Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt tại các nông hộ điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt ở nông hộ tại xã diễn phong – huyện diễn châu – tỉnh nghệ an (Trang 32)

II. Cơ cấu giống

4.2.4 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt tại các nông hộ điều tra

Bất cứ một hoạt động kinh tế nào thì hiệu quả luôn là mục tiêu cuối cùng. Đặc biệt là đối với sản xuất nông hộ, hiệu quả của sản xuất liên quan mật thiết đến các cá nhân trong gia đình. Việc đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh là rất cần thiết. Thông qua đó chúng ta có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn lực nông hộ. Hiệu quả sản xuất được đánh giá thông qua kết quả sản xuất nhu: quy mô, sản lượng, năng suất… và thông qua giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), giá trị gia tăng (VA) và thu nhập hỗn hợp (MI) của đàn lợn theo nhóm hộ. Điều tra 60 hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn hai thôn ta có thể thấy được hiệu quả chăn nuôi của các nhóm hộ có sự chênh lệch khá rõ nét. Tuy nhiên, nhìn chung hiệu quả chăn nuôi vẫn còn thấp.

Bảng 9: Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn thịt theo nhóm hộ/năm

Các chỉ tiêu Loại hộ Khá (n=20) Trung bình (n=20) Nghèo (n=20) - Bình quân số con/lứa 7,75 4,35 2,30 - Bình quân số lứa/năm 3,45 3,30 3,0 - Tổng giá trị sản xuất(GO) (1000đ) 72809 36697,4 18690,7 - Chi phí trung gian (IC) (1000đ) 55016 28173,5 14816 - Giá trị gia tăng (VA) (1000đ) 17793 8523,9 3874,7 - Thu nhập hỗn hợp (MI) 16424 7830,2 3476,2

HQKT theo IC

- GO/IC 1,32 1,30 1,26

- VA/IC 0,32 0,30 0,26

- MI/IC 0,30 0,28 0,23

Nguồn: Số liệu điều tra Tổng giá trị sản xuất (GO) từ hoạt động chăn nuôi lợn thịt của các nhóm hộ có sự khác nhau rõ rệt. GO trong năm 2010 ở nhóm hộ khá là 72.809.000 đồng, cao hơn nhóm hộ nghèo là 18.690.700 đồng, tương đương với cao hơn 3,9 lần. Giá trị sản xuất tăng dần từ nhóm hộ nghèo đến nhóm hộ khá. Nhóm hộ trung bình có tổng giá trị sản xuất bằng nửa của nhóm hộ khá. Điều này chứng tỏ nhóm hộ khá có năng lực sản xuất cao hơn các nhóm hộ còn lại. Nguyên nhân là do hộ khá chăn nuôi lợn thịt với số lượng lớn hơn và có sự đầu tư cao hơn nên doanh thu mang lại cũng cao hơn.

Thu nhập hỗn hợp (MI): MI là điều kiện để hộ gia đình thực hiện tái sản xuất mở rộng quy mô và là mục tiêu của hoạt động sản xuất. Bình quân thu nhập của các nhóm hộ khá là cao nhất với 16.423.900 đồng/năm và hộ nghèo là thấp nhất chỉ đạt 3.476.200 đồng/năm. Ta thấy, với quy mô chăn nuôi càng lớn thì kết quả MI cao nhất. Điều này chứng tỏ quy mô càng mở rộng thì hiệu quả chăn nuôi càng cao.

Qua phân tích trên cho thấy có sự chênh lệch giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp của các nhóm hộ. Sở dĩ có sự chênh lệch trên là do năng suất nuôi, mức đầu tư cho chăn nuôi ở các nhóm hộ là khác nhau. Mức đầu tư của các hộ khá thường cao hơn nhiều so với hộ còn lại. Ngoài ra, còn một yếu tố không kém phần quan trọng là giá thành bán ra của nhóm hộ khá cao hơn hộ còn lại, vì đa số những hộ này chăn nuôi theo phương thức công nghiệp nên trọng lượng và chất lượng thịt cũng cao hơn.

Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí (GO/IC): Ta thấy biến động từ 0,26 đối với hộ nghèo đến 1,32 lần đối với nhóm hộ khá. Như vậy, hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí của nhóm hộ khá vẫn là cao nhất, tức là một đồng chi phí bỏ ra thì nhóm hộ nghèo chỉ thu đươc 1,26 đồng, còn hộ khá đạt 1,32 đồng.

Giá trị gia tăng trên một đồng chi phí (VA/IC): Kết quả này thấp nhất đối với nhóm hộ nghèo chỉ đạt 0,26 và cao nhất là nhóm hộ khá đạt 0,32 lần.

Như vậy, nhìn vào bảng số liệu ta thấy nhóm hộ khá đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Nguyên nhân là do nhóm hộ khá chăn nuôi với quy mô lớn, có sự đầu tư cao và chủ yếu là nuôi theo phương thức công nghiệp nên rút ngắn thời gian nuôi, do đó hiệu quả kinh tế cao hơn các nhóm hộ còn lại.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt ở nông hộ tại xã diễn phong – huyện diễn châu – tỉnh nghệ an (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w