1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH, TỈNH NAM ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP

84 845 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Sự cấp thiết 1 2. Mục tiêu nghiên cứu. 2 3. Nội dung nghiên cứu 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Định nghĩa và thành phần, phân loại chất thải rắn y tế 3 1.1.1 Định nghĩa về chất thải y tế 3 1.1.2 Thành phần chất thải y tế 4 1.1.3 Phân loại chất thải y tế 5 1.2. Nguồn phát sinh 7 1.3. Phương pháp thu gom, lưu trữ, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tế. 8 1.3.1. Tái chế chất thải bệnh viện 8 1.3.2 Công nghệ đốt 9 1.3.3 Công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường 9 1.3.4 Phương pháp trơ hóa ( cố định và đóng rắn) 10 1.3.5. Phương pháp chôn lấp an toàn 10 1.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đến môi trường và sức khỏe của cộng động 11 1.4.1 Ảnh hưởng của chất thải y tế tới môi trường 11 1.4.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đối với cộng đồng. 12 1.5. Hiện trạng phát sinh và công tác quản lý của Việt Nam nói chung và Thành phố Nam Định nói riêng. 14 1.5.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế ở Việt Nam 14 1.5.1 Lượng chất thải phát sinh trong các bệnh viện (đơn vị kggiường.ngày) 15 1.5.2 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Nam Định 15 1.5.3 Thực trạng quản lý chất thải rắn từ hoạt động của bệnh viện tại Việt Nam 17 1.5.4 Thực trạng quản lý chất thải rắn từ hoạt động của bệnh viện tại Thành phố Nam Định tỉnh Nam Định 19 1.6. Các văn bản pháp luật quản lý và xử lý chất thải rắn y tế 20 1.7 Tổng quan khu vực nghiên cứu 21 1.7.1 Đặc điểm tự nhiên 21 1.7.2. Đặc điểm kinh tế xã hôi 23 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP 25 NGHIÊN CỨU 25 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 25 2.2. Phương pháp nghiên cứu 25 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 25 2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu,số liệu sơ cấp 25 2.2.3. Phương pháp xử lý và đánh giá tổng hợp số liệu. 26 2.2.4. Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia 26 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27 3.1 Giới thiệu về các cơ sở y tế 27 3.1.1 Vị trí địa lý của một số cơ sở y tế trên địa bàn thuộc phạm vi nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.1. 27 3.1.2 Quy mô các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nam Định 27 3.2 Hiện trạng chất thải rắn y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nam Định 29 3.2.1 Nguồn phát sinh và tỷ lệ các thành phần 29 3.2.2 Dự đoán chất thải rắn y tế hiện tại và lượng phát sinh trong tương lai 31 3.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Nam Định 32 3.3.1 Hiện trạng phân loại tại các bệnh viện 33 3.3.2 Hiện trạng thu gom của các bệnh viện. 37 3.3.3 Hiện trạng lưu trữ và vận chuyển của các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nam Định 38 3.3.4 Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải y tế của các bệnh viện 43 3.3.5 Nhận xét chung về công tác quản lý chất thải rắn 47 3.3.6 Những vấn đề khó khăn bất cập chung trong công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Nam Định 49 3.3.7 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu , cỏ hội, thách thức của công tác quản lý CTRYT trên địa bàn Thành phố Nam Định 50 3.4 Đánh giá nhận thức và ý thức thực hành của cán bộ y tế, người nhà bệnh nhân và nhà quản lý 51 3.4.1 Đối tượng cán bộ y tế 52 3.4.2 Đối tượng người nhà bệnh nhân 53 3.5 Đề xuất các giải pháp quản lý chất CTRYT phù hợp 54 3.5.1 Phân loại, thu gom rác thải và biện pháp quản lý 54 3.5.2 Vận chuyển chất thải. 55 3.5.3 Lưu giữ chất thải trong bệnh viện. 57 3.5.4 Các giải pháp về nguồn nhân lực 57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58 1. KẾT LUẬN 58 2. KIẾN NGHỊ 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐÀO THỊ KIM OANH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN

Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH, TỈNH NAM ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

QUẢN LÝ PHÙ HỢP

Hà Nội, 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐÀO THỊ KIM OANH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN

Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH, TỈNH NAM ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

Đồ án tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu và học hỏi của tôi dưới sự hướngdẫn của TS Phạm Thị Mai Thảo, không sao chép ở bất cứ tài liệu nào Các số liệuđược sử dụng trong đồ án để thực hiện cho việc đánh giá, nhận xét, đề xuất là sốliệu thực tế Ngoài ra, tôi có sử dụng một số nhận xét, nhận định của các tác giả từcác nguồn khác nhau và được ghi trong phần tài liệu tham khảo

Nếu như phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm trước hội đồng cũng như kết quả đồ án của mình

Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2016.

Trang 4

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Phạm Thị Mai Thảo(Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường) đã tận tình hướng dẫn, định hướng

và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp này

Xin cảm ơn các cô chú công tác tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định vàbệnh viện Lao- bệnh phổi,bệnh viện đa khoa Sài Gòn - Nam Định đã tạo điều kiệngiúp đỡ cháu trong quá trình thu thập thông tin, số liệu để hoàn thành bài báo cáo

Cuối cùng em xin dành lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè là những người luônquan tâm, động viên, đồng thời là trỗ dựa tinh thần lớn nhất giúp em hoàn thành tốtcông việc dự định trong suốt thời gian gian qua

Hà Nội, ngày 28, tháng 1, năm 2016.

Sinh viên

Đào Thị Kim Oanh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌN

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Sự cấp thiết 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nội dung nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Định nghĩa và thành phần, phân loại chất thải rắn y tế 3

1.1.1 Định nghĩa về chất thải y tế 3

1.1.2 Thành phần chất thải y tế 4

1.1.3 Phân loại chất thải y tế 5

1.2 Nguồn phát sinh 7

1.3 Phương pháp thu gom, lưu trữ, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tế 8

1.3.1 Tái chế chất thải bệnh viện 8

1.3.2 Công nghệ đốt 9

1.3.3 Công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường 9

1.3.4 Phương pháp trơ hóa ( cố định và đóng rắn) 10

1.3.5 Phương pháp chôn lấp an toàn 10

1.4 Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đến môi trường và sức khỏe của cộng động 11 1.4.1 Ảnh hưởng của chất thải y tế tới môi trường 11

1.4.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đối với cộng đồng 12

1.5 Hiện trạng phát sinh và công tác quản lý của Việt Nam nói chung và Thành phố Nam Định nói riêng 14

1.5.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế ở Việt Nam 14

1.5.1 Lượng chất thải phát sinh trong các bệnh viện (đơn vị kg/giường.ngày) 15

Trang 6

1.5.2 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Nam Định 15

1.5.3 Thực trạng quản lý chất thải rắn từ hoạt động của bệnh viện tại Việt Nam 17

1.5.4 Thực trạng quản lý chất thải rắn từ hoạt động của bệnh viện tại Thành phố Nam Định tỉnh Nam Định 19

1.6 Các văn bản pháp luật quản lý và xử lý chất thải rắn y tế 20

1.7 Tổng quan khu vực nghiên cứu 21

1.7.1 Đặc điểm tự nhiên 21

1.7.2 Đặc điểm kinh tế - xã hôi 23

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP 25

NGHIÊN CỨU 25

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 25

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 25

2.2 Phương pháp nghiên cứu 25

2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 25

2.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu,số liệu sơ cấp 25

2.2.3 Phương pháp xử lý và đánh giá tổng hợp số liệu 26

2.2.4 Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia 26

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27

3.1 Giới thiệu về các cơ sở y tế 27

3.1.1 Vị trí địa lý của một số cơ sở y tế trên địa bàn thuộc phạm vi nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.1 27

3.1.2 Quy mô các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nam Định 27

3.2 Hiện trạng chất thải rắn y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nam Định .29

3.2.1 Nguồn phát sinh và tỷ lệ các thành phần 29

3.2.2 Dự đoán chất thải rắn y tế hiện tại và lượng phát sinh trong tương lai 31

3.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Nam Định 32

3.3.1 Hiện trạng phân loại tại các bệnh viện 33

3.3.2 Hiện trạng thu gom của các bệnh viện 37

Trang 7

3.3.3 Hiện trạng lưu trữ và vận chuyển của các bệnh viện trên địa bàn thành phố

Nam Định 38

3.3.4 Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải y tế của các bệnh viện 43

