1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHẢO SÁT, SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐẦM PHÁ HUYỆN QUẢNG ĐIỀN - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ" pdf

7 925 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 118,27 KB

Nội dung

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 54, 2009 KHẢO SÁT, SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐẦM PHÁ HUYỆN QUẢNG ĐIỀN - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Tài Phúc, Phạm

Trang 1

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 54, 2009

KHẢO SÁT, SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐẦM PHÁ

HUYỆN QUẢNG ĐIỀN - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Nguyễn Tài Phúc, Phạm Xuân Hùng

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

TÓM TẮT

Nghề nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) ở Quảng Điền có vai trò rất quan trọng đối với sự gia tăng thu nhập của hàng ngàn hộ dân địa phương và có ảnh hưởng rất lớn đến sự bền vững của

hệ sinh thái vùng đầm phá Trên cơ sở khảo sát 117 hộ NTTS ở vùng nghiên c ứu theo các hình thức nuôi khác nhau: nuôi chuyên canh tôm và nuôi h ỗn hợp, kết quả cho thấy, so với mô hình nuôi chuyên canh tôm, mô hình NTTS h ỗn hợp không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mà còn có ảnh hưởng tích cực đến hệ sinh thái Bên c ạnh đó, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng thu nhập của các hộ NTTS chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố đầu vào như chi phí thức ăn công nghiệp, cải tạo ao hồ, ngày công và lựa chọn mô hình nuôi Để phát triển NTTS theo hướng bền vững, cần quy hoạch lại vùng nuôi, khuyến khích chuyển đổi sang mô hình NTTS xen ghép Ngoài ra, s ự liên k ết giữa các h ộ NTTS để phát tri ển hoạt động dịch vụ du l ịch sinh thái trên vùng đầm phá cần được tăng cường và mở rộng

1 Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, nuôi trồng thuỷ sản trên vùng đầm phá Tam Giang của huyện Quảng Điền phát triển mạnh đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống của người dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng ven đầm phá Tuy nhiên, s ự bùng n ổ nuôi trồng và khai thác thu ỷ sản không theo quy hoach đã phá v ỡ cảnh quan, làm cho môi trường đầm phá ngày càng b ị ô nhiễm nghiêm trọng Từ thực trạng đó, một vấn đề

đang đặt ra là làm thế nào để vừa khai thác hợp lý tiềm năng vùng đầm phá, vừa bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi sinh h ọc, cảnh quan và môi tr ường, đảm bảo yêu c ầu phát tri ển bền vững Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích khảo sát, đánh giá hiện trạng phát triển, những ưu điểm và hạn chế của các mô hình NTTS phổ biến ở vùng đầm phá Quảng Điền Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp ch ủ yếu, khả thi nh ằm xây d ựng những mô hình NTTS hi ệu quả, bền vững, đáp ứng mục tiêu trong qu ản lý khai thác hiệu quả tiềm năng vùng đầm phá ven biển ở Thừa Thiên Huế

Trang 2

2 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

2.1 Mô hình NTTS ở vùng đầm phá huyện Quảng Điền

NTTS là ho ạt động tạo thu nh ập chủ yếu của nhiều hộ dân s ống ven đầm phá huyện Quảng Điền Để khảo sát đặc điểm sản xuất, hiệu quả các mô hình NTTS, nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên trên 3 xã thu ộc địa bàn nghiên c ứu

với 2 mô hình nuôi chủ yếu: Nuôi chuyên canh tôm và nuôi xen ghép

a.Về tổ chức sản xuất

Có sự khác bi ệt đáng kể giữa 2 mô hình nuôi Nuôi chuyên canh tôm là cách

nuôi duy nhất một loài (tôm) trong ao, các đối tượng khác coi như có ảnh hưởng bất lợi

đối với kết quả nuôi trồng Mô hình nuôi này nh ằm tạo ra sản phẩm có khối lượng lớn mang tính ch ất hàng hoá và có th ể áp d ụng khoa h ọc kỹ thuật mới Mô hình này phát triển mạnh trong giai đoạn từ 1998 – 2005 và đã mang lại hiệu quả khá cao Tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt của mô hình này đã dẫn đến những rủi ro về năng suất do môi trường nuôi bị ô nhiễm và diện tích nuôi theo mô hình này đang có khuynh hướng giảm xuống

