thể từ năm 2014- 2016; Phân tích tình hình chăn nuôi lợn thịt để đánh giá các yếu tốảnh hưởng đến HQKT chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra năm 2017; Các giảipháp đưa ra áp dụng cho
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ THANH HÀ
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHAN THANH HOÀN
HUẾ, 2018
Đại học kinh tế Huế
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của giáo viên.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Huế, tháng 3 năm 2018
NGUYỄN THỊ THANH HÀ
Đại học kinh tế Huế
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn với đề tài: “ Phântích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnhQuảng Trị” tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô giáo
Trường Đại Học Kinh tế -Đại học Huế và các cơ quan trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Phan Thanh Hoàn, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô giáo trường Đại học kinh tế Huế, phòng sau Đại học trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đếnSở NN& PTNT tỉnh quảng Trị, Cục thống kê tỉnh Quảng Trị,UBND huyện Gio Linh và các phòng nông nghiệp, thống kê, trạm thú y,UBND các xã đóng trên địa bàn huyện Gio Linh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập thông tin, số liệu và tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cơ quan, đặc biệt là các anh chị đồng nghiệp và các em học sinh khoa chăn nuôi thú y trường Trung cấp NN& PTNT Quảng Trị đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy, cô giáo và tất cả bạn bè, đồng nghiệp, những người quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 4TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ THANH HÀ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Định hướng đào tạo: Ứng dụng
Người hướng dẫn khoa học: TS PHAN THANH HOÀN Tên đề tài: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ.
Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đếnhiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Gio Linh, từ đó đề xuấtcác giải pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt, tăng thunhập cho người chăn nuôi ở địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới một cách bềnvững
Nghiên cứu đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh
tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt Sau đó khảo sát,thu thập thông tin chủ yếu từ các cơ sở chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn 5 xã đại diện
về phát triển chăn nuôi lợn thịt của huyện Gio Linh để phục vụ nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp thu thập thông tin:
Thu thập số liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp sẽ được thu thập, nghiên cứu từ các nguồn: Cục thống kê tỉnhQuảng Trị, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, phòng nôngnghiệp huyện Gio Linh, chi cục thống kê huyện Gio Linh, trạm thú y huyện GioLinh Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Thu thập số liệu sơ cấp:
Để thu thập được số liệu sơ cấp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trực tiếp các
cơ sở chăn nuôi lợn thịt đại diện trên địa bàn nghiên cứu với bảng câu hỏi được thiết
kế sẵn phù hợp với mục tiêu cần đạt được Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành phỏng
vấn sâu các thông tin liên quan đối với một số cán bộ thú y, chủ trang trại, gia trại,nông hộ chăn nuôi lợn
- Công cụ xử lý: Dữ liệu được tổng hợp trên bảng tính Excel và phần mềmSPSS
Đại học kinh tế Huế
Trang 5- Phương pháp tổng hợp, phân tích
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, trong quá trình thực hiện luận văn đã
sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp thống kê mô tả, phương phápthống kê so sánh, phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp phân tích phươngsai, phương pháp hạch toán chi phí và kết quả sản xuất, phương pháp hồi quy tươngquan Ngoài ra, phương pháp chuyên gia, PRA (đánh giá có sự tham gia của ngườidân) được sử dụng nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu cho biết bình quân người chăn nuôi thu được 3.021nghìn đồng thu nhập hỗn hợp và 349 nghìn đồng lợi nhuận kinh tế ròng trên một tấnthịt lợn hơi xuất chuồng; người chăn nuôi bỏ ra một đồng chi phí trung gian thuđược thu được 0,12 đồng thu nhập hỗn hợp và 0,018 đồng lợi nhuận kinh tế ròng.Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt là không bền vững và rất nhạy cảmtrước các rủi ro như biến động của giá cả thị trường hay dịch bệnh Đặc biệt, ảnhhưởng của giá thịt lợn hơi trong nước đã khiến người chăn nuôi nói chung và trênđịa bàn huyện Gio Linh nói riêng tạm ngưng đầu tư phát triển, thậm chí một sốtrang trại, gia trại giảm 50% số lượng đàn so với năm trước
Có sự khác biệt về kết quả và hiệu quả kinh tế theo các tiêu chí đánh giákhác nhau, đó là: theo quy mô nuôi trang trại, gia trại và nông hộ nhỏ thì quy môtrang trại có hiệu quả kinh tế cao hơn; theo giống lợn thì chăn nuôi giống ngoại hiệuquả hơn so với các hộ nuôi giống lai Bên cạnh đó chủ hộ, chủ cơ sở chăn nuôi cótrình độ văn hóa cao hơn, được tập huấn kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao hơn so vớicác hộ khác
Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tếchăn nuôi lợn thịt cho thấy: có mối quan hệ tương quan nghịch với các biến chi phígiống, chi phí thức ăn và mối quan hệ tương quan thuận với các biến quy mô nuôi,trình độ học vấn, hình thức nuôi và tập huấn
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, các giải pháp được đề xuất là: giải pháp vềquy mô chăn nuôi hợp lý; nâng cao năng lực người chăn nuôi; áp dụng các tiến bộ
kỹ thuật mới vào trong chăn nuôi; giải pháp về thị trường; hoàn thiện về cơ chếchính sách và hình thành nhiều tổ chức liên kết trong chăn nuôi lợn thịt
Đại học kinh tế Huế
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt Tên đầy đủ tiếng Anh
HQKT Hiệu quả kinh tế
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
SNV Tổ chức Phát triển Hà Lan
WTO Tổ chức thương mại thế giới
Đại học kinh tế Huế
Trang 7MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế iii
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu v
Mục lục vi
Danh mục các bảng ix
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ, hình x
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Phương pháp nghiên cứu 4
4 Giới hạn của luận văn 9
5 Cấu trúc của luận văn 10
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 11
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI LỢN THỊT 11
1.1 Lý luận về hiệu quả kinh tế 11
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế 11
1.1.2 Nội dung, bản chất của hiệu quả kinh tế và vận dụng trong nông nghiệp 13
1.2 Các vấn đề lý luận cơ bản về chăn nuôi lợn thịt 15
1.2.1 Vai trò của ngành chăn nuôi lợn thịt 15
1.2.2 Các phương thức chăn nuôi lợn thịt 17
1.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp và vận dụng trong chăn nuôi lợn thịt 18
1.3.1 Nội dung đánh giá hiệu quả kinh tế 18
1.3.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt 18
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt 22
1.5 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 27
Đại học kinh tế Huế
Trang 81.6 Thực tiễn chăn nuôi lợn thịt ở Việt nam và tỉnh Quảng Trị 28
1.6.1 Tình hình chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam 28
1.6.2 Tình hình chăn nuôi lợn ở Quảng Trị 32
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNHIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT TRÊNĐỊA BÀN HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ 36
2.1 Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu 36
2.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Gio Linh 36
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 40
2.1.3 Những hạn chế và thách thức ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp của huyện .47
2.1.4 Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Gio Linh 47
2.1.5 Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành chăn nuôi lợn của Huyện Gio Linh 54
2.2 Kết quả nghiên cứu, khảo sát các hộ chăn nuôi lợn thịt 57
2.2.1 Thông tin chung về nguồn lực của cơ sở chăn nuôi lợn thịt 57
2.2.2 Quy mô, năng suất và sản lượng chăn nuôi lợn thịt của cơ sở 61
2.2.3 Đầu tư chi phí chăn nuôi lợn thịt 62
2.2.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt 67
2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 70
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HQKT CHĂN NUÔILỢN THỊT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ 80
