1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÙ ĐỔNG, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

64 876 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 3,9 MB

Nội dung

Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng - huyện Gia Lâm - thành phố Hà

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đồ án: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” là kết quả nghiên cứu của tôi Những số liệu, tài liệu

tham khảo trong đồ án là hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn tráchnhiệm và chịu mọi kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra

Sinh viên thực hiện.

Trịnh Thị Minh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến

TS Phạm Thị Tố Oanh, Trung Tâm Các Chương Trình Kinh Tế Xã Hội, Liên Minh Hợp Tác Xã Việt Nam và Th.S Nguyễn Thị Linh Giang, giảng viên Khoa

Môi Trường thuộc Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã tận tìnhhướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt cho em những kinh nghiệm quý báu trong suốtquá trình làm đồ án

Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ của quýThầy, Cô trong Khoa Môi Trường - Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường

Hà Nội đã truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập tại trường Với vốnkiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình

em làm đồ án mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vữngchắc và tự tin

Em xin chân thành cảm ơn UBND xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố

Hà Nội đã tạo điều kiện cho em điều tra, khảo sát để có dữ liệu hoàn thành đồ án

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đồ án không thể tránh khỏi những khiếmkhuyết nhất định Em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy

cô và các bạn đọc

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Sinh viên

Trịnh Thị Minh

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt 3

1.1.1 Một số khái niệm 3

1.1.2 Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt 4

1.1.3 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 4

1.1.4 Phân loại chất thải rắn sinh hoạt 5

1.1.5 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 6

1.1.6 Ảnh hưởng của chất thả rắn sinh hoạt tới môi trường và sức khỏe cộng đồng 7

1.1.7 Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt 9

1.2 Cơ sở pháp lý 11

1.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 12

1.3.1 Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 12

1.3.2 Tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 12

1.4 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 14

1.4.1 Điều kiện tự nhiên xã Phù Đổng 14

1.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 17

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20

2.2 Phương pháp nghiên cứu 20

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 20

Trang 4

2.2.3 Phương pháp dự báo 21

2.2.4 Phương pháp SWOT 21

2.2.5 Phương pháp thống kê và xử lý thông tin 21

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22

3.1 Tình hình chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng 22

3.1.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại xã Phù Đổng 22

3.1.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại xã Phù Đổng 23

3.1.3 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng 25

3.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đối với môi trường 27

3.3 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng 29

3.3.1 Đánh giá hiện trạng công tác phân loại, thu gom và điểm tập kết rác chất thải rắn sinh hoạt tại xã Phù Đổng 29

3.3.2 Tình hình thu phí vệ sinh môi trường 33

3.3.3 Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Phù Đổng 34

3.4 Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng 37

3.5 Dự báo tốc độ phát sinh dân số và chất thải rắn sinh hoạt tại xã Phù Đổng đến năm 2025 38

3.5.1 Dự báo dân số tại xã Phù Đổng đến năm 2025 39

3.5.2 Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại xã Phù Đổng đến năm 2025… .40

3.6 Đánh giá chung 43

3.6.1 Thuận lợi 43

3.6.2 Tồn tại, khó khăn 43

3.6.3 Đánh giá nguyên nhân 44

3.6.4 Thách thức trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của xã 45

3.7 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Phù Đổng 45

Trang 5

3.7.1 Biện pháp cơ chế chính sách 45

3.7.2 Biện pháp tuyên truyền giáo dục 46

3.7.3 Đầu tư về dụng cụ đựng chất thải rắn sinh hoạt đối với hộ gia đình 47

3.7.4 Tổ chức hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt 48

3.7.5 Biện pháp công nghệ 48

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

PHỤ LỤC: 1

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

UBND : Uỷ ban nhân dân

CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt

CTR : Chất thải rắn

BVMT : Bảo vệ môi trường

3R : Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế

KT - XH : Kinh tế - xã hội

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 6

Bảng 1.2 Phân bố dân cư của xã Phù Đổng 17

Bảng 1.3 Danh sách các trường học của xã Phù Đổng 18

Bảng 3.1 Tổng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại xã Phù Đổng qua các năm 23

Bảng 3.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân cư tại xã Phù Đổng 24

Bảng 3.3 Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các cơ quan, trường học, trạm y tế, khu buôn bán dịch vụ tại xã Phù Đổng 25

Bảng 3.4 Tỷ lệ phần trăm chất thải rắn sinh hoạt tại xã Phù Đổng 25

Bảng 3.5 Thiết bị và phương tiện thu gom 29

Bảng 3.6 Vị trí các điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn xã Phù Đổng 32

Bảng 3.7 Bảng đánh giá của cộng đồng dân cư về tình hình thu phí vệ sinh môi trường tại xã Phù Đổng 34

Bảng 3.8 Bảng tỷ lệ % cách xử lý chất thải rắn sinh hoạt của người dân xã Phù Đổng 35

Bảng 3.9 Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt của các thôn tại xã 35

Bảng 3.10 Dự báo dân số của xã Phhù Đổng đến năm 2025 39

Bảng 3.11 Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại xã Phù Đổng đến năm 2025 41

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt 4

Hình 1.2 Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 5

Hình 1.3 Sơ đồ hành chính xã Phù Đổng 15

Hình 3.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại xã Phù Đổng 22

Hình 3.2 Biểu đồ tỷ lệ phần trăm chất thải rắn sinh hoạt tại xã Phù Đổng năm 2015 26

