1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm lúa giống của công ty cổ phần giống nông – lâm nghiệp quảng nam

90 661 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾKhoa khuyến nông và phát triển nông thônKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPTÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu thực trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm lúa giống của Công ty cổ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾKhoa khuyến nông và phát triển nông thôn

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPTÊN ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu thực trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm lúa giống của Công ty cổ phần giống Nông – Lâm nghiệp Quảng Nam

Sinh viên thực hiện : Hà Thị Hòa

Lớp : Khuyến nông và Phát triển nông thôn 44

Thời gian thực hiện : 02/01/2014 - 24/05/2014

Địa điểm thực hiện : Công ty cổ phần giống Nông- Lâm nghiệp

Quảng Nam Giáo viên hướng dẫn : ThS Lê Văn Nam

NĂM 2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau 7 kỳ học tập và nghiên cứu tại trường đại học Nông Lâm Huế, tôi đã học được nhiều kiến thức không chỉ trong chuyên ngành Khuyến nông – phát triển nông thôn, mà còn học được nhiều kiến thức bổ ích khác trong giao tiếp, trong việc xây dựng lối sống tự lập của bản thân khi xa gia đình Đó là những kinh nghiệm, hành trang cần thiết cho tôi khi bước vào trường đời sau này Và cũng là một trong những tiền đề và động lực để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp trong kỳ học thứ 8 năm học 2013 – 2014.

Để hoàn thành được bài khóa luận này Lời đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Khuyến nông và phát triển nông thôn, các thầy giáo, cô giáo đã giành nhiều tâm huyết truyền đạt cho tôi trong suốt khóa học 2010 – 2014.

Tôi xin đặc biệt cảm ơn thầy giáo Th.S Lê Văn Nam đã động viên, định hướng và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập vừa qua để tôi hoàn thành được đề tài khóa luận tốt nghiệp này.

Đồng thời, tôi cũng vô cùng cảm ơn đến ban lãnh đạo, toàn thể các CBCNV và hệ thống các đại lý tiêu thụ lúa giống của Công ty Cổ phần giống Nông – Lâm nghiệp Quảng Nam, Chi cục trồng trọt Tỉnh Quảng Nam, cùng các bạn sinh viên trong lớp, những người đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.

Cuối cùng tôi bày tỏ lòng biết ơn tới người thân, bạn bè, những người đã động viên, giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học này.

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 05 năm 2014

Sinh viên

Hà Thị Hòa

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lý luận về thị trường 4

2.1.1 Khái niệm về thị trường 4

2.1.2 Chức năng của thị trường 4

2.1.3 Các yếu tố xác định thị trường 6

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường 6

2.1.5 Các quy luật của thị trường 7

2.1.6 Vai trò của thị trường đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 8

2.1.7 Một số vấn đề về tiêu thụ sản phẩm 9

2.1.7.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm 9

2.1.7.2 Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 10

2.1.7.3 Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp 11

2.1.7.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm 13

2.2 Cơ sở thực tiễn 14

2.2.1 Vai trò của lúa giống trong sản xuất nông nghiệp 14

2.2.2 Thực trạng sản xuất và nhu cầu về lúa giống ở Việt Nam 14

2.2.3 Thực trạng sản xuất và nhu cầu về lúa giống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 16

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.1 Đối tượng 18

3.2 Phạm vi nghiên cứu 18

3.3 Nội dung nghiên cứu 19

3.4 Phương pháp nghiên cứu 20

3.4.1 Phương pháp chọn điểm 20

Trang 4

3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin 20

3.4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 21

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22

4.1 Đặc điểm cơ bản của Công ty cổ phần giống Nông – Lâm nghiệp Quảng Nam 22

4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 23

4.1.2 Tổ chức bộ máy của Công ty 24

4.1.3 Cơ sở vật chất, kĩ thuật của Công ty 26

4.1.3.1 Tình hình lao động của Công ty 26

4.1.3.2 Tình hình nguồn vốn của Công ty 28

4.1.3.3 Tình hình tài sản của Công ty 31

4.1.3.4 Tình hình đất đai phục vụ sản xuất 33

4.1.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 34

4.1.5 Một số thuận lợi, khó khăn của Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh 35

4.2 Tình hình sản xuất và hiệu quả kinh doanh lúa giống của Công ty cổ phần giống Nông – Lâm nghiệp Quảng Nam (2011 – 2013) 36

4.2.1 Tình hình chung về hoạt động sản xuất lúa giống của Công ty 36

4.2.1.1 Tình hình chung 36

4.2.1.2 Chủng loại sản phẩm lúa giống của Công ty 37

4.2.1.3 Hình thức, quy trình sản xuất và chế biến sản phẩm lúa giống của Công ty 38

4.2.2 Thực trạng sản xuất từng loại sản phẩm 41

4.2.2.1 Tình hình biến động diện tích sản xuất lúa giống 41

4.2.2.2 Tình hình biến động sản lượng sản xuất lúa giống 44

4.2.2.3 Nhận xét chung về tình hình sản xuất lúa giống của Công ty 46

4.2.3 Hiệu quả sản xuất sản phẩm lúa giống của Công ty 46

4.2.3.1 Kết quả tiêu thụ từng loại sản phẩm lúa giống 46

4.2.3.2 Hiệu quả trong SXKD sản phẩm lúa giống của Công ty 50

Trang 5

4.3 Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm lúa giống của Công ty giai

đoạn 2011 - 2013 54

4.3.1 Tình hình kênh tiêu thụ sản phẩm lúa giống của Công ty 54

4.3.1.1 Đặc điểm kênh tiêu thụ 54

4.3.1.2 Ưu, nhược điểm của từng kênh 57

4.3.1.3 Cơ chế điều hành trong kênh 58

4.3.2 Hiệu quả tiêu thụ trong kênh 59

4.3.2.1 Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm theo kênh 59

4.3.2.2 Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm theo thị trường 61

4.2.2.3 Những tác động của hoạt động mang lại 63

4.4 Những tác động của hoạt động mang lại 63

4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm lúa giống của Công ty trên thị trường 64

4.5.1 Yếu tố bên trong 64

4.5.2 Yếu tố bên ngoài 68

4.6 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm lúa giống của Công ty trên thị trường 71

4.6.1 Xây dựng thương hiệu sản phẩm và uy tín của công ty trên thị trường 71

4.6.2 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để đẩy mạnh tiêu thụ 72

4.6.3 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty 73

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74

5.1 Kết luận 74

5.2 Kiến nghị 75

5.2.1 Đối với Nhà nước 75

5.2.2 Đối với Công ty 76

5.2.3 Đối với khách hàng – đại lý: 77

PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 2.1: Nhu cầu giống cây trồng ở Việt Nam năm 2011

15

Bảng 2.2: Nhu cầu giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2011 17

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng lao động bình quân của Công ty (2011 – 2013) 27

Bảng 4.2: Nguồn vốn của Công ty các năm 2010 – 2013 30

Bảng 4.3: Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2011 – 2013 32

Bảng 4.4: Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty 35

Bảng 4.5: Chủng loại sản phẩm lúa giống của Công ty 38

Bảng 4.6: Diện tích sản xuất các loại lúa giống của Công ty giai đoạn 2011 – 2013 .43 Bảng 4.7: Sản lượng sản xuất các loại lúa giống của Công ty giai đoạn 2011 – 2013.45 Bảng 4.8: Tình hình tiêu thụ của từng loại sản phẩm lúa giống 2011 – 2013 49

Bảng 4.9: Hiệu quả sản xuất sản phẩm lúa giống của Công ty (2011- 2013) 53

Bảng 4.10: Số lượng đại lý của Cty giai đoạn 2011 – 2013 56

Bảng 4.11: Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm theo kênh 60

Bảng 4.12: Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm theo thị trường 62

Bảng 4.13: Đánh giá của đại lý về giá bán của Công ty 65

Bảng 4.14: Đánh giá của đại lý về bao bì sản phẩm 65

Bảng 4.15: Đánh giá của đại lý về chất lượng hạt lúa giống 66

Bảng 4.16: Phương thức bán hàng hóa của Công ty 67

Bảng 4.17: Đánh giá của đại lý về dịch vụ sau bán hàng của Công ty 68

Trang 7

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Trang

Sơ đồ 1.1: Kênh tiêu thụ trực tiếp 9

Sơ đồ 1.2: Kênh tiêu thụ gián tiếp 10

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty 27

Sơ đồ 4.2: Tóm tắt quy trình sản xuất hạt lúa giống của Công ty 30

Sơ đồ 4.3: Kênh tiêu thụ sản phẩm lúa giống của Công ty 55

Biểu đồ 4.1: Diện tích các loại đất của công ty giai đoạn 2011 – 2013 34

Biểu đồ 4.2: Quy mô SX lúa giống của Công ty so với tỉnh Quảng Nam (2011 – 2013) 37

Biểu đồ 4.3: Khối lượng tiêu thụ giống của công ty giai đoạn 2011 – 2013 47

Biểu đồ 4.4: Lợi nhuận từ SXKD lúa giống của công ty giai đoạn 2011 – 2013 52

Biểu đồ 4.5: Diện tích SX lúa của cả nước và tỉnh Quảng Nam (2008 – 2013) 69

Hình 4.1 Mạng lưới tiêu thụ lúa giống của công ty trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.54 Hình 4.2: Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm lúa giống 54

Trang 8

20 SXKD Sản xuất kinh doanh

21 LNST Lợi nhuận sau thế

Trang 9

BẢNG TÓM TẮT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Giới thiệu đề tài:

Tên đề tài: Nghiên cứu thực trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ sản

phẩm lúa giống của Công ty cổ phần giống Nông – Lâm nghiệp Quảng Nam

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Nam

Sinh viên thực hiện: Hà Thị Hòa.

