Nhiềuvùng nông thôn chăn nuôi còn theo hình thức quảng canh, phân tán ở hộ giađình, không có điều kiện tăng quy mô, tổ chức và quản lý trong sản xuất cònyếu, chủ yếu mang tính tự phát,…
Trang 1PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế nhưnghiện nay vẫn còn khoảng hơn 60% dân số sống bằng nghề nông, trong đóchăn nuôi là một trong những ngành trọng điểm để phát triển nông nghiệp ởnước ta Thực hiện chủ trương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệpnông thôn, giá trị sản phẩm trong chăn nuôi ngày càng tăng lên, năm 2007
đã đạt 57.741 nghìn tỷ đồng gấp 3.75 lần giá trị sản phẩm chăn nuôi của năm
1995 Tỷ trọng giá trị sản phẩm của ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sảnxuất nông nghiệp đã tăng từ 18.9% lên 24.4% [14] Ngành chăn nuôi từngbước trở thành một ngành sản xuất hàng hóa chiếm tỉ trọng lớn trong sảnxuất nông nghiệp và được coi là ngành mũi nhọn trong công tác xóa đóigiảm nghèo cho nông dân
Trong chăn nuôi con lợn được coi là con vật dễ nuôi và được bà connông dân chăn nuôi nhiều Lợn được xếp là loại ăn tạp, thích ứng với mọihoàn cảnh chăn nuôi, khả năng tăng trọng cao thời gian nuôi ngắn nên quayvòng sản phẩm nhanh Thịt lợn cẩn thiết cho nhu cầu dinh dưỡng, không chỉphù hợp với người dân Việt Nam mà còn phù hợp với nhiều nước trên thếgiới Mức tiêu thụ thịt lợn tính trên đầu người ở nhiều nước trên thế giớichiếm tỉ lệ cao so với các loại thịt khác
Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn ở nước ta đã tăng trưởngkhá về tổng đàn, chất lượng đàn cũng như quy mô sản xuất,… Tuy nhiên, sovới yêu cầu và khả năng thì kết quả này còn khiêm tốn, chưa thực sự đi vàosản xuất hàng hóa, chưa đáp ứng được nhu cầu kinh tế hiện nay Nghề chănnuôi lợn là nghề truyền thống, nhiều nơi còn mang tập quán lạc hậu Nhiềuvùng nông thôn chăn nuôi còn theo hình thức quảng canh, phân tán ở hộ giađình, không có điều kiện tăng quy mô, tổ chức và quản lý trong sản xuất cònyếu, chủ yếu mang tính tự phát,… kết hợp với sự tác động của các yếu tốbên ngoài như thị trường, dịch bệnh…làm cho hiệu quả chăn nuôi của cácnông hộ chưa cao Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu để tìm ra giảipháp thích hợp thúc đẩy nghề chăn nuôi lợn phát triển, tạo chỗ đứng trongnền kinh tế thị trường hiện nay
Trang 2Xã Diễn Phong với điều kiện tự nhiên về khí hậu rất phù hợp với chănnuôi lợn Tuy nhiên việc chăn nuôi lợn hiện nay ở xã có xu hướng giảm về
số lượng, chỉ dừng lại ở mức nông hộ, chăn nuôi theo phương thức lấy cônglàm lãi nhằm tận dụng những sản phẩm phụ trong ngành trồng trọt, trongsinh hoạt, lấy phân bón và tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình do vậynăng suất thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao, thậm chí còn lỗ
Vì vậy, để biết được tình hình chăn nuôi lợn ở xã như thế nào, hiệuquả kinh tế ra sao và yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong hoạt
động chăn nuôi lợn thịt, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng
và một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt
ở nông hộ tại xã Diễn Phong – huyện Diễn Châu – tỉnh Nghệ An”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trạng chăn nuôi lợn của các nhóm hộ tại xã DiễnPhong, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
- Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn của các nhóm hộ
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôilợn của các nhóm hộ tại xã Diễn Phong
Trang 3PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về hoạt động chăn nuôi lợn tại Việt Nam
2.1.1 Tổng quan về tình hình chăn nuôi lợn ở một số vùng trong cả nước
Việt Nam là một nước nông nghiệp có điều kiện tự nhiên thích hợpcho phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng Truyền thống,kinh nghiệm chăn nuôi lợn đã có từ lâu đời và nguồn thức ăn cho lợn có thể
dễ dàng kiếm được cũng như những kỹ thuật tiến bộ được áp dụng là nhữngđiều kiện thuận lợi đối với người nông dân Bước sang thời kỳ đổi mới, khi
mà hộ gia đình được công nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ, người nông dân
đã biết tận dụng lợi thế để mở rộng phát triển kinh tế hộ, chăn nuôi lợn đangđược coi là mục tiêu để tăng thu nhập và có thể làm giàu
Thời gian qua tổng đàn lợn trong cả nước luôn có sự tăng trưởngnhưng không nhiều, tổng đàn từ 26,9 triệu con năm 2006 tăng lên 27,6 triệucon năm 2009
Bảng 1: Sản lượng lợn phân theo vùng ở Việt Nam năm 2006-2009
Trang 4lượng lợn ở một số vùng tăng nhẹ qua các năm, tuy nhiên một số vùng thìvẫn giảm nhưng với số lượng ít như ĐBSCL giảm từ 3,98 triệu con năm
2006 xuống còn 3,73 triệu con năm 2009, Bắc Trung Bộ giảm từ 3,80 triệucon xuống còn 3,44 triệu con Nguyên nhân là do thời tiết, dịch bệnh xảy ra
ở nhiều vùng trong cả nước làm cho số lượng đàn lợn của một số vùng bịgiảm [10]
Cơ cấu giống lợn hiện nay đã được cải thiện tích cực hầu hết cácgiống lợn có năng suất cao, chất lượng trên thế giới đã được nhập vào việtnam như lanndrace, Yorkshire, pietrain, … Mặt khác, sản lượng thịt hơicũng tăng mạnh qua cac năm gần đây Theo nguồn thống kê của FAO thìViệt Nam đã đứng thứ 7 về số lượng lợn từ năm 1990 hiện nay Việt Namchỉ đứng sauTrung quốc, Brazin, Ba lan, Tây ban nha và đứng đầu các nướcĐông Nam Á, thứ 2 của châu Á
