1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về các mô hìnhnuôi trồng thủy sản; Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình nuôi trồng thủysản được
Trang 1PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, ngành nuôi trồng thủy sản đang ngày càng phát triển và trở thành mộtngành kinh tế quan trọng của Việt Nam Trong những năm qua ngành thủy sảnkhông những đã góp phần giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo mà còn vươn lên làmgiàu trên chính diện tích canh tác hiệu quả thấp trước đây Ngành này đã đóng gópmột tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu khá lớn trong các mặt hàng xuất khẩu nông sản,gia tăng thu ngoại tệ phục vụ cho xây dựng và phát triển của đất nước
Hằng năm, cùng với xu thế phát triển chung của các ngành, lĩnh vực trong cảnước, ngành thủy sản cũng đạt được những thành tựu đáng ghi nhận Theo Tổngcục Thống kê năm 2014, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam về xuất khẩu thủy sảnđứng hàng đầu thế giới, năm 2013 đạt 6 tỉ USD Với kết quả này, xuất khẩu thủysản đã vượt 5,3% so với kế hoạch 5,7 tỉ USD đề ra và tăng khoảng 20% so vớicùng kì năm 2012 Năm 2014, cả nước đạt tổng sản lượng thủy sản lượng 5,35triệu tấn, trong đó khai thác hải sản đạt 2,2 triệu tấn, nuôi thủy sản đạt 3,15 triệutấn và tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 6,5 tỉ USD Tuy nhiên đây cũng lànăm đầy khó khăn đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, khi đối mặt với khókhăn nội tại và cả thị trường xuất khẩu Do đó dự kiến năm 2015, xuất khẩu thủy
Trang 2sản của Việt Nam sẽ tăng 5-10% so với 2014 Theo đó, ngành thủy sản có cơ sở để
hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn cho việc mở rộng và phát triển trong cảnước
Kiến Thụy là một huyện của thành phố Hải Phòng, thuộc khu vực đồng bằngsông Hồng, với 19,68 km bờ biển, 4500 bãi triều ngập nước, trong đó có 200 bãitriều cao Điều kiện môi trường không thuận lợi cho canh tác lúa, nhưng đặc biệtthích hợp cho hoạt động nuôi trồng và phát triển, hải- đặc sản Với những thuận lợi
ấy, huyện đã xác định nuôi trồng thủy sản là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế mũinhọn của huyện Chính quyền địa phương luôn khuyến khích người dân nuôi trồngthuỷ sản nước ngọt, nước lợ theo mô hình kinh tế trang trại tạo bước đột phá trongnuôi trồng thuỷ sản Ngoài ra Huyện còn có các chính sách như: quy hoạch vùngsản xuất; hỗ trợ đất đai, vốn, đưa công nghệ mới vào sản xuất, góp phần giúp bàcon đầu tư, khai thác hiệu quả diện tích nuôi trồng thủy sản, phát triển nuôi thủysản theo hướng hàng hóa tăng giá trị gấp 2-2,5 lần trồng lúa
Tuy nhiên việc phát triển vùng nuôi trồng thủy sản chưa có quy hoạch cụ thểnên có rất nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản khác nhau được áp dụng tại địaphương Một số mô hình điển hình là mô hình nuôi chuyên cá rô phi đơn tính, môhình tôm thẻ chăn trắng, mô hình cá lúa Các mô hình được nuôi một cách tựphát, nếu một hộ nuôi có lãi thì lập tức các hộ khác sẽ làm theo mà không xem xét
kỹ lưỡng cho phù hợp với điều kiện của từng hộ, đồng thời cũng không tìm hiểu kỹ
về kỹ thuật nuôi với các đối tượng mới của mô hình mới Vì vậy, khi chuyển đổi
mô hình, các hộ nuôi trồng thủy sản rất dễ gặp phải thất bại
Vậy những mô hình nuôi trồng nào có hiệu quả kinh tế cao? Những yếu tố nào ảnhhưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản? Nên áp dụng các mô hình nào vàonuôi trồng? Và cần có những giải pháp nào đối với các mô hình nuôi trồng đượclựa chọn để có thể nâng cao năng suất và chất lượng thủy sản?
Trang 3Nhằm góp phần trả lời những câu hỏi đó và đưa ra cơ sở khoa học cho việcgiới thiệu những mô hình có hiệu quả cho người dân cũng như xác định các sảnphẩm thế mạnh tạo vùng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Kiến Thụy, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân trên địa bàn huyện Kiến Thụy- thành phố Hải Phòng” làm khóa luận tốt nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình nuôi thủy sản ở các hộ nông dântrên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng; từ đó đề xuất một sốgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở các hộ trênđịa bàn huyện
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 4- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về các mô hình nuôi trồngthủy sản tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
- Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản của các hộ trên địa bàn huyệnKiến Thụy, thành phố Hải Phòng
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về các mô hìnhnuôi trồng thủy sản; Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình nuôi trồng thủysản được áp dụng tại địa bàn nghiên cứu; Đề xuất một số giải pháp để nâng caohiệu quả nuôi trồng thủy sản
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố HảiPhòng
- Về thời gian:
+ Các số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2012 đến 2014
+ Các số liệu sơ cấp được tiến hành điều tra phỏng vấn từ 8/2015 đến 11/2015.+ Đề tài được thực hiện từ tháng 7/2015 – 12/2015
Trang 5PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.1.1 Khái niệm và phân loại hiệu quả kinh tế
a Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến nền kinh tếsản xuất hàng hóa Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọncác phương án hành động Hiệu quả được xem xét dưới nhiều giác độ và quanđiểm khác nhau: HQ tổng hợp, HQKT, HQ chính trị xã hội, HQ tương đối, HQtuyệt đối…Ngày nay, khi đánh giá HQ đầu tư của các dự án phát triển, nhất lànhững dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, đòi hỏi phải xem xétHQKT trên nhiều góc độ và quan điểm khác nhau, trong đó có hai quan điểmkinh tế cùng tồn tại
- Quan điểm kinh tế truyền thống:
Trang 6Quan điểm này cho rằng hiệu quả kinh tế là phần còn lại của hiệu quả sản xuất kinhdoanh sau khi đã trừ đi chi phí, nó được đo bằng các chỉ tiêu lãi hay lợi nhuận.Nhiều tác giả cho rằng HQKT được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chiphí bỏ ra, hay ngược lại chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm.Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là mức sinh lời của đồng vốn Nó chỉ được tínhtoán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh.