Hạt giống có vai trò quan trọng quyết định năng suất, chất lượng câytrồng, nhất là trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp giảm dần, biến đổi khíhậu ngày càng khắc nghiệt như hiện nay Do đó, giống được xem là một trongnhững yếu tố hàng đầu trong việc không ngừng nâng cao năng suất cây trồng

Tỉnh Quảng Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi như điều kiện nông hoáthổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, người nông dân xứ Quảng đã được đào tạo, tiếpnhận nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và có kinh nghiệm sản xuất giống Vì vậynhiều đơn vị, Công ty, doanh nghiệp đã chọn Quảng Nam là điểm tổ chức sảnxuất nhiều loại giống cây trồng, nhất là giống lúa trong vụ Đông Xuân để cungứng cho vụ mùa các tỉnh ngoài Bắc

Công ty cổ phần giống Nông – Lâm nghiệp Quảng Nam có vai trò quantrọng trong cung ứng nguồn giống cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh Công ty lànơi chuyên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trồng lúa, mua bán hạt giống và nghiêncứu, sản suất và kinh doanh các chủng loại lúa giống Tuy nhiên, với cơ chế củanền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh gay gắt của nhiều đơn vị cung ứng giốngkhác nhau thì công ty phải tìm ra cách để nâng cao năng lực cạnh tranh, để cóthể đứng vững trên thị trường Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động sảnxuất cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm mang tính cấp thiết Xuất phát từthực tiễn đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài trên

Địa điểm nghiên cứu:

Công ty cổ phần giống Nông – Lâm nghiệp Quảng Nam

Mục tiêu nghiên cứu:

- Tìm hiểu hệ thống tổ chức, vận hành trong Công ty

Trang 10

- Tìm hiểu tình hình sản xuất và hiệu quả kinh doanh lúa giống của Công ty

- Tìm hiểu và phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm lúa giống của Công ty

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm lúagiống của Công ty

Kết quả nghiên cứu:

Thứ nhất, về nguồn lực trong Công ty: Nguồn lao động phần lớn có nănglực và kinh nghiệm, năm 2013 toàn công ty có 32 người có trình độ là Đại học, 2người có trình độ trên đại học, họ là những người đóng góp phần lớn vào hiệu quảkinh doanh của công ty

Thứ hai, hằng năm Công ty sản xuất với diện tích khoảng 600ha, đạt sảnlượng trung bình gần 3.000 tấn lúa giống, trong đó lúa thuần chiếm trên 80%diện tích còn lại gần 20% là lúa lai Về công tác tiêu thụ lúa giống của Công tyđạt kết quả tương đối cao, trung bình hàng năm là trên 2.334 tấn, đạt 90,25% kếhoạch Và trong hoạt động SXKD sản phẩm lúa giống thì hoạt động SXKDlúa lai đạt hiệu quả cao hơn sản phẩm lúa thuần Sản phẩm lúa lai cứ mộtđồng chi phí bỏ ra thì thu được 1,95 đồng doanh thu và 0,73 đồng lợi nhuậncao hơn với lúa thuần khi bỏ một đồng chi phí chỉ thu được 1,16 đồng doanhthu và cũng chỉ có 0,16 đồng lợi nhuận

Thứ ba, sản phẩm lúa giống của Công ty được tiêu thụ cả trong vàngoài tỉnh Quảng Nam Khối lượng sản phẩm lúa giống tiêu thụ trong tỉnhchiếm 80% còn lại tiêu thụ ngoài tỉnh 20% Tiêu thụ theo ba kênh, trong đókênh tiêu thụ chủ yếu của công ty là kênh gián tiếp qua đại lý cấp I (Kênh 3), sốcòn lại là qua kênh trực tiếp gọi là bán lẻ qua cửa hàng GTSP (Kênh 1) và qua

Sở NN&PTNT (Kênh 2) Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả tiêu thụ theokênh 1 là cao nhất, trung bình giai đoạn 2011 – 2013 thì ở kênh 1 cứ bỏ ra mộtđồng chi phí bán hàng thì thu được 10,22 đồng doanh thu và 1,77 đồng lợinhuận Kết quả này ở kênh 2 lần lượt là 9,48 đồng doanh thu và 1,72 đồng lợinhuận; và ở kênh 3 là 9,52 đồng doanh thu và 1,72 đồng lợi nhuận

Thứ tư, có nhiều yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm lúagiống của Công ty như giá cả, chất lượng, mẫu mã, dịch vụ bán hàng… Tuynhiên, yếu tố giá cả và chất lượng hạt giống đóng vai trò quan trọng nhất

Như vậy hoạt động SXKD sản phẩm lúa giống của Công ty ngày càng cóhiệu quả, là một trong những hoạt động chính đem lại nguồn doanh thu và lợi nhuận lớn cho Công

ty

Trang 11

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên

Trang 12

PHẦN 1

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tếhàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý củaNhà nước, các doanh nghiệp được coi là những đơn vị kinh tế tự chủ từ khâu sảnxuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm Ba vấn đề chính là: Sản xuất cái gì? Sản xuấtnhư thế nào? Sản xuất cho ai? Hiện được các doanh nghiệp quan tâm để đạtđược hiệu quả cao nhất trên cơ sở nguồn lực sẵn có của mình Đó chính là cảmột quá trình mà các doanh nghiệp cần nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm,hàng hoá phù hợp với nhu cầu của thị trường, để thúc đẩy quá trình sản xuất của

xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói riêng

Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng là một trong những nhân tố quantrọng quyết định tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp và các đơn vị sản xuất khác Nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp

là phải nắm bắt được các nhu cầu về thị trường từ đó có định hướng cho sảnxuất của doanh nghiệp mình, sản xuất sản phẩm mà thị trường cần, phù hợp vớinhu cầu thị trường trong từng khoảng thời gian, không gian nhất định

Việt Nam là một nước nông nghiệp có khoảng 70% dân số ở nông thôn vàgần 50% lấy nông nghiệp làm sinh kế, nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tếtrong đó nông nghiệp giữ vai trò chiến lược trong sự phát triển kinh tế đất nước Cho đến nay, hoạt động sản xuất lúa gạo vẫn là một trong những nguồn thuchính của ngành nông nghiệp cũng như của các hộ nông dân Sản xuất lúa khôngnhững đảm bảo đủ lương thực cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn cungcấp cho xuất khẩu từ 3-4 triệu tấn gạo/năm, đứng hàng thứ 2 trên thế giới vềxuất khẩu gạo, đóng góp gần 20% nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam trong cơ cấuhàng nông sản xuất khẩu Sản xuất Lúa là nguồn thu nhập chính của 8,8 triệu hộnông dân trên cả nước với diện tích sản xuất lúa hàng năm là 7,3 triệu ha Nênnhu cầu lúa giống cung cấp cho người nông dân là rất lớn khoảng 900 nghìn tấngiống lúa/năm[8] Do đó ngành trồng trọt nói chung và hoạt động sản xuất lúanói riêng trong những năm gần đây đã từng bước được Nhà nước chú ý hơn, đặcbiệt là công tác giống Nhà nước chú trọng đầu tư nghiên cứu phát triển sảnphẩm lúa giống và nó đã đóng góp đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu của nhândân Tuy nhiên trên thực tế khối lượng này vẫn còn khiêm tốn so với nhu cầu

Trang 13

thực tế của nhân dân bởi lẽ một số xí nghiệp, doanh nghiệp cho ra sản phẩmgiống tốt nhưng quá trình sản xuất và tiêu thụ còn nhiều điều bất cập.

Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêngvới tiềm năng đa dạng, phong phú và là nơi trọng điểm sản xuất nông nghiệpcủa cả nước Với nhu cầu tiêu thụ lương thực và tiêu thụ những sản phẩm cóchất lượng tốt ngày càng cao thì vai trò của hạt giống càng được quan tâm Vìhạt giống có vai trò quan trọng quyết định năng suất, chất lượng cây trồng, nhất

là trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp giảm dần, biến đổi khí hậu ngàycàng khắc nghiệt như hiện nay Giống được xem là một trong những yếu tố hàngđầu trong việc không ngừng nâng cao năng suất cây trồng Các nhà khoa họcước tính khoảng 30 đến 50% mức tăng năng suất hạt của các cây lương thực trênthế giới là nhờ việc đưa vào sản xuất những giống tốt mới

Tỉnh Quảng Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nhiều loại cây trồngsinh trưởng phát triển Bên cạnh điều kiện nông hoá thổ nhưỡng, khí hậu phùhợp, người nông dân xứ Quảng đã được đào tạo, tiếp nhận nhiều tiến bộ khoahọc kỹ thuật qua các chương trình như: IPM, ICM và có kinh nghiệm sản xuấtgiống, đặc biệt là cơ cấu mùa vụ lệch so với các tỉnh phía Bắc và Bắc MiềnTrung, do đó nhiều đơn vị, Công ty, doanh nghiệp đã chọn Quảng Nam là điểm

tổ chức sản xuất nhiều loại giống cây trồng, nhất là giống lúa trong vụ ĐôngXuân để cung ứng cho vụ mùa các tỉnh ngoài Bắc

Công ty cổ phần giống Nông – Lâm nghiệp Quảng Nam có vai trò quantrọng trong cung ứng nguồn giống cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh Công ty lànơi chuyên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trồng lúa, mua bán hạt giống và nghiêncứu, sản suất và kinh doanh các chủng loại lúa giống Tuy nhiên, với cơ chế củanền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh gay gắt của nhiều đơn vị cung ứng giốngkhác nhau thì công ty phải tìm ra cách để nâng cao năng lực cạnh tranh, để cóthể đứng vững trên thị trường Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động sảnxuất cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm mang tính cấp thiết

Xuất phát từ cơ sở thực tiễn đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên

cứu thực trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm lúa giống của Công

ty cổ phần giống Nông – Lâm nghiệp Quảng Nam”.