Nuôi xen canh hỗn hợp là mô hình nuôi nhiều loài cùng một ao và trong cùng thời gian,

nhằm tận dụng tiềm năng của thuỷ vực Mô hình nuôi này cho phép tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên và thể tích của thuỷ vực để đạt năng suất cao với chi phí đầu tư thấp Đây là mô hình nuôi có nhi ều ưu việt song ph ải lựa chọn các loài nuôi phù h ợp Hiện nay các hình nuôi xen canh ch ủ yếu trên đầm phá bao gồm: (1) tôm - cua; (2) tôm – cá; (3) tôm – cá – cua; và một số nơi đang thí điểm nuôi cua – cá

b Về thời vụ nuôi

Vụ nuôi chính của các mô hình NTTS từ khoảng tháng 3 đến tháng 7 Tuy nhiên,

đối với mô hình nuôi xen ghép, do nuôi nhiều loài nên thời vụ nuôi thay đổi và linh hoạt hơn tùy thuộc vào đối tượng nuôi, giống cua được thả từ giữa tháng 1 và thu hoạch cùng với tôm Khi nuôi xen tôm - cá, ho ặc tôm – cua - cá, gi ống cá thường được thả trễ hơn tôm 1 tháng và thu ho ạch trễ hơn 1 tháng Lo ại cá ch ủ yếu mà ng ười dân hi ện nay s ử dụng để nuôi xen là cá kình, cá hồng, cá dìa

c Về quy mô đầu tư và trình độ thâm canh

Kết quả khảo sát cho th ấy, so với mô hình nuôi chuyên canh tôm, t ổng chi phí nuôi theo mô hình xen ghép thấp hơn khoảng 1,85 triệu đồng/ha, tương ứng gần 3% Khi chuyển sang mô hình nuôi xen ghép, mặc dù chi phí giống có tăng thêm (khoảng 10%) so với nuôi tôm do phải mua thêm các loại giống cá, cua nhưng áp dụng mô hình nuôi xen, các hộ NTTS có thể tiết kiệm nhiều loại chi phí khác như: chi phí phòng bệnh; nhiên liệu, năng lượng Hơn nữa, do không ph ải tập trung thu ho ạch vào những lúc cao điểm như nuôi chuyên canh tôm nên mô hình nuôi xen có thể giảm được chi phí lao động thuê khoảng 33%, nhờ vậy có thể làm tăng thêm giá trị gia tăng cho các hộ gia đình

Trang 3

Xét cơ cấu chi phí, c ả hai mô hình đều có m ức độ thâm canh cao nên t ỷ trọng chi phí thức ăn công nghiệp trong tổng chi phí khá cao (28% đối với mô hình nuôi chuyên canh tôm và 35,6% đối với mô hình nuôi xen) Để hạn chế rủi ro do ô nhi ễm môi trường, dịch bệnh có thể phát sinh các hộ NTTS cũng đã đầu tư một khoản khá lớn cho việc cải tạo ao nuôi định kỳ và phòng trừ dịch bệnh (chiếm 14% đối với nuôi chuyên canh tôm và 12,7% đối với mô hình nuôi xen ghép)

Xét trên khía c ạnh môi tr ường, NTTS theo mô hình nuôi chuyên canh tôm có nguy cơ gây ô nhi ễm môi tr ường nước khá nghiêm tr ọng do ch ất thải từ các lo ại hóa chất khi xử lý ao và th ức ăn dư thừa Đây là một trong những nguyên nhân d ẫn đến rủi

ro trong NTTS ở Quảng Điền Chuyển sang mô hình nuôi ghép, do nuôi nhiều loài trong cùng một ao nuôi nên có th ể tận dụng nguồn thức ăn chẳng hạn, ở mô hình nuôi tôm xen với cá kình, do đặc tính tôm thường ăn đêm trong khi cá ăn vào ban ngày nên bu ổi tối nông dân cho tôm ăn, dư lượng thức ăn của tôm cá s ẽ ăn vào sáng ngày hôm sau Điều này không chỉ có tác dụng tiết kiệm chi phí mà còn có tác dụng làm sạch môi trường ao

d Khả năng kết hợp NTTS với các hoạt động dịch vụ du lịch

Việc kết hợp giữa NTTS với các hoạt động du lịch sinh thái trên vùng đầm phá

đã được thực hiện ở một số hộ nuôi ghép thông qua các hoạt động như vận chuyển khách tham quan, d ịch vụ nhà hàng cung c ấp các món ăn đặc sản và đã mang lại nhiều kết quả khả quan, mở ra một hướng đi mới trong phát triển NTTS theo hướng bền vững Tuy nhiên, những hoạt động này chưa được phát triển mạnh do nhiều nguyên nhân như: thiếu sự liên kết giữa các đối tác tham gia, c ơ sở hạ tầng còn yếu kém, các hộ dân chưa được trang bị các kiến thức cần thiết về dịch vụ du lịch và thiếu vốn