Hình 3.3 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại chợ Gióng 27

Hình 3.4 Sơ đồ hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng 30

Hình 3.5 Đánh giá của người dân về chất lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt 38

Hình 3.6 Biểu đồ gia tăng dân số xã Phù Đổng tới năm 2025 40

Hình 3.7 Biểu đồ gia tăng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại xã Phù Đổng đến năm 2025 41

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, đối vớisinh vật và sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của dân tộc và nhân loại Bảo vệmôi trường gắn liền với phát triển bền vững đang là vấn đề được đặt ra trên toàn thếgiới, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang có những bướcchuyển mạnh mẽ Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra nhanh, xãhội đã có nhiều chuyển biến tích cực Đến nay, nền kinh tế không chỉ phát triển ởcác thành phố, khu đô thị lớn của nước ta mà đang còn mở rộng ra các quận, huyện

và các thị trấn, phạm vi nhỏ hẹp hơn là các làng, xã

Song song đó, với quá trình phát triển đó, chất lượng cuộc sống của ngườidân các quận, huyện, nông thôn cũng được nâng cao Mức sống của người dâncàng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xã hội càng lớn, điều này đồngnghĩa với việc gia tăng lượng rác thải sinh hoạt theo hộ gia đình và thải vào môitrường ngày càng nhiều

Xã Phù Đổng thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thủ

đô Hà Nội 15km là một xã nông thôn ngoại thành nằm dọc bên bờ đê tả ngạn sôngĐuống (Thiên Đức Giang), là nơi có một số con đường giao thông trọng điểm chạyqua Vì vậy, các hoạt động kinh tế, dịch vụ của xã tương đối phát triển, đồng thờidân số của xã tăng, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng theo Các chợ, quán ăn,dịch vụ phục vụ người dân ngày càng phong phú và đa dạng, dẫn đến chất lượng rácthải cũng tăng lên nhiều

Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây là chưa có giải pháp cụ thể nào về việcquản lý chất thải sinh hoạt Rác thải chỉ được thu gom tập trung ở một số bãi rác lộthiên, không tiến hành xử lý, chôn lấp, làm mất vệ sinh công cộng, mất mỹ quanmôi trường, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí Đặc biệt, những bãi rácnày còn là nguy cơ gây bệnh dịch, nguy hại đến sức khỏe con người

Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng - huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội” được thực hiện với mong muốn góp

phần tìm ra giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt thích hợp cho xã Phù Đổng

Trang 10

2 Mục tiêu của đề tài

Đề tài nhằm đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trênđịa bàn xã Phù Đổng và đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống quản lý chất thảirắn sinh hoạt nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất thải rắnsinh hoạt, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra

3 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra tình hình chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng:

+ Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.

+ Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

+ Lượng phát thải chất thải rắn sinh hoạt

- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng:

Tìm hiểu về hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xãPhù Đổng như:

+ Về phương tiện thu gom, vận chuyển, nhân lực duy trì: Số lượng, chủngloại phương tiện thu gom, vận chuyển; số nhân công thu gom, vận chuyển

+ Tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Phương pháp thu gom; tần suất,thời gian thu gom, các điểm tập kết, hiệu suất thu gom, vạch tuyến thu gom sơ cấp

và thứ cấp

+ Tình hình phân loại; phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt

+ Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2025

- Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng:

+ Nhận thức, đánh giá của cán bộ quản lý

+ Nhận thức, đánh giá của người dân

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng:

+ Giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt.+ Giải pháp về nâng cao công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt: Về cơ chế,chính sách, Về việc bố trí, trung chuyển, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Trang 11

Chất thải rắn (CTR): Là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt động khác

Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): Là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt

cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng

Hoạt động quản lý CTR: Bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư

xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vậnchuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểunhững tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người [3]

Thu gom CTR: Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời

chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước

có thẩm quyền chấp thuận [3]

Vận chuyển CTR: Là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu

gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuốicùng [3]

Xử lý CTR: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm,

loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thuhồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn [3]

Chôn lấp CTR hợp vệ sinh: Là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu

của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh [3]

Rác: Là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định, bị

vứt bỏ từ hoạt động của con người Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một

bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh từ các hoạt độngsinh hoạt hàng ngày của con người [1]

Trang 12

Chất thải: Là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người,

sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại, sinh hoạt giađình, trường học, Ngoài ra, còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải củacác phương tiện giao thông, chất thải là kim loại, hóa chất và từ các vật liệu khác [4]

1.1.2 Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt

Hình 1.1 Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt [5].

Ghi chú:

Nguyên vật liệu, sản phẩm, các vật liệu thu hồi và tái sử dụng

1.1.3 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt [1]

Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân

số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị vàcác vùng nông thôn Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm:

- Từ các khu dân cư (chất thải rắn sinh hoạt)

- Từ các trung tâm thương mại, các công sở, trường học, công trình công cộng

- Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động xây dựng

- Từ các làng nghề v.v…

Trang 13

Các hoạt động KT-XH của con người

Hoạt động sống và tái sản sinh con ngườiCác quá trình phi sản xuất Các hoạt động quản lý Các hoạt động giao tiếp và đối ngoại

CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

Hình 1.2 Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt [1].

