II. CHĂN NUÔI Bò 799,
SL (con/năm)
(con/năm) Số hộ CN Quy mô BQ (con/lứa) SL (con/năm) Số hộ CN Quy mô BQ (con/lứa) 2006 463 48 3,22 538 57 3,15 2007 507 52 3,25 549 57 3,21 2008 788 55 4,78 756 60 4,20 2009 746 55 4,52 567 61 3,10 2010 704 54 4,35 525 58 2,97
Nguồn: Số liệu thống kê
Qua bảng thống kê trên ta thấy, số lượng đàn lợn thịt của hai thôn có sự chênh lệch khá rõ rệt. Giai đoạn từ năm 2006 – 2008 tốc độ tăng trưởng đàn lợn của 2 thôn khá nhanh, cụ thể là năm 2006 số lượng đàn lợn thịt tại thôn Tây Hồ là 463 con với quy mô 3,22 con/ lứa, đến năm 2008 tăng lên 788 với quy mô là 4,78 con/lứa. Còn đối với thôn Đậu Vinh, số lượng đàn tăng lên từ 538 con trong năm 2006 lên 756 con vào năm 2008 tương ứng với quy mô tăng từ 3,15 con lên 4,20 con/ lứa. Ở giai đoạn này có sự tăng trưởng như vậy là do có được chính sách hỗ trợ xóa đói giảm nghèo về thú y, vốn…của các dự án và của huyện đưa về xã như: cải tạo đàn lợn, chương trình nuôi lợn siêu nạc…, chú trọng hơn vào công tác phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia súc nhỏ. Công tác khuyến nông cũng được tăng cường và mở rộng, kết hợp với các lớp tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, tổ chức các chuyến tham quan học hỏi kinh nghiệm… góp phần không nhỏ vào thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn tại xã.
Tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 2008-2010, tốc độ tăng trưởng đàn lợn giảm xuống. Đặc biệt là tại thôn Đậu Vinh, số lượng đàn lợn thịt giảm từ
756 con năm 2008 xuống còn 525 con vào cuối năm 2010, tương ứng với quy mô bình quân giảm từ 4,20 con/lứa xuống còn 2,97 con/lứa. Như vậy, mỗi năm giảm bình quân khoảng gần 120 con.
Nguyên nhân về việc giảm số lượng rất lớn ở thôn Đậu Vinh trong giai đoạn từ năm 2008-2010 trước hết là do ảnh hưởng của dịch lở mồm long móng trong toàn xã đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hộ chăn nuôi lợn thịt trong toàn xã.
Ngoài ra, tình hình dịch bệnh trong nước diễn biến phức tạp, nhất là bệnh tai xanh. Mặc dù bệnh này không xảy ra trên địa bàn toàn xã nhưng đã làm ảnh hưởng lớn đến giá cả thị trường lợn hơi trong và ngoài xã. Giá cả đầu ra bấp bênh cộng thêm chi phí thức ăn cao và sức tiêu thụ giảm đã làm cho hiệu quả kinh tế của người dân trong chăn nuôi lợn thịt thấp và thậm chí còn lỗ. Điều này đã tác động rất lớn vào tâm lý người dân làm cho họ không dám nuôi lợn với quy mô lớn. Hiệu quả kinh tế thấp, họ không có vốn để đầu tư cho các lứa tiếp theo nên số lượng đàn lợn thịt đã giảm đáng kể trong giai đoạn 2008-2010.
Còn ở thôn Tây Hồ thì số lượng đàn lợn có giảm nhưng không đáng kể, cụ thể là trong vòng 2 năm số lượng đàn lợn thịt chỉ giảm từ 788 con xuống còn 704 con với quy mô bình quân giảm từ 4,78 con/lứa xuống 4,35 con/lứa.
Mặc dù, người dân chăn nuôi lợn ở thôn Tây Hồ cũng bị ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh và giá cả đầu vào, đầu ra nhưng số lượng đàn lợn thịt giảm không đáng kể do ở thôn có sự liên kết giữa các hộ gia đình chăn nuôi lợn thịt về vốn và nhất là thức ăn công nghiệp nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân. Ở thôn này, các hộ gia đình chăn nuôi lợn được sự giúp đỡ của một tư nhân bán thức ăn công nghiệp bỏ vốn ra để cung cấp thức ăn công nghiệp cho các hộ trong thôn cho đến khi hoàn thành một lứa lợn sẽ hoàn trả số vốn đã mua vào. Do đó, ở thôn này các hộ gia đình chăn nuôi lợn chủ yếu là cho ăn các loại thức ăn công nghiệp nên hiệu quả đạt được cao hơn so với thôn Đậu Vinh.
Về số hộ chăn nuôi tại hai thôn có sự dao động nhẹ, nhìn chung là tương đối ổn định ở thôn Tây Hồ, chỉ dao động từ 48 đến 55 hộ. Còn ở thôn
Đậu Vinh thì biến động trong khoảng từ 57 đến 60 hộ. Sở dĩ số hộ chăn nuôi lợn ít có sự thay đổi là do đa số người dân chăn nuôi chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên tận dụng được thức ăn thừa, thức ăn thô xanh từ ngành trồng trọt của nông hộ, đồng thời lấy phân hữu cơ để bón cho ruộng. Một số gia đình còn nhờ vào ngành nghề khác của mình để chăn nuôi lợn với quy mô tương đối lớn như: gia đình bán các loại thức ăn công nghiệp, gia đình có máy xay xát, nấu rượu, làm đậu…