2.2 So sánh kết quả và hiệu quả các mô hình NTTS

a Kết quả và hiệu quả sản xuất

Đối với nuôi tôm chuyên canh và nuôi tôm xen canh cho th ấy năng suất tôm của

mô hình nuôi chuyên canh cao h ơn nuôi xen canh 45% Nguyên nhân do nuôi xen canh mật độ thấp Tuy nhiên theo k ết quả PRA, nông dân cho bi ết cùng m ột thời gian nuôi,

mô hình xen canh cho tỷ lệ tôm kích cỡ lớn nhiều hơn và do vậy, giá bán tôm bình quân của các hộ nuôi xen canh cao hơn hộ nuôi chuyên canh

Ngoài sản phẩm tôm, mô hình nuôi xen canh còn có s ản phẩm cua và cá Hi ện nay nguồn giống cua ở địa bàn kh ảo sát đang trong tình tr ạng bế tắc vì gi ống cua khai thác từ tự nhiên ngày càng cạn kiệt dần trong khi giống cua nhân tạo ngay tại địa phương vẫn chưa sản xuất được và người dân phải đầu tư thêm chi phí để mua giống từ Nha Trang

Đối với sản phẩm cá, người dân chủ yếu nuôi cá kình vì s ẵn giống (khai thác từ

đầm phá), giá gi ống rẻ so v ới một số cá khác nh ư cá dìa, cá ong Theo đánh giá c ủa

Trang 4

người nuôi thì việc nuôi xen ghép có tác dụng làm sạch môi trường ao nuôi hơn do thức

ăn thừa của tôm được tận dụng cho cá và các loại nuôi khác

Trên giác độ kinh tế, hiệu quả sản xuất là yếu tố quyết định đến quy mô và lo ại hình đầu tư tại các nông h ộ NTTS B ảng 1ph ản ánh k ết quả và hi ệu quả sản xuất của các hộ theo các mô hình sản xuất khác nhau

So với mô hình nuôi chuyên canh tôm, hi ệu quả mô hình nuôi xen ghép cao h ơn

cả về chỉ tiêu tuy ệt đối và t ương đối Nếu tính trên 1 ha di ện tích ao nuôi, t ổng giá tr ị sản xuất (GO) c ủa mô hình nuôi xen ghép đạt được khoảng 81,6 tri ệu đồng, cao h ơn 11% so với mô hình nuôi tôm chuyên canh H ơn nữa, khi th ực hiện mô hình nuôi xen ghép, các h ộ NTTS có th ể tiết kiệm nhiều khoản chi phí b ằng tiền (chi phí trung gian

mô hình này th ấp hơn 6% so v ới nuôi chuyên canh tôm) nên s ự khác biệt về giá trị gia tăng (VA) giữa hai mô hình này khá l ớn (VA/ha mô hình nuôi xen ghép cao h ơn so với nuôi chuyên canh tôm khoảng 36%)

Bảng 1 Hiệu quả sản xuất theo các mô hình nuôi (tính cho 1ha)

TT Chỉ tiêu Đơtính n vị canh tôm Chuyên Nuôi xen ghép

So sánh nuôi xen/tôm (lần)

1 Tổng giá trị sản xuất - GO (1000đ) 73.265,3 81.620,8 1,11

2 Chi phí trung gian –IC (1000đ) 43.556,0 41.115,5 0,94

3 Giá trị gia tăng –VA (1000đ) 29.709,3 40.505,3 1,36

(Nguồn: Kết quả điều tra hộ năm 2008)

Các chỉ tiêu hiệu quả tương đối (VA/GO; VA/IC) có sự khác biệt đáng kể giữa 2

mô hình nuôi Giá tr ị gia tăng tạo ra trên một đồng chi phí trung gian c ủa mô hình nuôi xen ghép là 0,99 đồng, cao hơn 44% so với mô hình nuôi chuyên canh tôm (0,68 đồng) Bên cạnh nguyên nhân do sự khác biệt về chi phí thì yếu tố về thị trường tiêu thụ (do đa dạng đối tượng nuôi nên th ị trường tiêu th ụ sản phẩm của mô hình nuôi xen ghép ổn

định, ít bị ép giá) và rủi ro thấp là những nguyên nhân quan trọng tạo ra sự khác biệt về hiệu quả sản xuất giữa 2 mô hình