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ
kỹ thuật hiện đại và các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước tạo điềukiện cho nền kinh tế có những bước phát triển nhảy vọt, đặc biệt là trong sảnxuất nông nghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn, nó được thể hiện bằngviệc cung cấp đầy đủ lương thực thực phẩm, đảm bảo an ninh lương thực và
là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới Trong chăn nuôi, nước ta cũngđạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là chăn nuôi lợn Hiện mỗi nămnước ta xuất chuồng khoảng 25 triệu con lợn Tham gia vào hệ thống sản xuấtthịt lợn gồm các trang trại Nhà nước, tư nhân và trang trại thuộc các doanhnghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu cung cấp con giống Cáccông ty nước ngoài hoạt động chăn nuôi lợn ở nước ta dưới dạng liên kết sảnxuất với bà con nông dân bằng cách cung cấp thức ăn, con giống, thuốc thú y,bao tiêu sản phẩm
Trong hơn chục năm qua, ngành chăn nuôi Việt Nam có tốc độ tăngtrưởng vượt bậc, sản lượng thịt lợn thương phẩm cao, tỷ lệ thịt siêu nạc ngàycàng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội Chăn nuôi lợn đang chuyển
từ tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa Chăn nuôi trong các nông hộ mởrộng theo hướng trang trại với quy mô lớn, không những cung cấp đủ nhucầu tiêu dùng thịt lợn trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước như
Trang 5Nhật Bản, Hàn Quốc…
2.1.2 Tổng quan về hoạt động chăn nuôi lợn ở tỉnh nghệ an
Diễn biến đàn lợn của tỉnh Nghệ An tăng giảm theo từng năm từ 2006đến nay Nhìn chung đàn lợn của tỉnh tăng nhẹ và cũng giảm nhẹ cả về sốlượng và sản lượng thịt và thay đổi cả cơ cấu đàn Những năm trước đâyngành chăn nuôi lợn còn theo hình thức quảng canh, quy mô nhỏ của hộ giađình phân tán nhỏ lẻ là chủ yếu Với hình thức chăn nuôi như vậy, sản phẩmthịt lợn của tỉnh mới chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh mà chưaphục vụ nhu cầu cho xuất khẩu Tuy nhiên trong những năm gần đây, cácchương trình dự án phát triển chăn nuôi như cải tạo đàn lợn, chương trình siêunạc, phát triển trang trại có ảnh hưởng tích cực đến phát triển chăn nuôi lợncủa tỉnh Ngoài ra, các chính sách về hỗ trợ khác như thú y, cho vay tín dụng,công tác khuyến nông chăn nuôi cũng được tăng cường và mở rộng kết hợpvới các lớp tập huấn cho các hộ chăn nuôi đã góp phần lớn vào thúc đẩyngành chăn nuôi phát triển Mặc dù vậy, hiện nay nhưng ngành chăn nuôi củatỉnh cũng không tránh những ảnh hưởng của dịch bệnh như bệnh tai xanh, lởmồm long móng…Do đó số lượng đàn lợn của tỉnh đang có xu hướng giảm
Bảng 2: Diễn biến đàn lợn từ năm 2006-2010 của tỉnh Nghệ An
Tổng đàn (con) 1184580 1182885 1171269 1218314 1169574Sản lượng thịt hơi (tấn) 94982 104018 111300 112799 130193
và điều đó cũng nói lên rằng công tác thú y, các chương trình, chính sách
Trang 6của tỉnh chưa có tác động mạnh mẽ để khuyến khích sự phát triển trong chănnuôi lợn trong thời gian gần đây Về sản lượng thịt nhìn chung là có tăng từnăm 2006 đến 2010, năm 2006 có sản lượng là 94982 tấn và đến năm 2010tăng lên 130193 tấn Điều đó cũng nói lên được các giống địa phương năngsuất thấp đã dần thay thế bởi các giống lợn ngoại, lợn lai có năng suất caohơn và việc chăm sóc nuôi dưỡng của người dân cũng tốt hơn [11]
Tuy ngành chăn nuôi lợn cũng đã có những bước phát triển nhưnghiện nay vẫn gặp nhiều hạn chế Đó là vấn đề kiểm soát dịch bệnh, thịtrường tiêu thụ còn nhỏ lẻ chưa được chú trọng, giá cả không ổn định, thịtrường ở nông thôn còn rất bấp bênh, ảnh hưởng đến tâm lý của người chănnuôi Đó là nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển trong chăn nuôi lợn củatỉnh, cũng như trong cả nước
2.1.3 Đặc điểm của ngành chăn nuôi lợn thịt tại nông hộ
2.1.3.1 Quy mô chăn nuôi nhỏ chủ yếu là chăn nuôi tận dụng
Đây là đặc điểm nổi bật của ngành chăn nuôi lợn Việt Nam Nhìnchung quy mô chăn nuôi của hộ còn rất nhỏ, chủ yếu là chăn nuôi tận dụng.Chăn nuôi công nghiệp mặc dù cũng có xu thế phát triển mạnh nhưng cònchiếm tỷ lệ thấp
Hiện nay, trang trại chăn nuôi với quy mô tương đối lớn, từ 50-60 conđang phát triển mạnh Đây là những trang trại chăn nuôi theo hướng côngnghiệp, áp dụng giống mới (giống lai, ngoại…), kỹ thuật tiên tiến, tuy nhiênsản lượng thịt sản xuất tại các trại chăn nuôi chỉ chiếm 10% sản lượng thịttoàn quốc
Do chăn nuôi nhỏ, các gia đình chủ yếu tận dụng thức ăn thừa, thức ănxanh, thức ăn thô là chủ yếu Tỷ lệ các hộ sử dụng thức ăn công nghiệp chấtlượng cao cho chăn nuôi còn thấp và chủ yếu là cho giống lai, ngoại Do quy
mô sản xuất chưa lớn, chăn nuôi công nghiệp còn ở mức độ phát triển thấpnên hầu hết các hộ gia đình và trang trại chăn nuôi sử dụng lao động tronggia đình là chủ yếu Theo điều tra của IFPRI/Bộ NN&PTNT có từ trên 92%
hộ chỉ sử dụng lao động gia đình cho hạt động chăn nuôi Các hộ chăn nuôi
có quy mô lớn hơn thì tỷ lệ này thấp hơn khoảng 66% ở mức tạm bợ chưađảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của đàn lợn [17]
Trang 72.1.3.2 Mức độ phổ biến giống ngoại còn thấp.