3.3.5 Nhận xét chung về công tác quản lý chất thải rắn 47

3.3.6 Những vấn đề khó khăn bất cập chung trong công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Nam Định 49

3.3.7 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu , cỏ hội, thách thức của công tác quản lý CTRYT trên địa bàn Thành phố Nam Định 50

3.4 Đánh giá nhận thức và ý thức thực hành của cán bộ y tế, người nhà bệnh nhân và nhà quản lý 51

3.4.1 Đối tượng cán bộ y tế 52

3.4.2 Đối tượng người nhà bệnh nhân 53

3.5 Đề xuất các giải pháp quản lý chất CTRYT phù hợp 54

3.5.1 Phân loại, thu gom rác thải và biện pháp quản lý 54

3.5.2 Vận chuyển chất thải 55

3.5.3 Lưu giữ chất thải trong bệnh viện 57

3.5.4 Các giải pháp về nguồn nhân lực 57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

1 KẾT LUẬN 58

2 KIẾN NGHỊ 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

PHỤ LỤC 1

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Thành phần hóa học điển hình của chất thải y tế 5

Bảng 1.2 Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế 8

Bảng 1.3- Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện năm 2014 15

Bảng 1.4 Thành phần chất thải bệnh viện trên địa bàn thành phố 16

Bảng 3.1 Vị trí địa lý đơn vị nghiên cứu 27

Bảng 3.2 Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các khoa trong bệnh viện (kg/ngày) 30

Bảng 3.3 Tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các bệnh viện (kg/ngày) 31

Bảng 3.4 Lượng, loại CTRYT phát sinh 35

Bảng 3.5 Hiện trạng thu gom chất thải rắn y tế của các bệnh viện 37

Bảng 3.6 Hiện trạng lưu trữ của 3 bệnh viện trên địa bàn thành phố Nam Định 38

Bảng 3.7 Kết quả khảo sát biện pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại bằng lò Hoval MZ4 43

Bảng 3.8 Kết quả khảo sát hệ thống lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại 44

của Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định 44

Bảng 3.9 Đơn vị xử lý chất thải rắn y tế nguy hại của BV Sài Gòn-Nam Định 45

Bảng 3.10 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý CTRYT 48

Bảng 3.11 Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế 50

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Bản đồ vị trí thành phố Nam Định 21

Hình 3.1: Hình ảnh bệnh viện đa khoa Nam Định 28

Hình 3.2 Hình ảnh bệnh viện đa khoa Sài Gòn Nam Định 29

Hình 3.3 Quy trình quản lý và xử lý chất thải bệnh viện hiện nay 33

Hình 3.4 Thùng thu gom rác y tế 34

Hình 3.5 Phân loại không đúng quy định 35

Hình 3.6 Tỷ lệ rác thải phát sinh tại bệnh viện Lao – bệnh phổi 36

Hình 3.7 Kho chứa rác bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định 40

Hình 3.8 Kho chứa rác bệnh viện đa khoa Sài Gòn-Nam Định 40

Hình 3.9 Kho chứa rác bệnh viện lao-bệnh phổi 41

Hình 3.10 Chất thải y tế đang được cân 42

Hình 3.11 Lò đốt Chuwa với Model F-1S 47

Hình 3.12 Biểu đồ nhận thức của cán bộ nhân viên y tế 52

Hình 3.13 Biểu đồ tỷ lệ nhận thức của người nhà bệnh nhận thức về CTRYT 53

Trang 10

CTRTT Chất thải rắn thông thường

CTRNH Chất thải rắn nguy hại

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cấp thiết

Ngày nay vấn đề môi trường và dân số Việt Nam ngày càng gia tăng kinh tếcũng phát triển dẫn đến nhu cầu khám và điều trị bệnh gia tăng, số bệnh viện giatăng Từ năm 2007 có 956 bệnh viện tuyến huyện nhưng chưa được quản lý chặtchẽ, quản lý theo hình thức đối phó Ô nhiễm môi trường do các hoạt động y tế màtình trạng xử lý kém hiệu quả chất thải y tế

Hiện nay vấn đề về chất thải bệnh viện đang trở thành vấn đề môi trường và

xã hội cấp bách của nước ta Nhiều bệnh viện trở thành nguồn gây ô nhiễm cho môitrường dân cư xung quanh gây dư luận trong cộng đồng

Thành phố Nam Định nằm ở phía bắc của tỉnh Nam Định Trên địa bàn thànhphố có rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh nhà nước và tư nhân lớn cụ thể là gồm 15bệnh viện và bao gồm nhiều cơ sở y tế khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố.Những năm qua các bệnh viện ở thành phố Nam Định tỉnh Nam Định được đóngvai trò quan trọng trong quá trính phát triển chung của đất nước Nhờ sự nổ lựcphấn đấu không ngừng đó mà bệnh viện đạt được nhiều thành quả đáng kể trongcông tác khám chữa bệnh phòng bệnh và chăm lo sức khỏe cho người dân Bêncạnh những thành quả đạt được thì hiện nay vấn đề nhức nhối tại bệnh viện là tìnhtrạng chất thải y tế thải ra với khối lượng khá lớn Do đó, vấn đề quản lý và xử lýchất thải rắn y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Nam Định rất cấp thiết.Chất thải rắn y tế là một trong những chất thải nguy hại vào bậc nhất, việc quản lý

và xử lý các loại chất thải này rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn Nếu không cóbiện pháp quản lý hợp lý, xử lý không tốt thì đây sẽ là nguồn lây lan các mầm bệnh,ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường mộtcách nghiêm trọng Thành phố Nam Định với bệnh viện lớn bệnh viện đa khoa tỉnhNam Định ngoài ra còn bệnh viện chuyên kho, các phòng khám tư nhân và cơ sở y

tế trên địa bàn thành phố Nam Định là nơi chăm sóc sức khỏe chính của người dântrong thành phố cũng như các khu vực lân cận Vì vậy, hằng ngày bệnh viện, trạm

xá và phòng khám tư nhân tiếp nhận hàng trăm bệnh nhận và không tránh khỏilượng rác thải phát sinh là rất nhiều Đặc biệt do tính chất nguy hại của rác thải y tế

Trang 12

rất cao đối với môi trường và sức khỏe con người nên việc quản lý, xử lý triệt đểnguồn rác thải này yêu cầu rất cấp bách hiện nay

Từ thực tiễn trên, với mục đích “Đánh giá hiện trạng chất thải rắn y tế trênđịa bàn thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp”với mong muốn sẽ đề xuất những giải pháp có thề áp dụng vào thực tế một cáchhiệu quả nhất

2 Mục tiêu nghiên cứu.

a Mục tiêu chung

- Đánh giá hiện trạng phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chấtthải y tế của một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Nam Định tỉnh Nam Địnhnhằm đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép đối với chấtthải y tế

3 Nội dung nghiên cứu

* Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài cần thực hiện các nội dung sau:

- Khảo sát đánh giá hiện trạng phát sinh, thành phần, tính chất của chất thải ytế

- Đánh giá hiện trạng thu gom, phân loại và xử lý chất thải y tế

- Lập phiếu điều tra các cán bộ nhân viên, người nhà bệnh nhân về tình hìnhquản lý chất thải y tế của bệnh viện

- Đề xuất biện pháp thích hợp quản lý chất thải y tế dựa trên các vấn đề bấtcập

Trang 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Định nghĩa và thành phần, phân loại chất thải rắn y tế

1.1.1 Định nghĩa về chất thải y tế

- Chất thải y tế: Theo Quy Chế quản lý chất thải y tế (Bộ Y Tế) thì Chất thải

y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải

y tế nguy hại và chất thải thông thường

- Chất thải nguy hại là chất thải chứa các yếu tố độc hại, phóng xạ, lâynhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác(Luật Bảo Vệ Môi Trường 2014)

- Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏecon người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ,

dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêuhủy an toàn

* Mặt khác CTR y tế cũng bao gồm:

- Các vật sắc nhọn: Khái niệm về các vật sắc nhọn bao gồm các vật dụng, đốitượng và thiết bị có đầu nhọn hoặc có các bộ phận lồi ra có khả năng cắt đứt hoặcxuyên qua vào da Các vật này bao gồm kim tiêm dưới da, dao mổ, ống thuốc tiêm,

lọ thủy tinh vỡ

- Các dược liệu: Khái niệm về các dược chất bao gồm các loại dược liệu,thuốc tân dược sử dụng trong việc phòng tránh, chuẩn đoán, chăm sóc và chữabệnh, đau ốm, thương tích hoặc khuyết tật ở người hoặc động vật

- Các độc chất đối với tế bào: Các đọc chất đối với tế bào bao gồm các dượcchất, thuốc chữa bệnh bảng độc có khả năng gây ung thư, làm ngưng trệ tế bào, đầuđộc tế bào, gây biến dị… Chúng được sử dụng trong việc điều trị ung thư và có khảnăng gây tổn thương cho da hoặc các mô tế bào nếu tiếp xúc với chúng Chất thảithuộc loại này cũng bao gồm cả các dụng cụ dung để chứa đựng và xử lý các độcchất đối với tế bào chẳng hạn như các vật sắc nhọn, bơm tiêm, dụng cụ, tiêm truyềntĩnh mạch, ống thuốc tiêm, chai lọ nhỏ đựng thuốc, găng tay và băng gạc

* Ngoài ra, trong lĩnh vực y tế còn phát sinh các ô nhiễm khác:

Trang 14

- Chất thải rắn y tế phát sinh từ các lĩnh vực chăm sóc bệnh nhân, giải phẫu,nghiên cứu, các phương tiện chuyên chở hoặc y tế và từ các công việc khámnghiệm, xử lý tử thi, giải phẫu học, bệnh lý học cũng như khám chữa bệnh thú y.

- Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhânviên làm việc trong bệnh viện, bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân

- Môi trường không khí tại các phòng xét nghiệm, kho hóa chất, dược phẩm,các khí phóng xạ cũng như môi trường tại các lò đốt chất thải rắn y tế

1.1.2 Thành phần chất thải y tế

a Thành phần vật lí

- Thành phần vật lí của chất thải y tế điển hình bao gồm kim tiêm, bơm tiêmkèm kim tiêm, thiết bị giải phẫu, mô tế bào người hoặc động vật, xương, nội tạng,bào thai hoặc các bộ phận của cơ thể, bình, túi hoặc ống dẫn chứa chất lỏng từ cơthể, các vật dụng và vật chất khác bị loại bỏ trong khuôn khổ thăm khám và điều trịchuyên khoa, trong thực tế nghiên cứu về răng miệng hoặc thú y, có nguy cơ tiềmtàng đối với sức khỏe của con người khi tiếp xúc với chúng

- Theo nghiên cứu khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới tại các nước đang pháttriển, thành phần chất thải rắn từ hoạt động y tế như sau:

 80% là chất thải thông thường có thể xử lí như chất thải sinh hoạt hay chấtthải đô thị

 15% là chất thải lây nhiễm và chất thải giải phẫu

 1% là chất thải sắc nhọn

 3% là chất thải được, chất thải hóa học

 Dưới 1 % là chất thải khác: phóng xạ, chất gây độc tế bào, bình chứa ápsuất, chất thải chứa kim loại nặng

b Thành phần hóa học

- Tính chất hóa học của chất thải rắn được thể hiện bởi các thành phần sau :

 Thành phần hữu cơ: được xác định là thành phần vật chất có thể bay hơisau khi nung ở 950oC

 Thành phần vô cơ: phần tro còn lại sau khi nung ở 950oC

Thành phần phần trăm (%): phần trăm các nguyên tố C, H, O, N, S và tro thểhiện qua bảng sau

Trang 15

Bảng 1.1 Thành phần hóa học điển hình của chất thải y tế.

Thành phần Hàm lượng (%) Phân tử lượng (g) Lượng mol(kmol)

1.1.3 Phân loại chất thải y tế

a Phân loại theo tổ chức y tế thế giới (WHO)

Chất thải thông thường: đó là các chất thải không độc hại, về bản chất tương

tự như rác thải sinh hoạt

Chất thải là bệnh phẩm: mô, cơ quan, phần tử bào thai người, xác động vậtthí nghiệm, máu dịch thể

Chất thải chứa phóng xạ: chất thải từ quá trình chiếu chụp X quang, phântích tạo hình cơ quan trong cơ thể, điều trị và khu trị khối u

Chất thải hóa học: có tác dụng độc hại, ăn mòn, gây cháy hay nhiễm độc genkhông độc

Chất thải nhiễm khuẩn: gồm các chất thải chứa tác nhân gây bệnh như visinh vật kiểm định, bệnh phẩm bệnh nhân bị cách ly hoặc máu nhiễm khuẩn

Các vật sắc nhọn: kim tiêm, lưỡi dao, kéo mổ, chai lọ vỡ có thể gây thươngtích cho người và vật

Dược liệu: dư thừa, quá hạn sử dụng

b Phân loại theo Việt Nam

b1 Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT

Theo Quy chế Quản lý chất thải y tế ban hành theo quyết định số43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y Tế, chất thải trong các cơ sở y tế

Trang 16

được phân thành 5 nhóm sau: chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học nguy hại, chấtthải phóng xạ, bình chứa áp suất, chất thải thông thường.

Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọcthủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền,lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọnkhác sử dụng trong các loại hoạt động y tế

Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấmdịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly

Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong cácphòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm

Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thểngười: rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm

Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng

Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dínhthuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu(Phụ lục 3)

Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân, cadimi, chì

Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa họcnguy hại, phóng xạ, dễ cháy nổ, bao gồm:

Chất thải sinh hoạt phát sinh từ buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly)

Trang 17

Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủytinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín.Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại.

Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy báo, tài liệu, vật liệuđóng gói, thùng cat tông, túi nilon, túi đựng phim

Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh

Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế (Phụ Lục2)

b2 Theo Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT- Thông tư quy định về quản lý chất thải y tế

1) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng;2) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng cólót túi và có màu vàng;

3) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng cólót túi và có màu vàng;

4) Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và cómàu vàng;

5) Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trongthùng có lót túi và có màu đen;

6) Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng cụ cónắp đậy kín;

7) Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế: Đựng trongtúi hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh;

8) Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặctrong thùng có lót túi và có màu trắng

1.2 Nguồn phát sinh

- Nguồn phát sinh chất thải y tế chủ yếu là: bệnh viện; các cơ sở y tế khácnhư: trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ sinh, phòngkhám ngoại trú, trung tâm lọc máu ; các trung tâm xét nghiệm và nghiên cứu ysinh học; ngân hàng máu Hầu hết các CTR y tế đều có tính chất độc hại và tínhđặc thù khác với các loại CTR khác Các nguồn xả chất lây lan độc hại chủ yếu là ởcác khu vực xét nghiệm, khu phẫu thuật, bào chế dược (Bảng 1.2)

Trang 18

Bảng 1.2 Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế

Chất thải sinh hoạt Các chất thải từ nhà bếp, các khu nhà hành chính, các loại

Chất thải bị nhiễm

bẩn

Các thành phần thải ra sau khi dùng cho bệnh nhân, các chấtthải từ quá trình lau cọ sàn nhà

Chất thải đặc biệt Các loại chất độc hại hơn các loại trên, các chất phóng xạ,

hóa chất dược từ các khoa khám, chữa bệnh, hoạt độngthực nghiệm, khoa dược

(Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2014)

1.3 Phương pháp thu gom, lưu trữ, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tế.

- Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói

và lưu trữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế

- Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tớinơi xử lý ban đầu, lưu trữ, tiêu hủy

- Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làmmất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường

- Một số phương pháp xử lý chất thải rắn y tế

1.3.1 Tái chế chất thải bệnh viện

Các vật liệu thuộc chất thải thông thường không dính, chứa các thành phầnnguy hại (lây nhiễm, chất thải hóa học nguy hại, chất phóng xạ, thuốc gây độc tếbào) được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế, bao gồm:

- Nhựa: Chai nhựa đựng các dung dịch không có chất hóa học nguy hại

(dung dịch NaCl 0,9%, glucose, natri bicacbonate, ) và các vật liệu nhựa kháckhông dính các thành phần nguy hại

Trang 19

- Thủy tinh: Chai, lọ thủy tinh đựng các dung dịch không chứa các thành

phần nguy hại

- Giấy: Giấy, báo, bìa, thùng các – tông, vỏ hộp thuốc và các vật liệu giấy.