1.1.4 Phân loại chất thải rắn sinh hoạt [1]

a) Phân loại theo nguồn gốc phát sinh

- Chất thải từ các hộ gia đình còn gọi là chất thải hay rác thải sinh hoạt được

phát sinh từ các hộ gia đình

- Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại: Là những chất

thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp,

dịch vụ

b) Phân loại theo thuộc tính vật lý, hóa học

- Phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được,

kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo

c) Phân loại theo mức độ nguy hại

- Chất thải nguy hại: Bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại,

chất thải rắn sinh hoạt dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ có thể gây nguy hại tới

con người, động vật và gây nguy hại tới môi trường Nguồn phát sinh chất thải nguy

hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp

Trang 14

- Chất thải không nguy hại: Là những loại rác thải không có chứa các hóa

chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thànhphần

1.1.5 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Thành phần vật lý

CTRSH là vật phế thải trong sinh hoạt và sản xuất nên đó là một hỗn hợpphức tạp của nhiều vật chất khác nhau Để xác định được thành phần của CTRSHmột cách chính xác là một việc làm rất khó vì thành phần của rác thải phụ thuộc rấtnhiều vào tập quán cuộc sống, mức sống của người dân, mức độ tiện nghi của đờisống con người, theo mùa trong năm,…

Thành phần CTRSH có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn các thiết

bị xử lý, công nghệ xử lý cũng như hoạch định các chương trình quản lý đối với hệthống kỹ thuật quản lý CTRSH

Theo Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới Và Bảo Vệ Môi Trường thành phần chất thảirắn sinh hoạt ở Việt Nam được xác định như sau:

Bảng 1.1 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

(%)

4 Nhựa Chai nhựa, bao túi nilon, các vật nhựa khác 10.52

5 Hữu cơ dễ cháy Thức ăn thừa, rau, trái cây, các chất khác 76.3

6 Chất thải nguy hại Pin, acquy, sơn, bóng đèn, bệnh phẩm 0.15

9 Chất đốt cháy Cành cây, gỗ vụn, lông gia súc, tóc 2.15

(Nguồn: Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường 8/2000)

Trang 15

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của CTRSH bao gồm chất hữu cơ (dao động trongkhoảng 40-60%), chất tro, hàm lượng carbon cố định (hàm lượng này thường chiếmkhoảng 5-12%) Các chất vô cơ chiếm khoảng 15-30%

1.1.6 Ảnh hưởng của chất thả rắn sinh hoạt tới môi trường và sức khỏe cộng đồng

 Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường

- Môi trường đất

+ CTRSH nằm rải rác khắp nơi không thu gom đều được lưu giữ lại trong đất,một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon, hydrocacbon nằm lạitrong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất: Thay đổi cơ cấu đất, đất trở nên khôcằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết

+ Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa đổ xuống đất làm cho đất bị đóngcứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa

- Môi trường nước

+ Lượng CTRSH rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rác rơi vãi sẽtheo dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ,sông ngòi, gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận

+ CTRSH không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất

vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực Khi thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì

có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài vi sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trongnước giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến ảnhhưởng tới khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của cácthủy vực

+ Ở các bãi chôn lấp rác, chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô nhiễmnguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân cận Tạicác bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấm quathì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt

Trang 16

- Môi trường không khí

+ Tại các trạm/bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ônhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói,tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác

+ Tại các bãi chôn lấp CTRSH, vấn đề ảnh hưởng đến môi trường không khí làmùi hôi thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại

Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đối với sức khỏe con người

- Ảnh hưởng của CTRSH lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của

chúng lên các thành phần môi trường Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác độngđến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn

- Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp,

cứ đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi rác trởthành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến chấtthải độc hại tại các bãi rác có nguy cơ gây bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể ngườikhi tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh

- CTRSH còn tồn đọng ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ sinh là

nguyên nhân dẫn đến phát sinh các ổ bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe conngười Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ungthư ở khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số Ngoài ra, tỷ lệmắc bệnh ngoại khoa, bệnh nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25%

Chất thải rắn sinh hoạt làm mất mỹ quan đô thị

- CTRSH nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gom khônghết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên đều là nhữnghình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đườngphố, thôn xóm

- Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dânchưa cao Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng, lề đường và mương rãnh vẫncòn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thugom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ

Trang 17

1.1.7 Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Hiện nay, chôn lấp CTRSH hoạt được sử dụng chủ yếu ở các nước đang pháttriển nhưng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường một cách nghiêm ngặt.Chôn lấp rác có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm dứt ở các nước đang phát triển

Các bãi chôn lấp CTRSH phải cách xa khu dân cư, không gần nguồn nướcngầm và nguồn nước mặt Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được phủ cáclớp chống thấm bằng màng địa chất Ở các bãi chôn lấp rác phải thiết kế khu thugom và xử lý nước rác trước khi thải vào môi trường Việc thu khí ga để biến đổithành năng lượng là một cách để tận dụng từ rác thải rất hữu ích

- Ưu điểm của phương pháp:

+ Công nghệ đơn giản, rẻ tiền và phù hợp với nhiều loại rác thải

+ Chi phí vận hành bãi rác thấp

- Nhược điểm của phương pháp:

+ Chiếm diện tích đất tương đối lớn

+ Không được sự đồng tình của người dân khu vực xung quanh

+ Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) cao

+ Tìm kiếm xây dựng bãi rác mới là việc làm khó khăn

Phương pháp đốt

Xử lý bằng phương pháp đốt rác là làm giảm tới mức tối thiểu chất thải rắnsinh hoạt cho khâu xử lý cuối cùng Bằng phương pháp đốt, dung tích chất thải rắn

Trang 18

sinh hoạt được giảm nhiều, còn khoảng 10% so với dung tích ban đầu, trọng lượnggiảm còn 25% hoặc thấp hơn so với ban đầu Như vậy, sẽ thuận lợi thu gom và giảmnhu cầu về dung tích chứa tại chỗ, ngay tại nguồn, đồng thời cũng dễ dàng chuyênchở ra bãi rác chôn lấp tập trung nếu cần Tuy nhiên, phương pháp đốt rác sẽ gây ônhiễm không khí cho khu vực xung quanh, đồng thời làm mất mỹ quan đô thị Vìvậy, phương pháp này chỉ dùng tại các địa phương nhỏ, có mật độ dân số thấp.

Phương pháp này chi phí cao, so với phương pháp chôn lấp rác, chi phí đểđốt một tấn rác cao gấp 10 lần Công nghệ đốt rác thường sử dụng ở các quốc giaphát triển vì phải có một nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt chất thảirắn sinh hoạt bao gồm nhiều chất thải khác nhau sinh khói độc và dễ sinh khí đioxinnếu không giải quyết tốt việc xử lý khói Năng lượng phát sinh khi đốt rác có thể tậndụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc cho ngành công nghệ nhiệt và phát điện Mỗi lòđốt phải trang bị một hệ thống xử lý khí thải tốn kém nhằm khống chế ô nhiễmkhông khí do quá trình đốt gây ra

Hiện nay, tại các nước Châu Âu có xu hướng giảm đốt rác thải vì hàng loạtcác vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần phải giải quyết Việc thu đốt rác thảithường chỉ áp dụng cho việc xử lý rác thải độc hại, rác thải bệnh viện hoặc rác thảicông nghiệp và các phương pháp khác không xử lý triệt để được

Phương pháp ủ sinh học

Ủ sinh học (compost) là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để hìnhthành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môitrường tối ưu đối với quá trình

Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ (sản xuất phân bón hữu cơ) là một phươngpháp truyền thống được áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển trong đó cóViệt Nam Quá trình ủ được coi như quá trình lên men yếm khí mùn hoặc hoạt chấtmùn Sản phẩm thu hồi là hợp chất mùn không mùi, không chứa vi sinh vật gâybệnh và hạt cỏ Để đạt được mức độ ổn định như lên men, việc ủ đòi hỏi năng lượng

để tăng cao nhiệt độ của đống ủ Trong quá trình ủ, oxy sẽ được hấp thụ hàng trămlần và hơn nữa so với bể aeroten Quá trình ủ áp dụng với chất hữu cơ không độc

Trang 19

hại, lúc đầu là khử nước, sau là xử lý cho đến khi nó thành xốp và ẩm Độ ẩm vànhiệt độ được kiểm tra thường xuyên và giữ cho vật liệu ủ luôn ở trạng thái hiếu khítrong suốt thời gian ủ Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình oxy hóa các chấtthối rữa Sản phẩm cuối cùng là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như:lignin, xenlulo, sợi

Công nghệ ủ có thể là ủ đống tĩnh thoáng khí cưỡng bức, ủ luống có đảo định

kỳ hoặc vừa thổi vừa đảo Xử lý rác làm phân hữu cơ là biện pháp rất có hiệu quả,sản phẩm phân hủy có thể kết hợp tốt với phân người và phân gia súc cho ta chấthữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao, tạo độ tơi xốp, rất tốt cho việc cải tạo đất

1.2 Cơ sở pháp lý

+ Luật bảo vệ môi trường 2014

+ Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

+ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 quy định về quản lý chất thải

+ Nghị định 59/2007/ NĐ-CP ngày 9/04/2007 về quản lý chất thải rắn

+ Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng hướng dẫnmột số điều của Nghị định 59/2007/ NĐ-CP ngày 9/04/2007 của Chính phủ về quản

lý chất thải rắn

+ Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng chính phủ về phêduyệt chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 do Thủ tướngchính phủ ban hành

Trang 20

1.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam

1.3.1 Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam

Quản lý CTRSH tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố như Hà Nội, thànhphố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… đang là thách thức lớn đối với các nhàquản lý Tốc độ gia tăng rác thải không chỉ vì dân số đô thị tăng, sản xuất, dịch vụtăng, mà còn vì mức sống của người dân đang ngày một tăng lên

Theo nguồn trích dẫn từ báo cáo hiện trạng môi trường năm 2011, tỷ lệ thugom chất thải rắn sinh hoạt hiện nay tại khu vực nội thành của các đô thị trung bìnhđạt khoảng 85% so với lượng CTRSH phát sinh và tại khu vực ngoại thành của các

đô thị trung bình đạt khoảng 60% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh Tỷ

lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn còn thấp, trung bình đạtkhoảng 40-50% so với lượng CTRSH phát sinh, tỷ lệ thu gom CTRSH các vùngnông thôn ven đô hoặc các thị trấn, thị tứ cao hơn tỷ lệ thu gom CTRSH tại cácvùng sâu, vùng xa

