1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại công ty TNHH Linh Phương

111 665 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 2,43 MB

Nội dung

Các khoản phải thu của doanh nghiệp bao gồm: phải thu khách hàng, phải thunội bộ, thuế GTGT được khấu trừ, phải thu khác, dự phòng phải thu khó đòi, trong đóphải thu khách hàng là khoản

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

Bốn năm ngồi trên ghế giảng đường cùng khoảng thời gian thực tập tại công tyTNHH Linh Phương đã cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu Đến nay,khóa luận tốt nghiệp với mảng đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kếtoán công nợ tại công ty TNHH Linh Phương” đã hoàn thành và không thể thiếu sựgiúp đỡ tận tình của quý thầy cô, quý cơ quan cùng sự quan tâm của bạn bè và giađình.

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến quý thầy cô giáogiảng dạy tại trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế trong suốt thời gian qua đã truyềnđạt những kiến thức quý báu nhất cho tôi Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô-Thạc sĩ Phạm Thị Bích Ngọc, người đã trực tiếp theo dõi và hướng dẫn tốt hoàn thànhkhóa luận này một cách tốt nhất

Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo của công ty TNHH LinhPhương đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại công ty cùng đội ngũ anh chị nhânviên luôn nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm quý báu

Cuối cùng xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, chia sẽ, ủng hộtôi trong suốt khoảng thời gian học tập cũng như hoàn thiện khóa luận này

Với khoảng thời gian có hạn, kế toán công nợ lại là một mảng rất rộng nên việctìm hiểu hết còn hơi khó khăn Bên cạnh đó trình độ của bạn thân còn hạn chế, cho nênluận văn này không tránh khỏi những sai sót nhất định Rất mong nhận được sự thôngcảm và góp ý của thầy cô giáo