Các quan điểm truyền thống trên khi xem xét KQKT đã coi quá trình sản xuấtkinh doanh trong trạng thái tĩnh, xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư Trong khi
đó, hiệu quả là chỉ tiêu quan trọng không những cho phép ta xem xét kết quảđầu tư mà còn giúp chúng ta quyết định nên đầu tư cho sản xuất bao nhiêu, đếnmức độ nào Trên phương diện này quan điểm truyền thống chưa đáp ứng đượcđầy đủ Mặt khác, quan điểm truyền thống không tính đến yếu tố thời gian khitính toán thu chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh Ngoài ra, các hoạtđộng đầu tư và phát triển lại có những tác động không những đơn thuần về mặtkinh tế mà còn cả về mặt xã hội và môi trường, có những phần thu và nhữngkhoản chi khó lượng hóa thì không thể phản ánh trong quan điểm này
- Quan điểm của các nhà tân cổ điển về HQKT
Theo các nhà kinh tế tân cổ điển như Luyn Squire, Herman Gvander Tack thìhiệu quả kinh tế phải được xem xét trong trạng thái động của mối quan hệ giữađầu vào và đầu ra Thời gian là nhân tố quan trọng trong tính toán HQKT, dùngchỉ tiêu HQKT để xem xét trong việc đề ra các quyết định cả trước và sau khiđầu tư sản xuất kinh doanh HQKT không chỉ bao gồm hiệu quả tài chính đơnthuần mà còn bao gồm cả hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường Chính vì thếnên khái niệm về thu và chi trong quan điểm tân cổ điển được gọi là lợi ích vàchi phí
Trang 7Xét theo mối quan hệ động giữa đầu vào và đầu ra một số tác giả đã phân biệt rõ
ba phạm trù: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh
tế
+ kHiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên 1 chi phí đầuvào hay nguồn lực sử dụng trong sản xuất với những điều kiện cụ thể về kỹthuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất Tỷ số này gọi là sản phẩm biên, nóchỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vịsản phẩm Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiệnthông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau vàgiữa các sản phẩm khi nông dân quyết định sản xuất
+ Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giáđầu vào chưa được tính toán, để phản ánh giá trị sản phẩm thu trên một đơn vịchi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệuquả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá đầu vào và giá đầu ra Việc xác địnhhiệu quả phân bổ giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đahóa lợi nhuận, có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên củanguồn lực sử dụng vào sản xuất
+ Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹthuật và hiệu quả phân bổ Điều này có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trịđều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp Nếuđạt một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là điềukiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế Chỉ khi nàoviệc sử dụng nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân
bổ khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế
Như vậy qua phân tích cách phân loại như trên chúng ta thấy rằng tuy có nhiềuquan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng đều thống nhất ở bản chất của
nó Người sản xuất muốn thu được lợi nhuận thì phải bỏ ra những chi phí nhất
Trang 8định như nhân lực, nguyên vật liệu, vốn, so sánh kết quả đạt được với chi phí
bỏ ra để đạt kết quả sẽ có hiệu quả kinh tế, chênh lệch càng cao thì hiệu quảkinh tế càng lớn
2.1.1.2 Nội dung,bản chất của hiệu quả kinh tế
a Nội dung HQKT
Trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường đangkhuyến khích mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất tham gia sản xuất kinh doanh
để tìm kiếm cơ hội với yêu cầu mục đích khác nhau nhưng mục đích cuối cùng
là tìm kiếm lợi nhuận Nhưng làm thế nào để có HQKT cao nhất, đó là sự kếthợp các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra trong điều kiện sản xuất, nguồn lựcnhất định Ngoài ra còn phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu khoa học kỹ thuật vàviệc áp dụng vào trong sản xuất, vốn, chính sách… quy luật khan hiếm nguồnlực trong khi đó nhu cầu của xã hội về hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng và trởnên đa dạng hơn, có như vậy mới nâng cao được HQKT
Theo các quan điểm trên thì HQKT luôn liên quan đến các yếu tố tham gia vàoquá trình sản xuất kinh doanh Do đó nội dung để xác định HQKT bao gồm cácnội dung sau:
- Xác định yếu tố đầu vào: Hiệu quả là một đại lượng để đánh giá, xem xét kếtquả hữu ích được tạo ra như thế nào, từ nguồn chi phí bao nhiêu, trong cácđiều kiện cụ thể nào, có thể chấp nhận được hay không Như vậy, HQKTliên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và việc sử dụng nó với các yếu tốđầu ra của quá trình sản xuất
Trang 9- Xác định các yếu tố đầu ra: Đây là công việc xác định mục tiêu đạt được.Các kết quả đạt được có thể là giá trị sản xuất, khối lượng sản phẩm, giá trịsản phẩm, giá trị gia tăng, lợi nhuận.
