MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nội dung nghiên cứu 2 4. Giới hạn và thời gian thực hiện đề tài 3 5. Địa điểm nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 4 1.1. Khái niệm về rác thải và rác thải sinh hoạt 4 1.1.1. Khái niệm rác thải 4 1.1.2. Khái niệm rác thải sinh hoạt 4 1.1.3. Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt 5 1.2. Nguồn gốc, phân loại, thành phần rác thải sinh hoạt, ảnh hưởng của nó tới môi trường và sức khỏe cộng đồng 5 1.2.1. Nguồn gốc 5 1.2.2. Phân loại rác thải 6 1.3. Thành phần rác thải sinh hoạt 7 1.4. Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt 8 1.4.1. Tính chất lý học 8 1.4.2. Tính chất hoá học 10 1.4.3. Tính chất sinh học 11 1.5. Ảnh hưởng chất thải rắn đô thị tới môi trường 14 1.5.1. Ảnh hưởng đến môi trường nước 14 1.5.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đối với môi trường không khí 15 1.5.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đô thị đối với môi trường đất 15 1.5.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đô thị đối với sức khỏe con người 15 1.5.5. Ảnh hưởng của chất thải rắn đô thị đến cảnh quan 16 1.6. Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt 17 1.6.1. Khái niệm về xử lý chất thải rắn sinh hoạt 17 1.6.2. Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt 17 1.7. Cơ sở pháp lý 19 + Một số văn bản pháp luật liên quan khác. 20 1.8. Hiện trạng quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 20 1.8.1. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 20 1.8.2. Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam 22 CHƯƠNG 2: 25 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ PHÙ ĐỔNG, 25 HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 25 2.1. Điều kiện tự nhiên 25 2.1.1. Vị trí địa lý 25 2.1.2. Khí tượng thủy văn 26 2.1.3. Tài nguyên đất 26 2.1.4. Tài nguyên nước 27 2.1.5. Tài nguyên nhân văn: 27 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 27 2.2.1. Dân số, lao động, y tế, giáo dục: 27 2.2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 29 2.3. Cơ sở hạ tầng 29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31 3.1. Phương pháp nghiên cứu 31 3.1.1. Phương pháp kế thừa tài liệu 31 3.1.2. Phương pháp điều tra khảo sát 31 3.1.3. Phương pháp dự báo 32 3.1.4. Phương pháp SWOT 32 3.1.5. Phương pháp thống kê và xử lý thông tin 32 3.1.6. Phương pháp chuyên gia 32 3.2. Thực trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng 33 3.2.1. Nguồn phát sinh rác thải 33 3.2.2. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân cư. 33 3.2.3. Thành phần rác thải sinh hoạt 36 3.2.4. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đối với môi trường 40 3.1. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Phù Đổng 42 3.3.1. Thực trạng quản lý RTSH tại xã Phù Đổng 42 3.3.1.1. Thu gom, vận chuyển và phân loại rác thải sinh hoạt 42 3.3.1.2.Tình hình thu phí vệ sinh môi trường 45 3.3.2.Thực trạng xử lý RTSH tại xã 47 3.3.2.1.Cách xử lý rác của người dân và tỷ lệ thu gom 47 3.3.2.2.Cách xử lý rác thải sinh hoạt đang áp dụng tại xã 49 3.4. Thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom và hộ gia đình đối với công tác quản lý rác thải sinh hoạt 49 3.5. Dự báo tốc độ phát sinh dân số và CTRSH tại xã Phù Đổng đến năm 2025 51 3.5.2. Dự báo khối lượng CTRSH tại xã Phù Đổng đến năm 2025 53 3.6. Đánh giá chung 54 3.6.1. Thuận lợi 54 3.6.2. Tồn tại, khó khăn 55 3.6.2.1. Về cơ chế chính sách 55 3.6.2.2. Nguồn lực tài chính 55 3.6.2.3. Về nguồn lực, kỹ thuật công nghệ 55 3.6.2.4. Về nhận thức, ý thức 55 3.6.3. Đánh giá nguyên nhân 56 3.6.4. Thách thức trong công tác quản lý CTRSH của xã 56 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 57 QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI XÃ PHÙ ĐỔNG 57 4.1. Giải pháp phân loại rác tại nguồn 57 4.2. Biện pháp cơ chế chính sách 60 4.3. Biện pháp tuyên truyền giáo dục 60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62 1. KẾT LUẬN 62 2. KIẾN NGHỊ 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trang 2Ngành : Kỹ Thuật Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi Trường
Giáo viên hướng dẫn 1 : TS Phạm Thị Tố Oanh
Giáo viên hướng dẫn 2 : Th.S Nguyễn Thị Linh Giang
Hà Nội - 2015
Trang 3Tôi xin cam đoan đồ án “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quản quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” Là kết quả nghiên cứu của bản thân Những phần
sử dụng tài liệu tham khảo trong đề tài là hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin chịuhoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra
Sinh viên thực hiện
Trịnh Thị Minh
Trang 4giáo TS Phạm Thị Tố Oanh Trung Tâm Các Chương Trình Y Tế Xã Hội, Liên
Minh Hợp Tác Xã Việt Nam và Cô giáo Th.S Nguyễn Thị Linh Giang giảng viên
Khoa Môi Trường – Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã tậntình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt cho em những kinh nghiệm quý báu trongsuốt quá trình làm đồ án
Đồng thời, em cũng xin đực bày tỏ lòng biết ơn chân thành về sự giúp đỡ củaquý Thầy, Cô trong Khoa Môi Trường thuộc Trường Đại Học Tài Nguyên và MôiTrường Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập tạitrường Với vốn kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập không chỉ là nềntảng cho quá trình em làm đề tài mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đờimột cách vững chắc và tự tin
Em xin chân thành cảm ơn UBND xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội đã tạo điều kiện cho em điều tra, khảo sát để có dữ liệu viết đề tài này
Dù thời gian nghiên cứu và kiến thức chuyên ngành có hạn nên đề tài khôngthể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định Em mong nhận được những ý kiếnđóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn đọc
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Trịnh Thị Minh
