốn này theo chiều hướng không tốt.

- Trình độ phát triển kinh tế (đặc biệt là trình độ phát triển hệ thống thể chế kinh tế), các điều kiện có liên quan đến năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ hay tốc độ tăng trưởng kinh tế qua từng thời kỳ. Nhận thức của cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và cả người dân về nguồn vốn ODA mà trước hết là các ngành, các cấp, các địa phương, các cơ sở thụ hưởng trực tiếp... cũng đóng vai trò là

các nhân tố có ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý nguồn vốn ODA này của bên nhận tài trợ.

Ngoài ra còn có các nhân tố đặc thù liên quan đến lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng. Các nhân tố đặc thù này thể hiện ở điều kiện và trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

1.3. Kinh nghiệm của môt số nước về thu hút và sử dụng ODA1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

− Nguyên tắc vay nợ của Trung Quốc là chú trọng các khoản vay trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi của các nước và các tổ chức tiền tệ quốc tế, tận dụng các khoản vay hỗn hợp mang tính ưu đãi, các khoản vay xuất khẩu và các khoản vay thương mại, lựa chọn các điều kiện vay hợp lý nhất.

− Trung Quốc chú trọng hơn tới hình thức vay theo dự án. Các khoản vay đều phải là các khoản vay của các dự án, không vay để bù đắp nợ tài chính.

− Chú trọng hợp lý hoá hướng đầu tư của các khoản vay. Các khoản vay nước ngoài phần lớn được hưởng vào các ngành hạ tầng cơ sở như: năng lượng, giao thông. Ngoài ra, có thể đầu tư vào các dự án then chốt của ngành công nghiệp, đầu tư cải tạo kỹ thuật của các doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng nông nghiệp, đầu tư cho phát triển công nghiệp xây dựng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, các dự án nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật để có thể đảm bảo lợi ích kinh tế của các khoản vay.

− Quy mô các khoản vay phải hợp lý và khoa học, phải căn cứ vào nhu cầu xây dựng kinh tế và khả năng trả nợ của các đơn vị vay để quyết định quy mô các khoản vay, tỷ lệ hoàn trả nợ từ 15% – 20%/năm, tỷ lệ vay nợ ≤ 100%, để đảm bảo có thể hoàn trả lãi suất của các khoản vay đúng thời hạn. Các khoản vay để đầu tư vào các dự án trọng điểm của Nhà nước do Nhà nước vay và hoàn trả, hoặc do Nhà nước vay, các địa phương, bộ ngành hoặc các doanh nghiệp trả. Các dự án của địa phương và của các bộ ngành do các địa phương và các bộ ngành tự vay tự trả, Nhà nước không can thiệp.

− Trung Quốc đặc biệt đề cao vai trò của việc quản lý và giám sát. Hai cơ quan Trung ương quản lý ODA là Bộ Tài chính (MoF) và Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (NDRC). MoF làm nhiệm vụ “đi kiếm tiền”, đồng thời là cơ quan giám sát việc sử dụng vốn. MoF yêu cầu các Sở Tài chính địa phương thực hiện kiểm tra thường xuyên hoạt động của các dự án, phối hợp với WB đánh giá từng dự án.

Với những chính sách đưa ra Trung Quốc đã đạt được một những thành tựu đáng kể, đó là:

− Nguồn vốn ODA mà Trung quốc thu hút được đã được sử dụng hiệu quả góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tốc độ phát triển kinh tế trong nhữngnăm gần đây của Trung Quốc luôn ở mức cao từ 8 - 13% /năm, GDP luôn tăngvà ở mức rất cao từ 7.418 tỷ USD năm 2007 lên 8.789 tỷ USD năm 2009.

− Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Trung Quốc ổn định hơn với độ rủi ro thấphơn, chỉ chiếm 18.2% của GDP trong năm 2009 còn Việt Nam thì chiếm đến 52,3% của GDP. Phần lớn nợ nước ngoài của Trung Quốc là nợ dài hạn, đâychính là nguyên nhân giúp Trung Quốc tránh được rủi ro nợ trong khủng hoảngtài chính tiền tệ khu vực.