2.1.2 Lý luận về nuôi trồng thủy sản
2.1.2.1 Khái niệm về mô hình, mô hình nuôi trồng
Mô hình là những hình mẫu để làm đơn giản hệ thống, mô hình mang nhữngtính chất của hệ thống để giúp cho chúng ta nghiên cứu hệ thống một cách dễdàng, nghiên cứu hệ thống mô hình để chọn cách quản lý, điều hành hệ thống
Mô hình nuôi trồng là hình mẫu nuôi trồng, thể hiện sự kết hợp giữa các nguồnlực trong các điều kiện cụ thể nhằm đạt được mục tiêu về mặt sản phẩm và lợiích về kinh tế
Mô hình là một công cụ nghiên cứu khoa học, giúp cho các nhà khoa học hiểubiết đánh giá và tối ưu hóa hệ thống Mô hình còn giúp chúng ta dự báo, nghĩa
là nghiên cứu hệ thống phức tạp trong các điều kiện mà chúng ta chưa thể quansát hay tạo ra được, không thể quan sát trong thế giới thực tại Mô hình còngiúp để đánh giá tác động của các biện pháp quản lý nguồn tự nhiên
Trang 102.1.2.2 Khái niệm và vai trò của nuôi trồng thủy sản
a Khái niệm về NTTS
Nuôi trồng thủy sản là sự tác động của con người vào ít nhất một giai đoạntrong chu trình sinh trưởng, phát triển của đối tượng nuôi trồng nhằm tăng tỷ lệsống, tốc độ sinh trưởng để đạt hiệu quả kinh tế cao (Lê Văn Vạn và Lê ThịHoàng Hằng, 2009)
NTTS là mô hình sản xuất và có thể hiểu là một hình thức tổ chức sản xuấttrong ngư nghiệp với mục đích chủ yếu là sản xuất sản phẩm thủy sản hàng hóa đểbán ra thị trường, có sự tập trung mặt nước – tư liệu sản xuất ở một địa bàn nhấtđịnh (Vũ Đình Thắng, 2005)
NTTS là các hoạt động canh tác trên đối tượng sinh vật thủy sinh như cá,nhuyễn thể, giáp xác, thực vật thủy sinh… Quá trình này bắt đầu từ thả giống,chăm sóc, nuôi lớn cho tới khi thu hoạch xong Có thể nuôi từng cá thể hay cảquần thể với nhiều hình thức nuôi theo các mức độ thâm canh khác nhau nhưquảng canh, bán thâm canh và thâm canh (FAO, 1992)
b Đặc điểm ngành nuôi trồng thủy sản
+ NTTS được tiến hành rộng khắp trên tất cả các vùng địa lý, chủ yếu tập trung ởnông thôn và ven biển
+ Đối tượng của NTTS là các động vật thủy sinh, nó là nguồn tài nguyên hết sứcnhạy cảm, có khả năng tái tạo nhưng rất dễ bị hủy diệt và có nhiều loại động vậtthực vật thủy sinh có giá trị và dinh dưỡng cao
Trang 11+ Mặt nước NTTS bao gồm cả đất và nước nó vừa là tư liệu lao động vừa là đốitượng lao động.
+ Qúa trình NTTS là tác động nhân tạo xen kẽ với tác động tự nhiên nên thời giansản xuất và thời gian lao động không trùng nhau Tính thời vụ trong NTTS rất cao
và còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Từ đặc điểm này yêu cầu ngườiNTTS phải có nhiều hiểu biết và khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sảnxuất, thông hiểu về điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu
+ NTTS đòi hỏi các dịch vụ phụ trợ lớn đặc biệt về giống , thức ăn, hệ thống tíndụng, hệ thống khuyến ngư
+ Sản phẩm của ngành NTTS khó bảo quản, dễ hư hỏng bởi chúng có hàm lượngnước lớn và hàm lượng dinh dưỡng cao, đó là môi trường thuận lợi cho các vikhuẩn xâm nhập và phá hủy Do đó đi đôi với việc phân bổ và phát triển ngànhNTTS phải giải quyết tốt khâu tiêu thụ, bảo quản, chế biến sản phẩm của ngành
c Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản
Tuy mới phát triển nhưng ngành NTTS đã giữu được một vị trí quan trọng trong cơcấu của ngành nông nghiệp và trong cơ cấu kinh tế quốc dân, việc phát triển NTTSgiữ các vai trò quan trọng sau:
Thứ nhất, sản phẩm của ngành nuôi trồng thuỷ sản rất phong phú và đa dạng, lànguồn thực phẩm có chất lượng có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho cưdân Ngoài ra phát triển nuôi trồng thuỷ sản cung cấp một phần thức ăn cho chănnuôi, đặc biệt là cho chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp Ngoài chức năngdinh dưỡng thông thường, ngày nay một số thực phẩm thuỷ sản đang được nghiêncứu và sử dụng vào chữa trị một số bệnh cho con người như: Vẫy cá nhám, bongbóng cá sư, bào ngư…
Thứ hai, phát triển nuôi trồng thuỷ sản góp phần nâng cao thu nhập và tạo công
Trang 12ăn việc làm cho người lao động Hầu hết các ngư dân ven biển từ chỗ chỉ sản xuấtnhỏ lẻ, phân tán, đánh bắt nguồn lợi hải sản ven bờ hiện nay đã vươn ra ngoài khơi,với công cụ kỹ thuật hiện đại và mục tiêu kinh doanh đã mang tính hàng hoá rõ rệt.Thứ ba, Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.Trong nhiều năm liền, ngành thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong bảngdanh sách các ngành có vị trí xuất khẩu lớn nhất đất nước Ngành thuỷ sản là mộttrong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD
Thứ tư, Phát triển nuôi trồng thuỷ sản làm thúc đẩy quá trình CÔNG NGHIỆPHÓA, HIỆN ĐẠI HÓA nông nghiệp nông thôn Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷsản việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến ngày càng phổ biến , đặc biệt làcông nghệ sản xuất giống
2.1.2.3 Một số mô hình nuôi trồng thủy sản
a Phân theo mức độ thâm canh
- Mô hình nuôi quảng canh: hay còn gọi là nuôi truyền thống, là hình thứcnuôi bằng nguồn thức ăn tự nhiên trong các ao hồ đầm ở nông thôn và các vùngven biển Hình thức này nuôi phổ biến và có từ rất lâu trong các đập, các hồ thủylợi, phần diện tích này do các UBND xã quản lý cho hộ thầu, các hộ nuôi tổ hợpnhưng chủ yếu là thả giống tận dụng thức ăn tự nhiên và thu hết khi sử dụng nướccho tưới tiêu
- Mô hình nuôi quảng canh cải tiến: Hình thức nuôi này gần giống với hìnhthức nuôi quảng canh, nhưng người nuôi có bổ sung thêm một chút giống và thức