Hiện nay, trên địa bàn của các đô thị nhỏ vẫn chưa có hệ thống thu gom, vậnchuyển CTRSH một cách có hệ thống xuyên suốt toàn tỉnh Tùy theo yêu cầu của cácquận, huyện và mỗi địa phương mà hình thành một xí nghiệp công trình công cộnghoặc đội vệ sinh để tiến hành thu gom CTRSH tại các khu trung tâm nhằm giải quyếtyêu cầu thu gom rác hàng ngày

Theo URENCO, trung bình mỗi ngày công ty thu gom hơn 2.000 tấn chấtthải rắn sinh hoạt, trong đó, thành phần rác hữu cơ nếu được phân loại tốt sẽ tậndụng được tới 40% Hiện nay, công nhân của Công ty này tự phân loại được 100 tấnrác hữu cơ/ngày để làm phân bón ở nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Cầu Diễn.Theo tính toán của cơ quan chuyên môn, nếu thực hiện tốt mô hình 3R mỗi thángthành phố Hà Nội sẽ tiết kiệm được gần 4 tỷ đồng chi phí xử lý rác

1.3.2 Tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam

a) Chôn lấp

Hầu như các đô thị đều sử dụng phương pháp chôn lấp CTRSH là chủ yếu.Tuy nhiên, chỉ có 15/16 tỉnh, thành phố có bãi chôn lấp hợp vệ sinh Theo thống kê,

Trang 21

có 149 bãi rác cũ không hợp vệ sinh (21 bãi cấp tỉnh, thành phố và 128 bãi cấphuyện, thị trấn) Năm 2006, cả nước có 98 bãi chôn lấp CTRSH đang hoạt động,trong đó chỉ có 16/98 bãi chôn lấp vệ sinh, 82/98 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh,chỉ là những bãi tự nhiên hoặc hoạt động không hiệu quả.

Thực tế, đa số bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt chỉ đơn thuần là nơi đổ rác

lộ thiên, không được quy hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành đúng theo quy địnhbãi chôn lấp vệ sinh, vị trí thường gần khu dân cư (khoảng cách 200-500m, thậmchí có bãi chỉ cách khu dân cư 100m), không có lớp chống thấm ở hành và đáy ôchôn lấp, không có hệ thống thu gom và xử lý nước rác, khí rác, quy trình vận hànhchôn lấp không đúng kỹ thuật Đặc biệt, nước rác và khí rác do phân hủy kỵ khí từcác thành phần nước rác trong bãi chôn lấp đã gây ô nhiễm môi trường nước, đất,không khí và hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng Chính vì vậy, trong

439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để (theo quyếtđịnh 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của thủ tướng chính phủ) có 52 bãi chôn lấpchất thải rắn sinh hoạt, trong đó có 3 bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải xử lýkhẩn cấp trước năm 2005 (đóng cửa), 29 bãi chôn lấp phải nâng cấp cải tạo và 20bãi phải xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm

Gần đây, một số đô thị đã xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt vệsinh, bước đầu hoạt động có hiệu quả, điển hình là bãi chôn lấp Nam Sơn (HàNội), Khánh Sơn 2 (Đà Nẵng),

b) Chế biến phân vi sinh (compost)

Nước ta hiện có 10 nhà máy chế biến chất thải rắn sinh hoạt có thành phầnhữu cơ cao thành phân bón vi sinh Các nhà máy xử lý CTRSH thành phân bón mớichỉ thực hiện ở các thành phố lớn nhưng với quy mô và công suất nhỏ Đó là nhà máychế biến rác thải Cầu Diễn (Hà Nội) với công suất xử lý 50 nghìn tấn rác/năm (côngnghệ Tây Ban Nha); nhà máy xử lý rác thải Nam Định với công suất xử lý 250 tấnrác/ngày (công nghệ Pháp); công nghệ Dano - Đan mạch tại Hóoc Môn - thành phố

Hồ Chí Minh công suất 240 tấn/ngày; nhà máy xử lý rác thải Bà Rịa - Vũng tàu côngsuất 100m3/ngày, Ngoài ra, một số đô thị khác như Việt Trì, Vinh, Huế, Ninh

Trang 22

Thuận, cũng có nhà máy xử lý rác thành phân bón, trong đó công nghệ chế biến rácthải thành phân bón và các sản phẩm khác của nhà máy Đông Vinh (Vinh), ThủyPhương (Huế) và Ninh Thuận hoàn toàn do Việt Nam tự nghiên cứu và chế tạo [6].