Trang 51 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nội dung nghiên cứu 2
4 Giới hạn và thời gian thực hiện đề tài 3
5 Địa điểm nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 4
1.1 Khái niệm về rác thải và rác thải sinh hoạt 4
1.1.1 Khái niệm rác thải 4
1.1.2 Khái niệm rác thải sinh hoạt 4
1.1.3 Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt 5
1.2 Nguồn gốc, phân loại, thành phần rác thải sinh hoạt, ảnh hưởng của nó tới môi trường và sức khỏe cộng đồng 5
1.2.1 Nguồn gốc 5
1.2.2 Phân loại rác thải 6
1.3 Thành phần rác thải sinh hoạt 7
1.4 Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt 8
1.4.1 Tính chất lý học 8
1.4.2 Tính chất hoá học 10
1.4.3 Tính chất sinh học 11
1.5 Ảnh hưởng chất thải rắn đô thị tới môi trường 14
1.5.1 Ảnh hưởng đến môi trường nước 14
1.5.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn đối với môi trường không khí 15
1.5.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn đô thị đối với môi trường đất 15
1.5.4 Ảnh hưởng của chất thải rắn đô thị đối với sức khỏe con người 15
1.5.5 Ảnh hưởng của chất thải rắn đô thị đến cảnh quan 16
1.6 Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt 17
1.6.1 Khái niệm về xử lý chất thải rắn sinh hoạt 17
1.6.2 Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt 17
1.7 Cơ sở pháp lý 19
Trang 61.8.1 Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 20
1.8.2 Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam 22
CHƯƠNG 2: 25
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ PHÙ ĐỔNG, 25
HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 25
2.1 Điều kiện tự nhiên 25
2.1.1 Vị trí địa lý 25
2.1.2 Khí tượng thủy văn 26
2.1.3 Tài nguyên đất 26
2.1.4 Tài nguyên nước 27
2.1.5 Tài nguyên nhân văn: 27
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 27
2.2.1 Dân số, lao động, y tế, giáo dục: 27
2.2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 29
2.3 Cơ sở hạ tầng 29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1 Phương pháp nghiên cứu 31
3.1.1 Phương pháp kế thừa tài liệu 31
3.1.2 Phương pháp điều tra khảo sát 31
3.1.3 Phương pháp dự báo 32
3.1.4 Phương pháp SWOT 32
3.1.5 Phương pháp thống kê và xử lý thông tin 32
3.1.6 Phương pháp chuyên gia 32
3.2 Thực trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng 33
3.2.1 Nguồn phát sinh rác thải 33
3.2.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân cư 33
3.2.3 Thành phần rác thải sinh hoạt 36
3.2.4 Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đối với môi trường 40
3.1 Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Phù Đổng 42
Trang 73.3.1.2.Tình hình thu phí vệ sinh môi trường 45
3.3.2.Thực trạng xử lý RTSH tại xã 47
3.3.2.1.Cách xử lý rác của người dân và tỷ lệ thu gom 47
3.3.2.2.Cách xử lý rác thải sinh hoạt đang áp dụng tại xã 49
3.4 Thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom và hộ gia đình đối với công tác quản lý rác thải sinh hoạt 49
3.5 Dự báo tốc độ phát sinh dân số và CTRSH tại xã Phù Đổng đến năm 2025 51
3.5.2 Dự báo khối lượng CTRSH tại xã Phù Đổng đến năm 2025 53
3.6 Đánh giá chung 54
3.6.1 Thuận lợi 54
3.6.2 Tồn tại, khó khăn 55
3.6.2.1 Về cơ chế chính sách 55
3.6.2.2 Nguồn lực tài chính 55
3.6.2.3 Về nguồn lực, kỹ thuật công nghệ 55
3.6.2.4 Về nhận thức, ý thức 55
3.6.3 Đánh giá nguyên nhân 56
3.6.4 Thách thức trong công tác quản lý CTRSH của xã 56
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 57
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI XÃ PHÙ ĐỔNG 57
4.1 Giải pháp phân loại rác tại nguồn 57
4.2 Biện pháp cơ chế chính sách 60
4.3 Biện pháp tuyên truyền giáo dục 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
1 KẾT LUẬN 62
2 KIẾN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người, đối với sinhvật và sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của dân tộc và nhân loại Bảo vệ môitrường gắn liền với phát triển bền vững đang là vấn đề được đặt ra trên toàn thếgiới, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang có những bướcchuyển mạnh mẽ Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sứckhẩn trương, bộ mặt xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực Cho đến nay, nền kinh
tế không chỉ phát triển ở các thành phố, khu đô thị lớn của nước ta mà đang còn mởrộng ra các quận, huyện và các thị trấn, phạm vi nhỏ hẹp hơn là các làng, xã
Song song đó, với quá trình phát triển đó, chất lượng cuộc sống của ngườidân các quận, huyện, nông thôn cũng được nâng cao Mức sống của người dâncàng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xã hội càng lớn, điều này đồngnghĩa với việc gia tăng lượng rác thải sinh hoạt theo hộ gia đình và nó được thảivào môi trường ngày càng nhiều
Xã Phù Đổng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách trung tâm thủ đô Hà Nội15km là một xã nông thôn ngoại thành nằm dọc bên bờ đê tả ngạn sông Đuống(Thiên Đức Giang), là nơi có một số con đường giao thông trọng điểm chạy qua Vìvậy, các hoạt động kinh tế, dịch vụ của xã tương đối phát triển, đồng thời dân số của
xã tăng nên nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng theo Các chợ, quán ăn, dịch
vụ phục vụ người dân ngày càng phong phú và đa dạng, dẫn đến chất lượng rác thảicũng tăng lên nhiều
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây là chưa có một giải pháp cụ thể nào vềviệc quản lý chất thải sinh hoạt Mà rác thải chỉ được thu gom tập trung ở một sốbãi rác lộ thiên, không tiến hành xử lý, chôn lấp, làm mất vệ sinh công cộng, mất
mỹ quan môi trường, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí Đặc biệt,những bãi rác này còn là nguy cơ gây bệnh dịch, nguy hại đến sức khỏe con người
Trang 9Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Xã Phù Đổng - Huyện Gia Lâm – Thành Phố Hà Nội” được thực hiện với mong muốn
góp phần tìm ra giải pháp quản lý chất thải rắn thích hợp cho xã Phù Đổng
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