Trang 14

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu hệ thống tổ chức, vận hành trong Công ty cổ phần giống Nông– Lâm nghiệp Quảng Nam

- Tìm hiểu tình hình sản xuất và hiệu quả kinh doanh lúa giống của Công

ty cổ phần giống Nông – Lâm nghiệp Quảng Nam

- Tìm hiểu và phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm lúa giống của Công

ty cổ phần giống Nông – Lâm nghiệp Quảng Nam

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm lúagiống của Công ty cổ phần giống Nông – Lâm nghiệp Quảng Nam

Trang 15

PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận về thị trường

2.1.1 Khái niệm về thị trường

Có nhiều quan điểm khác nhau về thị trường theo các góc độ khác nhau:Theo quan điểm kinh tế vĩ mô, thị trường là nơi chứa đựng tổng cung vàtổng cầu

Theo quan điểm kinh tế, thị trường gồm tất cả các người mua, người bán

có hoạt động trao đổi với nhau các hàng hóa hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhucầu cho nhau

Theo quan điểm Marketing, thị trường là nơi tập hợp những người hiệnđang mua và sẽ mua một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó

Vậy điều kiện cần để tạo nên thị trường là phải có khách hàng, kháchhàng phải có nhu cầu mua, phải có khả năng thanh toán và sẵn sàng mua khi nhucầu được đáp ứng.[1]

2.1.2 Chức năng của thị trường

+ Chức năng thừa nhận

Trách nhiệm của các doanh nghiệp là phải nghiên cứu thị trường để cho ra đờicác loại sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với thị hiếu tiêu dùng Hiệu quả kinh doanhphụ thuộc vào việc sản phẩm hay dịch vụ của các doanh nghiệp có được thị trườngthừa nhận hay không Nói cách khác sản phẩm, dịch vụ được thị trường thừa nhận làđiều kiện để chúng thực hiện được giá trị của mình Thị trường thừa nhận các nộidung sau:

- Thị trường thừa nhận chủng loại và cơ cấu chủng loại hàng hóa

- Thị trường thừa nhận khối lượng sản phẩm hàng hóa

- Thị trường thừa nhận giá cả

- Thị trường thừa nhận phương thức trao đổi đối với một loại hàng hóa haydịch vụ cụ thể nào đó

+ Chức năng thực hiện

Trang 16

Thông qua chức năng này hàng hóa và dịch vụ sẽ hoàn thành quá trìnhchuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ Quá trình trao đổi hay mua bán làquá trình chủ yếu diễn ra trên thị trường

Thông qua quá trình này sản phẩm hay dịch vụ bằng quan hệ cung cầu sẽ hìnhthành nên giá cả, cơ sở để thanh toán và điều kiện để thỏa mãn nhu cầu Kết thúcmột quá trình mua bán chức năng thực hiện của thị trường đã được hoàn thành

+ Chức năng điều tiết kích thích: Lợi nhuận là mục đích cao nhất của quátrình sản xuất Lợi nhuận kinh doanh chỉ hình thành thông qua hoạt động thị trường,

vì vậy thị trường vừa là môi trường vừa là động lực để điều tiết kích thích các hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sự điều tiết và kích thích sản xuất thểhiện ở các khía cạnh:

- Dựa vào nhu cầu các loại sản phẩm hay dịch vụ trên thị trường, các doanhnghiệp có thể điều chỉnh các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác, từ sảnphẩm này sang sản phẩm khác để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn

- Sự thay đổi nhu cầu và cơ cấu nhu cầu bắt buộc các doanh nghiệp phải thayđổi phương hướng kinh doanh cho phù hợp hơn

- Thị trường sẽ tạo ra động lực cạnh tranh Những doanh nghiệp mạnh sẽ phảiphát huy lợi thế của mình để phát triển, các doanh nghiệp yếu sẽ phải tìm cách đổimới, vươn lên để tồn tại nếu không muốn phá sản

- Thị trường có vai trò quan trọng trong điều tiết cung – cầu thông qua hệthống giá cả Doanh nghiệp muốn tồn tại phải tính toán các nguồn lực, tiết kiệm chiphí để có mức giá phù hợp

+ Chức năng thông tin: Trên thị trường sẽ hình thành nên hệ thống thông tin

đa chiều Hệ thống thông tin Marketing là hệ thống hoạt động thường xuyên của sựtương tác giữa con người, thiết bị và phương tiện kỹ thuật dùng để thu thập, phântích, đánh giá và truyền đi những thông tin chính xác kịp thời và cần thiết để ngườiphụ trách lĩnh vực Marketing sử dụng chúng với mục tiêu lập, tổ chức thực hiện,điều chỉnh kế hoạch Marketing và kiểm tra hiệu quả của hoạt động Marketing

Chức năng này bao gồm:

- Tổ chức hệ thống phương tiện thông tin phù hợp với điều kiện thị trường vànăng lực của doanh nghiệp

- Tổ chức thu thập thông tin

- Tổ chức phân tích thông tin đã thu thập

Trang 17

- Đánh giá kết quả thông tin và truyền thông [1]

2.1.3 Các yếu tố xác định thị trường

Thị trường được xác định từ những yếu tố nào? Về mặt nguyên tắc muốn

có thị trường thì tất yếu phải có chủ thể tham gia vào quá trình trao đổi đó làngười mua và người bán, đối tượng của quá trình trao đổi là hàng hóa, dịch vụ,tiền tệ đồng thời phải có mối quan hệ ràng buộc giữa người mua và người bán

về giá cả, chất lượng hàng hóa, điều kiện giao nhận, phương thức thanh toán vàcác dịch vụ hậu mãi.Thị trường sản phẩm hàng hóa có thể được xác định bằngcác đại lượng:

Thứ nhất: Khối lượng sản phẩm hàng hóa Nắm bắt được số lượng hànghóa tung ra thị trường là thành công lớn đối với doanh nghiệp Trên cơ sở đó,doanh nghiệp khai thác tối đa khả năng tiêu thụ sản phẩm ở người tiêu dùng vàxây dựng được những chiến lược hợp lý

Thứ hai: Đặc điểm hàng hóa Nghiên cứu công dụng, phẩm chất, bao bì,nhãn hiệu và khả năng cạnh tranh của hàng hóa

Thứ ba: Phương thức bán hàng Có thể bán trực tiếp, bán qua trung gian,bán hàng bằng đối lưu

Thứ tư: Dung lượng thị trường Là đại lượng phản ánh quy mô cũng nhưcường độ hoạt động của thị trường Dung lượng thị trường được biểu thị qua nhữngchỉ tiêu chủ yếu như khối lượng hàng hóa nhu cầu, khối lượng hàng hóa cung, cơ cấucung – cầu, số lượng các chủ thể tham gia trên thị trường

Thứ năm: Cơ cấu thị trường Là đại lượng phản ánh mối quan hệ tỷ lệgiữa các bộ phận, các yếu tố cấu thành thị trường Đại lượng này có thể xem xétdưới nhiều góc độ như cơ cấu hàng hóa cung ứng, cơ cấu hàng hóa cầu, cơ cấucủa khách hàng

Thứ sáu: Không gian của thị trường Phản ánh vị trí, địa điểm diễn ra cáchoạt động mua bán, trao đổi Ngoài ra đại lượng này cũng chỉ rõ đặc điểm, tínhchất và phạm vi vùng thu hút của thị trường.[2]

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường

Các nhân tố kinh tế bao gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, xu hướng chuyênmôn hóa và cơ cấu phát triển của nền kinh tế; sự phát triển của khoa học kĩ thuật và

Trang 18

khả năng cạnh tranh của thị trường; cơ chế quản lý kinh tế và khả năng cạnh tranhcủa thị trường; thu nhập quốc dân và việc phân phối thu nhập quốc dân, chính sáchchỉ tiêu của chính phủ; xu hướng phát triển kinh tế của khu vực và quan hệ kinh tếquốc tế; tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác.

Các nhân tố dân cư bao gồm: Dân số và mật độ dân số, ở nơi mà dân cưđông đúc, tốc độ dân số tăng nhanh thì tất yếu làm cho nhu cầu thị trường tăngnhanh Đồng thời dân số có ảnh hưởng tới nguồn lao động và tác động vào sựphát triển của sản xuất kinh doanh Sự phân bố dân cư theo vùng và lãnh thổ, tỷtrọng và chất lượng của nguồn lao động trong dân cư cũng ảnh hưởng lớn đếnthị trường; cơ cấu dân cư, đặc điểm về giai tầng xã hội, thu nhập và khả năngthanh toán của dân cư, các yếu tố đặc điểm tiêu dùng, xu hướng biến động dân

cư, sự hình thành các khu dân cư mới cũng có tác động đến thị trường tiêu dùng.Các nhân tố về văn hóa – xã hội: Phong tục tập quán tín ngưỡng, truyềnthống văn hóa Trình độ văn hóa và ý thức của dân cư Các sự kiện văn hóa, xãhội, phong trào hoạt động văn hóa, xã hội, các lễ hội truyền thống

Các nhân tố chính trị, pháp luật: Bao gồm hệ thống pháp luật và thể chế,chế độ và chính sách kinh tế, văn hóa – xã hội trong từng thời kì Tình hìnhchính trị an ninh và những biến động của xã hội

Các nhân tố khác như là đất đai, thời tiết, khí hậu, sinh thái, vị trí địa lýcủa thị trường [3]

2.1.5 Các quy luật của thị trường

+ Quy luật giá trị: Là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hóa,quy luật này yêu cầu việc trao đổi hàng hóa, dựa trên chi phí lao động xã hội cầnthiết để sản xuất ra hàng hóa Sản phẩm hàng hóa thể hiện giá trị của nó khiđược thỏa mãn mua, bán trên thị trường

+ Quy luật cạnh tranh: Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa các chủthể trong nền sản xuất hàng hóa, nhằm giành giật những điều kiện thuận lợitrong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi íchnhất cho mình Cạnh tranh có thể diễn ra trong tất cả các quá trình của sản xuấthàng hóa Cạnh tranh mua, cạnh tranh bán giữa những người sản xuất, ngườitiêu dùng với nhau hoặc giữa nững người sản xuất với tiêu dùng

+ Quy luật cung – cầu: Đây là quy luật chủ yếu của kinh tế thị trường

Trang 19

- Cầu về thị trường: Là tổng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà mọingười sẵn sàng và có khả năng mua ở mức giá khác nhau trong một khoảng thờigian nhất định Cầu thị trường là tổng hợp các cấu cá nhân lại với nhau.