Theo điều tra của IFPRI/Bộ NN&PTNT, 1999, khoảng 75% số hộchăn nuôi có nuôi lợn lai hoặc lợn ngoại, tỷ lệ này giao động từ 69%,ở các
hộ sản xuất quy mô nhỏ đến 90% các quy mô lớn Việc nuôi lợn ngoại phụthuộc vào quy mô sản xuất và vùng lãnh thổ Chỉ có khoảng 10% số hộ nuôiquy mô nhỏ có lợn ngoại trong khi đó hơn 55% số hộ quy mô lớn có nuôilợn ngoại
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phổ biến các giống vậtnuôi nhập nội không phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở các hộ chăn nuôi sảnxuất nhỏ Các hộ chăn nuôi nhỏ thường sử dụng các loại thức ăn thô(55,5%),xanh(42%), có bổ sung thêm thức ăn tinh trong khẩu phần(2,4%).[17]
2.1.3.3 Điều kiện chuồng trại
Các giống khác nhau, quy mô khác nhau thì điều kiện chuồng trạicũng khác nhau Ở nước ta chăn nuôi lợn theo quy mô lớn thì khâu đầu tưđầu tiên là điều kiện chuồng trại phải đảm bảo nhưng vẫn đang chiếm số ít.Các hộ nuôi quảng canh quy mô nhỏ, giống địa phương, nuôi theo cách tậndụng thì chuồng trại đa số
2.1.3.4 Hộ chăn nuôi còn thiếu thông tin
Do sản xuất chăn nuôi còn manh mún, phân tán, chưa có thị trườngbán buôn thực thụ nên các hộ chăn nuôi thường phải bán các sản phẩm chothương lái và các chủ thu gom trung gian, dễ bị ép giá Bên cạnh đó, thôngtin đại chúng chưa cung cấp tốt thông tin về thị trường chăn nuôi, trên 80%nguồn thông tin chủ yếu của người chăn nuôi về giá cả thị trường do cácthương lái cung cấp và liên lạc cá nhân không tránh khỏi thông tin bị bópméo
2.1.3.5 Giá thành Chăn nuôi ở Việt nam còn cao
Thức ăn gia súc chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các loại chi phítrong sản xuất chăn nuôi Ở nước ta hiện nay, tỷ trọng này chiếm khoảng70% tổng chi phí chăn nuôi, trong khi đó chi phí giống chiếm từ 18-25% vàchi phí lao động chỉ chiếm khoảng 2-5% Chính vì thế việc tăng giảm giáthức ăn ảnh hưởng tới chi phí sản xuất chăn nuôi
Giá thức ăn gia súc ở Việt Nam cao so với giá cả của các loại tương
Trang 8ứng ở các nước châu Á khác Giá thức ăn cao một phần là do giá các loạinguyên liệu thô cao Nguyên nhân nữa là do thuế nhập khẩu áp dụng cho cácnguyên liệu thô giàu dinh dưỡng phục vụ cho chăn nuôi cao Thêm vào đótổng sản lượng sản xuất trong nước của các nguyên liệu này dường nhưkhông đáp ứng đủ nhu cầu của ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc,mặc dù hiện tại sản lượng trong nước đang gia tăng mạnh [17]
Chăn nuôi lợn ở nước ta của các trang trại lớn mới có thu nhập cao dochủ trang trại biết hạch toán kinh tế, lập kế hoạch chăn nuôi phù hợp Tuynhiên tỷ lệ các trang trại đạt được như trên còn ít mà đa số các hộ chăn nuôitheo kiểu tận dụng thì chưa biết hoạch định kinh tế, lập kế hoạch sản xuấtnên chưa chú trọng đầu tư dẫn đến năng suất thấp, chưa có lợi nhuận thậmchí còn lỗ
2.1.3.6 Dịch vụ thú y còn yếu kém
Nước ta có một mạng lưới thú y từ trung ương đến địa phương Mặc
dù mạng lưới thú y được quan tâm phát triển nhưng số lượng nhân viên thú
y còn thiếu và yếu, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.Tại các xã cũng có nhân viên thú y xã, tuy nhiên trình độ còn hạn chế, chưađáp ứng được đòi hỏi của thực tế
Thời gian qua dịch bệnh lan rộng mạnh làm ảnh hưởng đến hiệu quảkinh tế của người dân Hơn thê nữa loại hình chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng vẫncòn tồn tại ở Việt Nam Hầu hết các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ nên việcphòng dịch gặp nhiều khó khăn Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốcthú y không rõ nguồn gốc, chất lượng không đảm bảo, việc quản lý thịtrường thốc thú y là rất hạn chế và khó khăn Chính vì vậy, hiện nay trên thịtrường vẫn xuất hiện rất nhiều thuốc lậu, thuốc giả gây ảnh hưởng lớn đếncông tác phòng và chữa bệnh cho gia súc [17]
2.1.3.7 Đặc tính kinh tế kỹ thuật của chăn nuôi lợn thịt
Thịt lợn là sản phẩm chính của chăn nuôi lợn thịt, nhu cầu về thịt nạcngày càng cao, chênh lệch giữa thịt nạc và thịt mỡ ngày càng lớn Trình độkhoa học kỹ thuật cũng như khả năng đầu tư ngày càng cao Vì vậy, để chănnuôi lợn thịt đạt kết quả cao cần chọn giống tốt để nuôi và phải áp dụng cáctiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi Đồng thời cần chú ý đến nhu cầu thị
Trang 9trường, thị hiếu của khách hàng Để phục vụ xuất khẩu phải chăn nuôi lợnngoại thuần, lợn lai và lợn có tỷ lệ máu ngoại cao, thị trường nội địa có thểnuôi lợn lai kinh tế.
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của chăn nuôi lợn
Lợn là động vật phàm ăn, có khả năng chịu đựng kham khổ cao Lợn
có bộ máy tiêu hóa tốt, do đó có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhaunhư thức ăn tinh, thô, rau các loại… Nguồn thức ăn của lợn rất đa dạng, cóthể tận dụng các phụ phế phẩm trồng trọt, ngành công nghiệp chế biến nôngsản, thủy sản, lương thực thực phẩm… Khả năng tiêu hóa tốt nên ít tiêu tốnthức ăn cho 1kg tăng trọng Do vậy, lợn rất phù hợp cho chăn nuôi nông hộ
Lợn dễ bị bệnh, độ rủi ro cao do khí hậu thời tiết, thiên tai, bão lụt,hạn hán…ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn Mặt khác, giá cả đầuvào, đầu ra luôn biến đổi mạnh do cạnh tranh thị trường và cung cầu thịtrường
Sản xuất hàng hóa lượng thức ăn công nghiệp cao đòi hỏi có nguồnvốn lớn, đặc biệt là vốn cố định để xây dựng chuồng trại Vốn ở đầu mỗi chu
kỳ sản xuất là rất cần thiết, khi sản xuất thâm canh chu kỳ sản xuất ngắn nênthu hồi vốn nhanh
Nhìn chung đối với lợn thịt, chuồng trại cần thoáng mát, có mật độthích hợp, lợn phải được tiêm phòng trước khi đưa vào nuôi thịt, nếu khôngphải tiêm bổ sung để bảo vệ an toàn khỏi dich bệnh Lợn thịt có sự thay đổikhá nhanh về trọng lượng do đó nhu cầu dinh dưỡng thức ăn cần thay đổicân đối cho phù hợp với từng giai đoạn Cũng như các sản phẩm nôngnghiệp khác, lợn thịt còn khó khăn về vấn đề đầu ra Muốn phát triển chănnuôi lợn cần phát triển đồng bộ hệ thống thu mua, bảo quản và chế biến sảnphẩm xuất khẩu…
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi lợn
* Nhóm nhân tố tự nhiên
Đối với ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn chịu ảnh hưởng lớnbởi thời tiết, khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ) tác động trực tiếp và giántiếp tới vật nuôi
- Nếu nhiệt độ cao quá tác động tới trao đổi chất của lợn như: kém ăn,
Trang 10ăn không ngon vì thế ảnh hưởng đến tăng trọng và sức khoẻ con vật Nếunhiệt độ thấp quá làm cho lợn mất thân nhiệt cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng
và phát triển của lợn, vì thế người ta nhận định rằng nhiệt độ từ 23-330C làlợn phát triển tốt nhất