ăn Do vậy chi phí sản xuất không nhiều, năng suất của ao đầm nuôi cao hơn so vớinuôi quảng canh Tuy nhiên, mật độ nuôi thả vẫn còn thấp nên năng suất và lợinhuận còn khá thấp so với diện tích ao đầm sử dụng
- Mô hình nuôi thâm canh: Đây là hệ thống nuôi dựa hoàn toàn vào nguồngiống nhân tạo và thức ăn công nghiệp dạng viên hoặc thức ăn tươi sống có chất
Trang 13lượng cao Nguồn nước cấp và thoát cho hệ thống hoàn toàn chủ động, các trangthiết bị phục vụ vận hành nuôi đầy đủ kể cả thuốc, hóa chất trong phòng và xử lýmôi trường, bệnh dịch Diện tích ao, đầm nuôi không lớn Mật độ giống thả cao 5 –
10 con/m2 đối với cá và 20 – 40 con/m2 đối với tôm Mô hình này có ưu điểm làcho năng suất cao; ao được xây dựng hoàn chỉnh, có đầy đủ các thiết bị như máybơm nước, máy quạt nước, diện tích nhỏ do đó dễ vận hành quản lý Tuy nhiên, môhình cũng có nhược điểm là vốn đầu tư lớn, đòi hỏi người nuôi phải nắm vững kỹthuật nuôi và có nhiều kinh nghiệm thực tế
- Mô hình nuôi bán thâm canh: Đây là hệ thống nuôi chủ yếu sử dụng giốngnhân tạo và thức ăn chế biến với diện tích của các ao đầm nuôi không lớn (một vàihecta), nguồn nước cung cấp chủ động, có các trang thiết bị hỗ trợ cho vận hành hệthống nuôi Mô hình nuôi này đã mang lại nhiều lợi nhuận hơn trên một đơn vịdiện tích do nó phù hợp với hoàn cảnh kinh tế hiện nay của người dân ở góc độ đầu
tư và kỹ thuật canh tác Trong mô hình này ao nuôi thường được xây dựng kháhoàn chỉnh, diện tích không lớn do đó dễ dàng vận hành quản lý
b Phân theo môi trường nuôi
- Mô hình nuôi nước ngọt: Là hoạt động kinh tế khai thác con giống trongvùng nước ngọt tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ương các loài thủy sản (nơisinh trưởng cuối cùng của chúng là trong nước ngọt) để chúng đạt tới kích cỡthương phẩm Ở đây, nước ngọt được hiểu là môi trường nước ngọt có độ mặn thấphơn 0.5‰
- Mô hình nuôi ruộng trũng và vùng ngập lũ: Được tiến hành theo mô hìnhnuôi cá – lúa, tôm – lúa, luân canh hoặc xen canh Đây chính là hướng chuyển đổi
cơ cấu trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo ởnông thôn Đối tượng nuôi chủ lực trong ruộng và vùng ngập lũ hiện nay là cácloài cá nước ngọt và tôm càng xanh Phát triển nuôi thủy sản trong ruộng trũng đãtrở thành một hướng quan trọng để điều chỉnh cơ cấu canh tác, làm tăng giá trị thu
Trang 14nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, cải thiện điều kiện kinh tế nông nghiệp,nông thôn và nâng cao giá trị xuất khẩu Các đối tượng khác là lươn, ếch, baba, cásấu… cũng đang được nuôi ở nhiều nơi.
- Mô hình nuôi nước lợ: Là hoạt động kinh tế ương, nuôi các loài thủy sảntrong cùng nước lợ của vùng của sông, ven biển Ở đây “nước lợ” được hiểu là môitrường có độ mặn dao động mạnh theo mùa Đối tượng nuôi chủ yếu là các loàitôm: tôm sú, tôm he, tôm bạc thẻ, tôm nương, tôm rảo, tôm thẻ chân trắng, tôm rằn
và một số loài các như cá vược cá dìa – cá nâu, cá mú (cá song), cá kình, cá đối…Hình thức nuôi gồm chuyên canh một đối tượng và xen canh, luân canh giữa nhiềuđối tượng hoặc nuôi trong rừng ngập mặn
- Mô hình nuôi nước biển: Nuôi thủy sản nước mặn (nuôi biển) là hoạt độngkinh tế ương nuôi các loài thủy sản mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là ởbiển Hình thức chủ yếu là lồng bè hoặc nuôi trên bãi triều Đối tượng nuôi chính làtôm hùm, cá biển (cá mú, cá giò, cá hồng, cá cam…), nhuyễn thể như nghêu, sòhuyết, ốc hương, trai ngọc… và trồng rong câu, rong sụn
2.1.3 Nội dung nghiên cứu hiệu quả kinh tế một số mô hình NTTS
Để đánh giá được hiệu quả kinh tế các mô hình NTTS cần dựa vào hệ thống chỉtiêu, hệ thống chỉ tiêu đánh giá, hiệu quả kinh tế phải xuất phát từ bản chất củahiệu quả và phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo được tính thống nhất của các chỉ tiêu: thống nhất về nội dung, thờiđiểm tính, cách tính, đơn vị tính
+ Đảm bảo tính khoa học, nghĩa là vừa phải đảm bảo tính đúng đắn khi nghiêncứu vừa phải dễ hiểu, dễ sử dụng
Trang 15+ Phải đảm bảo tính toàn diện, nghĩa là có cả chỉ tiêu bộ phận, cả chỉ tiêu tổngthể
+ Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế - xã hội
- Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá HQKT bao gồm:
+ Giá trị sản xuất GO (Gross Output): Là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụcác hộ nuôi trồng thủy sản thu được trong 1 năm Chỉ tiêu này có thể tính cho 1
hộ nuôi trồng hoặc 1 đơn vị diện tích nuôi trồng
Công thức tính giá trị sản xuất: GO = ∑QiPi
Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm thứ i;
Pi là giá của sản phẩm thứ i tương ứng+ Chi phí trung gian IC (Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất và dịch
vụ được sử dụng trong một thời kỳ nhất định Chi phí trung gian là một bộphận cấu thành nên giá trị sản xuất Trong NTTS, chi phí trung gian bao gồm:chi phí về giống, thức ăn, hóa chất, thuê lao động, lãi tiền vay, các khoản chibằng tiền khác
+ Giá trị gia tăng VA (Value Added) bình quân trên 1 đơn vị diện tích (triệuđồng/ha) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ tăng thêm của người lao độngkhi sản xuất trên một đơn vị diện tích, nó được tính bằng hiệu số giữa giá trịsản xuất và chi phí trung gian trong một chu kỳ sản xuất Nó chính là phần giátrị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó:
Trang 16+ Thu nhập hỗn hợp MI (Mix Income) bình quân trên 1 đơn vị diện tích (triệuđồng/ha) là thu nhập thuần túy của người sản xuất, đảm bảo cho đời sống vàtích lũy cho người sản xuất Bao gồm thu nhập của công lao động (lao động taychân và lao động quản lý) và lợi nhuận thu được trong một chu kỳ sản xuất.