3.1 Các quan điểm, định hướng phát triển 80
3.1.1 Quan điểm phát triển chăn nuôi của tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 80
3.1.2 Định hướng phát triển nông nghiệp của huyện Gio Linh đến năm 2020 81
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Gio Linh 83
3.2.1 Nhóm giải pháp về kỹ thuật 83
3.2.2 Nâng cao năng lực cơ sở chăn nuôi 85
Đại học kinh tế Huế
Trang 93.2.3 Nhóm giải pháp về thị trường 87
3.2.4 Các cơ quan quản lý cần thực hiện tốt nhóm giải pháp về chủ trương, chính sách sau: 89
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
1 Kết luận 90
2 Kiến nghị 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 96 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
Đại học kinh tế Huế
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Số lượng lợn phân theo vùng 30
Bảng 1.2: Sản lượng lợn thịt phân theo vùng 31
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp khí hậu và thời tiết trong vùng 38
Bảng 2.2: Kết quả sản xuất - kinh doanh của huyện Gio Linh giai đoạn 2014 – 2016 41
Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Gio Linh năm 2016 43
Bảng 2.4: Tình hình dân số và lao động của huyện Gio Linh qua 3 năm 2014 – 2016 45
Bảng 2.5: Quy mô trang trại của huyện Gio Linh năm 2016 49
Bảng 2.6: Sản lượng thịt hơi năm 2012 - 2016 51
Bảng 2.7: Một số thông tin cơ bản của cơ sở chăn nuôi lợn thịt được khảo sát 57
Bảng 2.8: Một số thông tin về nguồn lực của cơ sở chăn nuôi lợn thịt được khảo sát 59
Bảng 2.9: Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hoạt động chăn nuôi lợn thịt 61
Bảng 2.10: Một số thông tin về đặc điểm kỹ thuật của hoạt động chăn nuôi lợn thịt 62
Bảng 2.11: Chi phí và cơ cấu chi phí chăn nuôi lợn thịt theo quy mô 64
Bảng 2.12: Chi phí và cơ cấu chi phí chăn nuôi lợn thịt theo giống lợn nuôi 66
Bảng 2.13: Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo quy mô nuôi 68
Bảng 2.14: Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo giống lợn nuôi 69
Bảng 2.15: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo ý kiến của người chăn nuôi 71
Bảng 2.16: Mối quan hệ tác động của một số yếu tố với hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt ở huyện Gio Linh 73
Bảng 2.17: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình 76
Bảng 2.18: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và HQKT chăn nuôi lợn thịt 77
Đại học kinh tế Huế
Trang 11DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Hình 1.1: Tổng đàn gia súc phân theo loài (Nghìn con) 29
Hình 1.2: Sản lượng gia súc phân theo loài (Nghìn tấn) 29
Hình 1.3: Tổng đàn gia súc phân theo loài (Nghìn con) 32
Hình 1.4: Sản lượng gia súc phân theo loài (Nghìn tấn) 33
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Gio Linh 37
Biểu đồ 2.1: Số lượng và sản lượng thịt đàn lợn của huyện Gio Linh giai đoạn 52 Biểu đồ 2.2: Quy mô đàn lợn phân theo xã của huyện Gio Linh năm 2016 54
Đại học kinh tế Huế
Trang 12PHẦN I MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất có từ lâu đời và ngày càng được chú trọngphát triển ở nước ta Năm 2015, giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp chiếm khoảng16% tổng giá trị sản phẩm trong nước[31].Trong nông nghiệp, chăn nuôi lại đóngvai trò quan trọng, góp phần trong việc đa dạng hoá nguồn thu và tăng trưởng kinh
tế của quốc gia Quan trọng hơn cả, chăn nuôi là nguồn sinh kế chủ yếu của đa sốcác hộ gia đình nông thôn Do nhu cầu tiêu dùng tăng cao cả ở thị trường trongnước và ngoài nước, khu vực chăn nuôi đã trở thành một trụ cột cho chiến lược pháttriển nông nghiệp Theo số liệu của tổng cục thống kê Việt Nam năm 2016, giá trịsản xuất của chăn nuôi là 172.438,6 tỷ đồng chiếm 26,84% giá trị sản xuất củangành nông nghiệp Đối với chăn nuôi của Việt Nam thì chăn nuôi lợn thịt là chủyếu do đầu tư cơ bản ban đầu cho chăn nuôi lợn ít, chi phí nuôi dưỡng trải đều suốtquá trình sản xuất, chu kỳ sản xuất ngắn nên có thể đầu tư phát triển ở mọi điều kiệngia đình nông dân
Ngành chăn nuôi lợn ở nước ta đang dần lớn mạnh đáp ứng xu thế cạnh tranhcủa thị trường ngày càng tăng cao Trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế,chính phủ nước ta đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến công tác giống, tàichính, thú y, thị trường và thuế để tháo gở khó khăn đồng thời thúc đẩy sự phát triểnchăn nuôi lợn thịt
Tỉnh Quảng Trị là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển chănnuôi lợn đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt Theo báo cáo kết quả chăn nuôi và thú y của
Sở NN & PTNT tỉnh Quảng Trị, tổng đàn lợn tính đến năm 2016 là 286.864 con.Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng là 30.421tấn, tăng 1,06 % so với cùng kỳ vàđóng góp không nhỏ vào giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Chăn nuôi lợn đangtừng bước chuyển đổi theo hướng tái cơ cấu ngành để nâng cao giá trị gia tăng vàphát triển bền vững Ngày càng nhiều các mô hình chăn nuôi quy mô lớn và liên kếttrong sản xuấtvà tiêu thụ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh; nâng cao giá trị gia
Đại học kinh tế Huế
Trang 13tăng, giúp truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Tuy nhiên, chăn nuôi lợn ở Quảng Trị chủ yếu vẫn là chăn nuôi trong các hộ giađình với quy mô nhỏ lẻ,thiếu tính thị trường, tốc độ tăng trưởng đang có xu hướngchậm lại.
Gio Linh là một huyện nghèo ở phía bắc của tỉnh Quảng Trị Với diện tích4.27.856 km2, huyện có vị trí địa lí cùng với các điều kiện về tự nhiên, kinh tế -
xã hội thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa Trongnhững năm gần đây, cơ cấu kinh tế huyện đã có những thay đổi đáng kể theohướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mạidịch vụ Theo báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện GioLinh năm 2016 của UBND huyện, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 48.4%năm 2015 xuống còn 47,6%[23] Trong nông nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngànhtrồng trọt và tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt.Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng cơ sởvật chất, mở rộng quy mô sản xuất lên tới hàng ngàn con Năm 2016, ngành chănnuôi tăng mạnh với tỷ trọng sản lượng thịt lợn xuất chuồng trên địa bàn huyệnchiếm 77,7% trong tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng[24] Tuy, chăn nuôi lợntrên địa bàn có xu hướng tăng nhưng độ an toàn và giá trị kinh tế cũng như năngsuất, chất lượng của các sản phẩm từ chăn nuôi lợn còn chưa cao, quy mô cònnhỏ lẻ, chưa chú trọng đến vấn đề thị trường.Môi trường tự nhiên, sinh thái vẫnđang bị đe doạ nghiêm trọng bỡi hoạt động chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợnnói riêng
Vậy, thực trạng hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện GioLinh hiện nay như thế nào? Yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôilợn thịt? Giải pháp tác động đến các yếu tố nào cần thực hiện để nâng cao hiệu quảkinh tế chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài:“Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bànhuyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị”làm luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.
Đại học kinh tế Huế
Trang 142 Mục tiêu nghiên cứu
a Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá HQKTvà phân tích các yếu tố ảnh hưởng đếnHQKTchăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nângcao HQKT chăn nuôi lợn thịt, tăng thu nhập cho người chăn nuôi ở huyện Gio Linh,tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới một cách bền vững
2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề về lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnhhưởng đến HQKT chăn nuôi lợn thịt
- Đối tượng khảo sát, thu thập tài liệu phục vụ nghiên cứu của đề tài chủ yếu làcác trang trại, gia trại, nông hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Gio Linh
b Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu các cơ sở, hộ gia đình chăn nuôi lợn thịt ởhuyện Gio Linh Cụ thể là thực hiện trên 5 xã đại diện địa bàn nghiên cứu có hoạtđộng chăn nuôi phát triển mạnh của ba vùng: miền núi trung du, đồng bằng và bãicát ven biển
Trang 15thể từ năm 2014- 2016; Phân tích tình hình chăn nuôi lợn thịt để đánh giá các yếu tốảnh hưởng đến HQKT chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra năm 2017; Các giảipháp đưa ra áp dụng cho năm 2018 và các năm tiếp theo.
Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học về HQKT chăn nuôi lợn thịt.Tính toán các chỉ tiêu tài chính để đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế trong chănnuôi lợn thịt.Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả và hiệu quảkinh tế,từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chănnuôi lợn thịt ở địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới
3 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp; chọn mẫu, điều tra
Thu thập số liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp sẽ được thu thập, nghiên cứu từ các nguồn: tổng cục thống
kê Việt Nam, cục thống kê tỉnh Quảng Trị, chi cục thú y tỉnh Quảng Trị, phòngnông nghiệp huyện Gio Linh, chi cục thống kê huyện Gio Linh, trạm thú y huyệnGio Linh
Ngoài ra, thông tin còn được thu thập từ các tài liệu, các bài báotrong cáctạp chí chuyên ngành, các đề tài khoa học, các văn bản pháp quy của Nhà nước,Chính phủ có liên quan, mạng internet, cùng các thông tin thứ cấp được công bốtrên các báo cáo của cục chăn nuôi Việt Nam, sở nông nghiệp tỉnh Quảng Trị,UBND huyện Gio Linh
Thu thập số liệu sơ cấp:
Để thu thập được số liệu sơ cấp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trực tiếp các
cơ sở CNLT đại diện trên địa bàn nghiên cứu với bảng câu hỏi được thiết kế sẵn
Đại học kinh tế Huế
Trang 16phù hợp với mục tiêu cần đạt được Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu
các thông tin liên quan đối với một số cán bộ thú y, chủ trang trại, gia trại, nông hộchăn nuôi lợn trên địa bàn
Phương pháp chọn mẫu, điều tra
Do các xã trên địa bàn huyện Gio Linh được chia làm ba vùng kinh tế làvùng gò đồi miền núi, vùng đồng bằng và vùng cồn cát, bãi cát ven biển Nên chúngtôi lựa chọn 5 xã có tình hình chăn nuôi phát triển đại diện cho ba vùng sinh thái đểkhảo sát Đại diện miền núi trung du chọn xã Linh Hải; vùng đồng bằng gồm: Gio
Mỹ, Gio Phong, Gio Quang; và đại diện vùng ven biển chọn xã Trung Giang
Hoạt động CNLT ở địa bàn nghiên cứu tương đối đa dạng về quy mô, hìnhthức, loại giống Bên cạnh đó, các số liệu thống kê về số lượng cơ sở chăn nuôi,
số lượng lợn thịt trên từng địa bàn xã đã được cung cấp bởi các cơ quan chứcnăng liên quan.Vì thế, chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuậnlợi phân tầng theo địa bàn và phân tổ theo quy mô trên cơ sở danh sách hộ chănnuôi lợn từ cán bộ thú y các xã nghiên cứu Từ đó có cơ sở so sánh HQKT CNLTgiữa các quy mô khác nhau
Cỡ mẫu khảo sát được xác định dựa trên công thức Slovin[22]:
(1+N.e2)Trong đó:
N : Tổng thể mẫu là tổng số cơ sở có hoạt động chăn nuôi lợn trên địa bànhuyện.(theo số liệu thống kê mới nhất của trạm thú y huyện Gio Linh tổng là 3.805 cơ sở)
e: sai số cho phép (trong nghiên cứu mức độ chính xác mong muốn e =10%)n: Số lượng mẫu xác định cho khảo sát (số cơ sở chăn nuôi lợn thịt lựa chọnđiều tra) Kết quả tính toán n gần bằng 97cơ sở Chúng tôi tiến hành khảo sát 100 cơ
sở chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn 5 xã như sau:
Đại học kinh tế Huế
Trang 17Bảng 1 Mô tả cỡ mẫu điều tra theo địa bàn
mẫu
Theo cơ sở Trang
trại
Gia trại
Nông Hộ Vùng gò đồi
(Nguồn: Số liệu do tác giả xây dựng, năm 2017)
Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên dựa trên danh sáchcác trang trại, gia trại, nông hộ chăn nuôi lợn trong xã và lựa chọn theo tiêu chí chủyếu là quy mô Chăn nuôi tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng với 2.439 cơ sởchăn nuôi, tiếp đến là vùng bãi cát và cồn cát ven biển 803 cơ sở, vùng gò đồi 563
cơ sở Danh sách xã và các hộ điều tra được lựa chọn nhờ sự tư vấn của trạm trưởngtrạm thú y huyện Gio Linh và cán bộ thú y các xã nghiên cứu cụ thể:
Tổng số mẫu chúng tôi tiến hành khảo sát là 100 mẫu, trong đó: nếu phântheo địa bàn thì vùng đồng bằng gồm xã Gio Phong, Gio Mỹ, Gio Quang chiếm65%, xã Linh Hải đại diện vùng gò đồi chiếm 15% và xã Trung Giang đại diệnvùng bãi cát ven biển chiếm 20%; nếu phân theo quy mô nuôi thì quy mô trang trạichiếm 6%, gia trại 23% và nông hộ 71%
Sau khi đã chọn được mẫu sẽ tiến hành điều tra, phỏng vấn chủ cơ sở hoặcngười trực tiếp sản xuất trong cơ sở có hoạt động chăn nuôi lợn thịt:
- Phỏng vấn những người chủ chốt, quan sát trực tiếp các cơ sở chăn nuôiĐại học kinh tế Huế
Trang 18và lấy ý kiến một số chuyên gia.
- Thông tin thu thập từ mỗi mẫu điều tra sẽ được ghi chép vào 2 bộ câu hỏi:+ Bộ câu hỏi thứ nhất gồm các chỉ tiêu chính sau đây: Thông tin về chủ hộsản xuất, diện tích đất, số lượng lao động, nguồn thu nhập
+ Bộ câu hỏi thứ hai: Thông tin về chi phí đầu vào, đầu ra và các thông tinliên quan đến hoạt động chăn nuôi lợn thịt Gồm các chỉ tiêu chính sau đây: Sốlượng lợn, cơ cấu đàn trong năm, một số chỉ tiêu kỹ thuật trong chăn nuôi lợn, chiphí đầu vào trong năm, thu nhập đầu ra trong năm, tình hình tiêu thụ sản phẩm, tìnhhình tiếp cận với các loại hình dịch vụ
b Phương pháp tổng hợp, phân tích
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, trong quá trình thực hiện luận văn đã
sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
Phương pháp thống kê mô tả
Bằng việc sử dụng các chỉ tiêu thống kê mô tả như số tuyệt đối, số tương đối,
số bình quân nhằm xác định các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hoạt động chănnuôi lợn thịt; xác định chi phí, kết quả và HQKT chăn nuôi lợn thịt của các cơ sởchăn nuôi quy mô khác nhau
Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp thống kê so sánh dùng để so sánh chi phí sản xuất lợn thịt, hiệuquả kinh tế của các hộ chăn nuôi lợn thịt giữa các quy mô sản xuất và các giống lợnkhác nhau
Phương pháp phân tổ thống kê
Phân tổ cơ sở chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chí khác nhau nhằm đánh giá hiệuquả kinh tế của các cơ sở chăn nuôi theo từng góc độ Tiêu chí mà chúng tôi sửdụng để đánh giá trong phạm vi đề tài là theo quy mô chăn nuôi lợn Trên cơ sở bảnhướng dẫn điều tra nông nghiệp nông thôn:
+ Hộ chăn nuôi quy mô nhỏ (áp dụng cho khu vực nông thôn): là hộ nôngthôn trong kỳ có chăn nuôi quy mô dưới 30 con lợn
+ Gia trại (chăn nuôi quy mô vừa) : là hộ chăn nuôi lợn trong kỳ điều tra chưaĐại học kinh tế Huế
Trang 19đạt tiêu chí trang trại song có nuôi thường xuyên từ 30 con lợn trở lên; số lần xuấtchuồng trong năm từ 2 lần trở lên Trong một số trường hợp nếu do một số yếu tố bấtthường (dịch bệnh…) phải trống chuồng từ 1 - 3 tháng vẫn coi là nuôi thường xuyên.
+ Trang trại (chăn nuôi quy mô lớn): Theo Thông tư số BNNPTNT ngày 13/04/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định:
27/2011/TT-Cơ sở chăn nuôi đạt tiêu chí trang trại là cơ sở đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1 tỉđồng/năm trở lên và có diện tích 2,1 ha trở lên (thường là những cơ sở có số lượnglợn thịt nuôi thường xuyên từ 100 con/lứa trở lên)
Ngoài ra, trong phân tích chi phí, kết quả của hoạt động chăn nuôi lợn thịt,tôi còn tiến hành phân tổ theo giống nuôi: giống lợn lai và giống lợn ngoại
Phương pháp phân tích phương sai:
Để so sánh trị trung bình về các chỉ tiêu như chi phí, kết quả và hiệu quảCNLT của các cơ sở CNLT khác nhau có ý nghĩa kinh tế và thống kê hay không,chúng tôi sử phương pháp kiểm định trị trung bình tổng thể Trong trường hợp cóhai tổng thể mẫu độc lập thì kiểm định Independent – samples T-test được sử dụng,còn trong trường hợp có 3 nhóm tổng thể mẫu độc lập thì chúng tôi sử dụng phântích phương sai ANOVA
Phương pháp hạch toán chi phí và kết quả sản xuất
Phương pháp này dùng để tính toán các chỉ tiêu như chi phí trung gian, tổngchi phí, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận kinh tế ròngbình quân trên 1 tấn thịt lợn hơi tăng trọng
Phương pháp hồi quy tương quan
Khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và HQKT trong sản xuất nôngnghiệp, các nhà nghiên cứu trong nước thường sử dụng phương pháp phân tích hồi quydựa trên hàm sản xuất Cobb – Douglas, với biến phụ thuộc Y (sản lượng) và các biếnđộc lập Xi được đo bằng hiện vật (thường là kg) Tuy nhiên, do các yếu tố đầu vàotrong hoạt động CNLT như thức ăn, thuốc thú y và đặc biệt là con giống là rất đadạng, phức tạp, khó tính toán, quy đồng về một lượng vật chất cụ thể để đáp ứng đòihỏi của phương pháp này Bên cạnh đó, cái mà người chăn nuôi theo đuổi chính là
Đại học kinh tế Huế
Trang 20giá trị như MI, NB…chứ không phải là chỉ tiêu sản lượng.