- Quy luật cầu thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch của cầu với giá cả Trongđiều kiện ác yếu tố khác không đổi thì cầu của chủng loại hàng hóa nào đó sẽtăng lên khi giá giảm và ngược lại cầu sẽ giảm khi giá tăng.[4]

- Các yếu tố xác định cầu bao gồm: Giá cả của hàng hóa dịch vụ, thu nhậpcủa người tiêu dùng, giá cả của những loại hàng hóa liên quan, dân số, thị hiếu,

kì vọng

- Cung về thị trường: Là tổng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà ngườibán sẵn sàng và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảngthời gian nhất định Cung thị trường là tổng hợp mức cung của từng cá nhân lạivới nhau

- Quy luật cung thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa giá và lượng sảnphẩm hàng hóa bán ra Giá bán mà cao thì lượng cung hàng hóa đó càng lớn vàngược lại.[4]

2.1.6 Vai trò của thị trường đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Thị trường là yếu tố sống còn của sản xuất kinh doanh hàng hóa Vì mục đíchcủa người sản xuất hàng hóa là bán được nhiều hàng và thu được nhiều lợi nhuận

Có thể thấy việc bán hàng là khó hơn việc mua hàng, chính vì vậy để có thể bánđược nhiều hàng hóa cần phải có thị trường, nếu không có thị trường thì việc sảnxuất và kinh doanh hàng hóa sẽ bị đình trệ

Thị trường phá vỡ ranh giới của nền sản xuất tự nhiên, tự cấp, tự túc để tạothành tổng thể thống nhất trong toàn nền kinh tế quốc dân Qua trao đổi mua bángiữa các vùng, sẽ biến kiểu tổ chức khép kín thành các vùng chuyên môn hóa sảnxuất kinh doanh liên kết với nhau, chuyển kinh tế tự nhiên thành kinh tế hàng hóa

Thị trường hướng dẫn sản xuất kinh doanh Bằng việc căn cứ vào cungcầu và giá cả trên thị trường các nhà sản xuất kinh doanh ra quyết định giảiquyết 3 vấn đề cơ bản của nền kinh tế đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thếnào? Và sản xuất cho ai?

Thị trường phản ánh tình trạng của nền sản xuất kinh doanh Thông qua thịtrường có thể đánh giá được tốc độ phát triển, quy mô và trình độ của sản xuất kinhdoanh

Trang 20

Thị trường phản ánh các mối quan hệ xã hội, hành vi giao tiếp của con người,

là nơi quan trọng để đánh giá, kiểm nghiệm, chứng minh tính đúng đắn của cácchính sách, biện pháp kinh tế của doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước

Thị trường đầu vào có vai trò là đảm bảo cho sản xuất phát triển liên tục vớiquy mô ngày càng tăng Thúc đẩy áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệmới vào sản xuất Đảm bảo cho các doanh nghiệp sản xuất giảm bớt quy mô dự trữlớn ở nơi tiêu dùng

Thị trường đầu ra cho sản phẩm có vai trò, đảm bảo cho người tiêudùng có thể nhận được hàng hóa dịch vụ thích hợp với thị hiếu và thu nhậpcủa họ Giúp người tiêu dùng tối đa hóa lợi ích thông qua việc tự do lựachọn hàng hóa, dịch vụ trên thị trường Thúc đẩy và gợi mở nhu cầu, mangđến cho người tiêu dùng cuộc sống văn minh hiện đại.[3]

2.1.7 Một số vấn đề về tiêu thụ sản phẩm

2.1.7.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng củahàng hóa, là những cách thức, con đường kết hợp hữu cơ giữa người sảnxuất và những người trung gian khác nhau trong quá trình vận chuyển vàphân phối hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng.Trong nền kinh tế thịtrường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau.Tùy theo đặc điểm của sản phẩm tiêu thụ, quy mô, khả năng của mình màdoanh nghiệp sử dụng các kênh phân phối sản phẩm khác nhau

Căn cứ vào quan hệ mua bán, kênh tiêu thụ sản phẩm được chia thànhhai hình thức: kênh tiêu thụ trực tiếp và kênh tiêu thụ gián tiếp:

- Kênh tiêu thụ trực tiếp:

Sơ đồ 1.1: Kênh tiêu thụ trực tiếp

Là hình thức tiêu thụ mà doanh nghiệp sản xuất và bán sản phẩm củamình tận tay cho người tiêu dùng cuối cùng Ưu điểm của hình thức này đó

là có hệ thống cửa hàng phong phú, tiện lợi, doanh nghiệp thường xuyên tiếpxúc trực tiếp với khách hàng nên có thể biết rõ được nhu cầu, xu hướng nhucầu cũng như những nhận xét của khách hàng về sản phẩm của mình từ đóDoanh nghiệp sản xuất Người tiêu dùng cuối

cùng

Trang 21

tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp xây dựng hình ảnh cũng như hoànthiện hơn sản phẩm của mình Tuy nhiên, cách thức phân phối này vẫn cònnhững hạn chế như hoạt động bán hàng diễn ra với tốc độ chậm làm cho tốc

độ tái đầu tư vốn chậm, doanh nghiệp phải có quan hệ với nhiều bạn hàng,thị trường tiêu thụ hẹp

- Kênh tiêu thụ gián tiếp:

Sơ đồ 1.2: Kênh tiêu thụ gián tiếp

Là hình thức tiêu thụ mà doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình đến tay ngườitiêu dùng cuối cùng thông qua các trung gian kinh tế như: bán buôn, bán lẻ, các cấpđại lý, các nhà môi giới Ưu điểm của kênh phân phối này đó là doanh nghiệp có thểtiêu thụ sản phẩm nhanh hơn, thu hồi vốn nhanh, mở rộng thị trường Tuy nhiên,kênh tiêu thụ này làm thời gian lưu thông dài, tăng chi phí tiêu thụ và doanh nghiệpkhó kiểm soát các khâu trung gian.[5]

2.1.7.2 Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Đối với các doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quátrình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp Nó là cầu nối trung gian giữa một bên là nhà sản xuất với một bên là ngườitiêu dùng Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tức là nó đã được ngườitiêu dùng chấp nhận để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của họ Sức tiêu thụ của doanhnghiệp được thể hiện ở mức bán ra và chịu sự tác động bởi uy tín của doanh nghiệp,chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng và sự hoàn thiện

Doanh nghiệp sản xuấtBán buônBán lẻ

Người tiêu dùngcuối cùng

Trang 22

của các hoạt động dịch vụ, giá cả Tiêu thụ sản phẩm thể hiện một cách đầy đủ vềthực trạng hoạt động của doanh nghiệp Có tiêu thụ doanh nghiệp mới thu được vốn,mới có quá trình tái sản xuất mở rộng tiếp theo, có vậy, sản xuất mới có thể ổn định

và phát triển Sản xuất hàng hóa có tiêu thụ được mới có thể xác định được kết quảkinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp là lãi hay lỗ, ở mức độ nào Mặt khác, tiêuthụ sản phẩm còn thúc đẩy việc doanh nghiệp ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sảnxuất kinh doanh bởi những đòi hỏi của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩmkhông ngừng gia tăng

Đối với xã hội, tiêu thụ sản phẩm có vai trò trong việc cân đối cung và cầu, vìnền kinh tế quốc dân là một thể thống nhất với những cân bằng, với những tươngquan tỉ lệ nhất định Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ, tức là sản xuất đang diễn ramột cách trôi chảy, tránh được sự mất cân đối, giữ được sự bình ổn của thị trường,đồng thời giúp các doanh nghiệp xác định phương hướng, kế hoạch cho những giaiđoạn sản xuất tiếp theo Thông qua tiêu thụ sản phẩm có thể dự đoán nhu cầu tiêudùng của xã hội nói chung và từng khu vực nói riêng đối với từng loại sản phẩm.Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh củamình sao cho đạt được hiệu quả cao nhất Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối liên kết kinh

tế giữa các vùng kinh tế trong nước, giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới, giảiquyết công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động và nâng cao đời sốngvăn hoá tinh thần cho người dân, đồng thời đóng góp vào ngân sách Nhà nước vàthực hiện các nghĩa vụ xã hội

Tóm lại, để sản xuất kinh doanh được thực hiện một cách trôi chảy, liên tục

và đạt hiệu quả cao thì công tác tiêu thụ sản phẩm phải được tổ chức tốt Vì vậy, việcquản lý hoạt động tiêu thụ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu củadoanh nghiệp.[5]

2.1.7.3 Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp

Công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp bao gồm những nộidung sau:

Điều tra, nghiên cứu thị trường: Đây là công việc đầu tiên trong công tác tiêuthụ sản phẩm, đóng vai trò quan trọng hàng đầu với chức năng nhận biết nhu cầu thịtrường, khách hàng và quy mô thị trường Điều tra nghiên cứu thị trường giúp trả lờinhững câu hỏi: Thị trường cần gì? Khối lượng bao nhiêu? chất lượng có thể chấpnhận? Thời gian cần? Giá cả có thể chấp nhận?