xã Phù Đổng
- Đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạtnhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt,giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra
3 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra tình hình chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng:
+ Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
+ Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
+ Lượng phát thải chất thải rắn sinh hoạt
- Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng:
Tìm hiểu về hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xãPhù Đổng như:
+ Về phương tiện thu gom, vận chuyển, nhân lực duy trì: Số lượng, chủngloại phương tiện thu gom, vận chuyển; Số nhân công thu gom,vận chuyển
+ Tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Phương pháp thu gom; Tầnsuất, thời gian thu gom, các điểm tập kết, hiệu suất thu gom, Vạch tuyến thu gom sơcấp và thứ cấp
+ Tình hình phân loại; Phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
+ Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2025
- Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng:
+ Nhận thức, đánh giá của cán bộ quản lý
Trang 10+ Nhận thức, đánh giá của người dân.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải răn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng:
+ Giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác thu gom chất thải sinh hoạt + Giải pháp về nâng cao chất lượng quản lý chất thải sinh hoạt: Về cơ chế,chính sách, Về việc bố trí, trung chuyển, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
4 Giới hạn và thời gian thực hiện đề tài
Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá trên địabàn xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Đề tài bắt đầu thực hiện từ 25/12/2015 đến 30/1/2015
5 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt
và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải răn sinh hoạt trên địabàn xã Phù Đổng
Trang 11CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
1.1 Khái niệm về rác thải và rác thải sinh hoạt
1.1.1 Khái niệm rác thải
Chất thải được hiểu như quy định tại Điều 3 của Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2015: “ Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc hoạt động khác của con người” Vì vậy, rác thải là tất cả những thứ vậtchất từ đồ ăn, đồ dùng, chất thải sản xuất, dịch vụ y tế…mà mọi người không dùngnữa và thải bỏ đi
1.1.2 Khái niệm rác thải sinh hoạt
“ Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động củacon người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, cáctrung tâm dịch vụ, thương mại Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại,sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặcquá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xácđộng vật, vỏ rau quả vv…”
Trang 121.1.3 Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt
Hình 1.1 Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt
1.2 Nguồn gốc, phân loại, thành phần rác thải sinh hoạt, ảnh hưởng của nó tới
môi trường và sức khỏe cộng đồng
1.2.1 Nguồn gốc
Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân
số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị vàcác vùng nông thôn Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm:
- Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt)
- Từ các trung tâm thương mại, các công sở, trường học, công trình côngcộng
Ghi chú:
Chất thải
Nguyên vật liệu, sản phẩm, các vật liệu thu hồi và tái sử dụng
Trang 13Các hoạt động KT-XH của con người
Hoạt động sống và tái sản sinh con ngườiCác quá trình phi sản xuất Các hoạt động quảnlýCác hoạt động giao tiếp và đối ngoại
CHẤT THẢI SINH HOẠT
- Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động xây dựng
- Từ các làng nghề v.v…
Hình 1.2 Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
1.2.2 Phân loại rác thải
a Phân loại theo mức độ nguy hại
Rác thải nguy hại: Là rác thải chứa các chất hoặc hợp chất có một trong
những đặc tính sau: phóng xạ, dễ cháy,dễ nổ,dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc
hoặc các đặc tính nguy hại khác
Rác thải không nguy hại: là những loại rác thải không có chứa các chất và
hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người
b Phân loại theo nguồn thải
- Rác thải sinh hoạt: Là rác thải phát sinh trong sinh hoạt cá nhân,hộ gia
đình, nơi công cộng được gọi chung là rác thải sinh hoạt
Trang 14- Rác thải công nghiệp: Là rác thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung làrác thải công nghiệp
- Rác thải nông nghiệp: Là lượng rác thải phát sinh từ các hoạt động như:
trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, chăn nuôi, các sản phẩm thải ra từ chế biến
sữa, các lò giết mổ…được gọi chung là rác thải nông nghiệp.
- Rác thải xây dựng: Là các phế thải như: đất, cát, gạch, ngói, bê tông vỡ do
các hoạt động tháo dỡ, xây dựng công trình… Được gọi chung là rác thải xây dựng
- Rác thải y tế: Rác thải phát sinh từ các hoạt động y tế như: khám bệnh, bào
chế, sản xuất, đào tạo, nghiên cứu, thú y, …Sinh ra từ các bệnh viện, các trung tâmđiều dưỡng, cơ sở y tế dự phòng Bao gồm:
Rác thải y tế thông thường (sinh hoạt) bao gồm: bìa, bao hộp đóng gói, khăngiấy lau tay, thức ăn bỏ đi…
Rác thải y tế có nguy cơ lây nhiễm như: bông, băng thấm dịch hoặc máu, cáchộp thuốc quá hạn, kim tiêm…
- Rác thải từ các nguồn khác như: thương mại, dịch vụ…
Để tiện cho việc quản lý còn có cách phân loại khác
c Cách phân loại khác
Rác thải sinh hoạt hữu cơ: Là chất thải trong sinh hoạt hàng ngày có nguồn
gốc từ động vật hoặc thực vật, thường là các gốc rau, quả, thức ăn, rơm rác, xương,ruột gà…
Rác thải sinh hoạt vô cơ: Là các chất nilon, nhựa, da, cao su, vải, sợi…được
thải ra trong sinh hoạt hàng ngày, đây là chất thải có thành phần tái chế được
Các chất trơ: thủy tinh, đá, kim loại, sành sứ, đất sét.