Tóm lại, từ thực tế điều tra đã cho thấy, mô hình nuôi xen ghép đang là mô hình

có khả năng mang l ại hiệu quả cao so v ới các mô hình khác Vì v ậy, chính quyền địa phương, Sở Thuỷ sản và các Trung tâm Khuy ến ngư cần có nh ững giải pháp tích c ực hơn nữa để hỗ trợ các hộ nông dân ở đây cả về vốn, kỹ thuật nhằm chuyển đổi mô hình nuôi để mang lại hiệu quả cao hơn

Trang 5

b Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất

Để đánh giá m ức độ ảnh hưởng của các y ếu tố đầu vào đối với năng suất tôm của các hộ điều tra, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Hàm sản xuất Cobb – Douglas được sử dụng để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của hộ NTTS ở vùng nghiên cứu Kết quả ước lượng được thể hiện ở bảng 2

Hệ số xác định ở mô hình là 0,652 cho th ấy khoảng 65,2% sự biến động giá trị gia tăng của các hộ nuôi tôm là do ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đã được đưa vào

mô hình Ngoại trừ yếu tố chi phí phòng trừ dịch bệnh có ảnh hưởng không rõ ràng, các yếu tố đầu tư còn lại trong mô hình đều có ảnh hưởng tích cực đến giá trị gia tăng của các hộ NTTS với mức ý nghĩa thống kê khá cao

Đầu tư nâng cao ch ất lượng con gi ống có ảnh hưởng tích c ực đến kết quả sản xuất của các hộ Kết quả khảo sát đã cho thấy, những hộ đầu tư mua giống đảm bảo chất lượng thường cho năng suất cao hơn do tỷ lệ sống cao và nguy c ơ dịch bệnh thấp Bên cạnh đó, việc bổ sung các loại thức ăn tổng hợp có khả năng cải thiện đáng kể năng suất các đối tượng nuôi và h ạn chế được rủi ro do ô nhi ễm môi trường so với việc sử dụng thức ăn tươi do các hộ tự sản xuất

Việc xử lý ao h ồ trước khi nuôi là m ột yếu tố hết sức quan trọng có ảnh hưởng

đến năng suất và s ản lượng thủy sản nuôi tr ồng của các nông h ộ Kết quả ước lượng hàm hồi quy đã cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa mức độ đầu tư xử lý ao hồ và VA của các nông h ộ Thực tế cho th ấy, xử lý ao nuôi ch ưa kỹ là m ột trong nh ững nguyên nhân quan trọng dẫn đến rủi ro trong NTTS ở Quảng Điền trong thời gian qua Như vậy,

để đảm bảo nâng cao hiệu quả NTTS hiện nay thì việc trang bị các kiến thức, quy trình

kỹ thuật về xử lý ao hồ trước và trong khi nuôi cũng như diễn biến quá trình sinh trưởng

và phát triển của các đối tượng nuôi là rất cần thiết

Bảng 2 Kết quả ước lượng hàm sản xuất của các hộ NTTS

Biến Hệ số ảnh hưởng (ααααj ) Sai số chuẩn (se)

Chú thích: *; **; *** mức ý nghĩa của hệ số hồi quy tương ứng với 90%;95%;99%

Trang 6

Đầu tư về công lao động cũng có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả NTTS Trong

điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tăng thêm 1% ngày công lao động so với mức trung bình s ẽ làm VA trung bình c ủa các h ộ NTTS t ăng thêm 0,3% Khác v ới các lo ại hình sản xuất khác, các đối tượng trong NTTS có độ nhạy cảm cao đối với sự thay đổi của môi tr ường như nhiệt độ, độ pH, độ mặn của nước Vì v ậy, ngoài việc đầu tư về vật chất thì y ếu tố hết sức quan tr ọng đối với các h ộ NTTS là ph ải đầu tư nhiều thời gian chăm sóc, theo dõi diễn biến sự thay đổi của các yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của đối tượng nuôi để có bi ện pháp x ử lý k ịp thời sẽ hạn chế được những tổn thất khi có dịch bệnh xảy ra

Sự khác biệt về giá trị gia tăng trung bình giữa hai mô hình nuôi có ý nghĩa thống kê cao (1%) Điều này đã cho th ấy, việc lựa chọn mô hình nuôi có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả sản xuất

2.3 Một số đề xuất nhằm phát triển NTTS theo hướng bền vững

Từ kết quả nghiên cứu, phân tích và đánh giá các mô hình sản xuất, để phát triển NTTS theo hướng bền vững cần thực hiện một số giải pháp như: (a) Khuyến khích các

hộ gia đình nuôi tôm kém hi ệu quả chuyển đổi sang mô hình NTTS h ỗn hợp với nhiều