MI = VA – (A + T)
Trong đó: A là khấu hao TSCĐ + chi phí phân bổ
T là các khoản thuế phải nộp
Khấu hao TSCĐ trong NTTS là khấu hao về đầm nuôi, máy móc Chi phíphân bổ: chi phí về dụng cụ đánh bắt; Thuế: thuế sử dụng đất và phí thủy lợi
- Tổng chi phí sản xuất (TC) là toàn bộ các chi phí bằng tiền của các khoảnđầu vào, các tài nguyên tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản
2.1.4.1 Yếu tố tự nhiên
Yếu tố tự nhiên là yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển mô hình nuôi trồng thuỷsản ven biển vì đây là ngành đòi hỏi môi trường khắt khe Khi nguồn nước, khíhậu, môi trường đột ngột thay đổi sau các diễn biến của thời tiết như bão, gió mùaĐông Bắc, giông, mưa phùn, sương mù nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽảnh hưởng rất xấu đến kết quả sản xuất của người dân, thậm chí có khi dẫn đếnmất trắng
2.1.4.2 Trình độ năng lực của hộ NTTS
Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là những cơ thể sống, là cácloại động vật thực vật thủy sản chúng sinh trưởng, phát sinh, phát sinh, phát triểntheo các quy luật sinh học nên con người phải tạo được môi trường sống phù hợpcho từng đối tượng mới có thể thúc đẩy khả năng sinh trưởng và phát triển của nó
Trang 17Các biện pháp kỹ thuật của con người chỉ khi nào phù hợp với quy luật sinhtrưởng, phát triển với sinh sản của động thực vật thủy sản mới có thể thu đượcnăng xuất và sản lượng cao Vì vậy, để nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao, sựhiểu biết về kỹ thuật NTTS và viêc tổ chức sản xuất NTTS theo các quy trình kỹthuật đóng vai trò rất quan trọng Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi mà cónuôi bỏ vốn vào sản xuất nuôi trồng, nếu không có sự hiểu biết hay tŕnh độ nhấtđịnh về nghề, họ sẽ gặp nhiều khó khăn và hiệu quả sẽ không cao Người nuôikhông có trình độ năng lực về kỹ thuật nuôi, năng lực tổ chức sản xuất mà chỉ dựavào kinh nghiệm thường bảo thủ, kém thích ứng với sự tiến bộ kỹ thuật, cơ chế thịtrường Có kinh nghiệm trong nuôi trồng cũng quan trọng, song kinh nghiệm đôikhi không giải quyết được những vấn đề kỹ thuật nảy sinh, những sự cố trong quátrình nuôi như xử lý bệnh cá, môi trường, các vấn đề kỹ thuật cần tuân thủ Khingười nuôi có trình độ năng lực, họ biết nghiên cứu thị trường, biết xác định loàinuôi, hiểu biết về kỹ thuật và biết áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, biết tổ chức quátrình sản xuất, biết xử lý môi trường ao nuôi, xử lý bệnh cá vv kết quả sản xuấtnuôi trồng sẽ đạt hiệu quả cao.
2.1.4.3 Khả năng tiếp cận công tác khuyến ngư
Khuyến ngư được xem là một hình thức đào tạo không chính quy để nâng caokiến thức và kỹ thuật nghề cá cho nông dân, ngư dân và cung cấp thông tin toàndiện cho nông ngư dân về chủ trương, chính sách, định hướng phát triển nghề cá,thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo nguyên liệu cho xuất khẩu và góp phần cải thiện,nâng cao đời sống nhân dân Vì vậy, đối với các mô hình NTTS được tiếp cận vớicông tác khuyến ngư có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội cho họ nuôi trồng thủy sảncho hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt khi trình độ hiểu biết kỹ thuật của nông dân cònhạn chế Được tiếp cận với công tác khuyến ngư, nông dân được tập huấn, tiếp cậnvới những tiến bộ kỹ thuật cũng như những công nghệ về nuôi trồng và những kinhnghiệm điển hình sản xuất giỏi, có hiệu quả kinh tế Thông qua khuyến ngư, nông
Trang 18dân cũng được bồi dưỡng, phát triển kỹ năng kiến thức quản lý kinh tế và đượccung cấp những thông tin cần thiết để bố trí sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh
tế cao Nông dân có thể tham gia thực hiện các mô hình trình diễn tập trung vàonhững đối tượng nuôi trồng có giá trị kinh tế cao
2.1.4.4 Yếu tố kinh tế xã hội
Nếu yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của loài thì
sự phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản lại phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế xãhội sau:
a Vốn đầu tư
Vốn là biểu hiện bằng giá trị của tài sản bao gồm máy móc, thiết bị, phươngtiện vận tải, nhà kho và cơ sở hạ tầng kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản (không tính đếntài nguyên thiên nhiên), có tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra tổng
số đầu ra của quá trình sản xuất Ngày nay, vốn đầu tư và vốn sản xuất được coi làyếu tố quan trọng của quá trình sản xuất Nuôi trồng thuỷ sản là ngành sản xuấtyêu cầu có vốn đầu tư ban đầu lớn, vốn không chỉ là cơ sở để tăng năng lực sảnxuất mà nó còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, góp phầnđáng kể vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động khi chủ hộ mởrộng quy mô sản xuất Năng suất, chất lượng sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng phụthuộc rất nhiều vào chất lượng ao hồ và việc tổ chức quản lý sản xuất nuôi trồngtheo đúng yêu cầu của quy trình kỹ thuật Điều này chỉ có thể thực hiện được khingười nuôi trồng đủ vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sảnđồng bộ và có chất lượng tốt Vì vậy để duy trì được hoạt động sản xuất kinhdoanh, nâng cao được hiệu quả kinh tế trong các ngành sản xuất nói chung vàngành nuôi trồng thuỷ sản nói riêng thì yếu tố vốn không thể thiếu được trong mỗihoạt động sản xuất kinh doanh của ngành
b Thị trường
Thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào cho sản xuất và thị trường tiêu
Trang 19thụ sản phẩm đầu ra, tuy nhiên đối với nuôi trồng thuỷ sản thị trường tiêu thụ đóngvai trò quyết định Thị trường tiêu thụ sản phẩm quy định quy mô, cơ cấu thuỷ sảnnuôi trồng Người sản xuất nuôi trồng thuỷ sản luôn căn cứ vào cung cầu và giá cảthị trường để điều chỉnh hành vi sản xuất kinh doanh nuôi trồng thuỷ sản cho phùhợp, nhằm hạn chế tối đa rủi ro do tác động của thị trường Vì vậy, việc nghiên cứutìm kiếm, tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại cho sản phẩm thuỷ sản luôn làđòi hỏi mà những nhà kinh doanh nuôi trồng thuỷ sản phải quan tâm.