- Ẩm độ cao cũng cản trở sự thoát hơi từ hệ thống hô hấp của lợn vìvậy càng làm tăng thân nhiệt trung tâm ảnh hưởng tới sự phát triển củalợn…Từ đó người chăn nuôi phải có biện pháp phù hợp điều hoà nhiệt độ,
độ ẩm cho từng giống lợn để chúng tăng trưởng phát triển bình thường
- Đất đai là yếu tố quan trọng để phát triển đàn lợn, vì có đất thì mới
mở rộng quy mô sản xuất theo kiểu trang trại, sản xuất hàng hoá Do đó đấtđai là khâu then chốt cho việc phát triển quy mô
*Nhóm nhân tố kinh tế xã hội
Hình thức tổ chức chăn nuôi lợn
Hình thức tổ chức chăn nuôi là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đếnhiệu quả chăn nuôi lợn Chăn nuôi theo quy mô: lớn, vừa, nhỏ, chăn nuôitheo phương thức có chăn nuôi truyền thống, bán công nghiệp, công nghiệp.Tuỳ theo hình thức tổ chức chăn nuôi khác nhau mà mức đầu tư về vốn, laođộng, thức ăn, chuồng trại… cho con lợn khác nhau Với hình thức chănnuôi theo phương thức truyền thống tận dụng các phụ phẩm của nôngnghiệp, công nghiệp và sinh hoạt gia đình thì chất lượng thức ăn không đảmbảo, lợn tăng trọng không cao, chất lượng sản phẩm kém Ngược lại, chănnuôi theo phương thức công nghiệp, hiệu quả kinh tế cao hơn Hiệu quả kinh
tế thu được của các phương thức chăn nuôi khác nhau là khác nhau Do đóhình thức tổ chức chăn nuôi là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến hiệu quảkinh tế trong chăn nuôi lợn
Thị trường
Đối với người sản xuất vấn đề thị trường đầu ra là vấn đề có ý nghĩaquyết định Các sản phẩm của nông nghiệp muốn bảo quản lâu phải qua sơchế Sản phẩm của chăn nuôi lợn thuộc loại tươi sống, bởi vậy nó không cókhả năng dự trữ lâu dài nếu không qua chế biến Mặt khác do chu kỳ chănnuôi rất ngắn nên không xuất chuồng đúng kỳ hạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đếnkết quả và hiệu quả chăn nuôi (tăng chi phí giảm chất lượng thịt) Do đó, thị
Trang 11trường là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả phát triểnchăn nuôi không chỉ của hộ mà còn ảnh hưởng lớn đến cả một vùng sản xuấtchăn nuôi
Vốn đầu tư
Dù sản xuất kinh doanh bất kỳ một mặt hàng nào thì vốn đầu tư banđầu cũng quan trọng Trước đây bà con nông dân thường xuyên chăn nuôitheo phương thức truyền thống tận dụng “cơm thừa canh cạn” thì vốn đầu tưban đầu không phải là yếu tố quan trọng Nhưng ngày nay chăn nuôi ngàycàng phát triển, đặc biệt là chăn nuôi lợn với quy mô ngày càng lớn thì vốnđầu tư ban đầu có ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi Vốn đầu tư ban đầu để muagiống, thức ăn, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu, trang thiết bị cho sản xuấtchăn nuôi…
Lao động
Bất cứ một công việc gì được làm thì đều cần có sự tác động của conngười, dù là tác động ít hay nhiều Trong chăn nuôi lợn thì vấn đề lao độngchính là trình độ kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm, hiểu biết của người chănnuôi Với hình thức chăn nuôi tận dụng, quy mô nhỏ thì yêu cầu về trình độlao động không cao Tuy nhiên trong chăn nuôi hàng hoá, tập trung quy môlớn thì đây lại là vấn đề được quan tâm đến vì hình thức chăn nuôi này đòihỏi ở người phải có trình độ, kỹ thuật, kinh nghiệm, sự hiểu biết về từng loạilợn thì chăn nuôi mới đem lại hiệu quả cao
Sự phát triển của công nghiệp chế biến sản phẩm
Như chúng ta đã biết đặc điểm của nông sản hàng hoá là dễ bị hỏng,
ôi thiu nếu không được chế biến, bảo quản kịp thời Bởi vậy, sự phát triểncông nghiệp chế biến có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chăn nuôi lợn.Khi công nghiệp chế biến phát triển nó không chỉ đẩy mạnh sản xuất chănnuôi lợn trong nước phát triển nó còn tạo ra nhiều loại sản phẩm tiêu dùng(từ thịt lợn) mang tính chất công nghiệp đáp ứng nhu cầu phong phú củanhân dân, tiết kiệm chi phí lao động xã hội và tăng ngoại tệ cho đất nướcnhờ xuất khẩu
*Các chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước
Đối với ngành sản xuất thì sự điều tiết vĩ mô của nhà nước hết sức
Trang 12quan trọng Sự điều tiết này có thể khuyến khích ưu tiên hay hạn chế mộtngành nào đó phát triển Chăn nuôi lợn đã được xác định là rất quan trọngnhất đối với sự phát triển của ngành chăn nuôi ở nước Việt Nam Bởi vậy,nhà nước cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi này pháttriển hơn nữa trong những năm tới.
*Nhân tố kỹ thuật
Cũng như rất nhiều ngành chăn nuôi khác, trong chăn nuôi lợn congiống đóng vai trò quan trọng là một trong những nhân tố tiên quyết để pháttriển Do đó, nó đòi hỏi phải được chọn lọc sao cho phù hợp với mục đíchsản xuất
Giống được coi là tiền đề, các giống khác nhau có năng suất và chấtlượng sản phẩm khác nhau Đối với chăn nuôi lợn các giống lợn lai, lợnngoại có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh hơn các giống lợn địa phương
Do đó các loại giống có tác động đến nhu cầu thị trường khác nhau Ở nước
ta hiện nay các hộ nông dân đang nuôi lợn nội là chủ yếu nên cần có phươngpháp tiến hành cải tạo nâng cao tầm vóc, có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn đểvừa thu hút và đáp ứng nhu cầu thị trường hơn, từ đó tăng hiệu quả chănnuôi
Thức ăn là nền tảng của phát triển chăn nuôi lợn Tuỳ theo đặc tínhsinh lý của mỗi gia súc mà yêu cầu về thức ăn thường khác nhau và cáchchuyển hoá sản phẩm cũng khác nhau Đối với chăn nuôi lợn, lượng thức ănvới các thành phần dinh dưỡng khác nhau phải phù hợp với từng giai đoạnphát triển của con lợn
Bên cạnh vấn đề thức ăn chúng ta còn phải lưu ý đến vấn đề chăm sóc
và nuôi dưỡng Quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng ảnh hưởng đến hiệu quảcủa sản xuất chăn nuôi lợn, từ thời gian cho ăn, tuổi vận động, tuổi caisữa….phải phù hợp với con lợn trong các giai đoạn, thời kỳ, và mục đíchchăn nuôi khác nhau
Công tác thú y có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nước ta có khí hậunhiệt đới nóng ẩm là môi trường thuận lợi cho dịch bệnh phát triển mạnh,đặc biệt trong giai đoạn hiện nay dịch bệnh trên gia súc đang hoành hành
Do đó dịch bệnh đã gây thiệt hại lớn đến các hộ chăn nuôi, đến thị trường
Trang 13sản phẩm Ở nước ta lợn thường bị một số bệnh như tụ huyết trùng, ỉa chảy
ở lợn con, phó thương hàn và hiện nay là bệnh tai xanh đã ảnh hưởng đếnnăng suất và thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước Mặt khác,mạng lưới thú y còn mỏng từ trung ương đến địa phương nên công tácphòng bệnh chưa được thực hiện tốt là nguyên nhân dịch bệnh xảy ra, lan radiện rộng ở nhiều vùng trong nước gây thiệt hại lớn Thực hiện tốt công tácnày sẽ tạo điều kiện tốt cho các hộ chăn nuôi đầu tư phát triển đàn lợn [14]