1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Trong nguồn vốn ODA phần vốn ODA hoàn lại thường chiếm tỷ trọng lớn, thông thường khi tổng mức ODA càng cao thì tỷ trọng vốn hoàn lại cũng càng ngày càng cao. Do vậy nếu không quy định mức vay và trả nợ hàng năm thì sẽ dẫn đến sử dụng không hiệu quả đồng vốn, vay tràn lan để lại gánh nặng nợ cho thế hệ mai sau, ý thức được vấn đề này, tại Thái Lan thì trong một dự án, đặc biệt là dự án vay nợ, trước khi đề xuất với phía cấp viện trợ thường phải xem xét và tiến hành nhiều bước để xác định:

- Tính cấp thiết của dự án

- Nên vay nợ nước ngoài hay huy động trong nước. Nếu vay, mức vốn cần vay là bao nhiêu cần được ghi rõ.

- Hiệu quả sử dụng và khả năng hoàn vốn vay

Sau khi các vấn đề trên được phân tích, tìm hiểu kỹ. Chính phủ sẽ tiến hành đàm phán với các đối tác để xác định, lựa chọn nguồn vốn vay với mức lãi suất nhất định và các điều kiện khác. Khi chưa có sự phê duyệt của Chính phủ, các dự án không được tiếp xúc với các đối tác nước ngoài để đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng vốn, tránh những cuộc vận động ngầm không khách quan có thể xảy ra.

Một trong những biện pháp giúp Thái Lan không bị sa lầy vào vòng nợ nần là xác định “trần” vay, trả hàng năm. Một khoản vay không được tính là nguồn thu ngân sách nhưng các khoản trả nợ được Nhà nước cân đối trong ngân sách quốc gia hàng năm. Chính phủ Thái Lan quy định mức vay nợ không được vượt quá 10% kế hoạch thu ngân sách, mức trả nợ bằng 9% kim ngạch xuất khẩu hoặc 20% chi ngân

sách hàng năm. Sự khống chế này nhằm cân đối khả năng vay, trả nợ, mức xuất khẩu của đất nước, tránh vay mượn tràn lan. Nhiều dự án phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, có nguồn vay nhưng vượt quá giới hạn cho phép đều bị gác lại. Là một nước có mức vay nợ nước ngoài cao (1980-1986 mức vay nợ bình quân mỗi năm khoảng 1,75 tỷ USD) nhưng Thái Lan luôn trả nợ đúng hạn (trung bình mỗi năm khoảng 1 tỷ USD)

1.3.3. Kinh nghiệm của Ba Lan

Tại Ba Lan, quan niệm về sử dụng vốn ODA đạt hiệu quả, trước hết phải tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực và năng lực thể chế; Cơ sở luật pháp rõ ràng và chính xác trong toàn bộ quá trình là điều kiện để kiểm soát và thực hiện thành công các dự án ODA. Ba Lan đề cao hoạt động phối hợp với các đối tác viện trợ.

Chính phủ Ba Lan coi các nguồn hỗ trợ là “quỹ tài chính công”, việc mua sắm tài sản công phải tuân theo luật mua sắm công và theo những quy tắc kế toán chặt chẽ. Quá trình giải ngân khá phức tạp nhằm kiểm soát đồng tiền được sử dụng đúng mục đích. Trong đó, nhà tài trợ có thể yêu cầu nước tiếp nhận viện trợ thiết lập hoặc sửa đổi hệ thống thể chế và hệ thống luật pháp. Cơ quan chịu trách nhiệm gồm có các Bộ, một số cơ quan Chính phủ, trong đó Bộ Phát triển đóng vai trò chủ đạo.

Ba Lan rất chú trọng công tác kiểm soát và kiểm toán. Công tác kiểm toán tập trung vào kiểm toán các hệ thống quản lý. Trong đó, chịu trách nhiệm gồm có kiểm toán nội bộ trong mỗi cơ quan, các công ty kiểm toán nước ngoài được thuê và các dịch vụ kiểm toán của Ủy ban Châu Âu. Khi công tác kiểm toán phát hiện có những sai sót, sẽ thông báo các điểm không hợp lệ cho tất cả các cơ quan.