đối tượng nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường (b)

Tổ chức tập huấn về kỹ thuật sản xuất mới cho các hộ NTTS; (c) Có cơ chế tín dụng ưu

đãi cho các h ộ chuyển đổi sang mô hình xen ghép (d) T ăng cường liên kết để mở rộng các hoạt động dịch vụ nhằm khai thác lợi thế dịch vụ du lịch sinh thái ở vùng đầm phá, (d) Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng tại địa phương (e) Quy hoạch lại vùng nuôi hợp lý

3 Kết luận

NTTS có m ột vị trí quan tr ọng đối với sự phát tri ển KT – XH vùng đầm phá ở huyện Quảng Điền Việc khai thác và NTTS thi ếu bền vững trong nh ững năm gần đây

đã gây ra nh ững tác động tiêu cực về môi trường sinh thái vùng đầm phá Các k ết quả nghiên cứu cho thấy việc chuyển đổi sang mô hình nuôi xen ghép v ới việc đa dạng hóa các đối tượng nuôi đã mang lại hiệu quả cao, bền vững hơn so với mô hình nuôi chuyên canh tôm So v ới mô hình nuôi chuyên canh tôm, thu nh ập từ mô hình nuôi xen ghép cao hơn khoảng 36%, các ch ỉ tiêu hi ệu quả tương đối như VA/GO; VA/IC đều có s ự khác biệt khá lớn Kết quả phân tích hồi quy đã chỉ ra rằng hầu hết các yếu tố đầu tư chủ yếu có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của hộ và có sự khác biệt đáng kể về kết quả sản xuất theo các mô hình nuôi khác nhau Để phát triển NTTS theo hướng bền vững trong thời gian tới, ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng và các y ếu tố đầu vào cho NTTS, các h ộ gia đình cần liên kết để lồng ghép, phát tri ển các hoạt động dịch vụ du lịch nhằm nâng cao hiệu quả, tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn

Trang 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Dự án phát triển nông thôn Quảng Điền (VIE/023), Báo cáo đánh giá tình hình kinh t ế

xã hội huyện Quảng Điền

2 Nguyễn Văn Hợp & cộng sự, Chất lượng nước đầm phá TGCH, hiện trạng, lo lắng và giải pháp kiểm soát, trường ĐH Khoa học Huế, 2005

3 Nguyễn Phi Nam & c ộng sự, Tác động của nuôi ghép m ột số loài th ủy sản trong ao nuôi tôm sú đến chất lượng môi trường nước tại khu vực đầm Sam – Chu ồn thuộc thị trấn Thuận An – huyện Phú Vang, 2007

4 Nguyễn Thị Xuân Thu, Tr ương Thị Liên, Xây d ựng mô hình NTTS b ền vững cho các vùng đầm phá ven biển miền Trung Báo cáo hội thảo quốc gia về đầm phá Thừa Thiên

Huế, 2005

5 Nguyễn Tài Phúc, Nghiên c ứu phát tri ển nuôi tr ồng thuỷ sản vùng đầm phá ven bi ển Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sỹ, 2005

6 Phòng Nông nghiệp huyện Quảng Điền, Báo ho ạt đánh giá động nuôi tr ồng thuỷ sản huyện Quảng Điền năm 2000 và 2004

7 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Chương trình phát triển du lịch biển và đầm phá đến năm

2012, tầm nhìn đến 2020, 2008

STUDYING AND COMPARING THE ECONOMIC EFFICIENCY

OF AQUACULTURE MODELS IN THE LAGOON AREA OF QUANG ĐIEN

DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE

Nguyen Tai Phuc, Pham Xuan Hung College of Economics, Hue University

SUMMARY

Aquaculture plays an important role in increasing income of thousands of local households and directly affects the sustainability of ecosystem in lagoon area of Quang Dien district Based on the data from the survey carried out in 117 aquaculture households applying different models of aquaculture: shrimp farming and mixed farming (shrimp, fish and crab) model at the research site, the study results show that mixed farming models not only bring in higher gross output and value add but also give better protection to the ecosystem than the shrimp farmings do Besides, the findings also prove that the income of the aquaculture households is affected by several input factors such as the cost of processed foods and diseases prevention, number of workday and type of farming In order to develop sustainable aquaculture, aquatic products, raising areas need to be well-planned and mixed farming models should be encouraged to apply In addition, the cooperation among aquaculture households to develop ecotourism activities also need to be reinforced and expanded

Ngày đăng: 23/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w