- Kim loại: các vật liệu kim loại không dính các thành phần nguy hại (Bộ y

tế, 2014)

1.3.2 Công nghệ đốt

Phương pháp đốt là phương pháp oxy hóa ở nhiệt độ cao với sự có mặt củaoxy trong không khí, trong đó chất thải sẽ được chuyển hóa thành khí và các chấttrơ không cháy Kết quả là tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật, giảm được 95% thể tích

và khối lượng chất thải, làm thay đổi hoàn toàn trạng thái vật lý của chất thải Lòđốt thiết kế chuyên dùng cho xử lý chất thải bệnh viện được vận hành trong khoảngnhiệt độ từ 700 đến 1200oC Phương pháp đốt áp dụng chủ yếu cho chất thải lâynhiễm, chất thải gây độc tế bào, không áp dụng cho các hóa chất có hoạt tính phảnứng, bình chứa khí có áp suất, các chất nhựa có chứa halogen như PVC vì phát thảidioxin (Đặng Kim Chi và cs, 2011) Phương pháp đốt có ưu điểm là với nhiệt độcao thì CTRYT nguy hại được xử lý triệt để, loại trừ được các mầm bệnh trong cácchất thải lây nhiễm, giảm tối đa thể tích chôn sâu sau khi xử lý Tuy nhiên đốt ởnhiệt độ không đủ theo quy định có thể phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí;chi phí đầu tư xây dựng và quản lý vận hành cao (Bộ Xây dựng, 2012)

1.3.3 Công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường

Hiện nay, có hai loại công nghệ thân thiện với môi trường chủ yếu được lựachọn thay thế các lò đốt CTRYT là công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ẩm và côngnghệ có sử dụng lò vi sóng

Công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ẩm: bản chất là tạo ra môi trường hơi nướcnóng với áp suất cao để khử khuẩn CTRYT Công nghệ này thường phải sử dụngthêm hóa chất để đảm bảo hiệu quả khử tiệt khuẩn ổn định, do đó làm tăng chi phívận hành của hệ thống

Công nghệ sử dụng vi sóng: bao gồm sử dụng vi sóng thuần túy trong điềukiện áp suất bình thường và sử dụng vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa trong điềukiện nhiệt độ áp suất cao

Trang 20

Loại sử dụng vi sóng thuần túy trong điều kiện bình thường là tạo điều kiệnkhử tiệt khuẩn ở nhiệt độ khoảng 100oC với áp suất không khí thông thường Dovậy, hệ thống vận hành đơn giản hơn nhưng tốn thời gian xử lý cho mỗi mẻ đồngthời hiệu quả chỉ đạt 99,9% (Đặng Kim Chi và cs, 2011).

Loại công nghệ sử dụng vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa: có tác dụng pháhủy cấu trúc tế bào và tiêu diệt tất cả các loại mầm bệnh Nhờ đó sau khi xử lý, chấtthải lây nhiễm trở thành chất thải thông thường mà không tạo ra khói bụi, không xả

ra nước thải cũng như không sử dụng hóa chất để tiệt trùng nên hoàn toàn thân thiệnvới môi trường (Nguyễn Thị Kim Thái, 2011)

1.3.4 Phương pháp trơ hóa ( cố định và đóng rắn)

Bản chất của quá trình xử lý là chất thải nguy hại được trộn với phụ gia hoặc

bê tông để đóng rắn chất thải nhằm không cho các thành phần ô nhiễm lan truyền rangoài Các chất phụ gia vô cơ thường dùng là: vôi, xi măng porand, bentonic,pizzolan, thạch cao, silicat Các chất phụ gia hữu cơ: epoxy, polyester, nhựa asphalt,polyolefin, ure formaldehit

Theo Quy chế quản lý CTRYT ban hành kèm theo Thông tư liên tịch58/2015/TTLT-BYT-BTNMT- Thông tư quy định về quản lý chất thải y tế vàQuyết định số 43/2007/QĐ-BYT tỷ lệ các chất pha trộn Sau khi tạo thành một khốiđồng chất dưới dạng cục thì đem đi chôn

1.3.5 Phương pháp chôn lấp an toàn

Chỉ áp dụng tạm thời đối với các cơ sở y tế các tỉnh, miền núi và trung du có

cơ sở xử lý CTRYT nguy hại đạt tiêu chuẩn tại địa phương Hố chôn lấp phải đápứng các yêu cầu: có hàng rào vây quanh, cách xa giếng nước, xa nhà tối thiểu 100m,đáy hồ cách mức nước bề mặt tối thiểu 1,5m, miệng hố nhô cao và che tạm thời đểtránh nước mưa, mỗi lần chôn chất thải phải đổ trên mặt hố lớp đất dày từ 10 –25cm và lớp đất trên cùng dày 0,5m Không chôn chất thải lây nhiễm lẫn với chấtthải thông thường Chất thải lây nhiễm phải được khử khuẩn trước khi chôn lấp (Bộ

Y tế, 2014)

1.4 Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đến môi trường và sức khỏe của cộng động

Trang 21

Chất thải y tế có thể tác động xấu tới tất cả các khía cạnh của môi trường,đặc biệt là môi trường đất, nước, không khí Mặt khác, xử lý CTYT không đúngphương pháp có thể gây ra vấn đề lãng phí tài nguyên thiên nhiên

- Đối với môi trường đất

+ Quản lý CTYT không đúng quy trình và việc tiêu hủy CTYT tại các bãichôn lấp không tuân thủ các quy định sẽ dẫn đến sự phát tán các vi sinh vật gâybệnh, hóa chất độc hại,… gây ô nhiễm đất và làm cho việc tái sử dụng bãi chôn lấpgặp khó khăn

- Đối với môi trường không khí :

+ Chất thải y tế từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều có thể gây ratác động xấu tới môi trường không khí Bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơidung môi, hóa chất, phát sinh trong các khâu phân loại - thu gom - vận chuyển,CTYT có thể phát tán vào không khí Trong khâu xử lý, đặc biệt là với các lò đốtCTYT quy mô nhỏ, không có thiết bị xử lý khí thải có thể phát sinh ra các chất khíđộc hại như sau:

+ Ô nhiễm bụi: khi nhiệt độ đốt không đủ hoặc không tuân thủ đúng quytrình vận hành, lượng chất thải nạp vào lò quá lớn sẽ làm phát tán bụi, khói đen vàcác chất độc hại;

+ Các khí axit: Do trong CTYT có thể có chất thải làm bằng nhựa PVC,hoặc chất thải dược phẩm khi đốt có nguy cơ tạo ra hơi axit, đặc biệt là HCl vàSO2;

+ Dioxin và Furan: Trong quá trình đốt cháy chất thải có thành phần halogen(Cl, Br, F) ở nhiệt độ thấp có thể hình thành dioxin và furan là những chất rất độc

dù ở nồng độ nhỏ

+ Kim loại nặng: đối với những kim loại nặng dễ bay hơi như thủy ngân cóthể phát sinh từ các lò đốt CTYT nếu trong quá trình phân loại không tốt Ngoài ra,một số phương pháp xử lý khác như chôn lấp có thể phát sinh các chất gây ô nhiễmcho môi trường không khí như: CH4, H2S,

- Đối với môi trường nước:

+ Tác động của CTYT đối với các nguồn nước có thể so sánh với nước thảisinh hoạt Tuy nhiên, nước thải từ các cơ sở y tế còn có thể chứa Salmonella,

Trang 22

Coliform, Tụ cầu, Liên cầu, Trực khuẩn Gram âm đa kháng, các hóa chất độc hại,chất hữu cơ, kim loại nặng Do đó, nếu không được xử lý triệt để trước khi xả thảivào nguồn nước tiếp nhận, đặc biệt đối với nguồn tiếp nhận được sử dụng cho sinhhoạt, trồng trọt, chăn nuôi, sẽ có nguy cơ gây ra một số bệnh như: tiêu chảy, lỵ, tả,thương hàn, viêm gan A,… cho những người sử dụng các nguồn nước này.

1.4.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đối với cộng đồng.