Lựa chọn sản phẩm thích ứng và tiến hành tổ chức sản xuất: Trên cơ sở củaviệc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ lựa chọn sản phẩm thích ứng với nhu

Trang 23

cầu thị trường Sản phẩm thích ứng phải đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng và giá

cả Về mặt số lượng, lượng sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với quy mô thịtrường Về mặt chất lượng, sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng,phải tương xứng với trình độ tiêu dùng Về mặt giá cả, mức giá cho sản phẩm màdoanh nghiệp đưa ra phải là mức giá được người tiêu dùng chấp nhận, đồng thờiđem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp

Tổ chức hoàn chỉnh sản phẩm và đưa hàng hóa về kho thành phẩm để chuẩn

bị tiêu thụ: Bao gồm các hoạt động tiếp nhận, kiểm tra, phân loại, đóng gói, Đây làkhâu không kém phần quan trọng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, nó đảm bảo sảnphẩm sản xuất ra theo đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng, mẫu mã hay không.Đảm bảo về mặt số lượng và chất lượng là doanh nghiệp đảm bảo chữ tín với kháchhàng, doanh nghiệp cũng hạn chế được những thất thoát, kiểm tra được khả năng sảnxuất của đội ngũ lao động Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ, mô tả và giới thiệusản phẩm mà nó còn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến khách hàng và việcquyết định lựa chọn mua hàng của họ Vì vậy doanh nghiệp đảm bảo tốt công táckiểm tra, nghiên cứu, thiết kế bao bì sao cho đem lại hiệu quả cao nhất

Định giá và thông báo giá: Mức giá bán phải là mức giá được khách hàngchấp nhận và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Mức giá được khách hàng chấpnhận phụ thuộc vào quy mô cung – cầu, mức độ thõa mãn nhu cầu khách hàng củasản phẩm về giá trị sử dụng, hình thức, chất lượng Mức giá bán phải là mức giá bùđắp được những chi phí sản xuất và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Vì thếdoanh nghiệp cần phải nắm chắc các thông tin về chi phí sản xuất thông qua việchạch toán giá thành Sau khi xác định được mức giá bán hợp lý, doanh nghiệp tiếnhành thông báo giá ra thị trường

Lên phương án phân phối vào các kênh tiêu thụ và lựa chọn kênh phânphối: Phân phối hàng hoá là quá trình tổ chức và quản lý việc đưa hàng hoá từnhà sản xuất hoặc tổ chức đầu nguồn tới tận tay người tiêu dùng Phân phối hànghoá hiệu quả thì mới có thể thu được tiền hàng để chi trả những chi phí trong cáckhâu của quá trình sản xuất kinh doanh Tùy thuộc vào đặc tính sản phẩm, thịtrường, khách hàng và khả năng của mình mà doanh nghiệp sẽ có phương ánphân phối và lựa chọn kênh phân phối hợp lý sao cho số lượng tiêu thụ cao nhấtvới chi phí thấp nhất

Xúc tiến bán hàng là các hoạt động nhằm tác động vào tâm lý của khách hàng

để tiếp cận, nắm bắt nhu cầu của khách hàng và tìm ra ưu nhược của sản phẩm thôngqua các phương tiện truyền thông với mục đích gia tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ

Trang 24

Một số hoạt động xúc tiến sản phẩm như: quảng cáo, hội nghị khách hàng, hội thảo,tặng quà, bán các mẫu hàng và cho thử tự do… Đối với các sản phẩm truyền thốnghoặc được lưu thông thường xuyên trên thị trường thì việc xúc tiến bán hàng sẽ gọnnhẹ hơn, cần đặc biệt quan tâm đến việc xúc tiến bán hàng cho những sản phẩm mớihoặc sản phẩm cũ trên thị trường mới.

Thực hiện các nghiệp vụ bán hàng và đánh giá kết quả thu được: Đa số ngườitiêu dùng quyết định lựa chọn chủng loại và thương hiệu một loại sản phẩm ngay tạiquầy hàng Khi mua hàng, người tiêu dùng bị ảnh hưởng rất lớn bởi cách trưng bàybắt mắt của sản phẩm, các chương trình khuyến mãi tại chỗ, lời giới thiệu của ngườibán hàng Vậy nên việc làm sao xây dựng được đội ngũ nhân viên bán hàng chuyênnghiệp và giỏi nghề là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của các doanh nghiệp Bởiđây chính là yếu tố hiệu quả nhất, nhanh nhất và ít tốt kém nhất tác động mạnh tớiquyết định mua hàng của người tiêu dùng Sau khi hàng hóa được bán ra các doanhnghiệp tiến hành đánh giá các kết quả và hiệu quả thu được thông qua các chỉ tiêudoanh thu, chi phí, lợi nhuận, doanh thu/chi phí, lợi nhuận/chi phí, lợi nhuận/doanhthu,…tìm ra nguyên nhân dẫn tới biến động của các chỉ tiêu này từ đó có biện pháp

để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Mỗi nội dung đều có vai trò khác nhau trong quá trình tiêu thụ nhưng giữachúng có mối liên hệ khăng khít với nhau, hỗ trợ lẫn nhau cùng tạo ra hiệu quả choquá trình tiêu thụ sản phẩm.[5]

2.1.7.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm

SLSP

tiêu thụ trong kỳ =

SLSP tồn kho đầu kì +

SLSP sản xuất trong kỳ -

SLSP tồn kho cuối kỳ

- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: Là số tiền thu được do bán các sản phẩm hànghóa dịch vụ trong một thời kì nhất định

+ Doanh thu = Giá bán x Số lượng sản phẩm

+ CCDT tiêu thụ theo thời gian

DT tiêu thụ từng quý trong năm

= x 100

Tổng doanh thu+ CCDT theo mặt hàng DT tiêu thụ theo mặt hàng

=

Trang 25

Tổng doanh thu+ Tỷ lệ giá vốn và DT thuần

Giá vốn

= x 100

DT thuần+ Tỷ lệ lãi gộp và DT thuần

Lãi gộp

= x 100

DT thuần+ Tỷ lệ chi phí bán hàng và DT thuần

Chi phí bán hàng

= x 100

DT thuần

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Vai trò của lúa giống trong sản xuất nông nghiệp

Giống là sản phẩm của sức lao động sáng tạo của con người và là một loại

tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp sản sinh ra mọi thứ nông phẩm Vì lý

do đó giống giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp Việc chọn đúngcác giống tốt, thích hợp với điều kiện tự nhiên và canh tác giúp cho người sảnxuất thu được năng suất cao và ổn định với phẩm chất tốt và mức chi phí sảnxuất trên đơn vị sản phẩm thấp

Giống lúa vừa là mục tiêu vừa là một biện pháp kỹ thuật để nâng cao năngsuất và phẩm chất hạt gạo trong sản xuất lương thực cho tiêu dùng nội địa cũngnhư xuất khẩu Các nhà khoa học ước tính khoảng 30 đến 50% mức tăng năngsuất hạt của các cây lương thực trên thế giới là nhờ vào việc đưa vào sản xuấtnhững giống tốt Ngày nay, khi diện tích sản xuất lúa ngày càng thu hẹp do sựphát triển của ngành công nghiệp, nhà ở, giao thông, thay đổi cơ cấu vật nuôi,cây trồng Thực tế sản xuất đang đòi hỏi cấp bách phải nghiên cứu tìm ra nhữnggiống lúa có năng suất cao, chất lượng đảm bảo, nhưng đồng thời phải khángsâu bệnh, tạo ra hạt giống khỏe phục vụ sản xuất, có như vậy mới tạo sản xuất

an toàn, bền vững

Nhờ những thành tựu về ứng dụng giống cây trồng trong cuộc cách mạngxanh trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm 90 của thế kỷ 20 đã cho thấyvai trò của giống trong việc nâng cao năng suất cây trồng (trước năm 1986 ViệtNam là nước thiếu lương thực, nông nghiệp chủ yếu là sản xuất lúa nước: năngsuất lúa trung bình khoảng 2-3 tấn/ha, nhưng cho đến nay cùng với nhiều tiến bộkhác trong lĩnh vực thủy lợi và khoa học về canh tác, các giống lúa mới đã cónhiều đóng góp cho sự tăng năng suất (hiện nay năng suất lúa bình quân trên cảnước đã trên 5,5 tấn/ha, nhiều nơi năng suất lúa đạt đến trên 6,4tấn/ha)

Trang 26

Trong quá trình phát triển, những áp lực từ quá trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá và sự cạnh tranh về diện tích đất giữa các ngành: nông nghiệp - côngnghiệp - dịch vụ, kéo theo là sự thu hẹp diện tích canh tác do quá trình đô thịhoá, bên cạnh đó là sự gia tăng về dân số khiến nhu cầu lương thực, thực phẩmngày càng nâng cao trong khi các yếu tố đầu vào khác: nước, kỹ thuật canh tác đang phát triển chậm thì những đột phá về giống nhằm nâng cao năng suất câytrồng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩmcủa xã hội Từ đó góp phần ổn định kinh tế, chính trị và xã hội.

2.2.2 Thực trạng sản xuất và nhu cầu về lúa giống ở Việt Nam

Như chúng ta đã biết giống cây trồng nói chung và giống lúa nói riêng cóđến hàng trăm loại, một phần tự sản xuất và một phần nhập khẩu từ nước ngoài.Theo công bố mới đây của Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm câytrồng và phân bón quốc gia về kết quả điều tra 13 loài cây trồng chủ lực trongsản xuất năm 2003 - 2004 Đối với lúa, các giống được công nhận chính thứcchiếm 67,1%, công nhận tạm thời 2,6% và chưa công nhận chiếm tới 30,6% Sốlượng giống lúa có mặt trong sản xuất là 688 giống, gồm 159 giống địa phương

và 529 giống cải tiến, nhiều hơn số giống lúa được công nhận trên 3 lần Trong

số này, 10 giống phổ biến nhất chiếm 49,6% diện tích và đều là những giốngđược công nhận như Khang dân, OM1490, OM576, OMCS2000, VND 95-20,Nhị ưu 838, IR64, OM2517 Trong đó có 3 giống Trung Quốc, 2 giống IRRI và