1.3 Thành phần rác thải sinh hoạt
Chất thải rắn đô thị có chứa nhiều thành phần khác nhau, thông thường gồmcó: rác thực phẩm, giấy loại, bao bì carton, túi nilon, nhựa, vải, cao su, da, gỗ, thủytinh vỡ, sành sứ, các loại chai lọ bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa, lon đồ hộp, lonnước, Tùy theo mục đích và phương án kỹ thuật quản lý chất thải rắn từ nguồn
Trang 15phát sinh đến nơi thải bỏ cuối cùng, thành phần chất thải rắn có thể được biểu diễn
từ rất đơn giản ( chỉ gồm 2 thành phần chính: (1) rác thực phẩm và (2) phần còn lại)hoặc rất chi tiết (gồm từng thành phần riêng biệt như kể trên hoặc chi tiết hơn) Đốivới các nước Châu Á, rác thực phẩm ( hoặc thành phần chất hữu cơ có khả năngphân hủy sinh học) là thành phần thường chiếm tỷ lệ cao nhất ( thường dao độngtrong khoảng 50 – 70% tính theo khối lượng ướt) trong CTRĐT Thành phầnCTRĐT thay đổi rất nhiều theo đặc điểm văn hóa, điều kiện kinh tế, xã hội và đặcđiểm hệ thống quản lý chất thải rắn hiện tại của địa phương
1.4 Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
1.4.1 Tính chất lý học
Những tính chất lý học quan trọng của chất thải rắn sinh hoạt bao gồm khốilượng riêng, độ ẩm, kích thước, khả năng giữ nước và độ xốp (độ rỗng) của rác đãnén
Khối lượng riêng
Khối lượng riêng được định nghĩa là khối lượng riêng trên một đơn vị thểtích, tính bằng kg/m3 Khối lượng riêng của CTRĐT sẽ rất khác nhau tuỳ theophương pháp lưu trữ: (1) để tự nhiên không chứa trong thùng, (2) chứa trong thùng
và không nén, (3) chứa trong thùng và nén
Khối lượng riêng của CTRĐT sẽ khác nhau tuỳ theo vị trí địa lý, mùa trongnăm, thời gian lưu trữ, khối lượng riêng của CTRĐT lấy từ các xe ép rác thườngdao động trong khoảng từ 200kg/m3 đến 500kg/m3 và giá trị đặc trưng thường vàokhoảng 297kg/m3
Độ ẩm
Độ ẩm của CTR thường được biểu diễn theo một trong hai cách: tính theothành phần phần trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối lượng khô.Trong lĩnh vực quản lý CTR, phương pháp khối lượng ướt thông dụng hơn Theocách này, độ ẩm của CTR có thể biểu diễn dưới dạng phương pháp sau:
M =
w−d
w x 100
Trang 16Trong đó:
- M : độ ẩm (%)
- w : khối lượng ban đầu của mẫu CTR (kg)
- d : khối lượng của mẫu ctr sau khi đã sấy khô đến khối lượng không đổi ở
Khoảng giá trị
Giá trị trung bình
Khoảng giá trị
Giá trị trung bình
Trang 171.4.2 Tính chất hoá học
Tính chất hóa học của chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong việc lựachọn phương án xử lý và thu hồi nguyên liệu Ví dụ, khả năng cháy phụ thuộc vàotính chất hóa học của chất thải rắn, đặc biệt trong trường hợp chất thải là hỗn hợpcủa các thành phần cháy được và không cháy được Nếu muốn xử lí chất thải rắnlàm nhiên liệu, cần xác định bốn đặc tính quan trọng sau:
1 Những tính chất cơ bản
2 Điểm nóng chảy
3 Thành phần các nguyên tố
4 Năng lượng chứa trong rác
Đối với thành phần rác hữu cơ dùng làm phân compost hoặc thức ăn gia súc,ngoài thành phần những nguyên tố chính, cần phải xác định thành phần các nguyên
tố vi lượng
a Những tính chất cơ bản
Những tính chất cơ bản cần phải xác định đối với thành phần cháy đượctrong chất thải rắn bao gồm:
+ Độ ẩm (phần ẩm mất đi khi sấy ở 105oC trong thời gian 1 giờ)
+ Thành phần các chất cháy bay hơi (phần khối lượng mất đi khi nung ở
950oC trong lò nung kín)
+ Thành phần carbon cố định (thành phần có thể cháy được còn lại sau khithải các chất có thể bay hơi)
+ Tro (phần khối lượng còn lại khi đốt trong lò hở)
b Điểm nóng chảy của tro
Điểm nóng chảy của tro là nhiệt độ mà tại đó tro tạo thành từ quá trình đốtcháy chất thải bị nóng chảy và kết dính tạo thành dạng rắn (xỉ) Nhiệt độ nóng chảyđặc trưng đối với xỉ từ quá trình đốt rác sinh hoạt thường dao động trong khoảng từ
2000 đến 22000F (11000C đến 12000C)
Trang 18c Các nhân tố cơ bản trong chất thải rắn sinh hoạt
Các nhân tố cơ bản trong chất thải rắn trong sinh hoạt cần phân tích bao gồm
C (carbon), H (Hydro), O (Oxy), N (Nitơ), S (Lưu huỳnh), và tro Thông thường,các nguyên tố thuộc nhóm halogen cũng được xác định do các dẫn xuất của clo tồntại trong thành phần khí thải khi đốt rác Kết quả xác định các nguyên tố cơ bản nàyđược sử dụng để xác định công thức hóa học của thành phần chất hữu cơ có trongchất thải rắn sinh hoạt cũng như xác định tỷ lệ C/N thích hợp cho quá trình làmphân compost
d Năng lượng chứa trong các thành phần của chất thải rắn
Năng lượng chứa trong các thành phần chất hữu cơ có trong rác sinh hoạt cóthể xác định được bằng cách:
+) Sử dụng lò hơi như một thiết bị đo nhiệt lượng
+) Thiết bị đo nhiệt lượng
+) Thiết bị đo nhiệt lượng trong phòng thí nghiệm
+) Tính toán nếu biết các thành phần các nguyên tố
Tuy nhiên, phương án sử dụng lò hơi khó thực hiện nên hầu hết số liệu vềnăng lượng của các thành phần chứa trong rác đều được xác định bằng máy đo nhiệtlượng trong phòng thí nghiệm
e Chất dinh dưỡng và những nguyên tố cần thiết khác
Nếu thành phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt được sử dụnglàm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm thông qua quá trình chuyển hóa sinh học(phân compost, methane, và ethanol, ) Số liệu về chất dinh dưỡng và nhữngnguyên tố cần thiết khác trong chất thải đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo dinhdưỡng cho vi sinh vật cũng như yêu cầu của sản phẩm sau quá trình chuyển hóasinh học
1.4.3 Tính chất sinh học
Ngoại trừ nhựa, cao su, và da, phần chất hữu cơ của hầu hế ải rắn sinh hoạt
có thể được phân loại như sau:
Trang 19 Những chất tan được trong nước như đường, tinh bột, amino axit, và cácaxit hữu cơ khác.