Ngày nay, các bệnh viện được cho là môi trường có nguy cơ rủi ro cho sứckhỏe con người CTYT có thể gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe con ngườinhư: lây bệnh qua đường máu cho nhân viên y tế, đặc biệt là sự cố thương tích dochất thải sắc nhọn Dạng phơi nhiễm nghề nghiệp phổ biến nhất qua đường máu củanhân viên y tế trong quá trình thực hiện quản lý chất thải là bị thương do các kimtiêm lây nhiễm

- Ảnh hưởng của chất thải sắc nhọn: Chất thải sắc nhọn được coi là loại chấtthải nguy hiểm, có nguy cơ gây tổn thưởng kép tới sức khỏe con người nghĩa là vừagây chấn thương do vết cắt, vết đâm và thông qua vết chấn thương để gây bệnhtruyền nhiễm nếu trong chất thải có các mầm bệnh viêm gan B (HBV), viêm gan C(HCV) và virus HIV,

- Ảnh hưởng của chất thải lây nhiễm: CTYT lây nhiễm cơ thể chứa các visinh vật gây bệnh truyền nhiễm như: tụ cầu, HIV, viêm gan B,… chúng có thể xâmnhập vào cơ thể người thông qua các hình thức: qua da: (vết trầy xước, vết đâmxuyên hoặc vết cắt trên da); qua các niêm mạc (màng nhầy); qua đường hô hấp (doxông, hít phải); qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải) Việc quản lý CTYT lâynhiễm không đúng cách còn có thể là nguyên nhân lây nhiễm bệnh cho con ngườithông qua môi trường trong BV Chẳng hạn một số người có khả năng bị lây nhiễmcác bệnh mà họ không mắc phải trước khi đến BV, nhưng khi đến và làm việc trong

BV sau một thời gian bị mắc bệnh hoặc đem mầm bệnh đến nơi họ ở

- Ảnh hưởng của chất thải hóa học và dược phẩm: Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ,nhưng chất thải hóa học và dược phẩm có thể gây ra các nhiễm độc cấp tính, mãntính, chấn thương và bỏng, Hóa chất độc hại và dược phẩm ở các dạng dung dịch,sương mù, hơi,… có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường da, hô hấp và tiêu hóa,

Trang 23

gây bỏng, tổn thương da, mắt, màng nhầy đường hô hấp và các cơ quan trong cơ thểnhư: gan, thận,… Một số ví dụ về ảnh hưởng của chất thải hóa học và dược phẩm:

+ Thủy ngân là một chất độc hại trong CTYT Thủy ngân có mặt trong một

số thiết bị y tế, nhất là các thiết bị chẩn đoán như: nhiệt kế thủy ngân, huyết áp kếthủy ngân, và một số nguồn khác như khi bóng đèn huỳnh quang, compact sửdụng bị vỡ

+ Chất khử trùng được dùng với số lượng lớn trong BV, chúng thường cótính ăn mòn và có thể kết hợp thành các hợp chất có độc tính cao hơn

+ Dư lượng các hóa chất sử dụng tại các phòng xét nghiệm khi thải vào hệthống thoát nước có thể ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống xử lý nước thải bằngphương pháp sinh học hoặc các hệ sinh thái tự nhiên của các nguồn nước tiếp nhận

+ Tương tự như vậy đối với dư lượng dược phẩm trong các chất thải có chứadược phẩm Dư lượng dược phẩm thải có thể bao gồm: các loại kháng sinh, cácthuốc khác nếu không được xử lý khi thải vào các nguồn nước tiếp nhận sẽ gây ảnhhưởng đến môi trường sống và các loài thủy sinh trong các nguồn nước tiếp nhận

- Ảnh hưởng của chất gây độc tế bào: Chất gây độc tế bào có thể xâm nhập

vào cơ thể con người bằng các con đường: hô hấp khi hít phải, qua da, qua đườngtiêu hóa; hoặc tiếp xúc với chất thải dính thuốc gây độc tế bào; hoặc tiếp xúc vớicác chất tiết ra từ người bệnh đang được điều trị bằng hóa trị liệu Một số chất gâyđộc tế bào có thể gây hại trực tiếp tại nơi tiếp xúc, đặc biệt là da và mắt, một sốtriệu chứng thường gặp là: chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu và viêm da

- Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ: Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ tùythuộc vào loại phóng xạ, cường độ và thời gian tiếp xúc Trong BV, các chất phóng

xạ thường có chu kỳ bán rã ngắn (kéo dài từ vài giờ, vài ngày cho đến vài tuần).Các triệu chứng hay gặp là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn nhiều bấtthường,… ở mức độ nghiêm trọng hơn có thể gây ung thư và các vấn đề về ditruyền

1.5 Hiện trạng phát sinh và công tác quản lý của Việt Nam nói chung và Thành phố Nam Định nói riêng.

1.5.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế ở Việt Nam

Trang 24

- Theo thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế Bộ Y tế cho thấy

- Năm 2005, tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh là 300 tấn/ngày trong đó

40 tấn là chất thải rắn nguy hại

- Năm 2011, cả nước có 1047 bệnh viện, 1200 cơ sở y tế, trung bình mỗingày thải ra 350 tấn chất thải rắn y tế trong đó 40,5 tấn là chất thải rắn y tế nguy hại

- Năm 2012 cả nước có 13.640 cơ sở y tế các loại Mỗi ngày các cơ sở nàythải ra môi trường 450 tấn chất thải rắn trong đó có khoảng 42 tấn chất thải rắn y tếnguy hại

* Chất thải rắn y tế ngày càng gia tăng trong đó có thành phần nguy hạicũng tăng lên, nguyên nhân do:

- Số lượng cơ sở y tế và số giường bệnh tăng

- Thực hành y học hiện đại với nhiều phương pháp chuẩn đoán và điều trịmới, tăng cường sử dụng các sản phẩm dùng một lần

- Dân số tăng, người dân được tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ y tế

- Hầu hết các chất thải rắn y tế là các chất thải độc hại và mang tính đặc thù,nếu không được phân loại cẩn thận trước khi xả chung với các loại chất thải sinhhoạt sẽ gây ra những nguy hại đáng kể cho môi trường và sức khỏe cộng đồng

- Các nguồn xả chất lây lan độc hại chủ yếu là các khu vực xét nghiệm, khuphẫu thuật, bào chế được

- Khối lượng chất thải rắn phát sinh không chỉ thay đổi theo từng khu vực địa

lý mà còn phụ thuộc vào các yếu tố như số giường bệnh, bệnh viện chuyên khoahay đa khoa, các thủ thuật chuyên môn được thực hiện tại bệnh viện, số lượng vật tưtiêu hao được sử dụng, số lượng bệnh nhân khám chữa bệnh, tỉ lệ bệnh nhân điều trịnội trú và ngoại trú, phương pháp khám điều trị và chăm sóc của nhân viên y tế, sốlượng người nhà được phép đén thăm bệnh nhân…

Trang 25

Bảng 1.3- Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện năm 2014

Khoa

Tổng lượng chất thải phát sinh (Kg/giường.ngày)

Tổng lượng chất thải y tế nguy hại (Kg/giường.ngày) Bệnh viện

trung ương

Bệnh viện tỉnh

Bệnh viện huyện

Bệnh viên trung ương

Bệnh viện tỉnh

Bệnh viện huyện

1.5.1 Lượng chất thải phát sinh trong các bệnh viện (đơn vị kg/giường.ngày)

Bệnh viện chuyên khoa trung ương 0.23 – 0.29 0.28 – 0.35

(Nguồn Bộ y tế 2014)

1.5.2 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Nam Định

- Số lần khám bệnh trung bình: 44099 lần/tháng Trung bình 97 lần/BV/ngày

- Số bệnh nhân điều trị trung bình :2027 /tháng Trung bình 45 lần/BV/ngày

- Số ca phẫu thuật trung bình : 774 ca/ tháng Trung bình 2 ca/BV/ngày

- Việc khám bệnh tại các phòng bệnh diễn ra nhanh chóng trong phạm vi từ 1giờ cho đến một buổi, bệnh nhân được hập viện, chuyển viện hoặc được kê đơn,mua thuốc và về trừ trường hợp nằm lưu lại theo dõi tại Phòng khám, nhưng cũngchỉ trong phạm vi 24 – 48 giờ Lưu lượng người tại phòng khám tùy thuộc loại hìnhbệnh viên, đông nhất là bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Đinh (120000 lần / năm) , bệnhviện đa khoa Sài Gòn – Nam Định 97000 lần/ năm, Bệnh viện lao- bệnh phổi 30000lần / năm cho các chuyên khoa

- Công tác điều trị tại các bệnh viện cũng tùy thuộc loại hình bệnh viện, lưulượng bệnh nhân đông, điều trị dài ngày vẫn là bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định

Trang 26

trung bình 480 bệnh nhân/ ngày Số ngày điều trị trung bình từ 10 đến 15 ngày,bệnh viện lao-bệnh phổi thời gian điều trị dài hơn khoảng 60 ngày.