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

I.1 Lí do chọn đề tài 1

I.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

I.3 Đối tượng nghiên cứu 1

I.4 Phạm vi nghiên cứu 1

I.5 Phương pháp nghiên cứu 2

I.6 Nội dung nghiên cứu 2

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3

1.1 Một số lí luận liên quan đến kế toán công nợ 3

1.2 Giới thiệu các phần hành liên quan đến kế toán công nợ 3

1.2.1 Kế toán các khoản phải thu 3

1.2.1.1 Khái niệm khoản phải thu 3

1.2.1.2 Nguyên tắc kế toán các khoản phải thu 3

1.2.1.3 Nhiệm vụ kế toán các khoản phải thu 4

1.2.2 Các khoản phải trả 4

1.2.2.1 Khái niệm khoản phải trả 4

1.2.2.2 Nguyên tắc kế toán các khoản phải trả 5

1.2.2.3 Nhiệm vụ kế toán các khoản phải trả 5

1.3 Vai trò của kế toán công nợ 6

1.4 Nội dung của công tác tổ chức kế toán khoản phải thu, khoản phải trả 6

1.4.1 Kế toán phải thu 6

1.4.1.1 Kế toán phải thu khách hàng 6

1.4.1.2 Kế toán các khoản tạm ứng 13

Trang 4

1.4.1.3 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ 15

1.4.1.4 Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi 21

1.4.1.5 Kế toán phải thu khác 23

1.4.1.6 Kế toán cầm cố, kí quỹ, kí cược 27

1.4.2 Kế toán phải trả 30

1.4.2.1 Kế toán phải trả người bán 30

1.4.2.2 Kế toán thuế và khoản phải nộp Nhà nước 34

1.4.2.3 Kế toán các khoản phải trả công nhân viên 37

1.4.2.4 Kế toán phải trả khác 40

CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH LINH PHƯƠNG 43

2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Linh Phương 43

2.1.1 Tổng quan về công ty 43

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 43

2.1.1.2 Chức năng, lĩnh vực kinh doanh 43

2.1.1.3 Công tác tổ chức của công ty 44

2.1.1.4 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 44

2.1.2 Tình hình nguồn lực của công ty 45

2.1.2.1 Tình hình lao động của công ty năm 2014 45

2.1.2.2 Tình hình sản xuất và nguồn vốn năm 2014 46

2.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2014 49

2.2 Đặc điểm kế toán công nợ của công ty TNHH Linh Phương 50

2.2.1 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 50

2.2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán 50

2.2.1.2 Chế độ kế toán 52

2.2.1.3 Hình thức kế toán được áp dụng 52

2.2.2 Đặc điểm khoản phải thu của công ty 54

2.2.3 Đặc điểm khoản phải trả của công ty 54

2.2.4 Tổ chức kế toán công nợ tại công ty TNHH Linh Phương 54

2.2.4.1 Hệ thống chứng từ 54

Trang 5

2.2.4.2 Tài khoản sử dụng 55

2.2.4.3 Hệ thống sổ sách 56

2.3 Thực trạng công tác kế toán tại công ty TNHH Linh Phương 56

2.3.1 Kế toán nợ phải thu 56

2.3.1.1 Các khoản nợ phải thu phát sinh tại công ty 56

2.3.1.2 Kế toán khoản phải thu khách hàng 57

2.3.1.3 Kế toán khoản tạm ứng 63

2.3.1.4 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ 69

2.3.1.5 Kế toán phải thu khác 72

2.3.2 Kế toán nợ phải trả 76

2.3.2.1 Các khoản nợ phải trả phát sinh tại công ty 76

2.3.2.2 Kế toán phải trả người bán 76

2.3.2.3 Kế toán phải trả công nhân viên 81

2.3.2.4 Kế toán thuế phải nộp cho nhà nước 86

2.3.2.5 Kế toán phải trả khác 90

CHƯƠNG 3- BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH LINH PHƯƠNG 93

3.1 Đánh giá công tác kế toán tại công ty 93

3.1.2 Ưu điểm 93

3.1.3 Nhược điểm 95

3.1.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty 97

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101

III.1 Kết luận 101

III.2 Kiến nghị 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

Trang 6

Sơ đồ 1.1: kế toán phải thu khách hàng 8

Sơ đồ 1.2: kế toán khoản tạm ứng 14

Sơ đồ 1.3: kế toán thuế GTGT được khấu trừ 16

Trang 7

Sơ đồ 1.4: kế toán dự phòng phải thu khó đòi 22

Sơ đồ 1.5: Kế toán phải thu khác 24

Sơ đồ 1.6: kế toán cầm cố, kí quỹ, kí cược ngắn hạn 28

Sơ đồ 1.7: kế toán phải trả người bán 31

Sơ đồ 1.8: kế toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 35

Sơ đồ 1.9: kế toán phải trả cho công nhân viên 38

Sơ đồ 1.10: kế toán phải trả khác 41

Sơ đồ 2.1: sơ đồ tổ chức của công ty 44

Sơ đồ 2.2: tổ chức bộ máy kế toán 51

BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH Linh Phương qua 3 năm 2012-2014 47

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Linh Phương qua 3 năm (2013-2014) 49

Trang 8

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀI.1 Lí do chọn đề tài

Đối với bất kì một nền kinh tế nào, việc tổ chức công tác kế toán một cách hợp

lí có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt để thực hiện tốt việc quản lí kinh tế ở doanhnghiệp Tổ chức công tác kế toán tốt là điều kiện để phát huy đầy đủ các chức năngnghiệp vụ của kế toán và giảm chi phí tới mức thấp nhất

Và đối với công tác kế toán nợ phải thu- nợ phải trả tại doanh nghiệp nói riêngcần phải nắm vững nội dung và cách quản lí nhằm tránh hao hụt ngân sách, điều chỉnhtình hình tài chính, chủ động trong các cuộc giao dịch, duy trì tốt mối quan hệ với đốitác, đảm bảo không vi phạm pháp luật…phát triển được các mối quan hệ trong vàngoài doanh nghiệp Mặt khác căn cứ vào tình hình nợ phải thu- nợ phải trả ta có thểđánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp về khả năng thanh toán, khả nănghuy động vốn, tình hình chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn

Vì vậy kế toán công nợ là một phần hành kế toán quan trọng không thể thiếutrong doanh nghiệp Đối với công ty TNHH Linh Phương, bộ phận kế toán công nợđược xem là một bộ phận khá quan trọng, giúp cho công ty xem xét và đưa ra đượcnhững chính sách mua, bán chịu phù hợp Từ tính cấp thiết này nên trong quá trình họchỏi và thực tập tại công ty, tôi đã quyết định chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp hoànthiện công tác kế toán công nợ tại công ty TNHH Linh Phương”

I.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu công tác kế toán công nợ tại công ty TNHH Linh Phương

- Nhận xét, đánh giá công tác kế toán tại công ty

- Đưa ra một số góp ý nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại công ty

I.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nghiệp vụ kế toán liên qua đến khoảnphải thu, phải trả tại công ty thông qua các chứng từ sổ sách, bảng cân đối kế toán, báocáo kết quả kinh doanh và các thông tin liên quan thu thập được tại công ty trong suốtthời gian thực tập

I.4 Phạm vi nghiên cứu

Về mặt không gian: tập trung tìm hiểu tại phòng kế toán công ty TNHH Linh Phương

1

Trang 9

Về mặt thời gian: tiến hành nghiên cứu tình hình kế toán công nợ tại công tytrong tháng 12 năm 2014.

I.5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành tốt khóa luận này một số phương pháp được áp dụng như

 Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp nghiên cứu: Tìm hiểu, nghiên cứu các quy định của pháp luật vềcông tác kế toán, các quy định của công ty về nợ phải thu- nợ phải trả

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn một vài nhân viên để thu thập thông tincần thiết về cái nhìn khách quan trong công tác kế toán công nợ tại công ty

- Phương pháp quan sát: Quan sát công việc diễn ra hằng ngày tại công ty

 Phương pháp xử lí số liệu

- Phương pháp so sánh: Đối chiếu với các quy định, hướng dẫn của pháp luậtvới thực trạng công tác kế toán tại công ty, so sánh các sổ sách chứng từ để xem xéttính hợp lệ, hợp lí

- Phương pháp phân tích số liệu: Xử lí số liệu thu thập được bằng các công thứctoán học để xem xét sự biến động

- Phương pháp tổng hợp số liệu: Tập trung và hệ thống hóa những tài liệu đãthu thập được

- Phương pháp hạch toán kế toán: Sử dụng các phương pháp như phương pháp đốiứng tài khoản, phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán

I.6 Nội dung nghiên cứu

Ngoài mở đầu và kết luận nội dung bài khóa luận bao gồm ba phần

Phần 1: Đặt vấn đề

Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Phần 3: Kết luận và kiến nghị

Trang 10

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU1.1 Một số lí luận liên quan đến kế toán công nợ

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc phát sinh các mối quan hệ thanhtoán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân là rất nhiều Căn cứ vàonội dung kinh tế, các nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp bao gồm các khoảnphải thu, các khoản phải trả Kế toán các khoản phải thu, các khoản phải trả gọi là kếtoán công nợ Kế toán công nợ là một bộ phận quan trọng của doanh nghiệp, giúpdoanh nghiệp theo dõi một cách chi tiết, đầy đủ các khoản phải thu, phải trả diễn raliên tục trong suốt quá trình hoạt động

1.2 Giới thiệu các phần hành liên quan đến kế toán công nợ

1.2.1 Kế toán các khoản phải thu

1.2.1.1 Khái niệm khoản phải thu

Các khoản phải thu là một loại tài sản của công ty tính dựa trên tất cả các khoản

nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà các con nợ haykhách hàng chưa thanh toán cho công ty Các khoản phải thu được kế toán của công tyghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ công tychưa đòi được, tính cả các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán

Các khoản phải thu của doanh nghiệp bao gồm: phải thu khách hàng, phải thunội bộ, thuế GTGT được khấu trừ, phải thu khác, dự phòng phải thu khó đòi, trong đóphải thu khách hàng là khoản phải thu chiếm vị trí quan trọng trong tổng giá trị tài sảncủa doanh nghiệp, vì vậy việc theo dõi khoản mục này có ý nghĩa quan trọng

1.2.1.2 Nguyên tắc kế toán các khoản phải thu

Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từngnội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi chéptheo từng lần thanh toán Thường xuyên kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ, tránh tình trạng

bị chiếm dụng vốn hoặc dây dưa Những đối tượng có quan hệ giao dịch thường xuyênhoặc có số dư nợ lớn thì định kì hoặc cuối tháng kế toán cần kiểm tra đối chiếu từngkhoản nợ, có thể yêu càu đối tượng xác nhận nợ phải thu bằng văn bản

Trang 11

Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp vềmua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư.

Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hoá, BĐSđầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay (Tiền mặt, séc hoặc đã thu qua Ngân hàng)

Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại cáckhoản nợ, loại nợ có thể trả đúng thời hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng khôngthu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc cóbiện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được

Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo sự thoả thuậngiữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư đã giao, dịch

vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua cóthể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao

1.2.1.3 Nhiệm vụ kế toán các khoản phải thu

Tính toán, ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời và đầy đủ từng khoản nợ phải thutheo từng đối tượng: số nợ phải thu, số nợ đã thu và số nợ còn phải thu Thiết lập tài khoản

“dự phòng phải thu khó đòi” để tính trước khoản lỗ dự kiến về khoản thu khó đòi có thểkhông đòi được trong tương lai nhằm phản ánh giá trị thuần của các khoản phải thu

Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành chế độ quy định về quản lý cáckhoản nợ phải thu Kế toán cần xác minh tại chỗ hoặc yêu cầu xác nhận bằng văn bảnđối với các khoản nợ tồn đọng lâu ngày chưa có khả năng thu hồi được để làm căn cứlập dự phòng phải thu khó đòi về các khoản phải thu này

1.2.2 Các khoản phải trả

1.2.2.1 Khái niệm khoản phải trả

Khoản phải trả là một khoản mục kế toán thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiêpphải trả toàn bộ số nợ ngắn hạn của mình cho các chủ nợ Trong bảng cân đối kế toán,khoản phải trả được gọi là khoản nợ của doanh nghiệp Cũng giống như tài sản, nợ củadoanh nghiệp được chia làm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Nợ dài hạn là các khoản nợ vàcác nghĩa vụ về mặt tài chính khác mà doanh nghiệp phải trả sau một khoảng thời gian

từ một năm trở lên kể từ ngày lập bảng cân đối kế toán

Trang 12

Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong khoảngthời gian từ 1 năm trở xuống Nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả và các khoản nợdài hạn đến hạn trả.

1.2.2.2 Nguyên tắc kế toán các khoản phải trả

Các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp phải được theo dõi chi tiết số nợ phảitrả, số nợ đã trả theo từng chủ nợ

Các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp phải được phân loại thành nợ ngắn hạn

và nợ dài hạn căn cứ vào thời hạn phải thanh toán của từng khoản nợ phải trả

Nợ phải trả bằng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được kế toán chi tiết cho từngchủ nợ, theo chỉ tiêu số lượng, giá trị theo giá qui định

Cuối niên độ kế toán, số dư của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ phải đượcđánh giá theo tỷ giá quy định

Những chủ nợ mà doanh nghiệp có quan hệ giao dịch, mua hàng thường xuyênhoặc có số dư về nợ phải trả lớn, bộ phận kế toán phải kiểm tra, đối chiếu về tình hìnhcông nợ đã phát sinh với từng khách hàng và định kỳ phải có xác nhận nợ bằng vănbản với các chủ nợ

Các tài khoản nợ phải trả chủ yếu có số dư bên Có, nhưng trong quan hệ vớitừng chủ nợ, các Tài khoản 331, 333, 334, 338 có thể có số dư bên Nợ phản ánh số đãtrả lớn hơn số phải trả Cuối kỳ kế toán, khi lập báo cáo tài chính cho phép lấy số dưchi tiết của các tài khoản này để lên hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn” củaBảng Cân đối kế toán

Đối với trường hợp doanh nghiệp thanh toán khoản nợ phải trả cho chủ nợ bằngvật tư, hàng hóa hoặc bù trừ giữa số nợ phải trả và số nợ phải thu của doanh nghiệp,cần phải có đầy đủ các chứng từ hợp pháp hợp lệ như biên bản đối chiếu công nợ, biênbản bù trừ công nợ…

1.2.2.3 Nhiệm vụ kế toán các khoản phải trả

Tính toán, ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời và đầy đủ từng khoản nợ phảitrả theo từng đối tượng: số nợ phải trả, số nợ đã trả và số nợ còn phải trả Theo dõichặt chẽ thời gian trả nợ sắp đến để chủ động chuẩn bị nguồn tài chính phục vụ choviệc thanh toán nợ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành kỉ luật tài chính tín

Trang 13

dụng đối với ngân hàng, kỉ luật thu nộp các khoản thanh toán của doanh nghiệp đối vớicác cơ quan, tổ chức( cơ quan thuế, Kho bạc Nhà nước,…).

Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp phải căn cứ vào khế ước vay dài hạn, nợ dàihạn, kế hoạch trả các khoản nợ dài hạn để xác định số nợ dài hạn đã đến hạn thanhtoán trong niên độ kế toán tiếp theo và chuyển sang nợ dài hạn đến hạn trả Đánh giálại số dư các khoản vay, nợ ngắn và dài hạn có gốc ngoại tệ theo tỉ giá giao dịch bìnhquân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hành Nhà nước Việt Nam công

bố tại thời điểm khóa sổ lập Báo cáo tài chính

1.3 Vai trò của kế toán công nợ

Kế toán công nợ được xem là một phần hành khá quan trọng trong công tác kếtoán của một doanh nghiệp Kế toán công nợ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được tìnhhình tài chính của mình liên quan đến các khoản phải thu, phải trả…

1.4 Nội dung của công tác tổ chức kế toán khoản phải thu, khoản phải trả 1.4.1 Kế toán phải thu

1.4.1.1 Kế toán phải thu khách hàng

 Khái niệm

Phải thu khách hàng là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng vềtiền bán sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ Tài khoản nàycũng được dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB vớingười giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành

Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từngnội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi chéptheo từng lần thanh toán

Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp vềmua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư.Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu

tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay (Tiền mặt, séc hoặc đã thu qua Ngân hàng)

 Chứng từ sử dụng

Chứng từ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng nội dung,phương pháp lập, kí chứng từ theo đúng quy định của pháp luật về luật Kế toán03/2003/QH11

Trang 14

Chứng từ sử dụng gồm hợp đồng kinh tế, Hóa đơn GTGT, hóa đơn thôngthường, phiếu xuất kho, phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng, biên bản bù trừ công

nợ, sổ chi tiết theo dõi các tài khoản…

 Tài khoản sử dụng

Để hạch toán các tài khoản phải thu khách hàng, kế toán sử dụng TK 131- Phảithu khách hàng Tài khoản này phản ánh tình hình tăng, giảm giữa các khoản nợ phảithu của doanh nghiệp với các khoản nợ khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa,TSCĐ…đồng thời phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với ngườigia thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK này như sau:

TK 131- PHẢI THU KHÁCH HÀNG

- Số tiền phải thu của khách hàng về sản

phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư, TSCĐ đã

giao, dịch vụ đã cung cấp và được xác

- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiếtkhấu thương mại cho người mua

SDCK: Số tiền còn phải thu của khách

hàng

(có thể có SD bên có)

Số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiềuhơn số phải thu của khách hàng chi tiếttheo từng đối tượng cụ thể

Trang 15

Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”

 Sơ đồ hạch toán

Sơ đồ 1.1: kế toán phải thu khách hàng

TK531,521,532

TK3331

TK111,112,113

TK139,642 TK331

TK431 TK431

TK111,112

TK711

TK3331 Trả hàng cho đơn vị CKTM, GGHB, HBBTL

Thuế GTGT nếu có Thu nhập do thanh lí

Các khoản chi hộ

Chênh lệch tỉ giá

KH ứng trước hoặc thanh toán tiền

Bù trừ công nợ

Nợ khó đòi xử lí xóa sổ Chênh lệch tỉ giá

TK3331

TK131 “phải thu khách hàng”

TK511

TK635

TK155,156

Trang 16

 Doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư xuất bán,dịch vụ đã cung cấp được xác định là tiêu thụ Kế toán ghi số tiền phải thu của kháchhàng nhưng chưa thu

- Đối với hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuếGTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương phápkhấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa

có thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 131- phải thu khách hàng (tổng giá thanh toán)

Có TK 511- doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331-thuế GTGT phải nộp

- Đối với hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư không thuộc đối tượng chịu thuếGTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toánphản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo tổng giá thanh toán, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

 Căn cứ chứng từ xác nhận số tiền được giảm giá của lượng hàng đã bán chokhách hàng không phù hợp với quy cách, chất lượng hàng hoá ghi trong hợp đồng, nếukhách hàng chưa thanh toán số tiền mua hàng, kế toán ghi giảm trừ số tiền phải thu củakhách hàng về số tiền giảm giá hàng bán:

- Đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán (Giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (Thuế GTGT của hàng giảm giá)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng số tiền giảm giá)

- Đối với hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượngchịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc hàng hoá thuộc đối tượng chịuthuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ nhưng doanh nghiệp nộp thuế GTGT theophương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh số tiền giảm giá hàng bán, ghi:

Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Trang 17

 Số chiết khấu thương mại phải trả cho người mua trừ vào khoản nợ phải thu củakhách hàng, ghi:

Nợ TK 521 - Chiết khấu thương mại

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

 Số chiết khấu thanh toán phải trả cho người mua do người mua thanh toán tiềnmua hàng trước thời hạn quy định, trừ vào khoản nợ phải thu của khách hàng, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Số tiền chiết khấu thanh toán)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

 Nhận tiền ứng trước, trả trước của khách hàng theo hợp đồng bán hàng hoặccung cấp dịch vụ, ghi:

Nợ các TK 111, 112…

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

 Kế toán các khoản phải thu của khách hàng tại đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu:

- Khi trả hàng cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu, căn cứ vào Hóa đơn GTGT xuất trảhàng và các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng

Có TK 156 - Hàng hóa (Giá trị hàng nhập khẩu đã bao gồm các khoảnthuế phải nộp)

Có TK 151 - Hàng mua đang đi đường

- Đối với phí uỷ thác nhập khẩu và thuế GTGT tính trên phí uỷ thác nhập khẩu,căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh doanh thu phí

uỷ thác nhập khẩu, ghi:

Nợ các TK 131, 111, 112… (Tổng giá thanh toán)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

Trang 18

- Đối với các khoản chi hộ cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu liên quan đến hoạt độngnhận uỷ thác nhập khẩu (Phí ngân hàng, phí giám định hải quan, chi thuê kho, thuê bãichi bốc xếp, vận chuyển hàng .), căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị uỷ thác nhập khẩu)

Có các TK 111, 112,

- Khi đơn vị uỷ thác nhập khẩu chuyển trả nốt số tiền hàng nhập khẩu, tiền thuếnhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (Nếu đơn vị uỷ thác nhờnộp hộ vào NSNN các khoản thuế này), và các khoản chi hộ cho hoạt động nhập khẩu

uỷ thác, phí uỷ thác nhập khẩu, căn cứ vào các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ các TK 3331, 3332, 3333,