c Yếu tố chính sách
Đây là yếu tố tác động không nhỏ đến quy mô cũng như chất lượng của ngànhnuôi trồng thuỷ sản Các chính sách luôn là “bà đỡ” cho sự phát triển Phát triểnnuôi trồng thuỷ sản phụ thuộc rất lớn vào nhiều chính sách trong đó chính sách đấtđai là quan trọng nhất Đồng thời phải hình thành đồng bộ chính sách tín dụng đầu
tư, chính sách bảo hiểm và nhiều chính sách khác Vì vậy đổi mới và hoàn thiệnchính sách luôn là vấn đề mà người nuôi trồng thuỷ sản đòi hỏi đối với các cấp, cácngành và các địa phương
Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc kìmhãm sự phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tổng quan các nghiên cứu NTTS trên thế giới và Việt Nam.
2.2.1.1Các nghiên cứu NTTS trên thế giới
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về nguồn lợi thủy sản và kỹ thuật nuôi cácũng như các công trình nghiên cứu về tình hình phát triên chăn nuôi cá ở trên thếgiới và khu vực Tác giả Murin (Liên – xô) đã nghiên cứu và tập hợp nhiều ý kiếncủa các nhà khoa học Liên – xô trong lĩnh vực thâm canh nuôi cá ao hồ Ngay từ
Trang 20năm 1931, các nhà khoa học Liên – xô và Trerphai và Budnhicov đã có các côngtrình nghiên cứu về kỹ thuật nuôi cá thâm canh ở các hồ, nhất là về cơ cấu, kích cỡ
cá giống và mật độ thả ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cá nuôi Vấn đề quan
hệ tỷ lệ giữa việc tăng mật độ thả cá giống với tổng sản lượng, năng suất và trọnglượng cá thể của cá nuôi cũng có những quan điểm khác hẳn nhau giữa nhóm tácgiả Martusev, Elconski, Cudonhetxov với nhóm tác giả Irikhimovit và Tagiroovoi
Ý kiến về khả năng sử dụng phân khoáng như mọi phương tiện để nâng cao năngsuất cá của ao hồ đã có từ lâu Trong các tác phẩm của Bogodin, Spitracov,Eleonski, Arnold, Stodolski và các nhà nghiên cứu khác đã nói về điều này và đặt
cơ sở cho khoa học nuôi cá ao hồ của nước ta Về vấn đề này, các tác giảGaevskaia và Eruian (một trong những chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực này) cũng
đã có những nhận định và đánh giá qua các công trình nghiên cứu của mình, đặcbiệt là sau khi tổng kết các kết quả nghiên cứu của các viện nghiên cứu khoa học.Vấn đề liên quan giữa nhiệt độ, môi trường với tốc độ lớn của các và các biện phápthâm canh tương ứng được tác giả Proxianui, Xolovei, Spet và Martusev nêu rõtrong các cuốn sách mà các ông đã viết để hướng dẫn về kỹ thuật nuôi cá ở ao hộ.Cuối những năm 60, các viện nghiên cứu khoa học về nuôi cá ở Liên – xô đãchú trọng tới vấn đề nâng cao hiệu quả cho ăn trong chăn nuôi cá ao hồ Một trongnhững phương hướng cơ bản của công trình nghiên cứu là chế biến thức ăn hỗnhợp có giá trị kinh tế trong đó dạng thức ăn tối ưu nhất của nó là phải kết hợp đượcđầy đủ giá trị sinh học của chúng với giảm giá thành Các tác giả Proxian, Geltov
và Phedorenco còn chỉ rõ rằng: khi thành phần của khẩu phần thức ăn khác nhauthì chi phí thức ăn cho một đơn vị tăng trọng có thể biến động trong một giới hạnlớn
Cũng trong những năm 60, các chuyên gia nổi tiếng về nuôi các của Tiệp Khắcnhư Phoma Duditr, Stondonski và Borodin lại tập trung nghiên cứu về luân canh
Trang 21nuôi cá trong nông nghiệp nhất là nuôi cá trong hệ thống tưới tiêu của trồng trọt ởcác nông trang và các nông trường.