Trong đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và HQKT trong chăn nuôi gàthịt, tác giả Nguyễn Lê Hiệp (2013)đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyếntính bội với biến phụ thuộc Y là lợi nhuận ròng và thu nhập hỗn hợp Mô hình nàykhông đòi hỏi các biến độc lập Xi được đo bằng hiện vật, và đặc biệt kết quả phân tíchcủa mô hình phản ánh đúng kết quả và HQKT, là cơ sở khoa học đáng tin cậy đểkhuyến nghị người chăn nuôi tác động vào các yếu tố như điều chỉnh mức đầu tư, lựachọn hình thức nuôi, giống nuôi, mùa nuôi… để đạt được HQKT cao nhất, đây là vấn
đề mà người chăn nuôi và cả các cơ quan quản lý đặc biệt quan tâm hiện nay[9]
Trên cơ sở đó, đề tài đã sử dụng mô hình hàm hồi quy đa biến để phân tích vàxác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt Trong môhình này, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của từng cơ sở chăn nuôi lợn thịt dùng làm biến phụthuộc, biến này được giả thiết là chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố như chi phí sản xuấtcủa cơ sở chăn nuôi lợn thịt, quy mô chăn nuôi lợn, hình thức nuôi, tập huấn kỹ thuật,dịch vụ thú y, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm chăn nuôi lợn
Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được sử dụng nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gianông nghiệp, cán bộ Chăn nuôi – Thú y của tỉnh, huyện, xã Tham khảo kinhnghiệm của các hộ chăn nuôi lợn quy mô lớn, sản xuất giỏi để đề xuất các nhómgiải pháp nhằm nâng cao HQKT chăn nuôi lợn thịt ở địa bàn nghiên cứu Công cụnghiên cứu đánh giá nhanh nông thôn với sự tham gia của người dân (PRA) được sửdụng để đánh giá thông qua bản phỏng vấn sâu dành cho các chuyên gia Ngoài ra,nghiên cứu các đề tài đã công bố, từ đó lựa chọn, kế thừa và vận dụng chọn lọc phùhợp để hệ thống hoá cơ sở lý luận của đề tài
c Công cụ xử lý dữ liệu
Sử dụng bảng tính excel và phần mềm SPSS 18 để xử lý số liệu thu thập vàđiều tra
4 Giới hạn của luận văn
Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt là một nội dung lớn đòi hỏi người nghiêncứu phải xem xét, đánh giá nhiều góc độ khác nhau từ khâu cung ứng đầu vào, sản
Đại học kinh tế Huế
Trang 21xuất và tiêu thụ sản phẩm Mặt khác, hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt chịu ảnhhưởng của nhiều yếu tố như kinh tế tổ chức, kỹ thuật, các chính sách kinh tế củaNhà nước, địa phương… tuy nhiên, đề tài chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá thựctrạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT CNLT ở địa bàn nghiên cứu màchưa tập trung sâu vào khía cạnh thị trường, giá cả đầu vào và đầu ra, xây dựngchuỗi giá trị thịt lợn hay mô hình liên kết sản xuất, mô hình thực hành sản xuấtnông nghiệp tốt ở Việt Nam (VIETGAP).
5 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dungcủa luận văn được kết cấu gồm 3 chương
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quảkinh tế chăn nuôi lợn thịt
Chương 2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôilợn thịt trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
Chương 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trên địabàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
Đại học kinh tế Huế
Trang 22PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI LỢN THỊT
1.1.Lý luận về hiệu quả kinh tế 1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Xuất phát từ các góc độ xem xét, các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều quan điểm
khác nhau về hiệu quả kinh tế Theo Kar Marx, hiệu quả là việc “tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hóa giữa các ngành”
và hiệu quả cũng là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động”.
Karl Marx cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở tiết kiệm của hết thảy mọi xã hội”.[15]
Theo David Begg (1992), “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa này mà không cắt giảm một loại hàng hóa khác”
và Ông còn khẳng định “Hiệu quả nghĩa là không lãng phí” Các quan điểm này
đúng trong nền kinh tế thị trường ở các nước phát triển nhưng khó xác định vì chưa
đề cập đến chi phí để tạo ra sản phẩm, nhất là ở các nước đang phát triển hay chậmphát triển
Theo Phạm Ngọc Kiểm (2009) “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu Nó phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh” Quan điểm này ưu việt hơn
trong đánh giá hiệu quả đầu tư theo chiều sâu, hoặc hiệu quả của việc ứng dụng cáctiến bộ kỹ thuật
Hiện nay, theo quan điểm mới, hiệu quả kinh tế - Allocative efficiencyAE) gồm hai bộ phận là hiệu quả kỹ thuật - Technical efficiency (TE) và hiệuquả phân bổ - Economic efficiency (EE) Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Thị Phương Hảođã đưa ra quan điểm về hiệu quả của Colman và Young
(1990)[7], hiệu quả kỹ thuật được định nghĩa là khả năng của người sản xuất có
Đại học kinh tế Huế
Trang 23thể sản xuất mức đầu ra tối đa với một tập hợp các đầu vào và công nghệ chotrước Cần phân biệt hiệu quả kỹ thuật với thay đổi công nghệ Sự thay đổicông nghệ làm dịch chuyển hàm sản xuất (dịch chuyển lên trên) hay dịchchuyển đường đồng lượng xuống phía dưới Hiệu quả kỹ thuật được đo bằng sốlượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụngvào sản xuất trong điều kiện cụ thể áp dụng kỹ thuật hay công nghệ Hiệu quả
kỹ thuật thường được phản ánh và biểu hiện trong mối quan hệ giữa các yếu tốtrong hàm sản xuất và liên quan đến phương diện sản xuất vật chất Nó phảnánh mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, giữa các yếu tố đầu ravới nhau và giữa các sản phẩm khi nhà sản xuất quyết định sản xuất Vì thế, nóđược áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng cácyếu tố đầu vào cụ thể Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị chi phí nguồn lực dùngvào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm
Hiệu quả phân bổ là thước đo phản ánh mức độ thành công của ngườisản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp các đầu vào tối ưu, nghĩa là tỷ số giữa sảnphẩm biên của yếu tố đầu vào nào đó sẽ bằng tỷ số giá cả giữa chúng Hiệu quảphân bổ là hiệu quả do giá các yếu tố đầu vào và đầu ra được tính để phản ánhgiá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồnlực Thực chất, hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố giá củađầu vào và giá của đầu ra Việc xác định hiệu quả phân bổ giống như xác định
các điều kiện về lý thuyết để tối đa hóa lợi nhuận Cũng theo Colman và Young
(1990), hiệu quả kinh tế được tính bằng tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quảnphân bổ[7]
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù của kinh tế học phản ảnh về mặt chất lượngcủa các hoạt động sản xuất - kinh doanh Trong quá trình sản xuất kinh doanh, dochịu sự chi phối bởi quy luật khan hiếm nguồn lực, trong khi đó nhu cầu của xã hộităng nhanh cả về số lượng và chất lượng nên trong quá trình sản xuất kinh doanhphải tiết kiệm nguồn lực, chi phí, đồng thời phải thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng
về số lượng và chất lượng sản phẩm
Đại học kinh tế Huế
Trang 241.1.2 Nội dung, bản chất của hiệu quả kinh tế và vận dụng trong nông nghiệp
1.1.2.1 Nội dung của hiệu quả kinh tế
Thứ nhất, HQKT là quan hệ so sánh giữa kết quả thu được với toàn bộ cácyếu tố chi phí đầu vào của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học kỹthuật, quản lý…)[9]
Kết quả và HQKT là hai phạm trù kinh tế khác nhau, nhưng có quan hệ mậtthiết với nhau Đây là mối liên hệ mật thiết giữa mặt chất và mặt lượng trong hoạt độngsản xuất kinh doanh của một đơn vị Kết quả thể hiện khối lượng, quy mô của một sảnphẩm cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tuỳ thuộc vào từng trường hợp Hiệuquả là đại lượng dùng để đánh giá kết quả đó được tạo ra như thế nào? Mức chi phí chomột đơn vị kết quả có chấp nhận được không? Dựa theo nội dung này giúp chúng taphân biệt giữa kết quả và hiệu quả của một hiện tượng hay quá trình kinh tế
Thứ hai, hiệu quả gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể trong sảnxuất kinh doanh, ở những điều kiện lịch sử cụ thể.Trong sản xuất một sản phẩm cụthể luôn có mối quan hệ giữa sử dụng các yếu tố đầu vào và đầu ra, từ đó chúng tamới biết được hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm là bao nhiêu? Mức chi phínhư vậy có hiệu quả không? Tuy nhiên, kết quả và hiệu quả phụ thuộc vào từngngành, từng hoạt động ở điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, thị trường…
Thứ ba, HQKT khi tính toán gắn liền với việc lượng hoá các yếu tố đầu vào
và các yếu tố đầu ra của từng sản phẩm, dịch vụ trong điều kiện nhất định
HQKT liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sảnxuất Việc lượng hoá hết và cụ thể các yếu tố này để tính toán HQKT thường gặpnhiều khó khăn, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp Chẳng hạn:
Đối với các yếu tố đầu vào:
Trong sản xuất nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng, tài sản cố định(đất nông nghiệp, vườn cây lâu năm, gia súc cơ bản, nhà xưởng, chuồng trại…)được sử dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, trong nhiều năm nhưng không đồng đều.Mặt khác, giá trị hao mòn khó xác định chính xác, nên việc tính khấu hao tài sản cốđịnh và phân bổ chi phí để tính hiệu quả chỉ có tính chất tương đối
Đại học kinh tế Huế
Trang 25Một số chi phí chung như chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giaothông, hệ thống thuỷ lợi, trạm điện…), chi phí thông tin, khuyến cáo khoa học kỹthuật… cần thiết phải hạch toán vào chi phí, nhưng trên thực tế khó có tính toán cụthể và chính xác những chi phí này.