2.3 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn
2.3.1 Bản chất và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế.
* Bản chất hiệu quả kinh tế:
Bản chất của hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả của lao động xã hội vàđược xác định bằng hiệu quả so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu đượcvới lượng hoa phí lao động của xã hội
Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và pháttriển kinh tế xã hội Đó là việc làm thế nào để thoả mãn nhu cầu hang ngàytăng cả về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội
* Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế nói chung:
Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của mọithành viên trong xã hội Tuy nhiên việc nâng cao hiệu quả kinh tế có 2 điểmđáng chú ý nhất:
- Chênh lệch giữa kết quả thu được và chi phí càng lớn thì càng manglại hiệu quả cao
- Nâng cao hiệu quả kinh tế là việc làm mà toàn xã hội quan tâm đến.Đối với người sản xuất thì làm tăng hiệu quả chính là làm tăng lợi nhuận(thu nhập nhiều hơn, lãi nhiều hơn), còn đối với người tiêu dung thì làm tănghiệu quả chính là họ được sử dụng sản phẩm hàng hoá với chất lượn cao vàgiá thành thấp
Như vậy việc nâng cao hiệu quả kinh tế có vai trò rất lớn, nó đóng vaitrò trung tâm của nền kinh tế và được toàn xã hội quan tâm đến
Trang 142.3.2 Phương pháp xác định và lựa chọn hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
Để đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế nói chung và đánh giá hiệuquả kinh tế trong nông nghiệp nói riêng là rất khó khăn Nên khi đánh giáhiệu quả kinh tế của một hiện tượng kinh tế, một hoạt động sản xuất kinhdoanh phải có một hệ thống chỉ tiêu phù hợp Mỗi chỉ tiêu dù là cơ bản cũngchỉ phản ánh được một mặt của một vấn đề, một hệ thống chỉ tiêu hoànchỉnh sẽ bổ sung cho nhau để có thể đánh giá hoàn chỉnh một hiện tượngkinh tế đó
a, Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Theo định nghĩa nêu trên về hiệu quả kinh tế thì hiệu quả kinh tế có 4công thức cơ bản sau:
Công thức 1: H = Q/C Trong đó: H: Hiệu quả, Q: Kết quả thu được,C: Chi phí bỏ ra
Như vậy, mỗi công thức so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối ở trênđều có ưu và nhược điểm riêng của nó Do đó, khi xem xét hiệu quả kinh tếcần phải kết hợp cả hai công thức tính để chúng bổ sung cho nhau, làm tăng
ưu điểm và hạn chế nhược điểm
b, Kết quả và chi phí được xác định bằng các tiêu thức khác nhau.
* Kết quả có thể biểu hiện là: Tổng giá trị sản xuất (GO), tổng giá trị
Trang 15gia tăng (VA), thu nhập hỗn hợp (MI), ∆GO, ∆VA, ∆MI.
*C có thể biểu hiện là: Tổng chi phí sản xuất (TC), chi phí cố định(FC), chi phí biến đổi (VC), chi phí trung gian (IC), chi phí lao động (L),hoặc mức đầu tư các yếu tố chi phí
c, Để đánh giá hiệu quả kinh tế thường dựa vào 2 hệ thống chỉ tiêu chính là: hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế (MPS) và hệ thống tài
khoản quốc gia (SNA) Tuy nhiên hiện nay người ta chủ yếu dùng hệ thốngtài khoản quốc gia SNA
- Giá trị sản xuất (GO): là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các loạisản phẩm của một đơn vị sản xuất, trong một thời gian xác định
GO = ∑(Qi*Pi) Trong đó: Qi: Lượng sản phẩm loại i
Pi: Đơn giá sản phẩm loại I
Trong điều kiện sản xuất có sản phẩm phụ thì công thức tính là:
GO =
n
i 1 QiPi + qi pi Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm của các loại i
Pi: Đơn giá sản phẩm chính loại i
qi: Khối lượng sản phẩm phụ loại i
pi: Đơn giá sản phẩm phụ loại i
Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ khoản chi phí vật chất (không tínhphần khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trongmột kỳ sản xuất cố định
IC = ∑Cj
Trong đó Cj: là khoản chi phí thứ j trong chu kỳ sản xuất
- Giá trị gia tăng (VA): Là chênh lệch giữa giá trị hàng hoá được sảnxuất và chi phí nguyên liệu, phụ tùng để sản xuất ra hàng hoá đó Giá trị giatăng bao gồm phần tiền lương, lãi tiền vay và lợi nhuận mà hãng hay ngànhcộng thêm vào giá thành của đầu ra
VA = GO – IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập của người sản xuất baogồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận của sản xuất trong một chu kỳsản xuất
Trang 16MI = VA – (A+T)
Trong đó: A: Giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ
T: Thuế tái sinh cần đóng góp cho nhà nước
Nhà nước bãi bỏ thuế tái sinh đối với chăn nuôi lợn, bởi vậy:
MI =VA – A
- Khấu hao tài sản cố định là giá trị của tài sản cố định bị hao mòntrong quá trình sản xuất sản phẩm, được trích ra để đưa vào chi phí sản xuấthàng năm
- Lợi nhuận (Pr): là phần lãi ròng thu nhập hỗn hợp của một chu kỳsản xuất kinh doanh
Trang 17PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Chọn điểm nghiên cứu
Căn cứ vào tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở xã và cơ cấu hình thức
tổ chức chăn nuôi lợn ở hộ Căn cứ vào yêu cầu nghiên cứu của đề tài, chúngtôi đã tiến hành điều tra các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn 2 thôn: Tây Hồ vàĐậu Vinh là những thôn có quy mô chăn nuôi lớn và khá lớn trên địa bàn xã
Thôn Tây Hồ: Là thôn phát triển chăn nuôi lợn thịt mạnh nhất trongtoàn xã (Điều tra 30 mẫu gồm: 10 hộ khá, 10 nghèo và 10 hộ trung bình)
Thôn Đậu Vinh: Là thôn phát triển kinh tế thuần nông, chủ yếu làtrồng trọt và chăn nuôi nên đa số các hộ nuôi theo phương thức kết hợp.(Điều tra 30 mẫu gồm: 10 hộ khá, 10 nghèo và 10 hộ trung bình)
3.2 Phương pháp thu thập thông tin
- Thông tin thứ cấp
+ Cấp huyện: Báo cáo kinh tế xã hội của huyện, niên giám thống kêcủa các cấp, báo cáo của cơ quan chuyên ngành về chăn nuôi nhằm tìm hiểutình hình chăn nuôi của huyện, các chính sách, chương trình phát triển chănnuôi cho các xã
+ Cấp xã: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã, các tàiliệu về sản xuất chăn nuôi lợn và các văn bản chính sách phát triển của xã
về phát triển chăn nuôi lợn nhằm tìm hiểu về tình hình chăn nuôi của xã,diễn biến đàn lợn, quy mô, số hộ nuôi lợn qua các năm
+ Các thông tin thu thập trên đài báo, internet, các tạp chí, các quyểnluận án, luận văn nhằm tìm hiểu về tổng quan vấn đề nghiên cứu
- Thông tin sơ cấp:
+ Phỏng vấn người am hiểu: Thu thập thông tin từ cán bộ khuyếnnông, các cán bộ thú y xã để tìm hiểu về thực trạng chăn nuôi lợn của xã vàcác yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn ở các nônghộ
+ Thảo luận nhóm: bao gồm 1 nhóm 10 người tham gia vào hoạt độngchăn nuôi lợn để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tếtrong chăn nuôi lợn, tình hình sử dụng thức ăn, mức độ sử dụng thức ăn chochăn nuôi nhằm kiểm tra lại các thông tin điều tra được và xác định ý kiến
Trang 18của người dân về hoạt động chăn nuôi lợn ở xã.