Hemicellulose là sản phẩm ngưng tụ của đường 5 carbon và đường 6carbon
Cellulose là sản phẩm ngưng tụ của glucose, đường 6-carbon
Mỡ, dầu và sáp là những este của rượu và axit béo mạch dài
Lignin là hợp chất cao phân tử chứa các vòng thơm và các nhómmethoxyl
(-OCH3)
Lignocellulose
Proteins là chuỗi các amino axit
Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong chấtthải rắn sinh hoạt là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hóa sinhhọc tạo các thành khí, chất rắn hữu cơ trơ, và các chất vô cơ Mùi và ruồi nhặngsinh ra trong quá trình chất hữu cơ bị thối rữa ( rác thực phẩm) có trong chất thảirắn sinh hoạt
a Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần chất hữu cơ
Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách nung ở nhiệt độ
500oC, thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của chất hữu
cơ trong chất thải rắn sinh hoạt Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ tiêu VS để biểu diễnkhả năng phân hủy sinh học của phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt làkhông chính xác vì một số thành phần chất hữu cơ rất dễ bay hơi nhưng rất khó bịphân hủy sinh học (ví dụ giấy in báo, và nhiều loại cây cảnh)
Trang 20Bảng 1.2 Thành phần có khả năng phân hủy sinh học của một số chất thải hữu
cơ tính theo hàm lượng lignin
Thành phần VS (% của chất
rắn tổng cộng TS)
Hàm lượng lignin (LC), (% VS)
Phần có khả năng phân hủy sinh học
2 CH3CHOHCOOH + SO42- → 2 CH3COOH + S2- + H2O + CO2
Lactate Sulfat Acetat Sulfit
4H2 + SO42- → S2- + 4H2O
S 2- + 2H+ ↔ H2SIon Sulfit có thể kết hợp với muối kim loại sẵn có, ví dụ muối sắt, tạo thànhsulfit kim loại:
S 2- + Fe2+ → FeSMàu đen của chất thải rắn đã phân hủy kỵ khí ở bãi chôn lấp chủ yếu là do sựhình thành các muối sulfit kim loại Nếu không tạo thành các muối này, vấn đề mùicủa bãi chôn lấp sẽ trở nên nghiêm trọng hơn
Trang 21Các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh khi bị khử sẽ tạo thành những hợp chất
có mùi hôi như methyl mercaptan và aminobutyric axit
Giai đoạn đầu của ấu trùng : 20 giờ
Giai đoạn thứ hai của ấu trùng : 24 giờ
Giai đoạn thứ ba của ấu trùng : 3 ngày
Giai đoạn nhộng : 4-5 ngày
Tổng cộng 9-11 ngày
1.5 Ảnh hưởng chất thải rắn đô thị tới môi trường
1.5.1 Ảnh hưởng đến môi trường nước
Người dân thường có thói quen đổ rác ra bờ sông, hồ, ao, cống rãnh Rác bịphân hủy đồng thời bị nước mưa cuốn trôi theo dòng nước chảy làm nguồn nước bị
ô nhiễm gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nướcngầm trong khu vực
Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khảnăng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước.Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị huỷ diệt Việc ônhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh
Trang 22tiêu chảy, tả, lỵ, trực khuẩn thương hàn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ cộngđồng.
1.5.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn đối với môi trường không khí
Các chất thải rắn thường có một phần có thể bay hơi và mang theo mùi làm ônhiễm không khí Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán trongkhông khí gây ô nhiễm trực tiếp, cũng có những loại rác thải dễ phân hủy (thựcphẩm, trái cây bị hôi thối ), trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp sẽ đượccác vi sinh vật phân hủy tạo mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm có tác động xấu đếnmôi trường như khí SO2, CO, CO2, H2S, CH4 có tác động xấu đến môi trường, sứckhỏe và khả năng hoạt động của con người
1.5.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn đô thị đối với môi trường đất
Chất thải rắn từ các hộ dân cư, trường học hay khu thương mại khi đổ vàomôi trường đã làm thay đổi thành phần cấu trúc và tính chất của đất Các chất độchại tích lũy trong đất làm thay đổi thành phần của đất như pH, hàm lượng kim loạinặng, độ tơi xốp, quá trình nitrat hóa ảnh hưởng tới hệ sinh thái đất
Đối với rác không phân hủy (nhựa, cao su ) nếu không có giải pháp xử lýthích hợp sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và làm giảm độ phì của đất ảnh hưởng tới sựphát triển của thực vật và các động vật sống trong đất
1.5.4 Ảnh hưởng của chất thải rắn đô thị đối với sức khỏe con người
Ô nhiễm chất thải rắn là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các tính chất vật
lý, hóa học, sinh học với sự xuất hiện các chất lạ ở thể rắn, lỏng khí mà chủ yếu làcác chất độc hại gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người Yếu tố liên quan đếnsức khỏe cộng đồng đầu tiên là sự sinh sôi nảy nở ở các loại côn trùng sâu hại mangmầm bệnh tại khu vực chứa chất thải Đặc biệt, các chất hữu cơ, các kim loại nặngthâm nhập vào nguồn nước hay môi trường đất rồi đi vào cơ thể con người qua thức
ăn, thức uống, có thể gây các bệnh hiểm nghèo
Ngoài ra, sự rò rỉ nước rác vào nước ngầm, nước mặt gây ảnh hưởng đếnchất lượng nước và sức khỏe của người dân
Trang 23Môi trường không khí
Ăn uống tiếp xúc qua da Qua chuỗi thức ăn
Qua đường hô hấp
Bụi, CH4, NH3, H2S, VOC
Một số vi khuẩn, siêu vi trùng, ký sinh trùng tồn tại trong rác có thể gâybệnh cho con người như sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, tiêu chảy,giun sán
Hình 1.3 Tác hại của chất thải rắn đô thị đối với sức khỏe con người
1.5.5 Ảnh hưởng của chất thải rắn đô thị đến cảnh quan
Tình trạng ứ đọng rác ở những nơi sinh hoạt, làm việc nơi công cộng là biểuhiện hết sức thấp kém về lối sống văn minh Các loại chất thải phát sinh làm biếnđổi nguồn nước ngầm, nước mặt và địa tầng trong khu vực và vùng lân cận, phá vỡ
Trang 24cân bằng sinh thái, làm chất lượng cuộc sống bị giảm sút Môi trường đô thị bị mất
vệ sinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan đô thị
1.6 Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