Trong những năm gần đây, tổ chức FAO cũng đã có nhiều công trình nghiêncứu trong lĩnh vực thủy sản ở Việt nam và đã khởi xướng chiến lược “NTTS bềnvững để xóa đói giảm nghèo (Sustainable Aquaculture for povery Alleviation –SAPA) Mạng lưới các trung tâm NTTS Châu Á Thái Bình Dương (NACA) cũng
đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các khi vực và ở Việt Nam, từ đó một chiếnlược quốc gia đã được đưa ra nhằm tăng cường đóng góp của NTTS vào chươngtrình quốc gia xóa đói giảm nghèo của Chính phủ (Hunger and poverty Reduction– HEPR) Năm 2000, nhóm hợp tác và đối tác (Cooperation and PartnershipGroup) do tổ chức và nghiên cứu và đưa ra một số chính sách nhằm phát triểnNTTS và cùng với UNDP, NACA giúp đỡ Chính phủ Việt Nam hình thành chiếnlược quốc gia về chứng nhận sức khỏe và chất lượng động vật thủy sinh, đồng thờigiúp Việt Nam xây dựng Luật Thủy sản Việt Nam (Nguyễn Kiên Cường, 2006)
2.2.1.2 Các nghiên cứu NTTS ở Việt Nam
Có rất nhiều nghiên cứu về NTTS ở Việt Nam do những năm gần đây ngànhNTTS phát triển khá mạnh Với sự trợ giúp của FAO, Viện nghiên cứu NTTS 1cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về NTTS theo các góc độ cả về kỹ thuật,
cả về kinh tế - xã hội Trong đề tài “Nuôi thâm canh cá rô phi thương phẩm trong
ao nước ngọt”, các tác giả Phạm Anh Tuấn, Phạm Đức Lương, Lê Quang Hưng đãcho thấy hiệu quả của việc nuôi cá rô phi ở các mô hình khác nhau
Một số đề tài nghiên cứu trước đây về mô hình NTTS là: “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi thủy sản huyện Kim Bảng – Hà Nam”, Luận văn
Trang 22Thạc sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Kiên Cường (2006); “Đánh giá hiệu quả kinh
tế nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế của tác giả Đỗ Trọng Dũng (2010); “Đánh giá hiệu quả kinh
tế - xã hội một số mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản nước ngọt tỉnh Thanh Hóa”, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp của tác giả Trương Thị Hà (2011); “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi trồng thủy sản tại xã Cẩm Hoàng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương”, luận văn tốt nghiệp đại học của tác giả Đào Văn
Diện (2011) Các đề tài nghiên cứu trên đã giải quyết được một số vấn đề HQKTcủa các mô hình NTTS tại các địa bàn nghiên cứu nói chung, đánh giá được môhình nào mang lại hiệu quả kinh tế phù hợp với địa phương
Trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả nghiên cứu của các đề tài đãđược công bố, tôi tiến hành nghiên cứu và đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế củamột số mô hình NTTS tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng; phân tích cácyếu tố ảnh hưởng đến HQKT của các mô hình Từ đó đưa ra một số đề xuất, kiếnnghị nhằm phát triển NTTS bền vững, đem lại HQKT cho địa phương
2.2.2 Tình hình NTTS trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới, sự phát triển nhanh chóng của nghề NTTS được bắt đầu từnhững năm thập niên 1970 Nghề NTTS đã mang lại cho nhiều quốc gia nguồn thunhập ngoại tệ lớn và thu nhập cao cho nông ngư dân Theo thống kê của FAO, tỷ lệtăng bình quân hàng năm của NTTS tính từ năm 1990 đến nay là 8,9% trong khi đó
tỷ lệ tăng của khai thác thủy sản là 1,4% và của thịt sản phẩm gia súc chăn nuôi là2,8% Sản lượng NTTS trên thế giới năm 2001 đạt 48,42 triệu tấn, trong đó độngvật thủy sản đạt 37,85 triệu tấn và thực vật thủy sinh đạt 10,56 triệu tấn
Đến nay nghề NTTS vẫn liên tục phát triển đa dạng lẫn thâm canh hóa Nếunăm 1970 tốc độ tăng trưởng hàng năm về sản lượng là 3,9% thì năm 2006 tốc độ
Trang 23tăng trưởng là 36% Sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi đó góp phần tăng tỷ
lệ người tiêu dùng sản phẩm thủy sản nuôi trồng từ 0,7kg/người/năm vào năm
1970 lên đến 7,8kg/người/năm vào năm 2006 Sản phẩm thủy sản nuôi trồng chiếm46% tổng sản phẩm thủy sản tiêu dùng hàng năm Ở Trung Quốc, tỷ lệ này là 90%.Trên thế giới, châu Á cho sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất, chiếm 89%tổng sản lượng và 77% tổng giá trị sản phẩm thủy sản nuôi trồng thế giới năm
2006 Năm 2006, tổng sản lượng NTTS thế giới là 51 triệu tấn và sản lượng khaithác là 92 triệu tấn Trong số này, Trung Quốc chiếm 66,7% tổng sản lượng nuôi,các nước châu Á khác chiếm 22,8% và các nước khác còn lại ở châu Âu, châu Mỹ,châu Úc… chiếm 10,5%
Mười nước đứng đầu thế giới về sản lượng NTTS theo thứ tự gồm: TrungQuốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Nhật Bản, Bangladesh, Thái Lan, Na Uy,Chile, Mỹ
Bảng 2.1 Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2007
(Nguồn: FAO Aquaculture Newsletter N.33)
* Nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc
Trang 24Trung Quốc bắt đầu phát triển nhanh NTTS từ giữa những năm 80 của thế kỷtrước và nhanh nhất từ năm 1989 Đến năm 1997 Trung Quốc đạt sản lượng 19,3triệu tấn sản phẩm Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đã vượt mức 3 tỷUSD/năm, thu nhập của nông ngư dân ngày càng cao.
Chính phủ Trung Quốc tích cực đẩy mạnh việc điều chỉnh có tính chiến lượckết cấu nghề cá, gia súc tăng thu nhập cho ngư dân, phát triển trọng điểm nghềNTTS, phát huy hiệu quả mặt nước nuôi trồng Theo thống kê do FAO công bốvào năm 2005, Trung Quốc đứng đầu thế giới về khối lượng sản xuất, xuất khẩu vànhập khẩu thủy sản
* Nuôi trồng thủy sản ở Thái Lan
Ngành NTTS Thái Lan được xem như bắt đầu phát triển là từ đầu thế kỷ 19 NghềNTTS nước ngọt đã phát triển trước đó trong một thời gian dài, nhưng nghề NTTSnước mặn ngày càng mở rộng trong thời gian gần đây và có hiệu quả kinh tế cao.Trong năm 2003, sản lượng NTTS đạt khoảng 1064 triệu tấn và đạt giá trị 1,46 tỷUSD được tính trên 1 quý của tổng sản phẩm thủy sản Sự hoạt động của ngànhNTTS ở Thái Lan có thể chia thành 2 nhóm: thủy sản nước ngọt và thủy sản nướcmặn
NTTS ở Thái Lan đã góp một phần lớn vào sự gia tăng sản xuất của nước này.Một báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc dự báorằng NTTS sẽ đóng góp được gần một nửa tổng sản lượng sản xuất của đất nướcnày vào năm 2010, so với chỉ một vài phần tram vào năm 1990
* Nuôi trồng thủy sản ở Indonesia
Từ năm 1994, Indonesia là nước đứng thứ tư trên thế giới về sản xuất cá vànhuyễn thể Cũng như Thái Lan, Indonesia đã giữ vững thứ hạng về NTTS trên thếgiới Sản lượng NTTS năm 1997 đạt 754,61 tấn Trong đó phần lớn là các loài cánước ngọt như cá chép, rô phi… với tổng sản lượng là 407,99 tấn thủy sản nước
Trang 25ngọt (chiếm 54% tổng sản lượng thủy sản) Năm 1996 và9 1997 Indonesia trở thànhnước đứng đầu về sản xuất cá măng và chỉ đứng sau Thái Lan trong sản xuất tôm sú.