+ Phỏng vấn hộ: phỏng vấn bán cấu trúc 60 hộ gồm: 20 hộ khá, 20 hộtrung bình và 20 hộ nghèo để điều tra về tình hình chăn nuôi lợn của xã DiễnPhong như: quy mô, loại giống, chi phí sản xuất, tổng thu nhập, và tìm hiểucác yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn của các nhómhộ
3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập đã được mã hoá và xử lý trên máy vi tính bằngphần mềm Excel
Trang 19PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình cơ bản của xã Diễn Phong
4.1.1 Vị trí địa lý và địa hình
Diễn Phong là xã nằm ở vị trí trung tâm của Huyện Diễn Châu, gầnquốc lộ 1A, cách thành phố Vinh 45km về phía Bắc, do đó việc lưu thônghàng hoá rất thuận tiện
Phía Đông giáp với xã Diễn Mỹ và Biển Đông, phía Tây giáp với xãDiễn Hồng và huyện Yên Thành, phía Bắc giáp với Diễn Yên và huyệnQuỳnh Lưu, phía Nam giáp với xã Diễn Vạn Tổng diện tích đất tự nhiêncủa xã là 411,51ha [15]
Diễn Phong nằm ở khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đaimàu mỡ nên cũng khá thuận lợi cho việc sản xuất nhiều loại cây lương thực
và cây hoa màu khác nhau
Toàn xã có 7 thôn là: Đậu Vinh, Nha Nghi, Dương Tiên, Đông Tác,Dương Đông, Dương Đoài và Tây Hồ Xã có ba thôn giáp với sông VáchBắc, tuy nhiên giao thông đường thuỷ ở đây không phát triển Nằm sát sôngrất thuận lợi cho công tác thuỷ lợi phục vụ cho phát triển nông nghiệp KhuChợ Dàn gần với nhiều nhà máy xí nghiệp thuận lợi cho buôn bán
4.1.2 Về khí hậu thời tiết
Khí hậu thời tiết của xã mang tính chất chung của thời tiết huyện DiễnChâu là nằm trong khu vực nhiệt đới, nóng ẩm, quanh năm có gió mùa, nhậnđược nguồn năng lượng rất lớn của mặt trời Cân bằng bức xạ quanh năm đạtđến 75 Kcalo/cm2/năm Mùa hè có tháng đến 200 giờ nắng Mùa đôngkhông kém 70 giờ Độ ẩm bình quân trong năm từ 80-100%
Do ở vào vị trí địa lý như đã nói trên, khí hậu Diễn Phong hình thànhhai mùa rõ rệt : mùa nóng và mùa lạnh phù hợp với hai thời kỳ xâm nhậpcủa gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam
Vào mùa nóng, tiết trời nóng nực, nhiệt độ trung bình là 300C có khilên tới 40oC Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch Gió Lào xuấthiện trong mùa này làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp củangười dân [15]
Trang 20Vì nằm gần biển đông nên mỗi năm người dân nơi đây chịu ảnhhưởng rất lớn từ các cơn bão Mùa mưa bão thường bắt đầu từ tháng 5 đếntháng 9 dương lịch, về mùa này có những đợt bão và áp thấp nhiệt đới vớicường độ mạnh kèm theo mưa lớn gây ra không ít những khó khăn chongười dân và đặc biệt làm gián đoạn mùa vụ Nên hoạt động sản xuất nôngnghiệp ở đây mang tính thời vụ sâu sắc, cụ thể là có hai vụ mùa chính: ĐôngXuân và Hè Thu.
Vào mùa lạnh, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 dương lịch Mùa nàythường có gió mùa đông bắc gây ra mưa phùn có thể kéo dài 3-4 ngày, mặc
dù lượng mưa không đáng kể Tuy lượng mưa ít nhưng bầu trời lại nhiềumây, về sáng nhiều ngày có sương mù u ám đến 9h hoặc 10h mới tan Mùanày sâu hại dễ phát sinh làm ảnh hưởng đến sản xuất vụ đông- xuân và xuân-hè
Nhìn chung, điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng
và phát triển các loại cây trồng Tuy nhiên, do xã nằm ở vùng khí hậu nhiệtđới gió mùa nên chịu nhiều ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, dông, bão…gây những trở ngại nhất định trong đời sống và sản xuất của người địaphương Đồng thời cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động chăn nuôi củangười dân như làm vật nuôi bị mắc bệnh, chết… hay mất mùa ảnh hưởngđến nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi trong toàn xã
4.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế
Mặc dù có vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho việc phát triển cácngành nghề dịch vụ và phi nông nghiệp khác, tuy nhiên hoạt động sản xuấtchính ở đây vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, với tổng thu nhập từ ngànhnông nghiệp năm 2010 ước đạt 26tỷ đồng chiếm 45,2% tổng thu nhập toàn
xã với 85% dân cư sống bằng sản xuất nông nghiệp, 15% ngành nghề dịch
vụ và buôn bán nhỏ
Về trồng trọt, cây trồng chủ lực của địa phương là trồng lúa và cây hoamàu như: lạc, dưa hấu, bí…, với năng suất bình quân của lúa đạt 6.8 tấn/ha,lạc trồng 1 đến 2 vụ/năm với năng suất bình quân đạt 2 tấn/ha Đặc biệt trên địabàn xã có hợp tác xã sản xuất và cung cấp giống nên 100% nông dân đã sử
Trang 21dụng giống lúa Hải Phong và QU14 và đưa vào các giống mới nên năng suất
đã được tăng lên và góp phần giúp ổn định đời sống của người dân
Về chăn nuôi, tính đến thời điểm cuối năm 2010 tổng đàn trâu, bò là
559 con, giảm 44 con so với năm 2009 ; Tổng đàn lợn toàn xã là 3872 con(trong đó, đàn lợn thịt là 2185 con, đàn lợn nái 1104 con) giảm 583 con sovới năm 2009, đàn gia cầm khoảng 16000 con Tuy nhiên, trong những nămgần đây trên địa bàn xã nói riêng và huyện Diễn Châu nói chung dịch bệnhliên tục xảy ra, do vậy về quy mô chăn nuôi đang có xu hướng giảm Đây thật