5 giống chọn lọc trong nước Như vậy, trong 177 giống công nhận thì 10 giốngchủ lực đã chiếm gần 50% diện tích lúa, còn lại 167 giống đã qua công nhận chỉchiếm 17%, trong đó có nhiều giống không còn trong sản xuất nữa nhưng kếtquả điều tra cũng chưa chỉ ra cụ thể là những giống nào Và tỷ lệ giữa các giốngViệt Nam chọn tạo và các giống nước ngoài trong sản xuất là khoảng 50:50,trong đó lúa thuần và lúa lai Trung Quốc chiếm đa số trong các giống nhập nộivào Việt Nam Hiện nay ở nước ta có 4 viện sản xuất lúa giống mang tính chấtquốc gia đó là: Viện KHKTNN Việt Nam, Viện cây lương thực thực phẩm, Việnbảo vệ thực vật, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long Với 5 trung tâm sản xuấtlúa giống là trung tâm lúa Văn Điển, trung tâm lúa lai ở An Khánh, trung tâmBắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và trung tâm lúa Hà Bắc Ngoài ra ở tất cả cácđịa phương đều có trung tâm và nhiều công ty, doanh nghiệp tham gia sản xuất,kinh doanh lúa giống

Bảng 2.1: Nhu cầu giống cây trồng ở Việt Nam năm 2011

Trang 27

Loại cây trồng Diện tích canh tác (Nghìn ha) giống (Nghìn tấn) Nhu cầu hạt Khả năng cung ứng (Nghìn tấn)

(Nguồn: Báo cáo tham luận hội thảo PIPA – IRRI)

Và theo kết quả điều tra tình hình sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tạicác địa phương và một số doanh nghiệp đại diện năm 2007, chủng loại giốngđược sản xuất, kinh doanh tại các Trung tâm giống hoặc Công ty giống tỉnh chủyếu vẫn tập trung vào các cây lương thực nhất là sản xuất lúa giống Trong đócác loại lúa thuần và một phần lúa lai (thường thấy ở các doanh nghiệp phíaBắc) chiếm khoảng 80 - 90% sản lượng sản xuất, kinh doanh Đối với giống lúa,các doanh nghiệp phía Bắc tập trung sản xuất và kinh doanh giống đời cao (siêunguyên chủng và nguyên chủng) Giống lúa được sản xuất, kinh doanh một cáchchính thống (có kiểm soát) là 132 nghìn tấn, bao gồm 89 nghìn tấn có thống kêriêng và khoảng 43 nghìn tấn được tách ra từ thống kê chung với các cây trồngkhác Như vậy, so với nhu cầu hiện nay khoảng 900 nghìn tấn giống lúa/năm(7,3 triệu ha lúa, trung bình sử dụng 120 kg/ha) thì lượng giống này mới đápứng được khoảng 15%, còn lại nông dân tự để giống (Bảng 2.1) Tuy nhiên, donhiều nguyên nhân khác nhau, thông tin về số lượng giống sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp thông báo thường thấp hơn so với thực tế Tỷ lệ sử dụnggiống từng cấp xác nhận trở lên ở các vùng rất khác nhau Vùng ĐBSH, tỷ lệ sửdụng giống từ cấp xác nhận cao nhất, bình quân ước đạt khoảng 60%; các tỉnhvùng Miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên, tỷ lệ này thấp nhất, chỉ đạt dưới20% Tại vùng ĐBSCL, theo đánh giá của Cục Trồng trọt, nhờ tác động của dự

án giống lúa xuất khẩu mà hệ thống nhân giống lúa 3 cấp đã được hình thành và

đi vào hoạt động ở hầu hết các địa phương trong vùng Năm 2005, diện tích sửdụng lúa xác nhận khoảng 24% diện tích gieo trồng

Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và chủng loại giống, nguồn giống đầu vàophục vụ kinh doanh của các doanh nghiệp cũng khác nhau nhưng nhìn chungnguồn giống do nông dân sản xuất đóng vai trò rất quan trọng đối với thươngmại giống ở Việt Nam

2.2.3 Thực trạng sản xuất và nhu cầu về lúa giống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Trang 28

Quảng Nam là một trong những địa phương đi đầu vùng Nam Trung Bộ

và cả nước về sản xuất lúa (diện tích sản xuất lúa hàng năm là 88.000ha) Do đótrung bình mỗi năm Quảng Nam cần một lượng giống khá lớn với hơn 3.800 tấn

(Bảng 2.2) Thời gian qua, cùng với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật

vào sản xuất, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, Quảng Nam còn tập trung "xã hộihóa công tác nhân giống lúa" để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập chonông dân Theo ngành nông nghiệp tỉnh, qua phát động phong trào nhân giốngcộng đồng Đến nay, Quảng Nam có khả năng cung ứng đến 90% giống lúa xácnhận phục vụ sản xuất lúa hàng hóa mỗi năm của tỉnh Quảng Nam đang chuyểnhướng từ xã hội hóa công tác nhân giống sang thương mại hóa hoạt động sảnxuất lúa giống để cung ứng cho nhu cầu của nông dân trong tỉnh và các địa

phương ở khu vực Miền Trung.

Bảng 2.2: Nhu cầu giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2011

Loại cây trồng Diện tích canh tác (ha) Nhu cầu hạt giống (tấn) Khả năng cung ứng (tấn)

(Nguồn: Niêm giám thống kê Quảng Nam 2011)

Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nhiều loại cây trồng sinh trưởngphát triển Bên cạnh điều kiện nông hoá thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, ngườinông dân xứ Quảng đã được đào tạo, tiếp nhận nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuậtqua các chương trình như: IPM, Bucap, ICM và có kinh nghiệm sản xuất giống,đặc biệt là cơ cấu mùa vụ lệch so với các tỉnh phía Bắc và Bắc miền Trung, do

đó nhiều đơn vị, Công ty, doanh nghiệp đã chọn Quảng Nam là điểm tổ chứcsản xuất nhiều loại giống cây trồng, nhất là giống lúa trong vụ Đông Xuân đểcung ứng cho vụ mùa trong tỉnh cũng như các tỉnh ngoài Bắc Năm 2012, trênđịa bàn tỉnh đã có tổng cộng 184 tổ sản xuất giống với nhiều qui mô, nhiều hìnhthức cung ứng giống khác nhau và đã có hơn 2.000 hộ nông dân tham gia sảnxuất giống Trong năm 2011 các doanh nghiệp sản xuất giống trên địa bàn tỉnh

đã sản xuất với 3.040 ha lúa (lúa thuần 2.654 ha, lúa lai 386 ha) Sản lượng

giống do các đơn vị trên địa bàn làm ra đáp ứng khoảng 90% nhu cầu sử dụng

Trang 29

giống lúa xác nhận của nông dân trong tỉnh và một phần cung ứng cho một số tổgiống, cơ sở kinh doanh giống có hợp đồng cung ứng giống ngoài tỉnh.

Nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng ngày càng tăng, điển hình như năm

2011 Công ty cổ phần giống nông lâm nghiệp Quảng Nam sản xuất 2.424 tấn/500ha, năm 2012 tăng lên 2.655tấn/ 555ha và năm 2013 đạt tới 2.670tấn/ 610ha.Như vậy qua các năm nhu cầu về sử dụng giống của bà con nông dân trong tỉnhngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng Qua đó cũng thấy được rằng tiềmnăng về sản xuất lúa giống của Quảng Nam rất lớn Đây là nơi thu hút nhiềucông ty chọn là điểm để tạo giống trong nhiều năm qua Nhờ đó có sự chuyểndịch cơ cấu cây trồng và tăng thu nhập cho người dân trên cùng đơn vị sản xuấtnông nghiệp

Tuy nhiên hoạt động sản xuất lúa giống trên địa bàn vẫn còn một số hạnchế như có quá nhiều đơn vị cùng tổ chức sản xuất lúa giống khiến công tácquản lý của ngành chức năng về sản xuất tại Quảng Nam gặp rất nhiều khókhăn, hiện nay mới chỉ có huyện Đại Lộc quy hoạch được vùng sản xuất lúa lai,còn lại các địa điểm sản xuất giống lúa thuần chưa có quy hoạch cụ thể, diệntích sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, trong khi đó, thời gian qua nhiều đơn vị đãkhông thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh Giống cây trồng, thiếu sự kết hợp chặtchẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp, chính quyền địa phương, nông dân, gâykhó khăn trong công tác quản lý

Trang 30

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng

- Công ty cổ phần giống Nông – Lâm nghiệp Quảng Nam

- Các đối tác trên thị trường: 15 Đại lý tiêu thụ sản phẩm lúa giống của Công ty

- Các kênh tiêu thụ sản phẩm lúa giống

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng sản xuất và thị trườngtiêu thụ sản phẩm lúa giống của Công ty cổ phần giống Nông – Lâm nghiệpQuảng Nam

- Thời gian nghiên cứu: Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ sảnphẩm lúa giống của công ty qua 3 năm 2011, 2012, 2013

- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty cổ phầngiống Nông – Lâm nghiệp Quảng Nam

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu hệ thống tổ chức, vận hành trong Công ty cổ phần giống Nông – Lâmnghiệp Quảng Nam

+ Quá trình hình thành và phát triển

+ Cơ cấu bộ máy tổ chức

+ Chức năng, nhiệm vụ của công ty và từng bộ phận

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật

- Tìm hiểu tình hình sản xuất và hiệu quả kinh doanh lúa giống của Công

ty cổ phần giống Nông – Lâm nghiệp Quảng Nam

+ Thực trạng sản xuất lúa giống của công ty: Mối liên kết trong sản xuất,chủng loại sản phẩm, quy mô, sản lượng qua 3 năm 2011, 2012, 2013

+ Hiệu quả sản xuất lúa giống của công ty: Doanh thu, lợi nhuận, tìnhhình biến động sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa giống qua 3 năm

Trang 31

- Tìm hiểu và phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm lúa giống của Công

ty cổ phần giống Nông – Lâm nghiệp Quảng Nam

+ Tình hình các kênh tiêu thụ

+ Vai trò của các tác nhân trong kênh

+ Sản lượng tiêu thụ của các tác nhân trong kênh, doanh thu, lợi nhuậntheo kênh

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm lúagiống của Công ty cổ phần giống Nông – Lâm nghiệp Quảng Nam

+ Yếu tố bên trong: Phương thức bán hàng, tác động của chất lượng và tínhthẩm mỹ của sản phẩm, tác động của chính sách định giá, dịch vụ sau bán hàng

