II. Cơ cấu giống
4.3.2 Phương thức chăn nuô
Để đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn, chúng tôi tiến hành phân tổ theo cả phương thức chăn nuôi lợn. Với các phương thức chăn nuôi lợn khác nhau mang lại hiệu quả kinh tế khác nhau. Phương thức chăn nuôi lợn có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh tế trong quá trình chăn nuôi.
Bảng 11: Hiệu quả kinh tế theo phương thức nuôi của nông hộ/năm
Chỉ tiêu Phương thức chăn nuôi
Công nghiệp (n=17)
Kết hợp (n=43)
- Tổng giá trị SX (GO) (1000đ) 70458,9 40139,2 - Chi phí trung gian (IC) (1000đ) 53785,4 31358,7 - Giá trị gia tăng (VA) (1000đ) 16673,4 8780,5 - Thu nhập hỗn hợp (MI) (1000đ) 15092,5 8153,3
HQKT theo IC
- GO/IC 1,31 1,28
- VA/IC 0,31 0,28
- MI/IC 0,28 0,26
Nguồn: Số liệu điều tra
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, phương thức nuôi khác nhau thì hiệu quả cũng khác nhau. Thu nhập hỗn hợp của nhóm hộ chăn nuôi theo phương thức công nghiệp cao hơn hẳn, mỗi năm thu được 15.092.000 đồng, còn theo phương thức chăn nuôi kết hợp chỉ thu nhập hỗn hợp mỗi năm chỉ
8.153.000 đồng. Nhóm hộ khá có thu nhập cao hơn vì đối với nhóm hộ này chủ yếu chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, còn hộ nghèo và trung bình hầu hết là nuôi theo phương thức kết hợp nên thu nhập mang lại ít hơn.
Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi công nghiệp cũng cao hơn chăn nuôi kết hợp. Hiệu quả GO/IC, VA/IC, MI/IC của nhóm hộ chăn nuôi công nghiệp so với kết hợp tương ứng là 1,31; 0,31; 0,28 và 1,28; 0,28; 0,26. Nguyên nhân mà nhóm hộ chăn nuôi theo phương thức kết hợp có hiệu quả thấp hơn là do những nhóm hộ này chủ yếu là các hộ nghèo và trung bình, chăn nuôi chủ yếu là tận dụng thức ăn từ nông nghiệp, thức ăn mới chỉ đảm bảo về số lượng còn chất lượng thì chưa được chú trọng. Vì vậy hiệu quả đạt được sẽ thấp hơn so với hộ khá, là những hộ chủ yếu chăn nuôi theo kiểu công nghiệp.