Chất lượng phân bón của nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà Nội) doTây Ban Nha và Nam Định do Pháp đầu tư được đánh giá tốt Đối với phân bón hữu

cơ do các nhà máy của Việt Nam nghiên cứu chế tạo đang trong thời kì thử nghiệmnhưng đã cho kết quả khả quan, như là công nghệ chế biến phân vi sinh tại nhà máyThủy Phương (Huế) đã có khả năng tiêu thụ trên thị trường và có chất lượng tươngđối tốt Tuy nhiên, một số nhà máy chế biến phân vi sinh với công nghệ đơn giảnnên hoạt động không hiệu quả (thành phố Vũng Tàu và thành phố Vinh)

Một số cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng công nghệ đốt công suấtlớn, hiện đang hoạt động: Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây thuộc Công ty cổ phầndịch vụ môi trường Thăng Long; Xí nghiệp xử lý chất thải rắn sinh hoạt và sảnxuất phân bón tại cụm công nghiệp Phong Phú thuộc Công ty TNHH MTV môitrường đô thị Thái Bình;…

1.4 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

1.4.1 Điều kiện tự nhiên xã Phù Đổng

Vị trí địa lý

Xã Phù Đổng có diện tích 1.165,5 ha, với 3.944 hộ gia đình với 13.597 nhânkhẩu thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thủ đô Hà Nội15km, là một xã nông thôn ngoại thành nằm dọc bên bờ đê tả ngạn sông Đuống

Trang 23

Ranh giới của xã như sau:

- Phía Đông giáp xã Trung Mầu và hai xã Hữu Ngạn sông Đuống là Lệ Chi

và Kim Sơn

- Phía Tây giáp các xã: Đình Xuyên, Dương Hà

- Phía Nam giáp các xã: Đặng Xá, Cổ Bi và phường Phúc Lợi quận LongBiên

- Phía Bắc giáp xã Ninh Hiệp và các xã Phù Chẩn, Đại Đồng, Chi Phươngtỉnh Bắc Ninh

Xã Phù Đổng là vùng đất nằm bên bờ sông Đuống có trên 6km đường sôngchảy qua, nối liền đường thủy với sông Hồng và nội thành, ngược là Phú Thọ, YênBái, xuôi về Hải Dương, Hải Phòng

Hình 1.3 Sơ đồ hành chính xã Phù Đổng.

Đặc điểm địa hình

Xã Phù Đổng có địa hình đồng bằng thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam

và Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển và

bị phân cách bởi hệ thống sông ngòi, kênh, mương, ao, hồ và hệ thống đê điều Nhờphù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của xã là đồng bằng, nằm ở hữu ngạnsông Đuống

Đặc điểm khí hậu

Xã Phù Đổng mang đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng

Trang 24

châu thổ sông Hồng:

- Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng

10, mùa khô hanh keo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Giữa 2 mùa nóng ẩm vàmùa khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng khí hậu 4 mùa:Xuân, Hạ, Thu, Đông

- Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,50C, mùa nóng nhiệt độ trung bìnhtháng đạt 27,40C

- Lượng mưa trung bình hàng năm 1400-1600mm Mưa tập trung vào mùanóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8

- Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ, thấp nhất là 1.150 giờ, caonhất là 1.970 giờ Tổng lượng bức xạ cao, trung bình khoảng 4.272Kcal/m2/tháng

- Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc Giómùa Đông Nam bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơinước từ biển vào Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường gây

ra lạnh và khô Rét đậm trong tháng 12 và tháng 1 và thường gây ra những thiệt hạicho sản xuất

Đặc điểm thủy văn

Xã Phù Đổng chịu ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ văn của các sông:

- Sông Hồng: Lưu lượng trung bình nhiều năm 2710m3/s mực nước lũthường cao 9-12m Mực lũ cao nhất là 12, 38m vào năm 1904; 12,60m (1915);13,9m (1945); 12,23m (1968); 13,22m (1969); 14,13m (1971); 13,2m (1983)13,30m (1985) 12,25m (1986) và 12,36m (1996)

- Sông Đuống: Mực nước lớn nhất tại Đổng Viên trên sông Đuống là 13,68m(1971) Tỷ lệ phần nước sông Hồng vào sông Đuống khoảng 25%

Nước mặt: Phù Đổng có con sông lớn chảy qua là Sông Đuống Đây là con

sông có trữ lượng nước khá lớn, là nguồn chính đáp ứng yêu cầu về nguồn nướcngọt phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống dân sinh

Nước ngầm: Theo báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của

xã Phù Đổng, nguồn nước ngầm của xã có 3 tầng: Tầng chứa nước không áp có

Trang 25

chiều dày nước thay đổi từ 7,5m-19,5m; trung bình 12,5m Chất sắt khá cao từ 10mg/l, có nhiều thành phần hữu cơ Tầng nước không áp hoặc áp yếu, đây là tầngchứa nước nằm giữa lưu vực Sông Hồng Chiều dày chứa nước từ 2,5-22,5m,thường gặp ở độ sâu 15-20m Hàm lượng sắt khá cao có nơi đến 20mg/l Tầng chứanước áp lực là tầng chứa nước chính hiện đang được khai thác rộng rãi phục vụ cho

5-xã và Hà Nội nói chung Tầng này có chiều dày thay đổi trong phạm vi khá rộng từ28,6m-84,6m, trung bình 42,2m

- Đất phù sa không được bồi hàng năm 376ha được phân bố chủ yếu ở thônPhù Dực 2, Phù Đổng 1 và thôn Đổng Viên phù hợp cho trồng lúa nước và một sốcây trồng lâu năm

1.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân số, lao động, y tế và giáo dục

- Dân số: Theo kết quả thống kê đến ngày 13/12/2015 toàn xã có 3.944 hộ gia đình với 13.597 nhân khẩu So với năm 2014 tăng 91 hộ và 189 nhân khẩu

Bảng 1.2 Phân bố dân cư của xã Phù Đổng

Trang 26

- Y tế: Trong năm tiếp nhận khám và điều trị 3195 lượt người, phát cấpthuốc cho người cao tuổi và người tàn tật là 298 người Trong năm không códịch bùng phát, không xảy ra tai biến so dử dụng thuốc và không để xảy ra ngộđộc trên địa bàn xã.

