Đặc điểm của các nước có thu nhập trung bình

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA trong bối cảnh Việt Nam là nước có thu nhập trung bình (Trang 25)

V. Phạm vi nghiên cứu

e, ODA cung cấp với mục đích rõ ràng dưới dạng tài chính hay

1.2.2. Đặc điểm của các nước có thu nhập trung bình

a, Tốc độ tăng trưởng nóng

Liên hợp quốc dự báo trong bối cảnh bị tác động nặng nề của khủng hoảng với tăng trưởng kinh tế năm 2009 chỉ đạt 4,3% và 4,1%, tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á và Nam Á trong năm nay lần lượt sẽ đạt 6,7% và 5,5%, chiếm vị trí thứ nhất và thứ hai về tốc độ tăng trưởng so với tất cả các khu vực trên thế giới. Năm 2007, tăng trưởng kinh tế tại 2 khu vực này đạt tốc độ 9,3% và 9,6%, cao nhất của toàn thập kỷ kể từ năm 2000 so với các khu vực khác trên thế giới.Tuy nhiên, Liên hợp quốc cảnh báo những nguy cơ của tiến trình phục hồi nền kinh tế toàn cầu có thể tác động nghiêm trọng đến các nền kinh tế Đông và Nam Á vì các nền kinh tế này phụ thuộc rất lớn vào hệ thống tài chính và thương mại thế giới.

Báo cáo hàng năm về triển vọng và tình hình kinh tế thế giới của Liên hợp quốc (LHQ) được công bố ngày 17/1/2012 khẳng định, mức tăng trưởng trung bình của nền kinh tế thế giới trong năm 2012 đạt là 2,6% và có thể sẽ tăng lên thành 3,2% vào năm 2013. Nguyên do của việc này, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thế giới là vì cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu đang ngày càng lan rộng.

Trong khi đó, thị trường tài chính bấp bênh, nhu cầu tiêu dùng thấp và sự tê liệt về chính sách ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU). Báo cáo của LHQ có đoạn viết: "Tất cả những vấn đề này đều đang hiện hữu và chỉ cần một trong số đó xấu đi cũng đủ gây ra sự hỗn loạn nghiêm trọng về tài chính và sụt giảm tăng trưởng kinh tế".

LHQ dự báo nếu các nước phát triển tiếp tục tăng trưởng chậm như nhận định này thì hết năm 2015, thế giới vẫn chưa thể trở lại tỷ lệ người có việc làm như thời kỳ tiền khủng hoảng. (Năm 2011, thế giới thiếu 64 triệu việc làm). Ngay cả WB cũng thể hiện sự bi quan với khả năng phục hồi của đồng tiền chung châu Âu bằng dự báo kinh tế của khu vực này có thể tăng trưởng âm 0,3% trong năm 2012 trong khi mức tăng trưởng kinh tế của năm 2011 là 1,8%.

b, Mức sống chưa cao

Ở các nước thu nhập trung bình, tập trung chủ yếu về các nước ở Đông Á và Đông Nam Á, mức sống còn thấp, mặc dù đạt mức thu nhập trung bình, nhưng đại đa số người dân có mức sống thấp, do của cải tập trung một phần lớn vào một số ít bộ phận dân cư, tạo nên bất bình đẳng.

Mức sống thấp ko chỉ biểu hiện ở GNI/người/năm, mà nó còn được thể hiện ở: sức khở kém, tỷ lệ mù chức, tỷ lệ sơ sinh ở trẻ em cao, tuổi thọ thấp…

Ví Dụ ở Thái Lan, sự bất bình đẳng tằng đột ngột dường như phần nào lien quan đến sự phát triển chậm của hệ thống trung học. Hệ thống giáo dục đại học nhỏ

bé ở Trung Quốc có thể gây ra những vấn đề trong tương lai. Tại sao Indonesia và Philippin có 1 số lo ngại về chất lượng giáo dục. Một số nước Đông Á đã thực hiện rất tốt nâng cao sức khỏe cho nhân dân, nhưng bên cạnh đó,tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh vẫn còn cao ở Indonesia và Philippin.

Mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn hiện nay, nhưng sự nghèo đói dai dẳng vẫn còn phổ biến ở các nước thu nhập trung bình. Ở Đông Dương số lượng nghèo vẫn còn cao, phản ánh một sự tăng trưởng chậm hơn.Tại các nước có mức thu nhập cao hơn, tình trangj dễ bị tổn thương cũng còn khá phổ biến trong điều kiện rất nhiều hộ gia đình sống ở mức nghèo khổ. Hơn nữa, tình trạng nghèo đói kiệt quệ đang kéo dài dai dẳng ở một số vùng hoặc ở một số nhóm người. Những người nghèo thường sống ở nông thôn, trình độ giáo dục thấp hơn và các hộ gia đình này dựa vào kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Thêm nữa một dân số dân tộc thiểu số nghèo quá mức và có sự phân biệt giới tính trọng nam khi nữ.

Theo báo cáo của ADB (tháng 4/2012), hệ số Gini tại Trung Quốc đã tăng từ mức 32 trong những năm đầu thập kỷ 1990 lên mức 43 trong năm 2010, Ấn Độ tăng từ 33 lên 37 trong cùng kỳ và Indonesia tăng từ 29 lên 39. “Sự bất bình bằng dẫn tới vòng luẩn quẩn. Cơ hội cho mọi người không bình đẳng nên sẽ tạo ra sự chênh lệch về thu nhập và ngược lại dẫn tới những khác biệt lớn khác trong các cơ hội tương lai đối với các gia đình”, ông Rhee cho biết thêm. Ngoài ra, sự bất bình đẳng còn dẫn tới một sự phân hóa trong phát triển quốc gia giữa các vùng nội thành và ngoại thành, tăng sự bất ổn và căng thẳng bên trong.

Bảng 1.5 :GDP và GNI thời kỳ 2000-2010 tính bằng USD(*)

Tổng số (Triệu USD) Bình quân đầu người (USD)

GDP GNI GDP GNI 2001 32487 32065 413 408 2002 35081 34520 440 433 2003 39798 39161 492 484 2004 45359 44497 561 550 2005 52899 51841 642 629 2006 60819 59420 730 713 2007 71003 68802 843 817 2008 89553 86687 1052 1018 2009 91533 87207 1064 1027 2010 101623 97404 1169 1114

(*) Theo tỷ giá hối đoái thực tế bình quân hàng năm.

Nguồn: Tổng cục Thống Kê 2010 Tăng trưởng kinh tế tại khu vực châu Á được dự báo sẽ tiếp tục bền vững ở các mức tỷ lệ 6.9% trong năm 2012 và 7.3% trong năm 2013. Áp lực lạm phát, một trong những vấn đề nan giải trong 12 tháng qua cũng đang dần ổn định hơn. ADB cũng nhận thấy số người sống dưới mức nghèo (thu nhập 1.2 USD/ ngày) đã giảm khoảng 430 triệu từ năm 2005 tới năm 2010

Bảng 1.6. Chỉ số HDI và IHDI của Việt Nam năm 2011 so sánh với một số quốc gia khác

TT Quốc gia IHDI HDI % Tăng/giảm Thứ hạng thay

đổi 1 Úc 0.856 0.929 7.9 0 2 Đức 0.842 0.905 6.9 0 3 Anh 0.791 0.863 8.4 4 4 Mỹ 0.771 0.910 15.3 -19 5 Nga 0.67 0.755 11.3 7 6 Việt Nam 0.51 0.593 14 14 7 Philippin 0.516 0.644 19.9 4 8 Indonesia 0.504 0.617 18.3 8 9 Lào 0.405 0.524 22.8 6 10 Ấn Độ 0.392 0.547 28.3 1 11 Hàn Quốc 0.749 0.897 16.5 -17 12 Trung Quốc 0.534 0.687 22.3 -1

Nguồn: Báo cáo phát triển con người (UNDP) năm 2011

c, Trình độ phát triển công nghệ chưa cao

Ở các nước thu nhập trung bình, hoạt động chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất nhỏ, nông nghiệp chiếm tỷ trong tương đối cao, kỹ thuật sản xuất thủ công lạc hậu. Nền kinh tế không thể chuyển động đi lên nếu không có công nghiệp phát triển. Sự ra đời của các phương thức sản xuất mơi luôn đi đôi với cách mạng công nghiệp. Các ngành kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao đều có nguồn gốc từ tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp. Hiện nay các nước thu nhập trung bình tuy có những ngành công nghierpj mới nhưng phần lớn là những ngành sản xuất với kỹ thuật cổ truyền, trình độ kỹ thuận thấp, sản phẩm sản xuất ra thường ở dạng thô, sơ chế hoặc chế biến với chấp lượng thấp

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động và sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA trong bối cảnh Việt Nam là nước có thu nhập trung bình (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w