Công tác kiểm toán tập trung vào kiểm tra tình hình hợp pháp và tính hợp thức của các giao dịch, kiểm tra hàng năm và chứng nhận các khoản chi tiêu, kiểm tra cuối kỳ, kiểm tra bất thường. Chính phủ Ba Lan cho rằng, kiểm tra và kiểm toán thường xuyên không phải để cản trở mà là để thúc đẩy quá trình dự án.

1.3.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam khi bước chân vào nhóm các nước có thu nhập trung bìnhcó thu nhập trung bình có thu nhập trung bình

a, Cần nhận thức đúng đắn về ODA, coi ODA là một nguồn lực bên ngoài có tính chất bổ sung mang ý nghĩa quan trọng nhưng không thể thay thế được nguồn lực trong nước ở cấp độ quốc gia cũng như trong phạm vi một lĩnh vực cụ thể. Do vậy cần phải coi ODA là một chất xúc tác, một nguồn lực bổ sung cho quá trình phát triển.

b, Để sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn ODA cần gắn kết và lồng ghép một cách đồng bộ chiến lược và kế hoạch thu hút và sử dụng ODA với các chiến lược phát triển ngành vùng và quốc gia cũng như các kế hoạch dài hạn và hàng năm bảo đảm sự chủ động của ta trong sử dụng ODA.

c, ODA là nguồn hỗ trợ của các chính phủ, các Tổ chức quốc tế và các liên minh chính phủ dành cho Chính phủ các nước tiếp nhận. Vì vậy, Chính phủ nước tiếp nhận phải nhận trách nhiệm điều phối và sử dụng ODA với nhận thức sau sắc rằng nhân dân sẽ là người gánh chịu hậu quả nếu như nguồn vốn ODA không được sử dụng có hiệu quả

d, Cần nhận thức đúng đắn về ODA coi ODA là nguồn lực bên ngoài, ODA không phải là thứ cho không mà chủ yếu là vay nợ nước ngoài theo các điều kiện ưu đãi, gắn với uy tín và trách nhiệm của quốc gia trong quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế đòi hỏi trách nhiệm rất cao của Chính phủ các nước tiếp nhận trước dư luận trong nước cũng như dư luận nước tài trợ.

e, Các thành tựu về cải cách đổi mới toàn diện, phát triển KT-XH hội nhập Kinh tế quốc tế là cơ sở tạo dựng niềm tin của cộng đồng quốc tế với Việt Nam và là tiền đề đảm bảo cho sự thành công cho việc vận động và thu hút ODA trong thời gian tới.

f, ODA gắn với mục tiêu chính trị và lợi ích kinh tế của nhà tài trợ. Vì vậy thành hay bại của các dự án ODA phụ thuộc chủ yếu vào vai trò làm chủ của các cơ quan thực hiện từ khâu hình thành dự án cho đến quá trình tổ chức thực hiện và duy trì tính bền vững của các dự án về sau.

g, Năng lực thể chế, năng lực con người là chìa khóa quyết định sự thành công của các dự án ODA.

Để nâng cao khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, hệ thống văn bản pháp quy phải được thay đổi theo hướng thật minh bạch, cụ thể và có tính đồng bộ cao, quy định trách nhiệm giữa các cơ quan phải thật rõ ràng, bổ xung những nội dung còn thiếu như quy chế mua sắm trong khi thực hiện dự án, quy chế sử dụng công sản sau dự án, cơ chế tạo lập nguồn vốn đối ứng, cơ chế kiểm tra, kiểm soát… Bên cạnh đó phải có những quy định thật cụ thể các đầu mối giải quyết công việc ở các bộ, các địa phương.

h, Sự cam kết mạnh mẽ, chỉ đạo sát sao và có sự tham gia của các đối tượng thụ hưởng sẽ bảo đảm việc thực hiện các chương trình, dự án ODA có hiệu quả, phòng và chống được lãng phí, tham nhũng

i, Xây dựng mối quan hệ hợp tác tin cậy với các nhà tài trợ trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, hợp tác xây dựng và cùng chia sẻ trách nhiệm trong cung cấp và tiếp nhận ODA là yếu tố không thể thiếu để quản lý và sử dụng ODA có hiệu quả.

k, Rà soát lại toàn bộ hoạt động của các PMU, nghiên cứu chuyển các PMU sang mô hình doanh nghiệp doanh nghiệp tư vấn dự án hoạt động theo luật doanh nghiệp.

