II. Cơ cấu giống
4.3.5 Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ. Tình hình tiêu thụ sản phẩm lợn qua khảo sát của các hộ nông dân xã Diễn Phong được chia như sau:
Hộ gia đình → người thu gom lợn thịt → người giết mổ, bán buôn bán lẻ → người tiêu dùng.
Hộ gia đình → lò mổ trong và ngoài địa phương → Người mua buôn, lẻ ở chợ địa phương ở trong và ngoài xã → Người tiêu dùng trong và ngoài địa phương.
Đây là hai kênh tiêu thụ lớn nhất tại xã hiện nay chiếm 92%, qua ba kênh này ta thấy qua rất nhiều khâu trung gian, giá thành đến tay người tiêu dùng tương đối cao. Điều này đã trở thành thông lệ mua bán với người dân xã Diễn Phong bởi vì từ lâu nay người chăn nuôi lợn là người chủ động trong sản xuất và tự tìm thị trường đầu ra. Sản phẩm lợn hơi khi đến thời kỳ được bán các hộ thường đem bán cho các lò mổ hoặc gọi người đến để bán.
Còn một kênh nữa là hộ gia đình → trực tiếp giết mổ đem bán buôn, bán lẻ → người tiêu dùng chiếm 8%. Kênh tiêu thụ này cho thu nhập cao hơn bán buôn trực tiếp qua các khâu trung gian, nhưng ngược lại rất vất vả và tốn nhiều công. Hơn nữa việc giết mổ và bán trực tiếp của các hộ không phải là thường xuyên nên vấn đề tiêu thụ không phải là đơn giản. Đa số các hộ này thường là các hộ giết mổ và buôn bán thịt lợn.
Sơ đồ 1: Hệ thống kênh tiêu thụ HỘ GIA ĐÌNH LÒ MỔ KHÁCH HÀNG TIÊU DÙNG LÒ MỔ THƯƠNG LÁI
Thị trường tiêu thụ lợn thịt ở địa phương tuy khá đa dạng nhưng mỗi đối tượng mua khác nhau thì giá mua cũng khác nhau.
Bảng 13: Giá mua lợn hơi của các đối tượng trong năm 2010
Đối tượng mua ĐVT Đầu năm
2010
Giữa năm 2010
Cuối năm 2010
- Lò mổ ngoài địa phương đ/kg 29.000 31.500 33.500 - Lò mổ trong địa phương đ/kg 29.500 32.000 34.000
- Thương lái đ/kg 28.500 31.000 33.000
Nguồn: Số liệu điều tra
Kết quả điều tra cho thấy nhìn chung, các đối tượng mua với giá chênh lệch từ 500-1000 đ/kg. Đối tượng là các lò mổ trong địa phương mua với giá cao nhất và thấp nhất là thương lái. Qua điều tra được biết các lò mổ trong địa phương chủ yếu là các hộ gia đình mổ với số lượng ít khoảng 1-2 con/ngày, nhằm phục vụ chủ yếu cho nhu cầu của người dân địa phương trong ngày, do đó họ mua với giá cao hơn các đối tượng khác. Còn đối với thương lái, giá mua lợn hơi bằng với giá chợ nên thấp nhất. Các lò mổ thường lấy giá của thương lái làm mốc để tăng giá mua cho nông hộ từ 500- 1000đ/kg. Đối với lò mổ ngoài địa phương thì đây là lò mổ có quy mô lớn hơn, mỗi ngày mổ từ 15-20 con để vừa bán cho những người bán lẻ và vừa phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng, do đó họ mua với giá cao hơn thương lái nhưng thấp hơn những lò mổ với quy mô nhỏ.
Nói tóm lại, thị trường tiêu thụ sản phẩm lợn khá bấp bênh mặc dù xã có thị trường tiêu thụ khá lớn. Do đó cần phải thành một tổ hợp tác làm công tác tiêu thụ giúp người chăn nuôi yên tâm kinh doanh. Thị trường có đảm bảo thì chăn nuôi mới có hiệu quả.
4.3.6 Lao động
Nguồn lực con người là cho biết nguồn vốn con người trong mỗi gia đình, đây là một trong các loại vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế hộ gia đình của các hộ nông dân. Chúng tôi phân tích tình hình lao động dựa trên một số tiêu chí như: số lao động, số năm kinh nghiệm và tỷ lệ tập huấn trong chăn nuôi lợn.
Bảng 14: Thông tin về năng lực của chủ hộ điều tra Loại hộ Trình độ học vấn TB Số LĐ tham gia vào CN lợn Số năm kinh nghiệm CN lợn Tỷ lệ % tập huấn CN lợn Khá 9 2,35 12 60,7 Trung bình 8 2,38 15,5 53,4 Nghèo 7 2,4 13 42,2
Nguồn: Số liệu điều tra Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trình độ trung bình của các loại hộ cao dần từ hộ nghèo đến nhóm hộ khá. Hộ nghèo trình độ trung bình chỉ đạt đến lớp 7, hộ trung bình đạt đến lớp 8 và hộ khá là lớp 9. Trình độ học vấn cũng có một phần dẫn đến quyết định chăn nuôi lợn của hộ. Các chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn có nhu cầu, và khả năng chăn nuôi với quy mô lớn hơn các hộ khác. Nếu các chủ hộ tự tin về trình độ kỹ thuật chăn nuôi mới có những quyết định đúng đắn đem lại hiệu quả trong chăn nuôi.
Về mặt lao động nhìn chung các loại hộ đều có số lượng lao động tham gia vào chăn nuôi lợn gần tương nhau, lao động chính là hai vợ chồng, một số hộ có con đến tuổi lao động thì đa số họ đi tham gia lao động ở các ngành khác mà ít có số người tham gia vào lao động nông nghiệp.
Số năm kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn của các nhóm hộ có sự khác biệt. Cao nhất là nhóm hộ trung bình với 15,5 năm kinh nghiệm và thấp nhất là nhóm hộ khá với 12 năm.
Tình hình tập huấn về chăn nuôi lợn: Tỷ lệ số hộ được tập huấn về chăn nuôi lợn giữa các hộ là khác hẳn nhau. Hộ khá có tỷ lệ số hộ được tập huấn là 60,7%, hộ trung bình là 53,4% và hộ nghèo là 42,2%. Để tìm hiểu sụ khác nhau này chúng tôi tiến hành phỏng vấn cán bộ xã và một số hộ thì biết rằng, điều kiện để lấy danh sách đi tập huấn là những hộ chăn nuôi giỏi để hộ về còn biết mà áp dụng, cũng có 30% hộ nghèo nhưng đa số lấy cho công bằng chứ ít hộ nghèo áp dụng được, một số hộ nghèo khác thì cho rằng chăn nuôi ít không muốn đầu tư nên cũng không muốn áp dụng.
Điều này cho thấy, để chăn nuôi lợn có hiệu quả người nông dân cần phải có một lượng kiến thức nhất định và phải tự tin vào trình độ kỹ thuật chăn nuôi của mình.
Nói tóm lại: lao động góp một phần vô cùng quan trọng đến hiệu quả chăn nuôi lợn của hộ. Số lượng lao động trong gia đình không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả chăn nuôi lợn, nhưng chất lượng lao động lại đóng vai trò quyết định. Tuy vậy trình độ của lao động vẫn chưa cao, bà con nông dân còn phải trau dồi thêm nhiều kiến thức để chăn nuôi đạt kết quả ngày càng cao.