Đầu tư trong chăn nuôi lợn thịt

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt ở nông hộ tại xã diễn phong – huyện diễn châu – tỉnh nghệ an (Trang 37)

II. Cơ cấu giống

4.3.4Đầu tư trong chăn nuôi lợn thịt

Đầu tư cho chăn nuôi lợn thể hiện bằng chi phí sản xuất, đó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tiêu hao về lao động sống và lao động vật hóa cho sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất là yếu tố đầu tiên của quá trình sản xuất. Để tiến hành sản xuất, tạo sản phẩm và thu được lợi nhuận thì phải chi tiêu một lượng vật chất và nhân lực nhất định. Chi phí sản xuất là yếu tố quyết định đến giá thành sản phẩm. Vì vậy chi phí bỏ ra giúp cho hộ gia đình hình dung được chính xác kết quả lao động sản

xuất kinh doanh của mình. Đây là vấn đề không thể thiếu được để quyết định đầu vào và xử lý đầu ra. Vấn đề đặt ra là phải tính đúng, tính đủ các chi phí trong quá trình sản xuất, giảm được chi phí, nhằm hạ giá thành, tăng thu nhập cho gia đình. Quan trọng hơn cả là tìm được biện pháp hữu hiệu nhằm hạ thấp chi phí như: Đầu tư lao động, thời gian, chi phí thức ăn ít nhất nhưng hiệu quả chăn nuôi cao nhất.

Việc đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại vật nuôi là một vấn đề quan trọng để có hướng đầu tư sản xuất thích hợp nhằm tăng giá trị gia tăng trên một sản phẩm nuôi. Thông qua bảng danh mục chi phí trung gian ta thấy chăn nuôi lợn thịt bao gồm:

Chi phí vật chất: con giống, chi phí thức ăn, chi phí thú y…

Chi phí lao động: không đưa vào bảng danh mục chi phí vì đối với người dân nông thôn, công lao động chủ yếu là tận dụng công gia đình, đồng thời họ có xu hướng lấy công làm lãi.

Bảng 12: Danh mục chi phí trung gian cho các nhóm hộ/năm

ĐVT: 1000đ Các chỉ tiêu Loại hộ Khá T. Bình Nghèo Giống 12770,5 6134 2802 TĂ 41162 21476 12106,5 Thú y 414,8 348,4 173,1 Khác 668,7 215,1 265,6 Tổng chi phí 55016 28173,5 14816

Nguồn: Số liệu điều tra

Chi phí con giống: là khâu quan trọng trong chăn nuôi, là yếu tố quyết

định cho năng suất cao. Giống lợn thịt của các hộ chăn nuôi trong xã có sự khác nhau. Sự khác biệt về con giống của các hộ chăn nuôi thể hiện ở loại giống, trọng lượng giống khi bắt đầu nuôi thịt và giá mua của chúng.

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy được sự khác biệt giữa các nhóm hộ về chi phí mua con giống. Đối với nhóm hộ nghèo thì trọng lượng mua con giống dao động trong khoảng từ 10 - 10,5kg/con, vì vậy chi phí giống ở các nhóm hộ này là thấp nhất. Trọng lượng giống cũng tăng dần từ các nhóm hộ

trung bình đến hộ khá, nhóm hộ trung bình có trọng lượng giống dao động 11,4kg/con - 12,1kg/con và hộ khá dao động từ 13 - 15kg/con. Như vậy, chi phí con giống của các nhóm hộ khá là lớn nhất. Nguyên nhân là do nhóm hộ khá nuôi chủ yếu là giống lợn ngoại, trọng lượng giống cao, quy mô nhiều nên chi phí giống cao hơn các nhóm hộ còn lại.

Chi phí thức ăn: Thức ăn là cơ sở chủ yếu để phát triển chăn nuôi.

Thức ăn đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng là yếu tố tăng trưởng trong đời sống lợn thịt. Trong danh mục chi phí trung gian thì thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất. Tỷ lệ % của chi phí thức ăn tăng dần từ các nhóm hộ nghèo đến hộ khá. Bởi vì đối với các hộ chăn nuôi là hộ nghèo và hộ trung bình thì khẩu phần ăn họ sử dụng chủ yếu là thức ăn tận dụng với giá thành rẻ, còn đối với hộ khá và hộ chăn nuôi công nghiệp thì khẩu phần thức ăn chính là thức ăn công nghiệp có giá thành cao hơn nhiều so với thức ăn tận dụng tại địa phương.

Trong những năm qua chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do giá cả thức ăn chăn nuôi tăng cao. Trong năm 2010 giá cả thị trường có nhiều biến động ảnh hưởng đến giá cả các loại nguyên liệu đầu vào làm thức ăn chăn nuôi. Trong năm 2010 giá thức ăn chăn nuôi liên tục thay đổi và theo chiều hướng tăng cao khiến chăn nuôi của bà con nông dân gặp nhiều bất lợi.