1.6.1 Khái niệm về xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Xử lý chất thải rắn là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thảinhằm làm giảm ảnh hưởng tới môi trường, tái tạo lại các sản phẩm có lợi cho xã hộinhằm phát huy hiệu quả kinh tế, xử lý rác thải là một công tác quyết định đến chấtlượng bảo vệ môi trường Hiện nay, ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường lànỗi lo của nhân loại: môi trường nước, môi trường đất và môi trường không khíngày càng ô nhiễm nặng nề, nhất là những thành phố lớn tập trung dân cư đông đúc,tài nguyên môi trường cạn kiệt
1.6.2 Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Phương pháp chôn lấp
Phương pháp truyền thống đơn giản nhất là chôn lấp rác Phương pháp này
có chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển
Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách dùng các xe chuyên dụng chở rác tớicác bãi đã được xây dựng trước Sau khi rác đổ xuống, xe ủi san bằng, đầm nén trên
bề mặt và đổ lên một lớp đất, hàng ngày phun thuốc diệt ruồi muỗi,rắc vôi bột theothời gian, sự phân hủy của vi sinh vật làm cho rác trở nên tưi xốp và thể tích của bãirác giảm xuống Việc đổ rác lại được tiếp tục cho đến khi rác đầy thì chuyển sangbãi rác mới
Hiện nay, việc chôn lấp rác thải sinh hoạt được sử dụng chủ yếu ở các nướcđang phát triển nhưng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường một cáchnghiêm ngặt Việc chôn lấp rác có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm dứt ở các nướcđang phát triển
Các bãi chôn lấp rác thải phải cách xa khu dân cư, không gần nguồn nướcngầm và nguồn nước mặt Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được phủ cáclớp chống thấm bằng màn địa chất Ở các bãi chôn lấp rác cần phải thiết kế khu thu
Trang 25gom và xử lý nước rác trước khi thải vào môi trường Việc thu khí ga để biến đổithành năng lượng là một cách ddeer tận dụng từ rác thải rất hữu ích
- Ưu điểm của phương pháp:
+ Công nghệ đơn giản, rẻ tiền và phù hợp với nhiều loại rác thải
+ Chi phí vận hành bãi rác thấp
- Nhược điểm của phương pháp:
+ Chiếm diện tích đất tương đối lớn
+ Không được sự đồng tình của người dân khu vực xung quanh
+ Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (đất,nước, không khí) cao
+ Tìm kiếm xây dựng bãi rác mới là việc làm khó khăn
Phương pháp đốt rác
Xử lý bằng phương pháp đốt rác là làm giảm tới mức tối thiểu chất thải chokhâu xử lý cuối cùng Nhờ thiêu đốt dung tích chất thải rắn được giảm nhiều chỉ cònkhoảng 10% so với dung tích ban đầu, trọng lượng giảm chỉ còn 25% hoặc thấp hơn
so với ban đầu Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom và giảm nhucầu về dung tích chứa tại chỗ, ngay tại nguồn, đồng thời cũng dễ dàng chuyên chở
ra bãi rác chôn lấp tập trung nếu cần Tuy nhiên phương pháp đốt rác sẽ gây ônhiễm không khí cho khu vực xung quanh, đồng thời làm mất mĩ quan đô thị, vì vậyphương pháp này chỉ dùng tại các địa phương nhỏ, có mật độ dân số thấp
Phương pháp này chi phí cao, so với phương pháp chôn lấp rác, chi phí đểđốt một tấn rác cao gấp 10 lần Công nghệ đốt rác thường sử dụng ở các quốc giaphát triển vì phải có một nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác sinhhoạt bao gồm nhiều chất thải khác nhau sinh khói độc và dễ sinh khí dioxin nếukhông giải quyết tốt việc xử lý khói Năng lượng phát sinh khi đốt rác có thể tậndụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc cho ngành công nghệ nhiệt và phát điện Mỗi lòđốt phải trang bị một hệ thống xử lý khí thải tốn kém nhằm khống chế ô nhiễmkhông khí do quá trình đốt gây ra
Hiện nay tại các nước Châu Âu có xu hướng giảm đốt rác thải vì hàng loạtcác vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần phải giải quyết.Việc thu đốt rác thải
Trang 26thường chỉ áp dụng cho việc xử lý rác thải độc hại, rác thải bệnh viện hoặc rác thảicông nghiệp và các phương pháp khác không xử lý triệt để
Phương pháp ủ sinh học
Ủ sinh học (compost) là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để hìnhthành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môitrường tối ưu đối với quá trình
Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ (sản xuất phân bón hữu cơ) là một phươngpháp truyền thống được áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển trong đó cóViệt Nam Quá trình ủ được coi như quá trình lên men yếm khí mùn hoặc hoạt chấtmùn Sản phẩm thhu hồi là hợp chất mùn không mùi, không chứa vi sinh vật gâybệnh và hạt cỏ Để đạt được mức độ ổn định như lên men, việc ủ đòi hỏi năng lượng
để tăng cao nhiệt độ của đống ủ Trong quá trình ủ oxy sẽ được hấp thụ hàng trămlần và hơn nữa so với bể aeroten Quá trình ủ áp dụng với chất hữu cơ không độchại, lúc đầu là khử nước, sau là xử lý cho đến khi nó thành xốp và ẩm Độ ẩm vànhiệt độ được kiểm tra thường xuyên và giữ cho vật liệu ủ luôn ở trạng thái hiếu khítrong suốt thời gian ủ Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình oxy hóa các chấtthối rữa Sản phẩm cuối cùng là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bên vững như:lignin, xenlulo, sợi
Công nghệ ủ có thể là ủ đống tĩnh thoáng khí cưỡng bức, ủ luống có đảo định
kỳ hoặc vừa thổi vừa đảo Xử lý rác làm phân hữu cơ là biện pháp rất có hiệu quả,sản phẩm phân hủy có thể kết hợp tốt với phân người và phân gia súc cho ta chấthữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao, tạo độ tơi xốp, rất tốt cho việc cải tạo đất
1.7 Cơ sở pháp lý
+ Luật bảo vệ môi trường 2014
+ Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
+ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, ngày 24/4/2015 quy định về quản lý chấtthải và phế liệu
Trang 27+ Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ quy định
về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (CTR)
+ Nghị định 80/2006 NĐ – CP ngày 09/8/2006 hướng dẫn thực hiện LuậtBảo vệ môi trường
+ Nghị định số 21/2008/ NĐ – CP ngày 28/2/2008 về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định 80/2006 NĐ – CP ngày 09/8/2006 của chính phủ về việc quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
+ Nghị định 59/2007/NĐ – CP ngày 9/04/2007 về quản lý chất thải rắn