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị uỷ thác nhập khẩu)

 Trường hợp khách hàng không thanh toán bằng tiền mà thanh toán bằng hàng(Theo phương thức hàng đổi hàng), căn cứ vào giá trị vật tư, hàng hoá nhận trao đổi(Tính theo giá hợp lý ghi trong Hoá đơn GTGT hoặc Hoá đơn bán hàng của kháchhàng) trừ vào số nợ phải thu của khách hàng, ghi:

Trang 19

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Nợ TK 156 - Hàng hoá

Nợ TK 611 - Mua hàng (Trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương phápkiểm kê định kỳ)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

 Trường hợp phát sinh khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu nợ đượcphải xử lý xoá xổ:

Căn cứ vào biên bản xử lý xoá nợ, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Số đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Số chưa lập dự phòng)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Đồng thời, ghi vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoàiBảng Cân đối kế toán) nhằm tiếp tục theo dõi trong thời hạn quy định để có thể truythu người mắc nợ số tiền đó

 Phải thu của khách hàng từ việc thanh lý nhượng bán tài sản cố định, kế toánghi:

- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 131- Tổng giá thanh toán

Có TK 711- Thu nhập khác (chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp

- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Nợ TK 131- Tổng giá thanh toán

Có TK 711- Tổng giá thanh toán

 Cuối niên độ kế toán, số dư nợ phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ đượcđánh giá theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng doNgân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính:

- Nếu tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngânhàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính lớn hơn tỷ giá

Trang 20

đang phản ánh trên sổ kế toán Tài khoản 131 có gốc ngoại tệ thì số chênh lệch tỷ giáhối đoái, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

- Nếu tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngânhàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính nhỏ hơn tỷ giáđang phản ánh trên sổ kế toán Tài khoản 131 có gốc ngoại tệ thì số chênh lệch tỷ giáhối đoái, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

1.4.1.2 Kế toán các khoản tạm ứng

 Khái niệm:

Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho ngườinhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một côngviệc nào đó được phê duyệt Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việc tạidoanh nghiệp Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên (thuộc các bộ phận cungứng vật tư, quản trị, hành chính) phải được Giám đốc chỉ định bằng văn bản

 Chứng từ sử dụng:

- Chứng từ gốc: hóa đơn mua hàng, biên lai thu tiền

- Chứng từ ghi sổ: giấy đề nghị tạm ứng, phiếu thu, phiếu chi, bảng thanh toántạm ứng

 Tài khoản sử dụng:

Để hạch toán tài khoản tạm ứng, kế toán sử dụng TK 141-Tạm ứng Kết cấu vànội dung phản ánh của TK này như sau:

TÀI KHOẢN 141 “TẠM ỨNG”

- Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng

cho người lao động của doanh nghiệp - Các khoản tạm ứng đã được thanh toán- Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại

quỹ hoặc tính trừ vào lương

- Các khoản vật tư sử dụng không hếtnhập lại kho

SD: Số tiền tạm ứng chưa thanh toán

Trang 21

 Sơ đồ hạch toán

Sơ đồ 1.2: kế toán khoản tạm ứng

 Khi tạm ứng tiền mặt hoặc vật tư cho người lao động trong đơn vị, ghi:

Nợ TK 141 - Tạm ứng

Có các TK 111, 112, 152…

 Khi thực hiện xong công việc được giao, người nhận tạm ứng lập Bảng thanhtoán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc đã được ký duyệt để quyết toán khoản tạmứng, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Tạm ứng tiền, vật tư

TK111,334,152

Trang 22

1.4.1.3 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ

TK133 “THUẾ GTGT ĐƯỢC KHẤU TRỪ

- Số thuế GTGT được khấu trừ đầu kì

- Thuế GTGT đầu vào phát sinh

- Thuế GTGT được khấu trừ của hàng

nhập khẩu

- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ

- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vàokhông được khấu trừ

- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa muavào nhưng đã trả lại, được giảm giá

- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại

Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu

trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại

nhưng NSNN chưa hoàn trả

Tài khoản Thuế GTGT được khấu trừ, có 2 tài khoản cấp 2:

Trang 23

- Tài khoản 1331-Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánhthuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng vàosản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theophương pháp khấu trừ thuế.

- Tài khoản 1332-Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: Phản ánh thuếGTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sảnxuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phươngpháp khấu trừ thuế của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư

 Sơ đồ hạch toán

Sơ đồ 1.3: kế toán thuế GTGT được khấu trừ

 Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất, kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu

được hoàn

Thuế GTGT không được hoàn

HMTL, GGHM, CKTM

Trang 24

trừ, mua bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương phápkhấu trừ, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa nhập kho, chi phí thu mua, vậnchuyển, bốc xếp, thuê kho bãi, từ nơi mua về đến nơi doanh nghiệp theo giá thực tếbao gồm giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào và phản ánh thuế GTGT được khấu trừ,ghi:

Nợ TK 152, 153, 156, 211…

Có các TK 111, 112, 331-Tổng giá thanh toán

-Khi mua vật tư, hàng hoá, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinhdoanh hàng hoá, dịch vụ, sửa chữa TSCĐ, đầu tư XDCB thuộc đối tượng chịu thuếGTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, dịch

vụ tính vào chi phí theo giá mua chưa có thuế GTGT, và phản ánh thuế GTGT đầuvào, ghi:

Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642, 241, 142, 242, (Giá mua chưa có thuếGTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 111, 112, 331-Tổng giá thanh toán

-Khi mua hàng hoá giao bán ngay (Thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theophương pháp khấu trừ thuế và doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấutrừ) cho khách hàng (Không qua nhập kho), ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có các TK 111, 112, 331-Tổng giá thanh toán

 Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ, kế toán phản ánh giá trị vật tư,hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (Theo

tỷ giá giao dịch thực tế, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liênngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp

vụ kinh tế), thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp (nếu có), chi phí vậnchuyển, ghi:

Nợ TK 152, 156 - Nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa (Giá chưa có thuế GTGThàng nhập khẩu)

Trang 25

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3332, 3333)

Có TK 111, 112, 331…

Riêng đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu phản ánh như sau:

-Nếu hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá,dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì thuếGTGT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312)

-Nếu hàng hóa nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phươngpháp trực tiếp, hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động văn hóa, phúc lợi được trang trải bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án hoặc quỹ khen thưởng, phúclợi thì thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu được tính vào giá trị vật tư, hàng hoá,TSCĐ mua vào, ghi:

Nợ TK 152, 156 - Nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa (Giá có thuế GTGT và thuếnhập khẩu)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312)

 Trường hợp hàng đã mua và đã trả lại hoặc hàng đã mua được giảm giá

do kém, mất phẩm chất thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừthuế, căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng từ liên quan, kếtoán phản ánh giá trị hàng đã mua và đã trả lại cho người bán hoặc hàng đã mua đượcgiảm giá, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ ghi:

Nợ TK 111, 112, 331 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào của hàng muatrả lại hoặc được giảm giá)

Có các TK 152, 153, 156, 211, (Giá mua chưa có thuế GTGT)

 Đối với vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ mua về dùng đồng thời cho sản xuất,kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGTnhưng doanh nghiệp không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

- Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, ghi:

Trang 26

Nợ TK các 152, 153, 156, 211, 213 (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào)

Có TK 111, 112, 331…

- Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, khôngđược khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu Số thuế GTGT đầu vào đượctính khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ chịu thuếGTGT so với tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ Đối với

số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ sẽ phản ánh như sau:

 Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ, tính vào giá vốnhàng bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

 Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ có giá trị lớnđược tính vào giá vốn hàng bán ra của các kỳ kế toán sau, kết chuyển số thuế GTGT đầuvào không được khấu trừ trong kỳ tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau, ghi:

Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn; hoặc

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Định kỳ, khi tính số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào giá vốn hàngbán của kỳ kế toán sau, ghi:

- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ, ghi:

Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311)

Trang 27

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332).

- Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được hạch toán vào các tài khoảntập hợp chi phí có liên quan đến việc sử dụng TSCĐ:

 Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ lớn phải phân

bổ dần, ghi:

Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn; hoặc

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

 Định kỳ, khi phân bổ số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tínhvào chi phí, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642…

Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn; hoặc

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Nếu phân bổ dài hạn)

 Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642…

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

 Vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất, xácđịnh do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường thì thuế GTGT đầu vàocủa số hàng hoá này không được tính vào số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi kêkhai thuế GTGT phải nộp:

- Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất chưaxác định được nguyên nhân chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)

 Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào để xuất khẩu được khấu trừ, hoặc thuếGTGT đầu vào khi đảm bảo có đủ điều kiện, thủ tục và hồ sơ để khấu trừ hoàn thuếGTGT đầu vào theo quy định hiện hành:

- Thuế GTGT đầu vào phát sinh khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ liênquan đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ, hoàn thuế theo chế độ

Trang 28

quy định được kế toán như trường hợp mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ trongnước (Xem hướng dẫn ở mục 1, 2, 3).

-Khi hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu (nếu có), ghi:

Nợ các TK 111, 112,

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

 Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số thuếGTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

1.4.1.4 Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi

 Khái niệm:

Tài khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi dung để phản ánh tình hình trích lập,

sử dụng và hoàn nhập dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc có khả năng khôngđòi được vào cuối niên độ kế toán

 Tài khoản sử dụng:

Để hạch toán các tài khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, kế toán sử dụng TK139- dự phòng phải thu khó đòi Kết cấu và nội dung phản ánh của TK này như sau:

TK139 “DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒI”

- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi

- Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi

Số dự phòng phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí QLDN

SD: Số dự phòng các khoản phải thu khó

đòi hiện có cuối kì

Trang 29

Sơ đồ 1.4: kế toán dự phòng phải thu khó đòi

 Cuối kỳ kế toán hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (đối với doanh nghiệp có lậpbáo cáo tài chính giữa niên độ), doanh nghiệp căn cứ các khoản nợ phải thu được xácđịnh là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi), kế toán tính, xác định số dựphòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập Nếu số dự phòng nợ phải thukhó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đãtrích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạchtoán vào chi phí, ghi

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

- Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dựphòng phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênhlệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết hoàn nhập dự phòngphải thu khó đòi)

 Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được đượcphép xoá nợ Việc xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chínhhiện hành Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Trang 30

Tài khoản phải thu khác dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu ngoài phạm vi

đã phản ánh ở các Tài khoản phải thu (131, 133, 136) và tình hình thanh toán về cáckhoản phải thu này

Nội dung và phạm vi phản ánh của tài khoản này gồm các nghiệp vụ chủ yếu sau:

- Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyênnhân, phải chờ xử lý

- Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể (trong và ngoàiđơn vị) gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hoá, tiền vốn…đã được xử lý bắt bồithường

- Các khoản cho vay, cho mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời không lấy lãi

- Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi dự án, chi đầu tư XDCB, chiphí sản xuất, kinh doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi

- Các khoản đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu chi hộ cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu

về phí ngân hàng, phí giám định hải quan, phí vận chuyển, bốc vác…

- Các khoản phải thu phát sinh khi cổ phần hoá công ty nhà nước, như: Chi phí

cổ phần hoá, trợ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, hỗ trợ đào tào lại lao động trongdoanh nghiệp cổ phần hoá…

- Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính

- Các khoản phải thu khác ngoài các khoản trên

 Chứng từ sử dụng: phiếu thu, phiếu chi, biên bản xác nhận tài sản thiếu,giấy báo Nợ…

Trang 31

SD: các khoản phải thu khác cuối kì

 Sơ đồ hạch toán:

Sơ đồ 1.5: Kế toán phải thu khác

 Tài sản cố định hữu hình dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phát hiệnthiếu, chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381) (Giá trị còn lại của TSCĐ)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Có TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá)

TK004

TK632

TK811TK515

TK111,112,152

Tiền phát hiện thiếu khi kiểm kê Nhận lại tiền kí quỹ

GT HTK mất mát, hao hụt Xóa nợ phải thu

TSCĐ phát hiện thiếu khi kiểm kê

Đồng thời ghi

Vay, mượn, cầm cố, kí quỹ…

Lợi nhuận, cổ tức được chia

GT HTK mất mát, hao hụt

Trừ tiền kí quỹ, kí cược vào GVHB

Trang 32

Đồng thời ghi giảm TSCĐ hữu hình trên sổ kế toán chi tiết TSCĐ.

 Trường hợp tiền mặt tồn quỹ, vật tư, hàng hoá, phát hiện thiếu khi kiểm kê,chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)

Có TK 111, 152, 156

 Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thiếu, căn cứ vàoquyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Số bồi thường trừ vào lương)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388 - Phải thu khác) (Phần bắt bồi thường)

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Giá trị hao hụt mất mát của hàng tồn kho saukhi trừ số thu bồi thường theo quyết định xử lý)

Nợ các TK liên quan (theo quyết định xử lý)

Có TK 138 - Phải thu khác (1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý)

 Trường hợp tài sản phát hiện thiếu đã xác định được nguyên nhân và người chịutrách nhiệm thì căn cứ nguyên nhân hoặc người chịu trách nhiệm bồi thường, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388 - Phải thu khác) (Số phải bồi thường);

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Số bồi thường trừ vào lương)

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Giá trị hao hụt, mất mát của hàng tồn kho saukhi trừ số thu bồi thường theo quyết định xử lý)

Trang 33

 Định kỳ khi xác định tiền lãi phải thu và số cổ tức, lợi nhuận được chia, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Số đã thu được tiền)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

 Khi thu được tiền của các khoản nợ phải thu khác, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (Số tiền bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (Số bồi thường trừ vào lương)

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu được bù đắp bằng khoản dựphòng phải thu khó đòi)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu được hạch toán vào chi phíkinh doanh)

Có TK 138 - Phải thu khác (1388 - Phải thu khác)

Đồng thời ghi đơn vào Bên Nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý - Tài khoản ngoàiBảng Cân đối kế toán

1.4.1.6 Kế toán cầm cố, kí quỹ, kí cược.

 Khái niệm:

Tài khoản này phản ánh các khoản tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp mang đicầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn (Thời gian dưới một năm hoặc dưới một chu kỳ sản

Trang 34

xuất, kinh doanh bình thường) tại Ngân hàng, Công ty Tài chính, Kho bạc Nhà nước,các tổ chức tín dụng trong các quan hệ kinh tế

- Cầm cố là việc doanh nghiệp mang tài sản của mình giao cho người nhận cầm

cố cầm giữ để vay vốn hoặc để nhận các loại bảo lãnh

- Ký quỹ là việc doanh nghiệp gửi một khoản tiền hoặc kim loại quý, đá quý haycác giấy tờ có giá trị vào tài khoản phong toả tại Ngân hàng để đảm bảo việc thực hiệnbảo lãnh cho doanh nghiệp

- Ký cược là việc doanh nghiệp đi thuê tài sản giao cho bên cho thuê một khoảntiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị cao khác nhằm mục đích rằngbuộc và nâng cao trách nhiệm của người đi thuê tài sản phải quản lý, sử dụng tốt tàisản đi thuê và hoàn trả tài sản đúng thời gian quy định

 Chứng từ sử dụng:

- Biên bản giao nhận tài sản, giấy báo nợ, giấy báo có…

- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu thu, phiếu chi

 Tài khoản sử dụng:

Để hạch toán tài khoản cầm cố, kí quỹ, kí cược, kế toán sử dụng TK 144-Cầm

cố, kí quý, kí cược ngắn hạn Kết cấu và nội dung hạch toán TK này như sau:

TK144 “CẦM CỐ, KÍ QUỸ, KÍ CƯỢC NGẮN HẠN”

- Giá trị tài sản mang đi cầm cố và

giá trị tài sản hoặc số tiền đã ký quỹ, ký

cược ngắn hạn

- Giá trị tài sản cầm cố và giá trị tàisản hoặc số tiền ký quỹ, ký cược ngắn hạn

đã nhận lại hoặc đã thanh toán

SD: Giá trị tài sản còn đang cầm cố và giá

trị tài sản hoặc số tiền còn đang ký quỹ,

Trang 35

Sơ đồ 1.6: kế toán cầm cố, kí quỹ, kí cược ngắn hạn

 Dùng tiền mặt, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý hoặc tiền gửi Ngân hàng để ký cược, ký quỹ ngắn hạn, ghi:

Nợ TK 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn

Có TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112, 1113)

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122, 1123)

Trường hợp dùng tài sản cố định để cầm cố ngắn hạn, ghi:

Nợ TK 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn tài sản cố định (Giá trị hao mòn)

Có TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá)

Tiền kí quỹ trừ vào nợ phải trả người bán hoặc có hàng gửi bánGiá trị hao mòn

Dùng TSCĐ cầm cố

Trang 36

Trường hợp thế chấp bằng giấy tờ (Giấy chứng nhận sở hữu nhà đất, tài sản) thìkhông phản ánh trên các tài khoản mà chỉ theo dõi trên sổ chi tiết.