- Mỗi bệnh nhân nằm điều trị thường được 1 người nhà phục vụ, như vậy lưulượng người tại bệnh viện 2 người/ số lượt khám bệnh Với tình hình tập trung caotại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định, bệnh viện đa khoa Sài Gòn – Nam Định, bệnhviện Lao – bệnh phổi như vậy phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng khám chữabệnh của các bệnh viện

- Chất thải bệnh viện có khối lượng không đáng kể so với toàn bộ khối lượngchất thải đô thị ( chỉ chiếm khoảng 2 % khối lượng chất thải thu gom hàng ngày).Tuy nhiên chất thải bệnh viện phần lớn là chất thải nguy hại có khả năng gây ônhiễm môi trường là rất lớn đó là do đặc thù phát sinh của chất thải y tế Chất thải y

tế xuất phát tứ các nguồn sau:

+ Từ hoạt động chuyên môn khám chữa bệnh

+ Do hoạt động của bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân và các nhân viên y tế+ Từ các hoạt động chung của toàn bệnh viện

Bảng 1.4 Thành phần chất thải bệnh viện trên địa bàn thành phố

3 Thủy tinh,ống tim,chai lọ thuốc,bơm kim tiêm,nhựa 3.2

Trang 27

đề chất thải rắn của bệnh viện trên địa bàn thành phố Tuy nhiên, lò đốt này mới chỉ

xử lý được từ 5 trong số các bệnh viện trong toàn thành phố

- Cùng với sự phát triển đô thị và nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dânngày càng gia tăng lên tới 2.5 đến 3,0 % mà lượng gia tăng chủ yếu lại thuộc cácnhóm A,B,C,D,F chiếm tới 50% đến 55% lượng rác thải bệnh viện hàng ngày

- Hiện nay chất thải các bệnh viện trên địa bàn thành phố được phân loại vàcác chất thải nhóm E được ký hợp đồng vận chuyển và xử lý với cong ty môitrường, các nhóm còn lại

- Chất thải bệnh viện phát sinh mỗi ngày, nếu tính theo khối lượng chất thảitrên mỗi giường bệnh theo báo cáo nghiên cứu khả thi của Bộ Y Tế năm 2014 khốilượng chất thải y tế mỗi năm tại các bệnh viện của thành phố như sau:

1.260 * 0.56 kg = 705,6 kg/ngày, tương đương 257.544 kg/năm

1.5.3 Thực trạng quản lý chất thải rắn từ hoạt động của bệnh viện tại Việt Nam

- Theo thống kê của Bộ y tế, có 95,6% số bệnh viện thực hiện phân loại chấtthải rắn y tế, trong đó có 91,1% bệnh viện sử dụng dụng cụ tách riêng vật sắc nhọn

Những năm qua, công tác quản lý chất thải bệnh viện còn một số bất cập.Mốt số bệnh viện việc phân loại chất thải rắn y tế chưa đúng quy định như phân loạinhầm chất thải rắn sinh hoạt đưa vào chất thải rắn y tế nguy hại gây tốn kém choviệc xử lý Mặc dù, các bệnh viện này đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ,nhưng việc kiểm tra chưa thường xuyên Một số bệnh viện chưa có phương tiện thugom và phân loại rác thích hợp để giảm thiểu chi phí, nhân viên thu gom rác chưa

có kiến thức cơ bản để phân loại rác, chưa nhận thức đúng nguy cơ của chất thảibệnh viện

- Phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu, chưa đồng bộ

và chưa đạt tiêu chuẩn 63,6% bệnh viện sử dụng túi nhựa PE hoặc PP đựng rácnhưng chỉ có 29% sử dụng túi có thành dáy đúng quy chế Phương tiện vận chuyểnchất thải thiếu, đặc biệt là các xe chuyên dụng Các cơ sở y tế của Hải Phòng, HàNội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ CHí Minh hầu hết sử dụng thùng nhựa có bánh xe, xetay Vận chuyển chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường từ bệnh viện, cơ

sở y tế đến nơi xử lý, chôn lấp hầu hết do Công ty môi trường đô thị đảm nhiệm

Trang 28

Khoảng 90% chất thải rắn y tế được thu gom hàng ngày, 53,4% bệnh viện có máiche tại nơi lưu trữ chất thải rắn

- Ngoài ra, việc xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại cũng gặp nhiềukhó khăn, trừ một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có xí nghiệp xử lývận hành tốt, tổ chức thu gom và tiêu hủy chất thải rắn y tế cho toàn bộ cơ sở y tếtrên địa bàn Còn tại các tỉnh, thành phố khác chất thải rắn y tế nguy hại được xử lý

và tiêu hủy với những mức độ khác nhau Ví dụ: Thái Nguyên, Hải Phòng, Cần Thơ

đã tận dụng tốt lò đốt trang bị cho cụm bệnh viện, chủ động chuyển giao lò đốt choCông ty môi trường đô thị tổ chức vận hành và thu gom, xử lý chất thải rắn y tếnguy hại cho toàn tỉnh, thành phố Có nơi, lò đốt đặt tại bệnh viện tỉnh cũng xử lýchất thải rắn y tế nguy hại cho các bệnh viện khác thuộc địa bàn thành phố, thị xã(Nghệ An) Một số nơi khác, việc kiểm soát khí thải lò đốt còn gặp khó khăn, donhiều lò đốt đặt tại bệnh viện, người dân và bệnh viện phản đối, cản trở vận hành lòđốt, vì có mùi khó chịu của khí thải (Thanh Hóa, Thái Bình…), một số lò đốt hiệnphải ngừng hoạt động

- Một số lò đốt không đạt tiêu chuẩn về nhiệt độ buồng đốt thứ cấp và khíthải lò đốt vượt mức tiêu chuẩn cho phép… Trong Quy chế quản lý chất thải y tế(2015) đã bổ sung nội dung tái chế chất thải rắn y tế không nguy hại làm căn cứ đểcác cơ sở y tế thực hiện Tuy nhiên, nhiều địa phương chưa có cơ sở tái chế, do vậyviệc quản lý tái chế các chất thải y tế không nguy hại còn gặp nhiều khó khăn Đặcbiệt là thiếu nguồn kinh phí đầu tư, xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải,trong khi tổng chi phí cho xử lý chất thải rắn là tương đối lớn Chi phí cho vận hành

xử lý chất thải y tế nguy hại chiếm đến 5% ngân sách nhà nước cấp cho cơ sở y tế.Hơn nữa, kinh phí đầu tư xây mới, cải tạo bệnh viện còn hạn chế, nên tiến độ thựchiện của các bệnh viện còn chậm

- Để nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn, một số giải pháp quản lý đã được

áp dụng: ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lýchất thải y tế, tạo căn cứ pháp lý cho các cấp cơ sở quản lý chất thải y tế tại địaphương Trong đó, Bộ Y tế đã ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế theo Thông

tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT- Thông tư quy định về quản lý chất thải y

tế và Quyết định 43/2007-QĐ/BYT quy định chi tiết về xác định chất thải, thu gom,

Trang 29

vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy chất thải Quy chế đã đưa ra các nguyên tắc vàđiều khoản về kỹ thuật cho từng bước quản lý chất thải nguy hại, vận chuyển, lưugiữ chất thải nguy hại

* Những giải pháp về xử lý chất thải bệnh viện có thể áp dụng như:

1 Cô lập chất thải rắn y tế nguy hại tại nguồn và giảm thiểu chất thải rắn y tếnguy hại

2 Cải tiến, tận dụng lò đốt đã được trang bị: Các lò đốt chất thải rắn y tế hiệnnay chủ yếu có công suất nhỏ (dưới 200kg/h), thiết bị làm sạch khí không hiệu quả

và không tiết kiệm được chi phí Trong khi, công nghệ thiêu đốt chất thải rắn y tế làmột trong những nguồn phát sinh chủ yếu dioxin, furan, thủy ngân, chì và nhiềuchất độc hại khác Vì vậy, đối với các lò đốt không có bộ phận xử lý khí thải cầnđược đầu tư nâng cấp và lắp đặt thêm bộ phận xử lý khí thải

1.5.4 Thực trạng quản lý chất thải rắn từ hoạt động của bệnh viện tại Thành phố Nam Định tỉnh Nam Định

- Hiện nay ngành y tế ở Thành phố Nam Định có tới 15 bệnh viện Trong sốlượng chất thải y tế nguy hại chiếm tới 12% đến 25% tổng lượng chất thải rắn củabệnh viện, lượng chất thải bệnh viện ngày càng tăng cao do sự gia tăng dân số, mứcsống, chất lượng cuộc sống, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được cảithiện.Lượng chất thải rắn nói chung và lượng chất thải y tế nguy hại nói riêng cầnđược phân loại, thu gom và xử lý triệt để

- Công tác quản lý chất thải rắn nói chung và công tác quản lý chất thải bệnhviện nói riêng tại các bệnh viện còn nhiều yếu điểm, từ khâu thu gom, phân loại,vận chuyển và xử lý.Cơ sở vật chất, kỹ thuật để xử lý còn nhiều hạn chế và thiếutrầm trọng đặc biệt tại các bệnh viện tuyến huyện

- Việc thu gom vận chuyển chất thải bệnh viện chủ yếu nhờ bằng các phươngpháp thủ công, thời gian lưu trữ chờ thu gom và xử lý tại bệnh viện thường là 24h dẫnđến chất thải bị phân hủy gây ô nhiễm cho bệnh viện và các khu vực xung quanh nhất

là vào các ngày có điều kiện khí hậu nóng bức và độ ẩm cao của Việt Nam

1.6 Các văn bản pháp luật quản lý và xử lý chất thải rắn y tế

- Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT- Thông tư quy định về

quản lý chất thải y tế

Trang 30

- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên vàmôi trường quy định về việc quản lý chất thải nguy hại.

- Thông tư số: 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại.

- Nghị Định số: 38/2015/NĐ-CP về quản lý chât thải và phế liệu của Bộ Tài

Nguyên & Môi Trường

- Nghị định số: 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Nghị định số: 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ quy định

về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (CTR)

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chínhphủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệmôi trường

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý

chất thải rắn

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hànhdanh mục chất thải nguy hại

- Quyết định: 43/2007/QĐ-BYT về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế

- Công văn số 7164/BYT-KCB ngày 20/10/2008 của Bộ Y tế về việc tăngcường triển khai thực hiện quản lý và xử lý chất thải bệnh viện

- Chương trình số 07 – CTr/TU ngày 16/03/2009 của Ban Thường vụ Thị ủySơn Tây thực hiện Chỉ thị số 29 – CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng tiếp tụcđẩy mạnh thực hiện Nghị Quyết số 41- NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về "bảo

vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước"

Trang 31

1.7 Tổng quan khu vực nghiên cứu

Hình 1.1 Bản đồ vị trí thành phố Nam Định

b Địa hình.

Thành phố Nam Định tương đối bằng phẳng, trên địa bàn thành phố không

có ngọn núi nào Thành phố có hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông

Trang 32

Nam Định Trong đó sông Nam Định (sông Đào) nối từ sông Hồng chảy qua giữalòng thành phố đến sông Đáy làm cho thành phố là một trong những nút giao thôngquan trọng về đường thuỷ cũng như có vị trí quan trọng trong việc phát triển thànhphố trong tương lai Như vậy thực ra Nam Định cũng là một thành phố ở ngã basông.

Số giờ nắng trong năm: 1,650 – 1,700 giờ Độ ẩm tương đối trung bình: 80 – 85%

- Mặt khác, do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Địnhthường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm.Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ1,6 – 1,7 m; lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m

d Dân số

- Với diện tích đất nhỏ hẹp chi khoảng 46.4 km2 nhưng chứa đựng một khốilượng dân cư lớn 258.348 người Mất độ 5567 người /km2 bao gồm 63021 hộ.Thành phố Nam Định là một trong những nơi có mật độ dân cư cao nhất cả nước

- Với dân số năm 2015 là 258.348 người

- Trong đó phụ nữ 15 – 49 có chồng là 40574 người

e Văn hóa – giáo dục – y tế

- Hệ thống y tế của thành phố tương đối đầy đủ Toàn thành phố có 25 trạm y

tế 1 trung tâm y tế, 1 trung tâm y tế dự phòng 1 bệnh viện và 2 phòng khám khuvực Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có bệnh viện Đa khoa tỉnh và các phòngkhám tư nhân nên việc đáp ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạchhóa gia đình là vô cùng thuận lợi và đảm bảo an toàn

- Toàn thành phố có 21 trường tiểu học 18 trường trung học cơ sở và 11trường trung học phổ thông, ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có 4 trường đại học

Trang 33

3 trường cao đẳng và 4 trường trunh học chuyên nghiệp Với tiêu chí học tập tốt dạytốt hệ thống giáo dục của thành phố hiện nay là khá tốt và được đánh giá là mộttrong những nới có nền giáo dục đứng đầu cả nước.

1.7.2 Đặc điểm kinh tế - xã hôi

- Cùng với sự phát triển chung của Tỉnh, Đảng bộ và nhân dân thành phốNam Định đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều thành quả đáng kể trong sựnghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đạihóa

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế mặc dù thấp hơn so với chỉ tiêu đề ra, nhưnghiện đang có su hướng tăng dần và chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp, tănggiá trị sản phẩm GDP của thành phố

- Ngành nông nghiệp có xu hướng phát triển theo chiều sâu, bù lại diện tíchmất đi để phát triển các ngành khác Trong sản xuất nông nghiệp người dân đã vàđang chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao Vìvậy áp lực đất đai sẽ rất lớn

- Ngành công nghiệp tuy chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế,nhưng so với tiềm năng thì tốc độ phát triển còn chậm và mới chỉ là bước khởi đầu

Vì vậy sẽ cần quỹ đất rất lớn để xây dựng và hoàn thiện các khu công nghiệp

- Ngành thương mại dịch vụ đã và đang phát triển, tuy nhiên chưa theo kịpnhịp độ chung của thành phố, nhằm đáp ứng các nhu cầu trong phát triển kinh tế, xãhội Đặc biệt là các dịch vụ du lịch hiện đang trong quá trình đầu tư và xây dựng các

cơ sở dịch vụ, nên khả năng phát triển trong tương lai rất lớn, kéo theo sự phát triểncủa các dịch vụ khác

- Về thực trạng phát triển đô thị: Hiện nay chủ yếu tập trung xây dựng cơ sở

hạ tầng trong các khu công nghiệp, các dự án phát triển đô thị mới chỉ bắt đầu

- Về thực trạng phát triển xã hội: Trong thời gian qua, do tình hình phát triểncông nghiệp chưa theo dự kiến, nên các chỉ tiêu quy hoạch thực hiện còn chậm.Mặc dù hiện nay cơ sở hạ tầng về xã hội đã đáp ứng được nhu cầu trước mắt, nhưngchưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của một thành phố mới Mặt khác dân số tăng

cơ học từ phát triển công nghiệp không cao như dự kiến, vì vậy việc điều chỉnh cácchỉ tiêu quy hoạch nhằm bố trí đất đai cho phù hợp là cần thiết

Trang 34

* Đánh giá chung

Với những kết quả đạt được trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế cho thấytrình độ dân trí cao, đời sống nhân dân ổn định và không ngừng phát triển, đây cũng

là điều kiện thuận lợi cho công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Những năm vừa qua, nền kinh tế cũng có những bước chuyển biến mạnh mẽ,kéo theo đó là quá trình đô thị hóa và gia tăng dân số nhanh chóng Hệ quả là lượngchất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thị xã ngày càng tăng nhanh, trongnhững năm tới hệ thống hạ tầng kĩ thuật và nhân lực thu gom, vận chuyển, xử lý sẽkhông thể đáp ứng được Đây cũng là một thách thức lớn cho công tác quản lý chấtthải rắn tại địa phương