+ Hội khuyến học tổ chức tuyên dương khen thưởng 30 thầy cô có nhiềuthành tích trong công tác giảng dạy 209 em học sinh giỏi các cấp, học sinh thi đỗvào các trường đại học, cao đẳng Khen thưởng 3 trường, 6 chi hội khuyến học cùng

12 gia đình hiếu học tiêu biểu với tổng số tiền gần 65 triệu đồng

Bảng 1.3 Danh sách các trường học của xã Phù Đổng

(Nguồn: UBND xã Phù Đổng, Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai xã năm 2015)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Là khu vực nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội, xã Phù Đổng có giátrị sản xuất nông nghiệp cao hơn năm trước, cụ thể như sau:

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản: Năm 2015 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt39,25 tỷ đồng So với năm 2014 tăng 4,05 tỷ đồng

- Công nghiệp - xây dựng: Ước đạt khoảng 76,4 tỷ đồng Tăng 16,5 tỷ đồng

so với năm 2014

- Thương mại và dịch vụ: Ước đạt khoảng 55,9 tỷ đồng Tăng 28,1 tỷ đồng

so với năm 2014

Trang 27

- Thu nhập từ ngành nghề khác: Đạt khoảng 110 tỷ đồng, giảm 5 tỷ đồng sovới năm 2014.

- Tổng giá trị kinh tế dân sinh toàn xã năm 2015 đạt: 350,76 tỷ đồng So với

kế hoạch đạt 100,7%

Cơ sở hạ tầng

Giao thông: Nhiều mạch giao thông quan trọng như đường quốc lộ 1B chạy

qua thôn Phù Dực 1, cầu Phù Đổng bắc qua sông Đuống với chiều dài 1,5km sangđịa bàn xã Cổ Bi nối với quốc lộ 5 Đường tỉnh lộ 179 nối các tỉnh Hưng Yên từhuyện Văn Giang qua sông Đuống với 2 huyện Yên Phong và Từ Sơn thuộc tỉnhBắc Ninh, sang Bắc Giang Đường liên xã dài 3km nối liền Trung Mầu, Phù Đổng,Ninh Hiệp

Thủy lợi: Triển khai xây dựng 6 tuyến mương tiêu bên đồng, với chiều dài

2090m đã hoàn thành 4 tuyến và tiếp tục triển khai xây dựng 2 tuyến còn lại củathôn Phù Đổng 1 và thôn Đổng Viên

Văn hóa: Xã Phù Đổng có nhiều công tình văn hóa tầm cỡ quốc gia và quốc

tế như: Khu di tích đền Gióng, Nhà thờ Đặng Công Chất, chùa kiến Sơ và lễ hộiđền Gióng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện củanhân loại

Thể thao: Được duy trì thường xuyên và rộng khắp trên toàn xã Trong năm

đã tổ chức 2 giải bóng đá cho thanh thiếu niên trong xã, giao lưu tăng thêm tinhthần đoàn kết 14 buổi văn nghệ của và nhiều buổi giao lưu thể dục thể thao khác

Trang 28

CHƯƠNG 2.

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng.

- Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong khu vực địa phận hành chính xã Phù

Đổng

Đề tài tập trung nghiên cứu ở 4 thôn của xã là: Thôn Phù Dực 1; thôn PhùĐổng 2; thôn Phù Đổng 3 và thôn Đổng Viên

- Thời gian nghiên cứu: 25/12/2015 đến 19/2/2016

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập tổng hợp tài liệu về: Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt, công tác thugom, vận chuyển, nhân lực và trang thiết bị của xã, thông qua các cơ quan chứcnăng của xã như: Ban tài nguyên môi trường UBND xã và các ban khác

2.2.2 Phương pháp điều tra khảo sát

- Điều tra khảo sát thực tế về hiện trạng công tác thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt:

+ Hiện trạng thu gom (thu gom bằng phương tiện gì, số lượng phương tiện,tuyến thu gom, điểm tập kết rác )

+ Hiện trạng xử lý (phương pháp xử lý hiện hành, những thuận lợi, khó khăn,nguyên nhân trong xử lý)

- Điều tra, khảo sát bằng phiếu điều tra: Sử dụng phiếu tham vấn cộng đồng

để khảo sát nhận thức, đánh giá về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các

hộ gia đình và các cán bộ môi trường xã (công nhân thu gom, thu phí vệ sinh) tạikhu vực nghiên cứu Thực hiện 60 phiếu (15 phiếu/thôn) với 2 mẫu phiếu điều tracho 2 nhóm đối tượng cụ thể là nhân viên đơn vị thu gom xử lý chất thải rắn sinhhoạt và cộng đồng người dân

- Phương pháp điều tra xác định hệ số phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt:

Trang 29

Xác định hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt: Mỗi thôn nghiên cứu lựa

chọn ngẫu nhiên 08 hộ, tiến hành phát túi cho các hộ đựng rác Sử dụng cân để xácđịnh khối lượng rác bằng phương pháp khối lượng Ghi lại trọng lượng rác và sốnhân khẩu của từng hộ và tính hệ số phát sinh rác thải