Giá thức ăn đậm đặc cho lợn có biến động tăng lên theo từng tháng, giá thức ăn đậm đặc cho lợn từ 15kg đến xuất chuồng là cao nhất, vào giữa tháng 7 giá lên đến 17.200đồng/kg. Và sau đó giá, mặc dù ta thấy giá nguyên liệu giảm khá nhiều nhưng giá thức ăn đậm đặc vẫn đứng ở mức cao. Giá thức ăn đậm đặc dành cho lợn cai sữa - đến 15kg, cùng tăng dần từ đầu năm cho đến giữa năm và giảm nhẹ dần vào cuối năm. Tuy nhiên đến cuối năm giá có giảm hơn so với giữa năm nhưng vẫn ở mức cao, bình quân là 15600 đồng/kg.

Nguồn website: www.vcn.vnn.vn

Biểu đồ 2: Giá một số thức ăn đậm đặc cho lợn tại thì trường tỉnh Nghệ An năm 2010.

Giá thức ăn cho lợn tăng cao như ta thấy, cũng không giảm giá nhiều vào dịp cuối năm. Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lý giải, do còn phải sử dụng nguyên liệu đầu vào nhập trước với giá cao, nên giá thức ăn chăn nuôi phải tăng cao. Tháng 9 và tháng 10 để phục vụ nhu cầu tiêu dùng thịt vào dịp tết Nguyên đán nên dù giá thức ăn chăn nuôi giảm rất chậm nhưng bà con nông dân vẫn tiếp tục đầu tư, bởi họ biết rằng giá thịt lợn tết luôn luôn tăng cao.

Đồ thị 3: Giá một số thức ăn hỗn hợp cho lợn tại thị trường tỉnh Nghệ An năm 2010

Còn đối với thức ăn hỗn hợp, cao nhất là thức ăn cho heo con tập ăn đến 15kg, mức giá dao động từ 12.000 đến 14.500đ/kg. Cao nhất vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 8, giá bình quân là 13.600đ/kg.

Đối với hỗn hợp cho heo từ 15-30kg, 30-60kg và 60kg đến xuất chuồng thì mức giá nhìn chung là ngang nhau, dao động trong khoảng từ 7.800- 10.000đ/kg.

Theo đánh giá của người chăn nuôi thì giá thức ăn như vậy là khá cao, liên tục tăng qua các tháng đầu năm, tháng 9 -10 hầu hết các loại đều giảm giá nhưng lượng giảm không nhiều và tốc độ chậm, tháng 11, 12 giá thức ăn hỗn hợp lại có xu hướng tăng chậm và giữ mức bình ổn.

Như vậy, chi phí thức ăn trong chăn nuôi là lớn nhất, trong năm 2010 giá của hầu hết các loại thức ăn công nghiệp đều tăng làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi.

Chi phí thú y: là một chi phí quan trọng, chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng có ảnh

hưởng lớn đến kết quả chăn nuôi. Trong quá trình điều tra, chúng tôi biết được tình hình dịch bệnh là một trong những khó khăn lớn của người dân. Tình hình dịch bệnh không những ảnh hưởng đến đàn vật nuôi mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành lợn thịt khi bán ra. Lợn là loài vật nuôi dễ bị mắc bệnh: dịch tả, tụ huyết trùng… Vì vậy làm tốt công tác thú y là một nhân tố hết sức cần thiết cho nông hộ. Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay dịch tai xanh đang diễn biến phức tạp gây hoang mang cho người chăn nuôi và người tiêu dùng các sản phẩm từ thịt lợn. Nhận biết được điều này, hầu hết các hộ chăn nuôi đều chú ý công tác phòng và chữa bệnh trong chăn nuôi.

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy được chi phí thú y tăng dần từ các nhón hộ nghèo đến hộ khá. Điều này cũng dễ hiểu vì quy mô càng lớn thì tình hình tiêm phòng và chữa bệnh càng cao mà nhóm hộ khá có quy mô nhiều hơn cả với chi phí trên 20.000 đồng/con.

Như vậy, tổng chi phí cho chăn nuôi lợn của các nhóm hộ khá cao nhất là 55.016.000 đồng/năm và thấp nhất là nhóm hộ nghèo với 14.816.000/năm. Nguyên nhân là do nhóm hộ khá chăn nuôi với quy mô

lớn, có sự đầu tư lớn, chủ yếu là sử dụng thức ăn công nghiệp nên chi phí cao hơn so với các nhóm hộ còn lại.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt ở nông hộ tại xã diễn phong – huyện diễn châu – tỉnh nghệ an (Trang 37)