 Khi nhận lại tài sản cầm cố hoặc tiền ký quỹ, ký cược ngắn hạn:

- Nhận lại tài sản cố định cầm cố, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá khi đưa đi cầm cố)

Có TK 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn (Giá trị còn lại khi đưa đi cầm cố)

Có TK 214 - Hao mòn tài sản cố định (Giá trị hao mòn)

- Nhận lại số tiền hoặc vàng, bạc, kim khí quý, đá quý ký quỹ, ký cược ngắn hạn, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn

1.4.2 Kế toán phải trả

1.4.2.1 Kế toán phải trả người bán

 Khái niệm:

Trang 37

Phải trả người bán phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả củadoanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ theo hợp đồngkinh tế đã kí kết Khi doanh nghiệp mua chịu sẽ dẫn đến phát sinh nghiệp vụ thanhtoán nợ phải trả, khi DN ứng trước tiền mua hàng cho người bán sẽ nảy sinh mộtkhoản tiền nợ phải thu đối với nhà cung cấp

Tài khoản này cũng được dung để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản

nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ

- Số nợ được ghi giảm do người bán

chấp nhận giảm giá, chiết khấu, trả lại

hàng

- Số tiền ứng trước cho người bán

- Số nợ phải trả phát sinh khi mua hàng

- Người bán trả lại tiền DN đã ứng trước

- Giá trị hàng nhận theo số tiền đã ứng trước

- Số nợ điều chỉnh lại theo hóa đơn dotrước đây ghi theo giá tạm tính

SDCK: Số tiền phải trả người bán cuối kì

Trang 38

 Sơ đồ hạch toán

Sơ đồ 1.7: kế toán phải trả người bán

 Mua vật tư, hàng hoá chưa trả tiền cho người bán về nhập kho, hoặc gửi đi bánthẳng không qua kho trong trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kêkhai thường xuyên:

- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ:

TK133

TK142,242,641,642

TK121,228,241TK133

TK152,153,156

TK515

TK413

TK131

ứng trước tiền cho người bán

thanh toán các khoản phải trả

Mua hàng hóa nhập kho

Mua hàng hóa đưa

Trang 39

 Nếu vật tư, hàng hoá mua vào dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hànghoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152, 153, 156, 221

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán)

 Nếu vật tư, hàng hoá mua vào dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hànghoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuếGTGT tính theo phương pháp trực tiếp, thì giá trị vật tư hàng hoá gồm cả thuế GTGT(Tổng giá thanh toán), ghi:

Nợ TK 152, 153, 156

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán)

 Mua TSCĐ chưa trả tiền cho người bán đưa vào sử dụng cho hoạt động sảnxuất, kinh doanh, căn cứ hoá đơn của người bán, biên bản giao nhận TSCĐ và cácchứng từ liên quan, trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương phápkhấu trừ:

- Nếu TSCĐ mua vào sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch

vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 211, 213 (Giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán)

- Nếu TSCĐ mua vào sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch

vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tínhtheo phương pháp trực tiếp, thì nguyên giá TSCĐ mua vào bao gồm cả thuế GTGT(Tổng giá thanh toán), ghi:

Nợ TK 211, 213

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

 Ứng trước tiền cho người bán thanh toán các khoản phải trả, kế toán ghi:

Nợ TK 331- Phải trả người bán (tổng giá thanh toán)

Có TK 111, 112, 131

Trang 40

 Chiết khấu thanh toán mua vật tư, hàng hoá doanh nghiệp được hưởng do thanhtoán trước thời hạn phải thanh toán và tính trừ vào khoản nợ phải trả người bán, ngườicung cấp, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

 Trường hợp người bán chấp thuận giảm giá cho số vật tư, hàng hoá doanhnghiệp đã mua vì không đúng quy cách, phẩm chất và hàng hoá vẫn còn trong kho,ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 152, 153, 156, (Giá trị được giảm giá)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

 Trường hợp vật tư, hàng hoá mua vào đã nhập kho, phải trả lại do không đúngquy cách, phẩm chất được tính trừ vào khoản nợ phải trả người bán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 152, 153, 156…(Giá trị được giảm giá)

Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

 Cuối niên độ kế toán, số dư các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệđược đánh giá theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính và hạchtoán như sau:

- Nếu tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngânhàng Nhà nước Việt Nam cộng bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính nhỏ hơn tỷ giáđang phản ánh trên sổ kế toán Tài khoản 331 có gốc ngoại tệ thì số chênh lệch tỷ giáhối đoái, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 413 - Chênhlệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132)

Ngược lại:

Nợ TK 413 - Chênhlệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Ngày đăng: 07/07/2015, 22:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Thị Minh Lý (2008), Nguyên lý kế toán, NXB Đại Học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý kế toán
Tác giả: Phan Thị Minh Lý
Nhà XB: NXB Đại Học Huế
Năm: 2008
2. Phan Đình Ngân & Hồ Phan Minh Đức (2009), Giáo trình lý thuyết kế toán tài chính 1, NXB Đại Học Huế, Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý thuyết kế toán tàichính 1
Tác giả: Phan Đình Ngân & Hồ Phan Minh Đức
Nhà XB: NXB Đại Học Huế
Năm: 2009
3. PGS.Ts. Nguyễn Văn Công, Kế toán tài chính, NXB Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán tài chính
Nhà XB: NXB Hà Nội
4. GV. Hoàng Giang (2008), Bài giảng tổ chức kế toán, Khoa Kế toán-Tài chính, trường Đại học kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng tổ chức kế toán
Tác giả: GV. Hoàng Giang
Năm: 2008
5. Võ Văn Nhị (2001), Kế toán tài chính, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán tài chính
Tác giả: Võ Văn Nhị
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2001
6. Nguyễn Khắc Hùng (2010), Kế toán tài chính 1, NXB Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán tài chính 1
Tác giả: Nguyễn Khắc Hùng
Nhà XB: NXB Phương Đông
Năm: 2010
7. Bộ tài chính (2009), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
Tác giả: Bộ tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2009
8. Bộ trưởng bộ tài chính, Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính
9. Khóa luận tốt nghiệp của các khóa trước.10. Một số website Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w