+ Thông tư số 13/2007/TT – BXD ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng hướngdẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ – CP ngày 9/04/2007 của Chính phủ vềquản lý chất thải rắn
+ Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng chính phủ vềphê duyệt chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 do Thủtướng chính phủ ban hành
+ Một số văn bản pháp luật liên quan khác
1.8 Hiện trạng quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
1.8.1 Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
Quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố như HàNội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… đang là thách thức lớn đốivới các nhà quản lý Tốc độ gia tăng rác thải không chỉ vì dân số đô thị tăng, sảnxuất, dịch vụ tăng, mà còn vì mức sống của người dân đang ngày một tăng lên
Theo nguồn trích dẫn từ báo cáo hiện trạng môi trường năm 2011 thì tỷ lệthu gom chất thải sinh hoạt hiện nay tại khu vực nội thành của các đô thị trung bìnhđạt khoảng 85% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và tại kkhu vực ngoạithành của các đô thị trung bình đạt khoảng 60% so với lượng chất thải rắn sinh hoạtphát sinh Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn còn thấp,trung bình đạt khoảng 40 – 50% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, tỷ lệthu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng nông thôn ven đô hoặc các thị trấn, thị
tứ cao hơn tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng sâu, vùng xa
Trang 28Sơ đồ và cơ cấu quản lý CTR ở Việt Nam được tổ chức như sau:
Hình 1.4 Sơ đồ Hệ thống quản lý CTR tại một số sinh hoạt Việt Nam
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược cho công tácbảo vệ môi trường chung cho cả nước, tham mưu cho Nhà nước trong việc đề xuấtluật và chính sách quản lý môi trường quốc gia
Bộ Xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chấtthải đô thị
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo UBND cấp huyện, sởXây dựng, sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ bảo
vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chiến lược và luật pháp chung về bảo vệmôi trường của Nhà nước thông qua việc xây dựng các quy tắc, quy chế trong việcbảo vệ môi trường của thành phố
Công ty môi trường đô thị ở các đô thị đảm nhận việc thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải theo chức năng được UBND tỉnh, thành phố, giao cho
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt (rác thải sinh hoạt) tại Việt Nam, nhất là tạicác thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… đang
là thách thức lớn đối với các nhà quản lý Tốc độ tăng rác thải không chỉ vì dân số
Trang 29đô thị tăng, sản xuất, dịch vụ tăng, mà còn vì mức sống của người dân đang ngàymột tăng lên
Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động thu gom rác thải chủ yếu dựa vàokinh phí bao cấp từ ngân sách nhà nước, chưa huy động được các thành phần kinh
tế tham gia Tính chất xã hội hoá hoạt động thu gom còn thấp, người dân chưa thực
sự chủ động tham gia vào hoạt động thu gom cũng như chưa thấy rõ được nghĩa vụđóng góp kinh phí cho dịch vụ thu gom rác thải
Hiện nay, trên địa bàn của các đô thị nhỏ vẫn chưa có hệ thống thu gom, vậnchuyển chất thải rắn một cách có hệ thống xuyên suốt toàn tỉnh Mà tuỳ theo yêucầu bức xúc của các quận, huyện và mỗi địa phương mà hình thành một xí nghiệpcông trình công cộng hoặc đội vệ sinh để tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt vàmột phần rác thải công nghiệp tại các khu trung tâm nhằm giải quyết yêu cầu thugom rác hàng ngày
Tại các thành phố, việc thu gom và xử lý chất thải đô thị thường do Công tyMôi trường đô thị ( URENCO) đảm nhận Tuy nhiên đã xuất hiện các tổ chức tưnhân tham gia công việc này Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt và quét dọnđường phố thường làm vào ban đêm để tránh nắng nóng ban ngày và tắc nghẽn giaothông
URENCO cho biết, trung bình mỗi ngày công ty thu gom hơn 2.000 tấn rácthải, trong đó, thành phần rác hữu cơ nếu được phân loại tốt sẽ tận dụng được tới40% Hiện nay, công nhân của Công ty này tự phân loại được 100 tấn rác hữucơ/ngày để làm phân bón ở nhà máy xử lý rác thải Cầu Diễn Theo tính toán của cơquan chuyên môn, nếu thực hiện tốt mô hình 3R mỗi tháng thành phố Hà Nội sẽ tiếtkiệm được gần 4 tỷ đồng chi phí xử lý rác
1.8.2 Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
a) Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn sinh hoạt
Phương pháp xử lý rác thải chủ đạo là chôn lấp tại các bãi rác Theo nguồntrích dẫn từ báo cáo hiện trạng môi trường năm 2011 thì tỷ lệ CTR được chôn lấpchiếm khoảng 76 - 82% lượng CTR thu gom được (trong đó, khoảng 50% được
Trang 30chôn lấp hợp vệ sin và 50% chôn lấp không hợp vệ sinh) Thống kê trên toàn quốc
có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung ở các thành phố lớn đang vận hành nhưng chỉ
có 16 bãi được coi là hợp vệ sinh Ở phần lớn các bãi chôn lấp, việc chôn lấp rácđược thực hiện hết sức sơ sài Như vậy, cùng với lượng CTR được tái chế, hiện ướctính có khoảng 60% chất thải rắn đô thị đã được xử lý bằng phương pháp chôn lấphợp vệ sinh và tái chế trong các nhà máy xử lý CTR để tạo phân Compost, tái chếnhựa,
Đốt chất thải sinh hoạt đô thị chủ yếu ở các bãi rác không hợp vệ sinh: saukhi rác thu gom được đổ thải rac bãi rác phun chế phẩm EM để khử mùi và định kỳphun vôi bột để khử trùng, rác để khô rồi đổ dầu vào đốt Tuy nhiên vào mùa mưarác bị ướt không đốt được hoặc bị đốt không triệt để Ước tính khoảng 40-50%lượng rác đưa vào bãi chôn lấp không hợp vệ sinh được đốt lộ thiên Công nghệ đốtCTR sinh hoạt với hệ thống thiết bị đốt được thiết kế bài bản mới được áp dụng tạinhà máy đốt rác ở Sơn Tây (Hà Nội) Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang có kếhoạch nhập dây chuyền công nghệ đốt chất thải có tận dụng nhiệt để phát điện trongthời gian tới
Hình 1.5 Các công nghệ hiện đang được xử dụng để xử lý, tiêu hủy CTR đô thị
ở Việt Nam.