Sự biến động của giá cả và mức độ trượt giá trên thị trường gây khó khăncho việc xác định chính xác chi phí sản xuất
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng thuận lợi hoặc khó khăn cho sản xuất,nhưng mức độ tác động là bao nhiêu, đến nay vẫn chưa có phương pháp nào xácđịnh chuẩn xác, nên cũng ảnh hưởng tới tính đúng, tính đủ các yếu tố đầu vào
Đối với các yếu tố đầu ra:
Trên thực tế chỉ lượng hoá được các kết quả bằng hiện vật, còn kết quả dướidạng phi vật chất như tạo công ăn việc làm, khả năng cạnh tranh trên thị trường, bảo
vệ môi trường, cãi thiện chế độ dinh dưỡng cho người dân… thường không thểlượng hoá ngay được và chỉ biểu lộ hiệu quả sau một thời gian Vì vậy, việc xácđịnh đúng, đủ lượng kết quả này cũng gặp khó khăn
1.1.2.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế
HQKT là chỉ tiêu rất cụ thể, thiết thực cho từng doanh nghiệp, nông hộ và cảnền sản xuất xã hội Thông qua việc nghiên cứu HQKT nhằm tìm ra những phươnghướng và biện pháp phù hợp để từ đó tác động nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển,đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng cao Nghiên cứu HQKT nhằm góp phần thúc đẩysản xuất trong nước phát triển và hoà nhập với nền kinh tế trong khu vực và quốc tế
Từ các quan niệm và nội dung của hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp thìbản chất của hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp nói chung, trong chăn nuôi lợn vàđặc biệt là lợn thịt nói riêng, có thể hiểu ở các góc độ như sau
Hiệu quả kỹ thuật trong chăn nuôi thực chất là quá trình thâm canh tăng năngsuất vật nuôi Có nghĩa là khi ta đầu tư các chi phí đầu vào (giống, thức ăn, kỹ thuật )sao cho có hiệu quả nhất để có được khối lượng sản phẩm đạt cao nhất, thu được vốn
và lợi nhuận cao nhất với tốc độ cao hơn tốc độ của việc tăng các yếu tố đầu vào
Tiết kiệm được chi phí sản xuất trên 1 đơn vị đầu ra của sản phẩm mà sảnphẩm đầu ra của lợn thịt là giá thành/1kg thịt lợn hơi khi xuất chuồng Có nghĩa là
Đại học kinh tế Huế
Trang 26giảm được các đầu vào như thức ăn, lao động, giống, chi phí khác.v.v để làm chogiá thành giảm nhanh hơn giá mua của sản phẩm khi thị trường biến động.
Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp là một quá trình pháttriển trình độ sản xuất Trong một chu kỳ sản xuất kết thúc ta xác định và đánh giáđược mức độ hiệu quả kinh tế đem lại ở mức độ nào, để từ đó tìm ra các đặc điểmcủa hiệu quả kinh tế và sau đó làm tăng hiệu quả kinh tế để từ đó cải thiện các yếu
tố sao cho các yếu tố giảm không làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và làm chocác yếu tố có lợi tăng lên để thúc đẩy hiệu quả kinh tế tăng lên để từ đó khôngngừng phát triển với mục đích là nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi
và đời sống lao động xã hội
1.2. Các vấn đề lý luận cơ bản về chăn nuôi lợn thịt 1.2.1 Vai trò của ngành chăn nuôi lợn thịt
Trong ngành chăn nuôi, lợn được xem là vật nuôi quan trọng bậc nhất và chănnuôi lợn thịt là nghề truyền thống của người dân nông thôn nước ta Định hướng pháttriển chăn nuôi đến năm 2020, nước ta vẫn ưu tiên duy trì đàn lợn bởi vì vai trò củangành chăn nuôi lợn thịt đó là:
- Đóng góp vào tăng trưởng kinh tếTrong những năm gần đây, kinh tế hộ nông dân đã có những bước phát triểnđáng kể Giá trị sản phẩm nông nghiệp không ngừng tăng lên Trong tổng giá sảnxuất nông nghiệp, ngành chăn nuôi đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn giữ một vai tròquan trọng, Theo kết quả tính toán từ số liệu của tổng cục thống kê năm 2016, giátrị sản xuất chăn nuôi chiếm 26,84% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp
Trong chăn nuôi, lợn là vật nuôi quan trọng bậc nhất của mọi người dân dotận dụng được các điều kiện như kỹ thuật, sức lao động, thức ăn sẵn có của các hộgia đình Đồng thời cung cấp các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và giá trị hànghóa phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của xã hội Chăn nuôi lợn còn tạo ra nguồnphân bón hữu cơ cho phát triển trồng trọt, cung cấp nguyên liệu cho một số ngànhchế biến Nước ta đã xuất khẩu thịt lợn sang thị trường Đông Âu, Hồng Kông,Trung Quốc, Malayxia và sẽ tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước
Đại học kinh tế Huế
Trang 27khác trong thời gian tới Năm 2016, xuất khẩu thịt lợn đã thu về cho Việt Nam hơn
1 tỷ USD Như vậy, chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong nông nghiệp nước ta.Phát triển chăn nuôi lợn sẽ góp phần tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập chongười lao động nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đạihóa đất nước
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tếPhát triển chăn nuôi lợn nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp nông thôn hợp lý, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho ngườichăn nuôi sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn thịt ngày càng có giá trị xuất khẩu đãđưa ngành chăn nuôi lợn lên là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp và cân đốivới ngành trồng trọt Đồng thời chăn nuôi lợn góp phần phát triển kinh tế hộ, giatrại và trang trại, nâng cao thu nhập, góp phần khai thác sử dụng nguồn lực có hiệuquả nhất
- Tính sản xuất hàng hóa thể hiện ở đặc điểm sau:
Chăn nuôi lợn thịt là ngành kinh tế sản xuất hàng hóa, sản phẩm chính củangành là thịt lợn Đây là sản phẩm được trao đổi trên thị trường là chủ yếu (phầnđược hộ chăn nuôi sử dụng là rất ít), việc bán lợn và các sản phẩm lợn cung cấpmột nguồn thu nhập cho phần lớn người dân nông thôn và các sản phẩm này đãảnh hưởng rộng đến các hoạt động kinh doanh khác như Thương mại, vậnchuyển, thị trường, giết mổ, chế biến thức ăn Vì vậy, ngành sản xuất này đượccoi là sản xuất hàng hóa
- Một số vai trò khác của ngành chăn nuôi lợn thịtChăn nuôi lợn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi
và con người Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là vật nuôiquan trọng và là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nông nghiệp.Chăn nuôi lợn có thể tạo ra các loại giống lợn nuôi ở các vườn cây cảnh hay cácgiống lợn nuôi cả trong nhà góp phần làm tăng thêm đa dạng sinh thái tự nhiên
Chăn nuôi lợn góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực như vốn, đấtđai, lao động của từng vùng và các địa phương, đặc biệt là sử dụng tối đa nguồn lao
Đại học kinh tế Huế
Trang 28động nhàn rỗi ở khu vực nông thôn, khắc phục được tính thời vụ trong sản xuấtnông nghiệp.