Hệ số phát sinh rác = (trọng lượng rác của hộ)/(số nhân khẩu)

Xác định thành phần chất thải rắn sinh hoạt: Các mẫu rác thải lấy từ các hộ

đã lựa chọn tại 4 thôn sau khi được cân đề xác định tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinhhoạt thì sẽ đem thu gom lại một chỗ riêng

Tại mỗi điểm tập trung chất thải ấy, tiến hành phân loại thủ công các loại: Chấthữu cơ và chất vô cơ, khác Sau đó, sử dụng cân xác định và ghi lại trọng lượngcủa từng loại và tính tỷ lệ % thành phần từng loại

Tại mỗi thôn tiến hành lấy rác và phân loại rác vào 3 ngày: thứ 2, thứ 5, thứ 7trong vòng 1 tuần

Thành phần % theo loại¿ trọng lượng theotừng loại

tổnglượng rác thải của lấy mẫu x 100%

2.2.5 Phương pháp thống kê và xử lý thông tin

Toàn bộ các số liệu được thực hiện trên các bảng biểu và đồ thị Số liệu đượcquản lý và phân tích với phần mềm Microsoft Excel và phần mềm soạn thảo vănbản Microsoft Word

Trang 30

Rác thải sinh hoạt

Hộ gia đình

Trạm y tế xã Phù Đổng

Trường học, cơ quan

Các công trình công cộng(đình, chùa, đền…)

Chợ Gióng

CHƯƠNG 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Tình hình chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Phù Đổng

Xã Phù Đổng với dân số tăng qua các năm cùng với tốc độ phát triển kinh tế

xã hội, quá trình công nghiệp hóa đã tạo ra lượng rác thải sinh hoạt lớn và tăng dần

về khối lượng, thành phần

3.1.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại xã Phù Đổng

Qua điều tra, cho thấy các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại địa bàn xã nhưsau:

- Rác từ các hộ dân: Phát sinh từ các hộ gia đình, khu dân cư thành phầnchủ yếu là thực phẩm, đồ hộp, túi nilon, kim loại, thủy tinh

- Rác từ chợ: Nguồn này phát sinh một lượng rác khá lớn từ các hoạt độngmua bán, chuyên chở, bảo quản thành phần chủ yếu là rác hữu cơ như rau, củ, quả

hư hỏng, nilon, vỏ bao bánh kẹo

- Rác thải từ các nguồn khác: Từ các cơ quan, trường học, cơ sở y tế, đìnhchùa

Hình 3.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại xã Phù Đổng

Trang 31

3.1.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại xã Phù Đổng

Gắn liền với tốc độ công nghiệp hóa, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chấtlượng cuộc sống ngày càng cao, song song với quá trình đó là sự gia tăng rác thảisinh hoạt

Bảng 3.1 Tổng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại xã Phù Đổng qua các năm

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân

Theo kết quả cân rác thực tế của 32 hộ gia đình trong 12 ngày tại 4 thôntrên địa bàn xã

Trang 32

Bảng 3.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân cư tại xã

(Nguồn: UBND xã Phù Đổng và điều tra thực tế)

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Sự chênh lệch về dân số và mức độ phát thảikg/người/ngày của các thôn là khác nhau tùy thuộc vào tình hình kinh tế và nhu cầusinh hoạt của các thôn Từ đó, tạo nên sự chênh lêch về lượng rác thải phát sinhgiữa các thôn

Thôn Phù Dực 1 có mức phát thải theo đầu người là cao nhất 0,55 kg/người/ngày, nguyên nhân là do chợ Gióng (nơi buôn bán sầm uất của xã) và trạm y tế nằmtrên địa bàn thôn, đã tạo công ăn việc làm, tạo điều kiện cho các hộ buôn bán, kinhdoanh, dịch vụ phát triển Từ đó, kinh tế phát triển, đời sống sinh hoạt nâng cao kéotheo lượng phát thải lớn Phù Đổng 2 và Phù Đổng 3 là nơi tập trung một số cơquan, trường học và trung tâm chăm sóc sức khỏe nên có mức phát thải bình quântheo đầu người lớn nhưng do dân số của Phù Đổng 2 lớn hơn Phù Đổng 3 nên tổnglượng rác thải phát sinh của Phù Đổng 2 lớn hơn nên mức độ phát thải rác thải sinhhoạt theo đầu người cũng tương đối cao lần lượt là 0,5 kg/người/ngày và 0,53kg/người/ngày Vì vậy, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại 2 thôn này cũngtương đối lớn 0,9 tấn/ngày và 0,8 tấn/ngày Còn thôn Đổng Viên dân số cao nhưng

đa số các hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực phi nông nghiệp là ít,nên tổng lượng rác thải phát sinh theo ngày của thôn là thấp

Ngoài ra, rác thải sinh hoạt phát sinh từ các trường học, công sở, các khucông cộng cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn Theo số liệu thống kê của UBND xã PhùĐổng thì lượng rác thải phát sinh từ các nguồn này là 1,76 tấn/ngày (Bảng 3.3) Nhưvậy tổng lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã phát sinh khoảng 6,0 tấn/ngày Vào

Ngày đăng: 08/05/2016, 19:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w