Trang 35

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các loại chất thải y tế trên địa bàn thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

- Cơ sở vật chất,trang thiết bị và nguồn nhân lực thu gom,vận chuyển,xử lýchất thải tại các bệnh viện

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi đại diện địa bàn hành chính củathành phố Nam Định

(1) Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định

(2) Bệnh viện Lao và bệnh phổi

(3) Bệnh viện đa khoa Sài Gòn – Nam Định

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

- Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực

- Thu thập tài liệu về quy mô, cơ cấu tổ chức của các bệnh viện

-Thu thập tài liệu về hợp đồng thu gom rác thải của các bệnh viện với Banquản lý vệ sinh môi trường đô thị TP Nam Định

- Thu thập số liệu trong hồ sơ thu gom vận chuyển chất thải hằng ngày vàhàng tháng của các bệnh viện

2.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu,số liệu sơ cấp

- Điều tra khảo sát thực địa tại các bệnh viện về tình hình phân loại,thugom,vận chuyển và xử lý chất thải của bệnh viện

+ Thông qua việc sử dụng các chỉ số về thực trạng phát sinh chất thải y tế.Tổng lượng chất thải y tế/năm, khối lượng chất thải y tế kg/giường bệnh/ngày Khốilượng chất thải rắn y tế nguy hại kg/giường bệnh/ngày, tỷ lệ % chất thải rắn y tếnguy hại/chất thải rắn y tế Từ đó nắm được thông tin và phân tích về thực trạngphát sinh chất thải y tế

+ Thu thập một số hình ảnh về công tác quản lý chất thải của bệnh viện

Trang 36

- Điều tra phỏng vấn trực tiếp nhân viên, người nhà bệnh nhân bệnh viện.

- 20 phiếu dành cho tổ vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Nam Định

- 17 phiếu đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhântrong bệnh viện

- 12 phiếu đối với cán bộ môi trường thành phố

- 15 phiếu dành cho cán bộ, nhân viên bệnh viện

2.2.3 Phương pháp xử lý và đánh giá tổng hợp số liệu.

- Các số liệu,tài liệu thu thập sẽ được tổng hợp,sử dụng phần mềm Word vàexcel để thống kê và xử lý số liệu.Từ đó thấy được hiện trạng để đưa ra các đánhgiá,kết luận và kiến nghị về công tác quản lý rác thải y tế của bệnh viện

2.2.4 Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia

Phương pháp này được sử dụng với mục đích tham khảo ý kiến chuyên giatrong ngành môi trường, các thầy cô giáo, các cán bộ phụ trách môi trường tại cơsở

Trang 37

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Giới thiệu về các cơ sở y tế

3.1.1 Vị trí địa lý của một số cơ sở y tế trên địa bàn thuộc phạm vi nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1 Vị trí địa lý đơn vị nghiên cứu

2 Bệnh viện đa khoa Sài

3.1.2 Quy mô các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nam Định

* Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định nằm trên diện tích 2,7 ha trong khu vựcnội thành Nam Định, bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định có quy mô 600 giường vớibảy phòng chức năng, 21 khoa lâm sàng, chín khoa cận lâm sàng với tổng số gần

600 y, bác sĩ và điều dưỡng viên

- Công suất giường bệnh kế hoạch là 106%, công suất tính theo giường bệnhthực kê là 93%

- Một số kết quả hoạt động của Bệnh viện trong 6 tháng đầu năm 2015

+ Điều trị nội trú cho 14.382 lượt người; đạt 54,6% kế hoạch năm

+ Số ngày điều trị nội trú: 124.020, đạt 52,3% kế hoạch năm

+ Khám bệnh cho 98.289 lượt người

+ Tổng số ca phẫu thuật là 3.116

- Trong đó phẫu thuật nội soi các loại là 889 ca, gồm các phẫu thuật nội soitiêu hóa (khâu lỗ thủng dạ dày, cắt túi mật, ruột thừa); phẫu thuật nội soi tiết niệu(sỏi thận, niệu quản, bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến); phẫu thuật nội soi tai mũihọng,… Duy trì phát triển tốt các kỹ thuật cao các chuyên ngành ngoại, chấn

Trang 38

thương, thần kinh: thay khớp gối, khớp háng, kết hợp xương cột sống, kết hợpxương dưới màn hình tăng sáng.

- Phát triển kỹ thuật vi phẫu (phẫu thuật có sử dụng kính hiển vi), phẫu thuậtthần kinh có sử dụng hệ thống định vị, phẫu thuật nội soi tuyến giáp

- Chụp cộng hưởng từ: 833

- Chụp CT Scanner: 6.564

- Nội soi tiêu hóa: 2.450 ca

Hình 3.1: Hình ảnh bệnh viện đa khoa Nam Định

* Bệnh viện đa khoa Sài Gòn – Nam Định: có quy mô 450 giường với 6phòng chức năng, 19 khoa lâm sàng, chín khoa cận lâm sàng với tổng số gần 400 y,bác sĩ và điều dưỡng viên

Trang 39

Hình 3.2 Hình ảnh bệnh viện đa khoa Sài Gòn Nam Định

* Bệnh viện Lao – bệnh phổi:

- Có quy mô 450 giường ,Bệnh viện đã cử 2 bác sỹ đi học chuyên khoa I; 5điều dưỡng trung cấp đi học cử nhân điều dưỡng, 6 điều dưỡng trung học đi học caođẳng điều dưỡng, 3 cán bộ học xét nghiệm, 1 cán bộ học điện tim - siêu âm Đếnnay, trong 94 cán bộ, viên chức có 14 bác sỹ (bác sỹ CKII: 1, bác sỹ CKI: 3); 1dược sỹ đại học; 1 đại học; 3 cử nhân điều dưỡng; 42 cao đẳng điều dưỡng

3.2 Hiện trạng chất thải rắn y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nam Định

3.2.1 Nguồn phát sinh và tỷ lệ các thành phần

Thông qua quá trình điều tra và tìm hiểu thì lượng chất thải phát sinh của cácbệnh viện có hệ số phát thải chất thải rắn y tế dao động khá lớn về tổng lượng thảicũng như tỷ lệ chất thải nguy hại Các khoa trong bệnh viện có khối lượng chất thảiphát sinh khác nhau tùy thuộc vào đặc thù của từng khoa

Trang 40

Bảng 3.2 Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các khoa trong bệnh viện

(kg/ngày)

Khoa

BV Đa khoa tỉnh Nam Định

BV Đa khoa Sài Gòn – Nam Định

BV lao – bệnh phổi

CTYT Thông thường

CTYT Nguy hại

CTYT Thông thường

CTYT Nguy hại

CTYT Thông thường

CTYT Nguy hại

(Nguồn: số liệu điều tra, 2016)

- Số liệu bảng cho thấy khối lượng CTRYT phát sinh tại các khoa phòng củacác bệnh viện tương đối cao, theo kết quả điều tra từ bảng 3.3 tổng khối lượngCTRYT của các bệnh viện là: 176,22kg/ngày Như vậy trung bình khối lượng chấtthải rắn y tế phát sinh là: 0,2kg/giường/ngày Trong đó :

- Khối lượng chất thải rắn y tế tại khoa Ngoại + Sản của hai bệnh viện đakhoa tỉnh Nam Định và bệnh đa khoa Sài Gòn – Nam Định là nhiều nhất cụ thể:Tổng chất thải rắn là 34,88kg/ngày tại bệnh viện đa khoa thành phố Nam Định,trong đó chất thải rắn y tế nguy hại là 3,24kg/ngày Và 14kg/ngày tại bệnh viện đakhoa Sài Gòn – Nam Định chất thải rắn y tế nguy hại là 1.25kg/ngày Do tính chấtđặc thù từng khoa của bệnh viện và nhu cầu thăm khám và điều trị của người dânnên tại khoa Ngoại + Sản là hai khoa cần đến sự phẫu thuật lấy hoặc bỏ phần cơquan trong cơ thể nên đã phát sinh CTRYT cao so với các khoa khác

- Tại khoa lao – bệnh phổi có khối lượng chất thải rắn cũng rất cao so với các

Ngày đăng: 16/06/2016, 22:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w