Lợn là vật nuôi có thể coi như biểu tượng may mắn cho người Á Đông trong
các hoạt động tín ngưỡng như "cầm tinh tuổi hợi" hay ở Trung Quốc có quan niệm
lợn là biểu tượng của sự may mắn đầu năm mới
1.2.2 Các phương thức chăn nuôi lợn thịt
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chăn nuôi lợn theo hướng hànghóa đã hình thành và phát triển Người dân đang chuyển dần hình thức chăn nuôitruyền thống với quy mô nhỏ lẻ sang hình thức chăn nuôi quy mô lớn phù hợp nhằmphát triển chăn nuôi lợn thịt, mang lại hiệu quả kinh tế cao Các hình thức chăn nuôichủ yếu như:
Chăn nuôi truyền thống: Là hình thức chăn nuôi có từ lâu đời và được lưu
truyền cho đến ngày nay Đặc điểm của hình thức chăn nuôi truyền thống là chuồngtrại đơn giản, vốn đầu tư ban đầu rất ít, nguồn thức ăn chủ yếu tận dụng nên thờigian nuôi kéo dài Loại hình chăn nuôi này có xu hướng ngày càng giảm do HQKTkhông cao, khó kiểm soát dịch bệnh và gây ô nhiểm môi trường
Chăn nuôi công nghiệp: Là hình thức chăn nuôi trên cơ sở thâm canh tăng năng
suất sản phẩm, sử dụng các giống lợn cho năng suất cao, chất lượng tốt như giống lợnlai ngoại và ngoại hướng nạc Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là yêu cầu đầu
tư vốn lớn, chuồng trại đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, cơ giới hóa các khâu trongquy trình chăn nuôi, thức ăn hỗn hợp được chế biến theo quy trình công nghiệp, năngsuất sản phẩm cao, thời gian của một chu kỳ chăn nuôi ngắn, phù hợp với chăn nuôiquy mô lớn Ở Việt Nam, hình thức này chưa được áp dụng rộng rãi trong quy mônông hộ mà chủ yếu là ở trong chăn nuôi quy mô lớn như gia trại, trang trại
Chăn nuôi bán công nghiệp: Là phương thức chăn nuôi kết hợp giữa kinh
nghiệm chăn nuôi truyền thống với áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến Sử dụngnguồn thức ăn có sẵn như cám, gạo, ngô, khoai, sắn, kết hợp với thức ăn đậm đặcpha trộn đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho lợn Giống lợn được sử dụng chủ yếu làlợn thịt hướng nạc, hình thức này phù hợp với chăn nuôi nông hộ ở nước ta hiện nay
và được người nông dân áp dụng phổ biến
Đại học kinh tế Huế
Trang 291.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp và vận dụng trong chăn nuôi lợn thịt
1.3.1 Nội dung đánh giá hiệu quả kinh tế
Từ những quan niệm và nội dung về hiệu quả kinh tế, theo chúng tôi để xácđịnh hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp ta cần xác định được nội dung sau:
Lựa chọn được công thức tính toán cho phù hợp với trình độ quản lý và ghichép còn hạn chế của hộ chăn nuôi lợn thịt thường là sử dụng tỷ số giữa kết quả thuđược và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả của một quá trình sản xuất
H = Q / C
Quan niệm này phản ánh đồng nhất về yếu tố thời gian khi so sánh chấtlượng công việc giữa các chủ thể sản xuất - kinh doanh
Trong đó :Q: Kết quả sản xuất chăn nuôi lợn thịt (khối lượng xuất chuồng, tổng thu, thunhập hỗn hợp, lợi nhuận )
C: Chi phí mà hộ bỏ ra có thể là chi phí trung gian, tổng chi phí, chi lao động.Khi xác định hiệu quả kinh tế theo công thức này, vấn đề đặt ra ở đây làchúng ta phải xác định được kết quả của sản xuất (Q), chí phí (C) Trong trườnghợp không xác định cụ thể thì cần phải có giả thiết cụ thể
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt chúng ta cần so sánh các chỉ tiêuhiệu quả kinh tế tính được giữa các qui mô khác nhau, phương thức chăn nuôi khácnhau và giống lợn nuôi khác nhau, kết quả sử dụng các yếu tố đầu vào khác nhau vàxác định gốc so sánh để làm tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả Ngoài ra, còn đóng gópcho kết quả xã hội, môi trường mà chăn nuôi lợn thịt của hộ nông dân mang lại.Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệuquả kinh tế trong những điều kiện cụ thể ở một giai đoạn nhất định thường là trongmột năm hoặc một thời kỳ
1.3.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt
Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKT sản xuất của các trang trại, giatrại, nông hộ ở nước ta, và kế thừa kết quả nghiên cứu của cáctác giả như Mai Văn
Đại học kinh tế Huế
Trang 30Xuân, Bùi Dũng Thể, Bùi Đức Tính năm (2010)[26]; Nguyễn Lê Hiệp (2013)[9],chúng tôi xây dựng hệ thống chỉ tiêu xác định chi phí, kết quả và HQKT của trangtrại, gia trại, nông hộ CNLT như sau:
1.3.2.1 Hệ thống chỉ tiêu xác định chi phí
- Chi phí trung gian (Intermediate Cost –IC):
Chi phí trung gian là toàn bộ các khoản chi phí bằng tiền về vật chất và dịch
vụ thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm trong một chu kỳsản xuất của các hộ chăn nuôi lợn thịt như là các khoản chi phí mua con giống, thức
ăn, thuốc thú y, điện, nước và thường được tính cho một lứa nuôi Chi phí trunggian được biểu thị bằng công thức:
=Trong đó:
IC : Chi phí trung gian
Cj : Khối lượng đầu tư đầu vào thứ j; Gj : Đơn giá đầu vào thứ j
IC là một bộ phận của chi phí sản xuất Trong cấu thành IC không bao gồmchi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và chi phí thù lao lao động [17]
- Khấu hao tài sản cố định (Depreciation – D):
Khấu hao máy móc, chuồng trại Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt làhoạt động chăn nuôi lợn thịt ở nước ta hiện nay việc tính khấu hao trở nên rất khókhăn, thiếu chính xác do một loại tài sản có thể sử dụng cho nhiều hoạt động khácnhau trong một chu kỳ sản xuất Bên cạnh đó, ở một số nông hộ sản xuất ở quy mônhỏ hầu hết các công cụ sản xuất có giá trị thấp nên khi tính hiệu quả các tài sản nàyrất nhỏ nên thường được bỏ qua [26]
- Chi phí khác (Other Cost - O):
Bao gồm các chi phí như trảlãi tiền vay, tiềnthuê đất (nếu có), các loại phíkiểm dịch, tiền thuê lao động bên ngoài khi cần Đối với cách tính chi phí công laođộng cho sản xuất quy mô trang trại, nông hộ hoàn toàn khác với một hình doanhnghiệp, công gia đình không tính vào chi phí sản xuất của trang trại, nông hộ[9]
Đại học kinh tế Huế
Trang 31- Chi phí tự có (Ch):
Là các khoản chi phí màcơ sở chăn nuôikhông phải dùngtiền mặt để thanhtoán và có khả năng cung cấp như công lao động gia đình, các loại thức ăn tự có(lúa, khoai, sắn, các sản phẩm thuỷ sản), hay các loại vật tư khác như tranh, tre… đểlàm chuồng trại Đối với chăn nuôi lợn thịt, do các nguồn lực tự có như lao động giađình (bao gồm cả chính và phụ, thường tranh thủ làm thêm), thức ăn tự có thường làsản phảm phụ nông nghiệp có chất lượng thấp nên khi tính chi phí này thường phảilấy giá thấp hơn giá của thị trường[26]
- Tổng chi phí (Total cost - TC):
Là giá trịthị trường của toàn bộ tài nguyên đượcsử dụng cho hoạt động sảnxuất trong một chu kỳ nhất định Như vậy, trong trường hợp này tổng chi phí khôngchỉ bảo gồm các khoản mà trang trại, nông hộ thuê, mua bên ngoài để phục vụ chohoạt động chăn nuôi mà còn bao gồm cả công lao động gia đình, thức ăn và vật tư
tự có được tính theo giá thị trường tại thời điểm nghiên cứu
GO : Giá trị đầu ra của hoạt động chăn nuôi lợn thịt Xi : Số lượng loại sảnphẩm i (khối lượng xuất chuồng )
Pi : Giá thị trường của sản phẩm i Trong chăn nuôi lợn thịt ở nông hộ, sảnphẩm đầu ra là lợn thịt Ngoài ra còn có sản phẩm phụ như phân bón
- Giá trị gia tăng (Value Added - VA): Là giá trị sản phẩm vật chất hay dịch
vụ do các trang trại, nông hộ mới sáng tạo ra trong một chu kỳ sản xuất Giá trị giatăng là bộ phận của giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian
Đại học kinh tế Huế
Trang 32VA = GO – IC
- Thu nhập hỗn hợp (Mixed Income – MI):
Là phần thu nhập thuần tuý của cáctrang trại, nông hộ có thể nhận đượctrong một chu kỳ sản xuất, bao gồm cả chi phí tự có và phần lợi nhuận của các cơ
sở sản xuất kinh doanh
Hay MI = VA – (D + O)
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đảm bảo đời sống và tích luỹ của nông hộ.Chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng đối các nông hộ có hoạt động sản xuất chủ yếu dựavào các nguồn lực tự có của hộ gia đình, hoạt động sản xuất chủ yếu lấy công làmlãi[17]
Lợi nhuận kinh tế ròng (Net Benifit – NB): Là toàn bộlợi nhuận kinh tếcủa
cáctrang trại, nông hộ nhận được sau một chu kỳ sản xuất nhất định Lợi nhuận kinh
tế ròng là bộ phận của thu nhập hỗn hợp sau khi trừ đi chi phí tự có
Hay NB = MI - Ch
Chỉ tiêu này phản ảnh rõ kết quả và HQKT hoạt động sản xuất, là mục tiêu đượcđặt lên hàng đầu của các đơn vị kinh tế hiện nay Chỉ tiêu này đặc biệt quantrọng đối với các trang trại, các đơn vị chăn nuôi lớn hạch toán đầy đủ các chi phísản xuất theo giá cả thị trường