+ Yếu tố bên ngoài: Nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh, môi trườngkinh tế - văn hóa – xã hội, thời tiết khí hậu

3.4 Phương pháp nghiên cứu

- Là Công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh giống có hiệu quả

3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin

* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Tìm hiểu các nguồn tài liệu tại thư viện, trên internet và tiếp cận cácphòng, ban để thu thập và nghiên cứu các nguồn tài liệu sau:

- Nghiên cứu tài liệu chung: Phân tích các nguồn tư liệu, số liệu sẵn cóliên quan đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ lúa giống, mà các nhà nghiên cứukhác đã thực hiện đã được in thành sách, báo, tạp chí hoặc đăng tải trên internet

- Các báo cáo: Báo cáo tổng kết của Công ty qua các năm 2011, 2012,

2013, báo cáo của phòng tài chính kế toán và các phòng ban có liên quan, báocáo quyết toán của công ty năm 2011, 2012, 2013 Báo cáo tình hình tiêu thụqua 3 năm (2011 – 2013)

Trang 32

* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Phỏng vấn bán cấu trúc: Tiến hành phỏng vấn những người am hiểu thôngtin bằng bảng hỏi bán cấu trúc Gồm: Phó giám đốc, phòng kĩ thuật sản xuất,phòng quản lý tổng hợp, Trưởng phòng tài chính kế toán, Nhân viên thị trường,lựa chọn 15 đại lý cũng như một số trạm Khuyến nông – khuyến lâm có tiêu thụsản phẩm của Công ty trên địa bàn trong tỉnh

+ Phó Giám đốc: Kết quả chính về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩmlúa giống qua 3 năm; các đối tác chính của Công ty, khó khăn, thuận lợi củaCông ty, khối lượng sản phẩm tiêu thụ của các đối tác qua 3 năm (2011 – 2013),các kênh tiêu thụ sản phẩm

+ Phòng kĩ thuật sản xuất: Cách thức tổ chức sản xuất sản phẩm, diện tích,sản lượng qua 3 năm; những khó khăn thuận lợi trong quá trình sản xuất kinhdoanh, mối liên kết trong sản xuất sản phẩm

+ Phòng tài chính kế toán: Kết quả về sản lượng sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm lúa giống của Công ty qua 3 năm (2011 – 2013), tình hình thực hiệndoanh thu, lợi nhuận về sản xuất lúa giống, chi phí sản xuất qua 3 năm (2011 –2013)

+ Nhân viên thị trường: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩmlúa giống của Công ty, các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, các đối tác tiêu thụsản phẩm

+ 15 Đại lý tiêu thụ: Chất lượng sản phẩm, giá cả, mẫu mã sản phẩm và

uy tín của Công ty trên thị trường; cách thức quảng bá, tiêu thụ sản phẩm

3.4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp thống kê kinh tế:

Đây là phương pháp phổ biến nhằm nghiên cứu các hoạt động kinh tế xãhội Thực chất của phương pháp này là tổ chức điều tra, thu thập tài liệu saukhi đã tổng hợp, phân tổ thì đối chiếu và so sánh phân tích để có các kết luậnchính xác về thực trạng sản xuất và tiêu thụ của Công ty

- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:

Sau khi đã thu thập số liệu, tiến hành phân tích và xử lý số liệu Việc xử lý

số liệu tiến hành bằng máy tính bỏ túi và xử lý bằng máy vi tính trên chươngtrình Excel

Trang 33

- Phương pháp so sánh:

So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế xãhội đã được lượng hóa có cùng nội dung, một tính chất tương tự để xác định xuhướng, mức độ bình quân của chỉ tiêu Trên cơ sở đó đánh giá các mặt phát triểnhay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lýtối ưu trong từng trường hợp tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích mà taxác định phương pháp so sánh

- Phương pháp phân tích hệ thống:

Đây là phương pháp bao quát, nó cho chúng ta cái nhìn tổng thể hiệntượng từ các góc độ để từ đó đưa ra những kết luận cần thiết Muốn có kết quảphân tích hệ thống tốt cần đến những thông tin số liệu chính xác, cụ thể, đầy đủ

và kịp thời

Trong đề tài nghiên cứu khi phân tích tình hình về thị trường tiêu thụ sảnphẩm thì cần phải có những thông tin chính xác, cụ thể từ phía Công ty, kháchhàng, thị trường và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường để từ đó tìm ra điểmmạnh, khắc phục điểm yếu của mình trong kinh doanh nhằm đưa ra giải phápthích hợp đẩy mạnh thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty

Trang 34

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm cơ bản của Công ty cổ phần giống Nông – Lâm nghiệp Quảng Nam

Tên Công ty: Công ty Cổ phần giống Nông – Lâm nghiệp Quảng Nam

Tên giao dịch: Quang Nam Seed Agriculture and Forestry Joint Stock Company Địa chỉ: Km 943, Quốc lộ 1A, Điện Thắng Bắc, Điện Bàn, Quảng Nam

Điện thoại: 0510.3869455 – 3769032

Fax: 0510.3869253.

Email: giongquangnam@gmail.com

4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của nông dân về giống cây trồng chất lượngcũng như nơi cung ứng uy tín, vì vậy UBND tỉnh Quảng Nam ra quyết định thành lậpCông ty giống Nông – Lâm nghiệp Quảng Nam theo quyết định số 479/QĐ-UB ngày21/02/2002 Trên cơ sở đổi tên Nông trường Quốc doanh Chiên Đàn, tiếp nhận Trạithực nghiệm giống Nông nghiệp Bình Trung thuộc Trung tâm thực nghiệm giốngnông lâm nghiệp Quảng Nam và tiếp nhận Trạm giống cây trồng Miền Trung trựcthuộc Công ty giống cây trồng Trung ương Với 3 đơn vị hợp thành Công ty giốngNông – Lâm nghiệp Quảng Nam

Công ty cổ phần giống Nông – Lâm nghiệp Quảng Nam được thành lậptrên cơ sở cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước (Công ty giống Nông – LâmNghiệp Quảng Nam) theo quy định số 3595/QĐ UBND ngày 26/09/2005 củaUBND tỉnh Quảng Nam Công ty là đơn vị hoạch toán độc lập, hoạt động sảnxuất kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 3303070178 do sở

Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp ngày 17/02/2006 Trong quá trình hoạtđộng kinh doanh, các thay đổi bổ sung về vốn điều lệ của Công ty, lần lượt đượcchứng nhận tại giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh thay đổi lần một ngày11/7/2013, thay đổi lần hai ngày 06/9/2013 Luật doanh nghiệp, Điều lệ củaCông ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan

Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

Chức năng: Nghiên cứu, sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các loại

giống cây trồng Nông – Lâm nghiệp; sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu các

Trang 35

loại nông sản và vật tư phục vụ nông nghiệp; chế biến kinh doanh nông sản; đại

lý buôn bán lẻ hàng hóa

Nhiệm vụ: Đa dạng hóa nông nghiệp, tiếp thu và ứng dụng nhanh những

công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh, những thành tựu mới trong lĩnh vựckhoa học công nghệ và tạo ra 2-3 giống độc quyền, để đủ năng lực cạnh tranhtrong nền kinh tế hội nhập

Du nhập khảo nghiệm sản xuất thử giống nông lâm nghiệp mới có triểnvọng về tiềm năng, năng suất, chất lượng và thích nghi nhằm bổ sung cơ cấu giốngcủa tỉnh và đáp ứng nhu cầu thị trường

Xây dựng và ổn định vùng chuyên canh sản xuất hạt lai F1, ngô các loại,lúa chất lượng cao quy mô phù hợp ở một số đơn vị HTX có điều kiện trongtỉnh Xây dựng và trang thiết bị cho phòng kiểm nghiệm giống cây trồng, xây dựnghoàn thiện cơ sở trực thuộc Xây dựng hoàn thiện hệ thống máy sấy, chế biến giốnglúa, ngô, đậu đỗ tại văn phòng Công ty

4.1.2 Tổ chức bộ máy của Công ty

Đại hội đồng

cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Phòng quản

lý tổng hợp

Phòng kĩ thuật sản

XN giống

NN Chiên

XN giống

NN Bình

Trang 36

Sơ đồ 4.1: Tổ chức bộ máy của Công ty

Chức năng, nhiệm vụ

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền quyếtđịnh, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không phụ thuộc vào thẩmquyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ quyếtđịnh chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng nămcủa công ty; quyết định huy động vốn theo hình thức khác; chỉ đạo Giám đốc vànhững người quản lý khác trong việc điều hành công việc kinh doanh hằng nămcủa công ty; quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty

- Ban Kiểm Soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hộiđồng cổ đông bầu ra Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháptrong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty Ban kiểmsoát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc

- Giám đốc: Do Hội đồng quản trị bầu, giám đốc là người điều hành côngviệc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trịcác quyền nhiệm vụ được giao Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: phòngquản lý tổng hợp, phòng tổ chức kế toán và phòng thị trường kinh doanh

- Phó giám đốc: Phụ trách về sản xuất giống Nông Lâm nghiệp; trực tiếpchỉ đạo phòng Kĩ thuật sản xuất chất lượng và chế biến, Xí nghiệp giống nôngnghiệp Bình Trung và Xí nghiệp giống nông nghiệp Chiên Đàn; xác lập quytrình công nghệ, tổ chức sản xuất các loại sản phẩm theo mục tiêu chất lượng

và chỉ đạo của Giám đốc Công ty; xem xét và quyết định áp dụng các thông số

kĩ thuật sản xuất của hệ thống thiết bị đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩmtrên cơ sở đề nghị của phòng kĩ thuật sản xuất; tham mưu cho giám đốc tronglĩnh vực chất lượng, chiến lược thay đổi công nghệ, thay đổi cơ cấu sản phẩmđáp ứng nhu cầu thị trường, và một số công việc được ủy nhiệm khi Giám đốcvắng mặt

Và hiện tại Công ty có 5 phòng và 2 xí nghiệp nhằm phục vụ cho việcSXKD đạt hiệu quả:

- Phòng quản lý tổng hợp: Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác tổchức và hành chính, quản trị văn phòng trong toàn công ty Nghiên cứu đề xuất về tổchức bộ máy của công ty; tham mưu và giúp HĐQT lãnh đạo thực hiện công tácquản lý cán bộ, qui hoạch đào tạo, điều động, đề bạt bố trí cán bộ và thực hiện mọi

Trang 37

chế độ chính sách cho CBCNV; bảo vệ nội bộ, bảo vệ cơ quan; tổng hợp báo cáo kịpthời mọi hoạt động của Công ty tháng, 6 tháng, năm; ra thông báo kết quả các cuộchọp của lãnh đạo công ty để chỉ đạo sản xuất kinh doanh kịp thời có hiệu quả.

- Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho Chủ tịch HĐQT, lãnh đạo Công ty

về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh và công tác tài chính kế toán Báo cáo choGiám đốc về công tác tài chính của Công ty Quản lý việc sử dụng nguồn vốn theođúng chế độ tài chính

- Phòng kĩ thuật sản xuất - chất lượng: Nghiên cứu, khảo nghiệm, chọnlọc dòng và sản xuất đủ chủng loại giống theo kế hoạch sản xuất kinh doanh củaCông ty, đảm bảo năng suất, sản lượng, chất lượng; kiểm định, kiểm nghiệmchất lượng giống, kiểm tra giám sát việc chế biến, đóng gói bảo quản, xuất nhậpgiống đảm bảo quy trình kĩ thuật theo quy định

- Phòng thị trường kinh doanh: Tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩmgiống NLN của Công ty có hiệu quả; tổ chức chế biến, đóng gói, bảo quản sảnphẩm giống Điều tra thu nhập dự báo thị trường, xác định nhu cầu của thịtrường về giống NLN, xây dựng chương trình quảng bá sản phẩm giống củaCông ty; dự báo thị trường trong và ngoài tỉnh, xây dựng phương án tiêu thụgiống, chiến lược kinh doanh

- Xí nghiệp giống NLN Chiên Đàn: Khảo nghiệm, chọn lọc phục tránggiống cây đầu dòng, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và sản xuấtkinh doanh giống NLN theo kế hoạch công ty giao Quản lý quỹ đất đai và tàisản hiện có để tổ chức sản xuất kinh doanh vốn NLN trong phạm vi kế hoạchđược giao; Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về quản lý lao động, vốn

và thu mua sản phẩm theo đúng kế hoạch được giao

- Xí nghiệp giống NLN Bình Trung:Khảo nghiệm, chọn lọc, phục tránggiống lúa thường, và sản xuất giống lúa theo kế hoạch công ty giao; Quản lý quỹđất đai lao động hiện có để tổ chức sản xuất hạt giống Siêu nguyên chủng đúngquy trình kĩ thuật của Công ty

4.1.3 Cơ sở vật chất, kĩ thuật của Công ty

4.1.3.1 Tình hình lao động của Công ty

Lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹthuật, máy móc đang dần thay thế con người trong một số hoạt động của quá trìnhsản xuất kinh doanh Song, máy móc không thể thay thế hoàn toàn được vai trò của

Trang 38

con người Đặc biệt đối với ngành nông nghiệp, là ngành có nhu cầu lớn về đội ngũlao động.

Qua Bảng 4.1 cho ta thấy, cùng với quá trình mở rộng quy mô sản xuất củamình, lực lượng lao động của công ty trong thời gian 2011 – 2013 không ngừng giatăng về số lượng Năm 2011, tổng lao động của công ty là 32 người Năm 2012, sốlao động là 35 người, tăng 3 người so với năm 2011 Năm 2013, con số này là 36người, tăng 1 người so với năm 2012 và tăng 4 người so với năm 2011 Đây là yếu

tố hết sức quan trọng làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sảnxuất, góp phần làm hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận của công ty

Trong đó, cơ cấu theo trình độ của người lao động được nâng lên Cụ thể,

số người có trình độ trên Đại học tăng từ 1 người năm 2011 lên 2 người năm

2013 tương ứng tăng từ 3,12% đến 5,55% Số người có trình độ Đại học tăng từ

24 người năm 2011 đến 32 người năm 2013, tương ứng tăng từ 75% lên88,89% Số người có trình độ Cao đẳng giảm xuống từ 5 người năm 2011 còn 1người năm 2013, tương ứng từ 15,63% còn 2,78% Số người có trình độ Trungcấp giảm còn 1 người Qua tìm hiểu thực tế cho thấy rằng đội ngũ cán bộ, kỹ sư

và công nhân viên phần lớn là có năng lực, trình độ chuyên môn có kinh nghiệm

và lành nghề Với kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vựcchọn giống, gieo trồng, chăm sóc cây giống Đây chính là lực lượng quyết định

sự thành công của quá trình sản xuất giống cây trồng, một lĩnh vực mà yếu tốkinh nghiệm của con người có một vai trò quan trọng Tuy nhiên vẫn còn cónhững người chưa có kinh nghiệm làm việc Công ty luôn chú trọng việc đẩymạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ đốivới công nhân, nhân viên tại các xí nghiệp sản xuất

Để đáp ứng với yêu cầu công việc thì Công ty đã xây dựng một đội ngũnhân viên marketing để phù hợp với thị trường, với công việc cung ứng giống

Đó là những nhân viên trẻ năng động, có năng lực và có triển vọng với nghề, cụthể năm 2011 có 5 người, chiếm tỉ trọng là 15,62%, đến năm 2013 con số này là

7 người, chiếm tỉ trọng là 19,44% Với đặc điểm kinh doanh, sản xuất, và vai tròchủ đạo trong ngành, Công ty đã có nhiều cán bộ kĩ thuật với nhiều năm kinhnghiệm, cụ thể năm 2011 có 6 người, tương ứng với 18,75% thì đến năm 2013 đã

là 10 người, tương ứng với 27,78% Công ty còn có được sự cộng tác của nhiềunhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu giống ở Việt Nam

Nhân viên luôn là yếu tố quan trọng cho sự thành công của công ty Vì vậy,

Trang 39

các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty cần bao gồm các kế hoạch tuyểndụng và thuê các nhà quản lý, nhân viên có chất lượng, đáng tin cậy Việc ưutiên kế hoạch tuyển dụng đến đâu sẽ phụ thuộc vào tính phức tạp của hoạt độngkinh doanh, vai trò của các nhân viên và quy mô của công ty.

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng lao động bình quân của Công ty (2011 – 2013)

Trang 40

Qua bảng 4.2 cho thấy, cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất của Công tytrong những năm qua, thì nguồn vốn của Công ty cũng không ngừng gia tăng Cụ thểnăm 2011 tổng nguồn vốn của công ty vào khoảng 10.792 triệu đồng thì đến năm

2013 là 10.890 triệu đồng Đây là nguồn lực quan trọng để quá trình SXKD củaCông ty không bị gián đoạn, kịp đưa những sản phẩm chất lượng ra thị trường

Về cơ cấu nguồn vốn của Công ty Nguồn vốn của Công ty được hình thànhdưới 2 dạng: Vốn CSH và vốn vay

Vốn CSH là nguồn vốn góp từ các thành viên và ban ngành liên quan như:UBND tỉnh Quảng Nam, Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương và vốn gópcủa các cổ đông, đây là nguồn vốn an toàn nhất của Công ty nhằm phục vụ cho hoạtđộng SXKD Kết quả phân tích cho thấy, nguồn vốn CSH của Công ty có sự giatăng mạnh mẽ, từ 27,8% năm 2011 lên 45,9% năm 2013 trong tổng nguồn vốn củaCông ty, tương ứng từ 3.000 triệu đồng năm 2011 lên 5.000 triệu đồng năm 2013.Điều này cho thấy, quy mô sản xuất của Công ty ngày càng mở rộng và thu được lợinhuận lớn, thu hút được nhiều thành phần tham gia

Nguồn vốn vay của Công ty là nguồn vốn Công ty vay từ các đơn vị khác nhưNgân hàng TMCP Liên Việt, Ngân hàng Nông nghiệp Bắc Điện Bàn và cán bộ côngnhân viên trong Công ty để phục vụ cho nhu cầu SXKD Kết quả nghiên cứu chothấy, nguồn vốn vay có xu hướng giảm xuống từ 72,2% năm 2011 còn 54,09% năm

2013 Trong đó, đáng chú ý là nguồn vốn vay ngắn hạn có xu hướng giảm nhanh từ83,32% năm 2011 còn 66,89% năm 2013 Có sự sụt giảm này là do trong nhữngnăm gần đây Công ty đã chủ động được nguồn vốn của mình nên muốn giảm bớt cáckhoản nợ để tập trung nâng cao nguồn vốn kinh doanh, cải thiện đời sống choCBCNV và uy tín của Công ty trên thương trường

Ngày đăng: 07/07/2015, 22:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Giáo trình Marketing Nông nghiệp- PGS.TS. Nguyễn Nguyên Cự, Hoàng Ngọc Bích, Đặng Văn Tiến, Đỗ Thành Sương, Bộ giáo dục và đào tạo Đại học nông nghiệp Hà Nội- 2008 Khác
[2]. Trần Minh Đạo- Marketing căn bản. Đại học Kinh tế Quốc dân- Hà Nội 2003 Khác
[3]. Giáo trình Marketing- Ngô Minh Cách (2000). Trường Đại Học Tài chính- Kế toán Hà Nội. NXB Tài chính Hà Nội Khác
[4]. Đỗ Kim Chung, Phạm Văn Đình. Kinh tế nông nghiệp. NXB Nông nghiệp Hà Nội- 1997 Khác
[5]. Lê Thế Giới (2006), Giáo trình nghiên cứu Marketing, nhà xuất bản Thống kê.Các trang Web Khác
[7]. Theo báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2012, triển khai nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp năm 2013 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w