CHƯƠNG II

TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010

2.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI NGUỒN VỐN ODAVỚI NGUỒN VỐN ODA VỚI NGUỒN VỐN ODA

2.1.1. Bối cảnh quốc tế

Điểm chính của nền kinh tế thế giới giai đoạn 2001-2010 là sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế thế giới lên tới đỉnh cao vào năm 2007 và sau đó rơi vào một cuộc Đại Suy giảm (Great Recession) tồi tệ nhất kể từ sau cuộc Đại Suy thoái (Great Depression) giai đoạn 1929-1933. Việc kinh tế thế giới phát triển mạnh (và không vững chắc) cho tới trước năm 2007 chủ yếu bắt nguồn từ chính sách vĩ mô nới lỏng thái quá của chính phủ Mỹ từ sau cuộc khủng hoảng vào năm 2000, sự trỗi dậy nhanh chóng của tứ cường mới nổi, Brazil, Nga, Ấn Độ và đặc biệt là Trung Quốc (nhóm BRIC), đã tích tụ sự mất cân đối vĩ mô toàn cầu. Những mất cân đối này là điều kiện cơ bản để các dòng tài chính dịch chuyển với những khối luợng lớn chưa từng có trong lịch sử, vượt qua tầm hiểu biết và kiểm soát của giới chính sách, châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ và sau đó lan ra các nước phát triển; và đến lượt nó kéo theo sự suy giảm về kinh tế trên toàn thế giới.

a, Tăng trưởng GDP

Trong 10 năm 2001 – 2010, giá trị tổng sản phẩm quốc gia (GDP) của toàn thế giới tính theo giá thực tế ước tính đạt 463,675.35 tỷ USD, gấp 1.63 lần tổng GDP giai đoạn 1991 – 2000. Tốc độ tăng trưởng trung bình ước tính của cả giai đoạn này là 3.2%/năm (so với 3.1%/năm trong giai đoạn 10 năm 1991-2000).

Đồ thị 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu 2000 - 2010

Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ nửa cuối năm 2008 kéo dài sang năm 2009 lan rộng trên toàn thế giới đã khiến GDP toàn cầu năm 2009 giảm 5.826 tỷ USD so với năm 2008 (đây là lần đầu tiên GDP toàn cầu tăng trưởng âm trong vòng 20 năm trở lại đây), kéo tốc độ phát triển trung bình của toàn giai đoạn đi xuống, từ 4,04%/năm cho giai đoạn 2001 đến 2007, xuống còn 3,2% cho cả giai đoạn 2001- 2010. Trong năm 2010, ước tính kinh tế thế giới đã bước đầu phục hồi với tốc độ tăng trưởng là 4,8% tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này được dự báo sẽ giảm xuống 4,2% trong năm 2011 và tăng trở lại vào năm 2012 (IMF).

b, Thương mại quốc tế

Giá trị thương mại quốc tế tăng đều và nhanh qua nhiều năm liên tiếp phản ánh hoạt động giao thương mở rộng gắn liền với toàn cầu hóa. Trong suốt giai đoạn từ 2002 – 2008, tăng trưởng xuất khẩu luôn duy trì ở mức cao hơn mức tăng trưởng của GDP. Đến 2009, thương mại quốc tế suy giảm mạnh do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mức suy giảm giá trị xuất khẩu là -11.02%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng âm của GDP (-1.3%).

Bảng 2.1. Giá trị xuất nhập khẩu của một số khu vực trên thế giới 2008-2011

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA trong bối cảnh Việt Nam là nước có thu nhập trung bình (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w