1.3.2.1 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế
- Chỉ tiêu đánh giá HQKT tổng hợp, bao gồm:
+ Giá trị sản xuất/Chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ mộtđồng IC người chăn nuôi bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng GO
+ Giá trị gia tăng/Chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ mộtđồng IC người chăn nuôi bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng VA
+ Thu nhập hỗn hợp/ Chi phí trung gian (MI/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứmột đồng IC người chăn nuôi bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng MI
+ Lợi nhuận kinh tế ròng/chi phí trung gian (NB/IC): Chỉ tiêu này cho biết
cứ một đồng IC bỏ ra người chăn nuôi thu được bao nhiêu đồng NB
+ Lợi nhuận kinh tế ròng/tổng chi phí (NB/TC): Chỉ tiêu này cho biết cứ mộtđồng chi phí bỏ ra người chăn nuôi thu được bao nhiêu đồng NB
Đại học kinh tế Huế
Trang 33Các chỉ tiêu trên thường có đơn vị tính là lần, tính cho 1000kg thịt lợn hơi
xuất chuồng Các chỉ tiêu này càng lớn phản ánh hoạt động chăn nuôi lợn thịt cóHQKT càng cao và ngược lại
- Chỉ tiêu đánh giá HQKT bộ phận, bao gồm:
Thu nhập hỗn hợp/Ngày công lao động (MI/LĐ): Chỉ tiêu này cho biết mộtngày công lao động tạo ra bao nhiêu đồng giá trị MI Chỉ tiêu này càng lớn phảnánh hoạt động CNLT càng có hiệu quả và ngược lại
Lợi nhuận kinh tế ròng/Ngày công lao động (NB/LĐ): Chỉ tiêu này cho biếtmột ngày công lao động tạo ra bao nhiêu đồng giá trị NB
Các chỉ tiêu trên thường có đơn vị tính là triệu đồng, tính cho 1000kg thịt lợnhơi xuất chuồng Các chỉ tiêu trên càng lớn chứng tỏ các nguồn lực dành cho hoạtđộng CNLT được sử dụng càng có hiệu quả và ngược lại
Hệ thống các chỉ tiêu bộ phận này là rất quan trọng, nó không chỉ góp phầnđánh giá HQKT CNLT mà còn là cơ sở để người chăn nuôi so sánh HQKT trongCNLT với các hoạt động sản xuất kinh doanh khác trên địa bàn, với lãi suất ngânhàng để đưa ra kết luận có nên tiếp tục thực hiện hoạt động kinh tế đó nữa hay không
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt
Xác định và lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và hiệu quả kinh
tế trong nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng và đặc biệt là chăn nuôi lợnthịt đã và đang là mối quan tâm của những nhà nghiên cứu kinh tế Nhằm đưa ranhữnggiải pháp tác động đến từng yếu tố nâng cao HQKT, tăng thu nhập và lợinhuận cho người chăn nuôi
Trên cơ sở hỏi ý kiến chuyên gia, tham khảo các công trình nghiên cứu cóliên quan và đánh giá trên địa bàn nghiên cứu, tác giả xác định 5 nhóm các yếu tốảnh hưởng đến HQKT chăn nuôi lợn thịt như sau:
Nhóm 1: Điều kiện tự nhiên của địa bàn nghiên cứu
Đối với ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn chịu ảnh hưởng nhiều bởinhiều yếu tố như thời tiết khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm), đất đai, nguồn nước vàđiều kiện sống cho chăn nuôi có tác động trực tiếp và gián tiếp tới vật nuôi, đặc biệt
Đại học kinh tế Huế
Trang 34chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ với chuồng trại đơn giản Bên cạnh đó, yếu tố đất đai là điềukiện cần để phát triển chăn nuôi quy mô lớn, tập trung và áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, nâng cao khả năng cạnh tranh và HQKT
Nhóm 2: Nhóm yếu tố thuộc về năng lực của hộ chăn nuôi
- Kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôiNgười dân luôn coi kiến thức và kinh nghiệm là một yếu tố không thểthiếu để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất Những người nuôi không có kiếnthức, kinh nghiệm thì hoạt động chăn nuôi thường không đúng quy trình kỹthuật dẫn đến vật nuôi có khả năng sinh trưởng thấp, lãng phí hoặc hao hụt cao
do dịch bệnh [9] Bên cạnh đó, nếu người chăn nuôi không nắm bắt được diễnbiến của thị trường và không có thời điểm nuôi, thời gian nuôi hợp lý dẫn đếnkết quả là họ thu hoạch sản phẩm chăn nuôi của mình không đúng thời điểm,bán với giá thấp, khó bán từ đó làm giảm lợi nhuận, giảm HQKT trong chănnuôi[9] Ngược lại, đối với những người có kiến thức, kinh nghiệm và thườngxuyên tham khảo học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi thì thường
có các giải pháp phù hợp để nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí, giảm tỷ lệhao hụt và họ thu hoạch sản phẩm của mình đúng thời điểm, bán với giá caonên kết quả và HQKT là cao hơn
- Hình thức tổ chức chăn nuôiHình thức tổ chức chăn nuôi lợn chủ yếu hiện nay là công nghiệp và báncông nghiệp Nó không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến HQKT chăn nuôi lợnthịt mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề môi trường và xã hội Mỗi hình thứcchăn nuôi khác nhau sẽ dẫn đến sự lựa chọn về quy mô, con giống, chế độchăm sóc, khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật… trong chăn nuôikhác nhau Tuy nhiên, mỗi hình thức nuôi đều đòi hỏi phải đáp ứng các điều kiệnchủ quan và khách quan khác nhau Cụ thể, hình thức chăn nuôi CN đòi hỏi ngườichăn nuôi phải có năng lực tốt về quản lý sản xuất kinh doanh, có mức đầu tư lớn,thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra phải đầy đủ,hoàn chỉnh Trong khi đó, hình thức nuôi BCN chưa đòi hỏi các yếu tố về nguồn
Đại học kinh tế Huế
Trang 35lực và thị trường đầu vào, đầu ra khắt khe như hình thức nuôi CN, nhưng ngườichăn nuôi phải có kiến thức về phối trộn thức ăn đảm bảo lợn sinh trưởng pháttriển tốt, có đủ diện tích sản xuất nguyên liệu làm thức ăn, tiết kiệm chi phí trongchăn nuôi…
- Quy mô nuôiSản xuất nông nghiệp nói chung và CNLT nói riêng việc lựa chọn quy môsản xuất phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với nâng cao HQKT Ở nước tatrong thời gian gần đây vấn đề về quy mô nuôi được đặc biệt quan tâm và điều nàythể hiện rõ trong Chiến lược phát triển chăn nuôi của Bộ NN&PTNT[1] Để lựachọn quy mô nuôi phù hợp các cơ quan quản lý và người chăn nuôi không phải chủquan, tuỳ tiện mà phải xuất phát từ các cơ sở khoa học của từng vùng, địa phươngnhư sự sẵn có của các yếu tố đầu vào, biến động của giá cả thị trường hay năng lực,trình độ quản lý của người chăn nuôi…
- VốnĐây là yếu tố đầu vào rất quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất.TrongCNLT, vốn được xem là các yếu tố đầu vào như giống, thức ăn, thuốc thú y, hệthống chuồng trại…Vốn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chăn nuôi, khi có vốnngười chăn nuôi có thể mở rộng quy mô và tăng mức đầu tư, tăng HQKT và có khảnăng tận dụng tốt hơn các cơ hội từ bên ngoài[9]
Đặc biệt là vốn đầu tư ban đầu cho chăn nuôi lợn theo quy mô hiện đại làtương đối lớn và thời gian thu hồi vốn lại khá chậm, dẫn đến việc mở rộng quy môchăn nuôi theo phương thức công nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn Chưa kể đến thịtrường giá cả bấp bênh, dịch bệnh thường xuyên xẩy ra có thể làm cho người chănnuôi có thể kiệt quệ về vốn để tái sản xuất lại Vì vậy trong giai đoạn hiện nay, vốn
có vai trò quan trọng để phát triển và duy trì đầu tư chăn nuôi phát triển có hiệu quảkinh tế
Nhóm 3: Yếu tố kỹ thuật
Cũng như rất nhiều các ngành chăn nuôi khác, chăn nuôi lợn thịt cũng cần có
kỹ thuật bao gồm con giống, kỹ thuật, thức ăn, phương thức nuôi, dịch bệnh và cách
Đại học kinh tế Huế
Trang 36phòng trừ đóng vai trò quan trọng và chủ đạo ảnh hưởng trực tiếp đến năng suấtcủa chăn nuôi lợn như:
- Giống: là điều kiện kiên quyết hiện nay và là nền tảng cho sự phát triển chănnuôi, giống lợn lai đã chiếm ưu thế về số lượng cũng như số hộ nuôi chúng, vì giốnglợn lai có khả năng thích nghi hơn còn về chất lượng thì giống ngoại chiếm ưu thếhơn về năng suất chất lượng và khối lượng sản phẩm so với lợn lai và lợn nội
-Thức ăn: Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thịt, tỉ lệ thịtnạc Nếu thức ăn không đủ nhu cầu dinh dưỡng và các loại khoáng chất sẽ ảnhhưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triễn và chất lượng của lợn thịt Đặc biệt, đốivới các giống lợn ngoại siêu nạc, nếu thức ăn tốt sẽ ảnh hưởng đến năng suất vàchất lượng và sản phẩm thịt còn nếu thức ăn kém chất lượng và không đủ dinhdưỡng sẽ làm cho lợn chuyển hóa thức ăn thấp làm cho năng suất thấp và chấtlượng dinh dưỡng cũng thấp dẫn đến hiệu quả kỹ thuật thấp
-Dịch bệnh: Phòng trừ dịch bênh là một khâu rất quan trọng trong chăn nuôi