sự là khó khăn rất lớn cho người chăn nuôi
Về nuôi trồng thuỷ sản, toàn xã có diện tích ao hồ khoảng 13 ha; sảnlượng cá thu hoạch trong năm 2009 ước đạt 8 tấn
Về công nghiệp xây dựng và dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụđang trên đà phát triển, nhất là ở các trục đường chính của xã Tổng thu từhoạt động nay ước đạt trên 22 tỷ đồng (2010), so với năm 2009 đạt 118%.Các ngành nghề truyền thống ở địa phương như nghề mộc, nề, thợ rèn…đang được tiếp tục duy trì và phát triển
Bảng 3: Các hoạt động kinh tế trên địa bàn
Hạng mục Diện tích
(ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (tấn)
Thành tiền(tr.đ)
Trang 22II CHĂN NUÔI
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế hàng năm của xã, năm 2010)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, thu nhập từ trồng trọt là rất lớn và manglại hiệu quả kinh tế cao Việc sản xuất nông nghiệp ở đây không chỉ cungcấp đủ nhu cầu cho người dân trong xã, mà còn cung ứng ra thị trường ngoàitỉnh, nhất là các sản phẩm từ rau màu và các cây có giá trị như dưa hấu, lạc
Hiệu quả kinh tế từ ngành trồng trọt cao là do đất đai ở đây khá màu
mỡ, đồng thời người dân áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất từ các
dự án của tỉnh đưa về
Chăn nuôi là một trong những ngành có tiềm năng để phát triển, tuynhiên hiệu quả kinh tế từ ngành chăn nuôi của xã trong năm 2010 còn thấp.Nhất là chăn nuôi lợn thịt
Về thủy sản, công nghiệp xây dựng - dịch vụ và ngành xuất khẩu laođộng vẫn đang phát triển và đạt hiệu quả càng cao qua mỗi năm Nhữngngành này đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của Diễn Phong góp phầnvào sự phát triển chung của huyện
Tình hình xã hội:
Bảng 4: Tình hình dân số và lao động của xã Diễn Phong
Tổng số dân Người 4609 100 4673 100 4754 100
Hộ nông nghiệp Hộ 1180 92,70 1187 92.30 1196 92,33
Trang 23Hộ phi NN Hộ 93 7,30 99 7,70 99 7,67Tổng số lao động Hộ 3508 100 3542 100 3569 100Bình quân nhân
Nguồn: Thống kê xã Diễn Phong
Qua bảng số liệu trên ta thấy xã Diễn Phong có một nguồn nhân lựckhá dồi dào với tổng số dân là 4754 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là1,7% Dân cư phân bố tương đối đồng đều, trung bình mỗi hộ có 4,36 khẩu,3,27 lao động Trong mấy năm gần đây tổng số hộ có tăng nhưng khôngđáng kể, cụ thể là: năm 2010 so với năm 2008 số hộ tăng lên 18 hộ tươngứng 1,56% Số hộ sản xuất nông nghiệp và hộ phi nông nghiệp cũng có sựdao động nhẹ và vẫn đang ở mức cao Do Diễn Phong là một xã thuần nôngnên số hộ phi nông nghiệp ít và chưa có xu hướng tăng lên
Về đời sống dân cư, trong những năm qua đời sống dân cư ở xã DiễnPhong đã có thay đổi rõ nét, mức thu nhập bình quân thu nhập đầu người đạt12,5 triệu đồng/người/năm, so với năm 2009 tăng 194.900đ/ người/ năm.Toàn xã có 111 hộ nghèo chiếm 9,79% tổng số hộ và 183 hộ cận nghèochiếm tỷ lệ 16,49%
Tóm lại, các điều kiện tự nhiên ở Diễn Phong rất thuận lợi cho việcphát triển kinh tế xã hội của địa phương Tuy nhiên, trong những năm gầnđây do thời tiết, khí hậu, dịch bệnh… mà tình hình chăn nuôi của xã có xuhướng giảm, nhất là chăn nuôi lợn, vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việcphát triển kinh tế của người dân Do đó họ thường chú trọng và trồng trọthơn là chăn nuôi Mặc dù vậy nhưng xã cũng đã có những đóng góp đáng kểvào sự phát triển chung của huyện Diễn Châu
4.2 Tình hình chăn nuôi lợn thịt tại xã
4.2.1 Kết quả chăn nuôi lợn của xã Diễn Phong qua các năm
Trong những năm qua vừa thực hiện chủ trương chính sách của Đảng
và Chính phủ, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Trang 24nông thôn, tình hình chăn nuôi của xã đã có nhiều sự thay đổi đáng kể, đưachăn nuôi dần trở thành ngành nghề chính thúc đẩy phát triển nông thôn nhưđóng góp 53,7% vào tổng GDP, giải quyết việc làm cho 35,2% tổng số laođộng trong toàn xã và tăng thu nhập cho người dân Tuy nhiên, trong một sốnăm trở lại đây, tình hình chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn của xã cónhiều biến động về số lượng và sản lượng
Bảng 5: Tình hình chăn nuôi lợn của xã Diễn Phong qua các năm
Nguồn: Số liệu thống kê xã
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số lượng đàn lợn trên địa bàn toàn
xã giảm dần qua các năm, cụ thể là năm 2008 tổng số lượng đàn lợn là4381con, đến năm 2010 giảm xuống còn 3289 con Trong đó số lượng đànlợn thịt năm 2008 là 3205 con, chiếm tỷ lệ 73,1% giảm còn 2185 con với tỷ
lệ còn 69.5% vào năm 2010 Như vậy, năm 2008 so với năm 2010 giảm 920con trong vòng 2 năm
Cùng với sự giảm số lượng đàn lợn thì sản lượng và tổng thu nhậptrong hoạt đông chăn nuôi lợn thịt cũng giảm theo, cụ thể là sản lượng lợnhơi xuất chuồng trong toàn xã năm 2008 là 240,4 tấn xuống còn 201,6 tấn
Trang 25vào năm 2010 Như vậy, từ năm 2008 đến 2010, mỗi năm giảm bình quânkhoảng trên 15 tấn thịt.
