Yếu tố bên ngoà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm lúa giống của công ty cổ phần giống nông – lâm nghiệp quảng nam (Trang 88 - 91)

Nhu cầu thị trường

Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh những mặt hàng mà thị trường cần chứ không phải sản xuất những gì mà mình có thể làm ra. Vì vậy, Công ty cần phải nắm chắc nhu cầu của người dân để đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.

Trong những năm gần đây, mặc dù nhu cầu giống lúa lai của người nông dân dần tăng lên, tuy nhiên việc sản xuất lúa lai đòi hỏi việc đầu tư lớn, kỹ thuật thâm canh cao, chi phí cho nguồn giống ban đầu lớn nên người dân vẫn còn e ngại, chưa mạnh dạn sử dụng. Do đó nhu cầu mua giống không ổn định, có sự biến động nên gây khó khăn cho công ty trong khâu định hướng đầu tư để sản xuất. Tuy giống lúa thuần có nhu cầu lớn, nhưng lúa thuần lại có nhiều chủng loại khác nhau, vì vậy cần xác định được những chủng loại có nhu cầu lớn, chủ

lực. Đòi hỏi công ty phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu để có chiến lược đầu tư sản xuất phù hợp.

Đất đai

Là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn tới nhu cầu giống trên thị trường. Trong những năm gần đây mặc dù diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp giảm, tuy nhiên nhìn chung diện tích cho sản xuất lúa của cả nước không ngừng tăng lên. Năm 2013 diện tích lúa gieo cấy của cả nước là gần 7.910 nghìn ha, như vậy cần khoảng 900 nghìn tấn lúa giống. Mặc dù diện tích sản xuất của cả nước và khu vực Miền Trung, Tây Nguyên tăng lên. Nhưng riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thì diện tích cho sản xuất lúa có sự biến động, tăng giảm không ổn định qua từng năm. Điển hình năm 2010 là 85,3 nghìn ha thì năm 2012 tăng lên 88,5 nghìn ha và năm 2013 giảm còn 87,9 nghìn ha. Diện tích sản xuất bấp bênh dẫn đến nhu cầu lúa giống không ổn định, ảnh hưởng lớn tới việc định hướng sản xuất lúa giống của Công ty. Làm cho việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa giống của công ty gặp không ít khó khăn.

ĐVT: 1000 ha

Cả nước Quảng Nam

(Nguồn: Tổng cục thống kê và Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam)

Biểu đồ 4.5: Diện tích SX lúa của cả nước và tỉnh Quảng Nam (2008 – 2013)

Đối thủ cạnh tranh

Trong thị trường ngành giống cây trồng nói chung cũng như giống lúa như hiện nay, ngày càng có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Không chỉ riêng với công ty mà hiện nay bất kỳ doanh nghiệp, công ty nào kinh doanh trong lĩnh vực giống cây trồng, cũng đang cố gắng nỗ lực để đủ sức đứng vững trên thương trường với áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2010 – 2013 trung bình có khoảng 20 công ty, doanh nghiệp tổ chức sản xuất và cung ứng lúa giống. Điển hình nhất hiện nay thì công ty đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty khác cùng ngành cụ thể như: trong nước có Công ty cố phần giống cây trồng Miền Nam, Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình, nước ngoài có Công ty TNHH một thành viên Moharashtra của Ấn Độ. Như vậy hiện nay công ty đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ từ các đơn vị, công ty trong tỉnh mà còn từ nhiều công ty khác trên địa bàn trong và ngoài nước. Do đó đã ít nhiều ảnh hưởng tới thị phần của công ty, làm giảm sản lượng cho đầu ra của giống cây trồng nói chung và giống lúa nói riêng của công ty.

Thời tiết khí hậu

Thời tiết khí hậu được xem là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của các Công ty sản xuất sản phẩm nông nghiệp vì đây là yếu tố tự nhiên, nằm ngoài khả năng dự đoán của các nhà hoạch định chiến lược. Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa và lúa giống nói riêng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết khí hậu. Nhất là khúc ruột Miền Trung hằng năm phải chịu ảnh hưởng của rất nhiều cơn bão, lũ lụt vào mùa mưa cũng như hạn hán vào mùa khô. Thời tiết khí hậu thay đổi là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của các loại sâu bệnh hại lúa làm giảm năng suất, chất lượng hạt giống và làm giảm nhu cầu sản lượng hằng năm. Đó là một bất lợi cho hoạt động sản xuất giống lúa của công ty. Tuy nhiên nếu biết tận dụng, nghiên cứu sản xuất ra các giống ngắn ngày, chống chịu với điều kiện thời tiết cực đoan hiện nay như giống chịu mặn, chịu phèn, chịu hạn …thì sẽ tạo được uy tín, lòng tin cũng như tiếng nói của công ty trên thị trường sản xuất kinh doanh sản phẩm lúa giống.

Môi trường chính sách kinh tế - văn hóa - xã hội, khoa học kĩ thuật

Trong những năm gần đây cùng với sự khủng hoảng kinh tế thế giới, thì nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Quảng Nam nói riêng cũng không gặp ít khó khăn trong thu hút nguồn đầu tư cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên các chính sách, chương trình đầu tư, hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn vẫn được duy trì và tăng cường. Lớn nhất hiện nay là chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước tập trung cho việc cải thiện, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách chương trình cho phát triển kinh tế, nhất là ưu tiên cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Các chương trình đã và đang triển khai để

khuyến khích phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất cây lúa cho nông dân như:

dồn điền đổi thửa; xây dựng cánh đồng mẫu lớn; xây dựng các mô hình thâm

canh lúa “3 giảm, 3 tăng”, thâm canh lúa cải tiến “SRI” , “IPMthôn”; hỗ trợ cơ

giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; chương trình thủy lợi nhỏ, kiên cố hóa kênh mương; bê tông hóa giao thông nội đồng. Nhờ vậy mà hiệu quả sản xuất lúa của nông dân trong tỉnh ngày càng được nâng cao, diện tích sản xuất lúa không ngừng tăng lên. Năm 2012 sản xuất lúa toàn tỉnh gần 88.000ha; tổng diện tích bảo đảm tưới đạt 75.383/75.900 ha kế hoạch gieo trồng lúa; xây dựng mô hình cánh đồng mẫu như ở xã Điện Thọ huyện Điện Bàn rộng 90ha. Việc triển khai xây dựng cánh đồng mẫu lớn đã góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả về kinh tế, môi trường rõ rệt, bình quân lãi 5,73 triệu đồng/ha. Đây là một thuận lợi lớn cho công ty cũng như các đơn vị, doanh nghiệp khác tổ chức sản xuất, cung ứng giống trên địa bàn. Vì hiện nay nhu cầu giống không ngừng tăng lên cả số lượng lẫn chất lượng, giống không chỉ cho năng suất cao mà còn cho chất lượng gạo tốt, cơm dẻo, thơm, dinh dưỡng nhiều. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, để sản phẩm làm ra bán được giá, thu được lợi nhuận cao cho người nông dân sản xuất lúa. Do đó, công ty cần nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của thị trường để đảm bảo cung cấp đủ, đúng, kịp thời, phù hợp từng vụ trong sản xuất. Có như vậy thì sản phẩm lúa giống của Công ty mới có vị thế, chỗ đứng trên thị trường trong tỉnh cũng như hướng ra khu vực Miền Trung và cả nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm lúa giống của công ty cổ phần giống nông – lâm nghiệp quảng nam (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w