ĐốtChôn lấp
Công nghệSeraphin, AST
Làm phânhữu cơTái chế
Trang 31b) Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn nông thôn
Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn chủ yếu được xử lý bằng phương phápchôn lấp Tuy nhiên, toàn quốc mới chỉ có 12 trên tổng số 63 tỉnh thành có bãi chônlấp hợp vệ sinh hoặc đúng kỹ thuật ở nông thôn và phần lớn được xây dựng trongvòng 10 năm qua Hầu hết các bãi chôn lấp chất thải nông thôn là bãi chôn lấpkhông hợp vệ sinh, chủ yếu là bãi rác hở và để phân hủy tự nhiên
Hiện nay, phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phù hợp nhất làchôn lấp hợp vệ sinh Ngoài ra các biện pháp khác như phương pháp làm phân hữu
cơ, đốt chất thải thu năng lượng cần được tiếp tục nghiên cứu vàm mở rộng, tuy nhiênchưa phù hợp cho áp dụng rộng rãi tại khu vực nông thôn Việt Nam
Trang 32CHƯƠNG 2:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ PHÙ ĐỔNG,
HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Xã Phù Đổng có diện tích 1.165,5 ha, với 3.944 hộ gia đình với 13.597 nhânkhẩu thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thủ đô Hà Nội15km, là một xã nông thôn ngoại thành nằm dọc bên bờ đê tả Đuống Ranh giới của
xã như sau:
- Phía đông giáp xã Trung Mầu và hai xã Hữu Ngạn sông Đuống là Lệ Chi
và Kim Sơn
- Phía tây giáp các xã: Đình Xuyên, Dương Hà
- Phía nam giáp các xã: Đặng Xá, Cổ Bi và phường Phúc Lợi quận LongBiên
- Phía bắc giáp xã Ninh Hiệp và các xã Phù Chẩn, Đại Đồng, Chi Phươngtỉnh Bắc Ninh
Xã Phù Đổng là vùng đất nằm bên bờ sông Đuống có trên 6km đường sôngchảy qua, nối liền đường thủy với sông Hồng và nội thành, ngược là Phú Thọ, YênBái, xuôi về Hải Dương, Hải Phòng
Hình 2.1 Sơ đồ hành chính xã Phù Đổng.
Trang 332.1.2 Khí tượng thủy văn
Xã Phù Đổng mang đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằngchâu thổ sông Hồng:
- Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng
10, mùa khô hanh keo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Giữa 2 mùa nóng ẩm vàmùa khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng khí hậu 4 mùa:Xuân, Hạ, Thu, Đông
- Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,50C, mùa nóng nhiệt độ trung bìnhtháng đạt 27,40C
- Lượng mưa trung bình hàng năm 1400-1600mm Mưa tập trung vào mùanóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8
- Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ, thấp nhất là 1.150 giờ, caonhất là 1.970 giờ Tổng lượng bức xạ cao, trung bình khoảng 4.272Kcal/m2/tháng
- Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc Giómùa Đông Nam bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơinước từ biển vào Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường gây
ra lạnh và khô Rét đậm trong tháng 12 và tháng 1 và thường gây ra những thiệt hạicho sản xuất
Xã Phù Đổng chịu ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ văn của các sông:
- Sông Hồng: lưu lượng trung bình nhiều năm 2710m3/s mực nước lũ thườngcao 9-12m Mực lũ cao nhất là 12, 38m vào năm 1904; 12,60m (1915); 13,9m(1945); 12,23m (1968); 13,22m (1969); 14,13m (1971); 13,2m (1983) 13,30m(1985) 12,25m (1986) và 12,36m (1996)
- Sông Đuống: mực nước lớn nhất tại Đổng Viên trên sông Đuống là 13,68m(1971) Tỷ lệ phần nước sông Hồng vào sông Đuống khoảng 25%
Trang 34- Đất phù sa không được bồi hàng năm 376ha.
2.1.4 Tài nguyên nước
Nước mặt : Phù Đổng có con sông lớn chảy qua là Sông Đuống Đây là con
sông có trữ lượng nước khá lớn, là nguồn chính đáp ứng yêu cầu về nguồn nướcngọt phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống dân sinh
Nước ngầm: Theo báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội xã
Phù Đổng, nguồn nước ngầm của xã có 3 tầng: Tầng chứa nước không áp có chiềudày nước thay đổi từ 7,5m – 19,5m, trung bình 12,5m Chất sắt khá cao từ5-10mg/l, có nhiều thành phần hữu cơ Tầng nước không áp hoặc áp yếu, đây làtầng chứa nước nằm giữa lưu vực Sông Hồng Chiều dày chứa nước từ 2,5 – 22,5m,thường gặp ở độ sâu 15-20m Hàm lượng sắt khá cao có nơi đến 20mg/l Tầng chứanước áp lực là tầng chứa nước chính hiện đang được khai thác rộng rãi phục vụ cho
xã và Hà Nội nói chung Tầng này có chiều dày thay đổi trong phạm vi khá rộng từ28,6m – 84,6m, trung bình 42,2m
2.1.5 Tài nguyên nhân văn:
Xã Phù Đổng nổi tiếng với di tích lịch sử đền Gióng Câu chuyện Thánh Gióng
là thiên văn thoại rất đẹp ca ngợi tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộcViệt Nam Người anh hùng làng Gióng là hình ảnh tuyệt đẹp của dân tộc Việt Namtrưởng thành nhanh chóng trong gian lao nạn nước
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1 Dân số, lao động, y tế, giáo dục:
- Dân số: Theo kết quả thống kê đến ngày 13/12/2015 toàn xã có 3.944 hộgia đình với 13.597 nhân khẩu So với năm 2014 tăng 91 hộ và 189 nhân khẩu
Trang 35Bảng 2.1 Phân bố dân cư của xã Phù Đổng
(Nguồn: UBND xã Phù Đổng, báo cáo dân số, 2015)
- Y tế: Trong năm tiếp nhận khám và điều trị 3195 lượt người, phát cấpthuốc cho người cao tuổi và người tàn tật là 298 người Trong năm không có dịchbùng phát, không xảy ra tai biến so dử dụng thuốc và không để xảy ra ngộ độc trênđịa bàn xã
- Giáo dục:
+ Các trường mầm non, tiểu học, THCS được trang bị đầy đủ các thiết bịdạy và học: bàn ghế, đèn, hệ thống bảng từ, trung tâm thư viện, đặc biệt trường đãtrang bị hết hệ thống phòng máy tính giúp học sinh tiếp cận dần với công nghệthông tin
+ Hội khuyến học tổ chức tuyên dương khen thưởng 30 thầy cô có nhiềuthành tích trông công tác giảng dạy 209 em học sinh giỏi các cấp, học sinh thi đỗvào các trường đại học, cao đẳng Khen thưởng 3 trường, 6 chi hội khuyến học cùng
12 gia đình hiếu học tiêu biểu với tổng số tiền gần 65 triệu đồng