Việc giảm về sản lượng và số lượng đàn lợn thịt của xã Diễn Phong là
do quy mô chăn nuôi của hộ còn nhỏ, chủ yếu là chăn nuôi tận dụng, chănnuôi công nghiệp mặc dù đang có xu thế phát triển mạnh nhưng còn chiếm
tỷ trọng thấp, đồng thời tình hình, giá cả dịch bệnh diễn biến phức tạp làmảnh hưởng đến tâm lý của người chăn nuôi trong toàn xã
Mặc dù có sự giảm về số lượng và sản lượng đàn lợn thịt, số hộ chănnuôi lợn thịt thì cũng có sự tăng giảm nhưng không đáng kể Đối với hộ khá
và hộ trung bình thì số lượng hộ nuôi lợn tương đối ổn định qua các năm.Năm 2008, có 390 hộ khá tham gia hoạt động chăn nuôi lợn thịt chiếm tỷ lệ35,2% đến năm 2010 có 388 hộ chiếm tỷ lệ 37.2% Và hộ trung bình là 530
hộ chiếm tỷ lệ 47,9 % trong năm 2008, đến năm 2010 giảm đi 5 hộ xuốngcòn 525 hộ, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số hộ chăn nuôi lợn thịtnăm 2010
Đối với hộ nghèo thì tất cả các hộ đều có hoạt động chăn nuôi lợn thịt.Năm 2008, toàn xã có 143 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 12,9% tổng số hộ chăn nuôilợn, đến năm 2010 giảm còn 111 hộ nghèo và tất cả các hộ này đều chănnuôi lợn thịt chiếm tỷ lệ 10,8% trong tổng số hộ chăn nuôi lợn thịt
Nhìn chung, tình hình chăn nuôi lợn của xã Diễn Phong trong một sốnăm trở lại đây giảm sút nghiêm trọng về số lượng, sản lượng và cả về thunhập Điều đó cũng cho chúng ta thấy được việc phát triển chăn nuôi đàn lợncủa xã chưa đúng hướng, công tác thú y chưa được chú trọng và hiệu quảkinh tế trong chăn nuôi lợn cũng không cao Vì vậy, đây là một điều đòi hỏichính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển đàn lợntrong toàn xã nhằm góp phần đưa chăn nuôi trở thành ngành chính thức thúcđẩy phát triển kinh tế cho người dân nói riêng và của xã nói chung
4.2.2 Diễn biến tình hình chăn nuôi lợn thịt tại hai thôn qua các năm
Nuôi lợn vốn là nghề truyền thống và phổ biến đối với người dân xãDiễn Phong Đa số các hộ nuôi lợn đều cho rằng chăn nuôi lợn là để tậndụng nguồn lao động nhàn rỗi trong gia đình đặc biệt là người già và trẻ em,
Trang 26tận dụng thức ăn dư thừa và phụ phế phẩm của ngành trồng trọt, tận dụngphân chuồng bón cho ruộng.
Bảng 6: Diễn biến tình hình chăn nuôi lợn thịt tại hai thôn Đậu Vinh và Tây Hồ
SL
(con/năm)
Số hộ CN
Quy mô BQ (con/lứa)
SL (con/năm)
Số hộ CN
Quy mô BQ (con/lứa)
Nguồn: Số liệu thống kê
Qua bảng thống kê trên ta thấy, số lượng đàn lợn thịt của hai thôn có
sự chênh lệch khá rõ rệt Giai đoạn từ năm 2006 – 2008 tốc độ tăng trưởngđàn lợn của 2 thôn khá nhanh, cụ thể là năm 2006 số lượng đàn lợn thịt tạithôn Tây Hồ là 463 con với quy mô 3,22 con/ lứa, đến năm 2008 tăng lên
788 với quy mô là 4,78 con/lứa Còn đối với thôn Đậu Vinh, số lượng đàntăng lên từ 538 con trong năm 2006 lên 756 con vào năm 2008 tương ứngvới quy mô tăng từ 3,15 con lên 4,20 con/ lứa Ở giai đoạn này có sự tăngtrưởng như vậy là do có được chính sách hỗ trợ xóa đói giảm nghèo về thú
y, vốn…của các dự án và của huyện đưa về xã như: cải tạo đàn lợn, chươngtrình nuôi lợn siêu nạc…, chú trọng hơn vào công tác phát triển chăn nuôi,đặc biệt là chăn nuôi gia súc nhỏ Công tác khuyến nông cũng được tăngcường và mở rộng, kết hợp với các lớp tập huấn, xây dựng mô hình trìnhdiễn, tổ chức các chuyến tham quan học hỏi kinh nghiệm… góp phần khôngnhỏ vào thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn tại xã
Tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 2008-2010, tốc độ tăng trưởng đànlợn giảm xuống Đặc biệt là tại thôn Đậu Vinh, số lượng đàn lợn thịt giảm từ
756 con năm 2008 xuống còn 525 con vào cuối năm 2010, tương ứng vớiquy mô bình quân giảm từ 4,20 con/lứa xuống còn 2,97 con/lứa Như vậy,mỗi năm giảm bình quân khoảng gần 120 con
Trang 27Nguyên nhân về việc giảm số lượng rất lớn ở thôn Đậu Vinh tronggiai đoạn từ năm 2008-2010 trước hết là do ảnh hưởng của dịch lở mồmlong móng trong toàn xã đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hộ chănnuôi lợn thịt trong toàn xã
Ngoài ra, tình hình dịch bệnh trong nước diễn biến phức tạp, nhất làbệnh tai xanh Mặc dù bệnh này không xảy ra trên địa bàn toàn xã nhưng đãlàm ảnh hưởng lớn đến giá cả thị trường lợn hơi trong và ngoài xã Giá cảđầu ra bấp bênh cộng thêm chi phí thức ăn cao và sức tiêu thụ giảm đã làmcho hiệu quả kinh tế của người dân trong chăn nuôi lợn thịt thấp và thậm chícòn lỗ Điều này đã tác động rất lớn vào tâm lý người dân làm cho họ khôngdám nuôi lợn với quy mô lớn Hiệu quả kinh tế thấp, họ không có vốn đểđầu tư cho các lứa tiếp theo nên số lượng đàn lợn thịt đã giảm đáng kể tronggiai đoạn 2008-2010
Còn ở thôn Tây Hồ thì số lượng đàn lợn có giảm nhưng không đáng
kể, cụ thể là trong vòng 2 năm số lượng đàn lợn thịt chỉ giảm từ 788 conxuống còn 704 con với quy mô bình quân giảm từ 4,78 con/lứa xuống 4,35con/lứa
Mặc dù, người dân chăn nuôi lợn ở thôn Tây Hồ cũng bị ảnh hưởngcủa tình hình dịch bệnh và giá cả đầu vào, đầu ra nhưng số lượng đàn lợnthịt giảm không đáng kể do ở thôn có sự liên kết giữa các hộ gia đình chănnuôi lợn thịt về vốn và nhất là thức ăn công nghiệp nhằm xóa đói giảmnghèo, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân Ở thôn này, các hộ gia đìnhchăn nuôi lợn được sự giúp đỡ của một tư nhân bán thức ăn công nghiệp bỏvốn ra để cung cấp thức ăn công nghiệp cho các hộ trong thôn cho đến khihoàn thành một lứa lợn sẽ hoàn trả số vốn đã mua vào Do đó, ở thôn nàycác hộ gia đình chăn nuôi lợn chủ yếu là cho ăn các loại thức ăn công nghiệpnên hiệu quả đạt được cao hơn so với thôn Đậu Vinh
Về số hộ chăn nuôi tại hai thôn có sự dao động nhẹ, nhìn chung làtương đối ổn định ở thôn Tây Hồ, chỉ dao động từ 48 đến 55 hộ Còn ở thônĐậu Vinh thì biến động trong khoảng từ 57 đến 60 hộ Sở dĩ số hộ chăn nuôilợn ít có sự thay đổi là do đa số người dân chăn nuôi chủ yếu là sản xuấtnông nghiệp nên tận dụng được thức ăn thừa, thức ăn thô xanh từ ngành