Nó không những ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng và sự phát triển củalợn mà còn ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của lợn Nếu việc phòng dịch bệnh màkhông tốt đàn lợn thịt sẽ dễ bị mắc bệnh gây nên thiệt hại rất lớn cho người nôngdân Do đó công tác thú y phòng bệnh cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đếnhiệu quả kinh tế của người chăn nuôi
Nhóm 4: Nhóm các yếu tố về thị trường, giá cả
Bất kỳ hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ nào cũng chịu sự tácđộng mạnh mẽ của trị trường Trong hoạt động CNLT cũng vậy, yếu tố thị trường,bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả
và hiệu quả chăn nuôi
Trước hết, giá cả quyết định đến lợi nhuận của người chăn nuôi Người chănnuôi chấp nhận giá khi tham gia vào thị trường Giá cả là thông tin giúp cho ngườichăn nuôi quyết định sản xuất Việc tăng hay giảm đàn là do phản ứng của ngườichăn nuôi trước giá cả của thị trường thay đổi
Khi giá cả đầu vào, đầu ra ở mức phù hợp thì người chăn nuôi có điều kiệnĐại học kinh tế Huế
Trang 37tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh và HQKT.Bên cạnh đó, giá cả ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi hạchtoán sản xuất kinh doanh, trong trường hợp này người chăn nuôi thường có xuhướng mở rộng quy mô sản xuất, tăng mức đầu để thúc đẩy hoạt động chăn nuôicủa đơn vị mình cũng như ngành chăn nuôi phát triển Ngược lại, giá các yếu tố đầuvào quá cao, hay giá đầu ra quá thấp và biến đổi khó lường thì người chăn nuôi bịthua lỗ và họ cũng không thể nào tính toán được hiệu quả sản xuất, nên thường là
họ giảm quy mô sản xuất và thậm chí là đóng cửa hoạt động sản xuất kinh doanh
Bên cạnh yếu tố giá cả thì sự sẵn có của các yếu tố đầu vào, đa dạng thịtrường đầu ra sẽ điều kiện thuận lợi giúp người chăn nuôi chủ động và tiết giảm chiphí từ đó làm tăng HQKT và ngược lại
Nhóm 5: Nhóm yếu tố về chủ trương, chính sách của Nhà nước
Chủ trương, chính sách của Nhà nước, của chính quyền địa phương có ảnhhưởng rất lớn HQKT CNLT nói riêng và sự phát triển ngành chăn nuôi nóichung Các chủ trương, chính sách có tác động trực tiếp đến ngành chăn nuôigồm tín dụng, đất đai, hỗ trợ đầu tư ban đầu, tập huấn khoa học kỹ thuật Cácchính sách nới lỏng, thông thoáng trong tín dụng, đất đai, tiếp cận khoa học kỹthuật sẽ giúp người dân mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, mở rộng quy mô sản xuất.Ngược lại các chính sách không phù hợp, ràng buộc và thụ động sẽ cản trở đầu
tư, giảm niềm tin và cả HQKT
Thêm vào đó, hiện nay nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu vàonền kinh tế toàn cầu Ngành nông nghiệp nói chung và CNLT nói riêng cũngchịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các chính sách về đầu tư, xuất nhập khẩu,chuyển giao khoa học kỹ thuật… Vì thế, người chăn nuôi đang có nhiều cơ hội
để phát triển, nhưng cũng phải đối mặt với không ít những thách thức, khó khăntrong quá trình cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt Sự định hướng, hỗ trợcủa Nhà nước và sự hợp tác của người nông dân trong phát triển chăn nuôi lợngiai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết
Đại học kinh tế Huế
Trang 381.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Luận văn đã tổng kết được các nghiên cứu có liên quan như sau:
Vũ Thị Thúy (2003) Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế chănnuôi lợn thịt xã Xuân Quan- Văn Giang - Hưng Yên Nghiên cứu đã tính bình quântrên 1 tấn lợn hơi xuất chuồng, khi đầu tư một đồng chi phí trung gian thì thu được1,25 đồng giá trị sản xuất, 0,25 đồng giá trị gia tăng và 0,24 đồng thu nhập hỗn hợp
Đinh Xuân Tùng và cộng sự (2007) Nghiên cứu các yếu tố làm ảnh hưởngđến hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và lợi thế so sánh trong chăn nuôi lợn thịt Nghiêncứu này có thể làm hộ cho các chủ đề nghiên cứu tương tự với các đối tượng nghiêncứu khác nhau
Vũ Thị Phố (2008) Phân tích hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộnông dân huyên Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên Nghiên cứu này đã nói lên quy mô chăn nuôilớn có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn quy mô chăn nuôi vừa và nhỏ Phương thức chănnuôi công nghiệp đạt hiệu quả sử dụng vốn cao hơn các phương thức chăn nuôi khác.Nghiên cứu cũng đưa ra được một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôilợn thịt đó là thức ăn tinh, thức ăn xanh, trọng lượng lợn giống và thuốc thú y
Đỗ Văn Đức (2012) nghiên cứu “Ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quảkinh tế chăn nuôi lợn thịt của hộ nông dân ở tỉnh Bắc Ninh” đã chỉ ra được các yếu
tố ảnh hưởng bao gồm: Khối lượng (giá trị) thịt lợn hợi xuất chuồng/hộ/năm; Tổngchi phí đầu tư sản xuất của hộ/năm (1000đ/hộ/năm); Giống lợn nuôi; Tiếp cận thúy; Tiếp cận khuyến nông; Tiếp cận tín dụng; Hình thức chăn nuôi;Loại cơ sở chănnuôi Bên cạnh đó tác giả đã đề xuất: Để cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợnthịt của hộ nông dân tỉnh Bắc Ninh cần áp dụng đồng thời 5 giải pháp sau: giải pháp
về quy mô chăn nuôi hợp lý, hình thành nhiều tổ chức liên kết chăn nuôi, nâng caonăng lực người chăn nuôi, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào trong chăn nuôi,hoàn thiện về cơ chế chính sách[5]
Lê Thị Diệu Hiền và cộng sự (2013) nghiên cứu đề tài “Phân tích các yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi heo thịt ở thành phố Cần Thơ” đã
sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi qui tuyến tính Kết quả phân
Đại học kinh tế Huế
Trang 39tích cho thấy, phần lớn hộ chăn nuôi heo gặp phải các nhóm rủi ro sản xuất, nhómrủi ro thị trường và rủi ro tài chính Các nhóm rủi ro sản xuất và rủi ro thị trườngđều tương quan nghịch với hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ Từ đó, nghiêncứu đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả chănnuôi heo thịt cho nông hộ.[8]
Thái Thị Hà (2014) Nghiên cứu rủi ro trong chăn nuôi lợn của các nông hộ trênđịa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu chăn nuôitrong điều kiện rủi ro thấp thì người chăn nuôi quy mô lớn hơn sẽ có thu nhập cao hơn.Tuy nhiên, nếu rủi ro xuất hiện thì tổng thiệt hại của các hộ này cũng cao hơn hẳn sovới các quy mô còn lại Mặc dù vậy, nếu xét tỉ lệ tổn thất trên tổng doanh thu thì các hộquy mô vừa và lớn có mức thiệt hại thấp hơn, khoảng 7,57% đối với nhóm hộ quy môvừa và 4,53% đối với hộ quy mô lớn, trong khi đó các hộ quy mô nhỏ có tỉ lệ thiệt hại
so với doanh thu khoảng 18,45% Như vậy, qua đây ta có thể thấy được ưu thế củachăn nuôi lớn đối với nền sản xuất hàng hóa hiện nay[6]
1.6. Thực tiễn chăn nuôi lợn thịt ở Việt nam và tỉnh Quảng Trị 1.6.1 Tình hình chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam
1.6.1.1 Tổng quan chung
Chăn nuôi lợn không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho tiêu dùngtrong nước, mà sản phẩm thịt lợn còn là nguồn thực phẩm xuất khẩu có giá trị Với ýnghĩa kinh tế trên, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta đã sớm phát triển ở khắp mọi vùngnông thôn với phương thức chăn nuôi gia đình là chủ yếu, tận dụng các phế phụ phẩmcủa ngành trồng trọt và trong sinh hoạt của các gia đình, giống lợn nuôi chủ yếu là lợnnội dễ thích nghi với điều kiện nuôi dưỡng Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôilợn thịt nước ta đã có những thay đổi đáng kể Cùng với xu thế công nghiệp hóa – hiệnđại hóa nền nông nghiệp, người chăn nuôi có xu hướng chuyển sang phương thức chănnuôi tập trung, thâm canh đầu tư lớn để đẩy nhanh hiệu suất tăng trọng, các giống lợnnuôi được thay dần bằng giống các loại lợn lai, lợn ngoại với đặc tính sinh trưởng nhanh
và sử dụng thức ăn tổng hợp chế biến sẵn
Đại học kinh tế Huế
Trang 40(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2016)
Hình 1.1: Tổng đàn gia súc phân theo loài (Nghìn con)
Qua hình 1.1, Tổng đàn lợn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng từkhoảng 26,6 triệu con năm 2007 lên khoảng 29 triệu con năm 2016 Đàn lợn của cảnước tăng dần qua các năm từ 2007 đến 2009 và sau đó có xu hướng giảm nhẹ từnăm 2010 đến năm 2012, do hậu quả của các trận dịch tai xanh, lở mồm long móng
và do giá cám hỗn hợp cũng tăng lên khá cao
Trong các loại gia súc nuôi thịt, sản lượng thịt lợn vẫn chiếm tỷ trọng nhiều
và tăng bình quân qua các năm được thể hiện ở hình 1.2
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2016)
Hình 1.2: Sản lượng gia súc phân theo loài (Nghìn tấn)
1.000,02.000,03.000,04.000,05.000,0
-2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015Sơ bộ 2016
Trâu Bò Lợn
Đại học kinh tế Huế