* Nuôi trồng thủy sản ở Mỹ
Nghề NTTS ở Mỹ mới bắt đầu khoảng 30 năm trở lại đây và đang phát triểnnhanh Nghề NTTS ở Mỹ chủ yếu là nuôi cá nước ngọt Sản lượng NTTS tăngnhanh, từ 150 nghìn tấn năm 1980 lên 315 nghìn tấn năm 1996, đứng hàng thứ 6trên thế giới và đứng hàng đầu châu Mỹ (năm 1998 tụt xuống hàng thứ 8 trên thếgiới) Chất lượng sản phẩm NTTS của Mỹ khá cao và mang lại nhiều lợi nhuậncho nhà sản xuất
2.2.2.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản của Việt Nam
NTTS truyền thống ở nước ta bắt đầu từ thập niên 1960, đến nay nghề NTTS cótốc độ phát triển rất nhanh chóng Giai đoạn 1996 – 2000 là thời kỳ chuyển tiếp từmột nền kinh tế nghề cá mang nặng tính tự phát, khai thác các nguồn lợi tự nhiên sangnghề cá có đầu tư Năm 2000, ngành thủy sản đã thu hút được khoảng hơn 1,1 triệulao động, trong đó có khoảng 560 nghìn lao động NTTS
Theo thống kê của Bộ Thủy sản (2006) năm 2005 cả nước có gần 1 triệu hanuôi thủy sản, đạt sản lượng 1,44 triệu tấn Trong đó, sản lượng nuôi thủy sản nước
lợ và nước mặn là 0,55 triệu tấn, sản lượng nuôi nước ngọt đạt 0,89 triệu tấn Sảnlượng thủy sản nuôi trồng năm 2009 ước tính đạt gần 2,57 triệu tấn, tăng 4,2% sovới năm trước, chủ yếu do các địa phương tiếp tục chuyển đổi và mở rộng diện tíchnuôi trồng theo hướng kết hợp đa canh, đa con
Chủ trương phát triển nghề NTTS và cho phép nông dân chuyển đổi ruộngtrũng, ruộng cấy lúa đạt hiệu quả thấp sang NTTS là một chủ trương lớn, việcchuyển đổi này cần đạt được HQKT cao Trong thực tế những năm qua, việcchuyển đổi này còn gặp nhiều khó khăn và lúng túng; việc chuyển đổi mang nặngtính tự phát, các vùng chuyển đổi chưa được quy hoạch hoàn chỉnh, đồng bộ; hệthống mương máng thiếu thốn, không đảm bảo, chưa có hệ thống điện
Trang 26Trong những năm gần đây, ngành NTTS trong nước phát triển với nhịp độnhanh, từ nuôi quản canh chuyển sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâmcanh Do đó, HQKT không ngừng được nâng cao Tuy nhiên, diện tích NTTS đang
bị phân tán, lại có quy mô nhỏ, chưa có quy hoạch, nguyên nhân là tốc độ pháttriển khá là ồ ạt, lại do nhiều nông dân tiến hành Vì thế, HQKT ngành NTTS nước
ta thấp hơn so với nhiều nước trên thế giới
TS Ngô Đình Quế và các cộng sự đã xây dựng mô hình NTTS kết hợp dướirừng ngập mặn tại các tỉnh ven biển phía Bắcvà xây dựng mô hình lâm ngư kết hợpbền vững và có hiệu quả ở Thái Bình và khẳng định: Kết quả của việc xây dựng
mô hình này có thể giúp các cư dân sống ven biển có thể áp dụng để xay dựngnhững mô h́nh nuôi tôm kết hợp với những rừng ngập mặn có hiệu quả và ổn định.Nước ta với diện tích mặt nước phân bố đa dạng nên NTTS được tiến hànhnuôi trên cả 3 vùng: nước lợ, nước mặn và nước ngọt
Trang 27Bảng 2.2 Diện tích mặt nước NTTS của nước ta từ năm 2008 – 2011
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2011)
Nhìn chung, diện tích NTTS tăng qua các năm Trong đó diện tích nuôi cá làlớn nhất, diện tích nuôi tôm không có biến động nhiều Và diện tích nuôi thủy sảnnước mặn và nước lợ chiến 70% tổng số diện tích nuôi trồng Mặc dù NTTS mớithực sự phát triển trong mấy năm gần đây, song HQKT mà ngành NTTS đem lạicao hơn rất nhiều so với các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác Do đó, cần cómột chiến lược phát triển phù hợp và bền vững để phát huy lợi thế tối đa của ngànhnhằm góp phần nâng cao giá trị của sản xuất cho nền kinh tế quốc dân Diện tíchmặt nước cho NTTS khá lớn, trong những năm trở lại đây xu hướng chuyển sangdần nuôi các loại thủy sản nước ngọt do chi phí đầu tư thấp hơn so với nuôi nướcmặn, lợ mà HQKT lại cao hơn
Theo kết quả nghiên cứu của Viện kinh tế nông nghiệp (2003), một số mô hìnhNTTS có hiệu quả như sau:
+ Vùng ven biển chuyển đổi đất lúa sang NTTS đạt 60 – 70 triệuđồng/ha/năm như ở xã Thái Đô, xã Thái Hồng – Thái Thụy – Thái Bình
Trang 28+ Mô hình chuyển đổi đất vùng trũng sang NTTS ở xã Đình Bảng (Từ Sơn –Bắc Ninh) đều đạt giá trị sản lượng trên 50 triệu đồng/ha/năm.
+ Mô hình nuôi tôm thâm canh đạt doanh thu 1 ha trên 450 triệu đồng, chiphí vật chất tương ứng khoảng 240 triệu đồng, thu nhập đạt khoảng 210 triệu đồng/
ha Mô hình này hình thành ở một số huyện ven biển như huyện Tiền Hải – TháiBình
+ Mô hình sản xuất lúa – cá ở xã Tân Triều – Thanh Trì – Hà Nội cho giá trịsản lượng 52,04 triệu đồng/ha/năm và thu nhập 29,07 triệu đồng/ha/năm
+ Mô hình thâm canh và bán thâm canh cá rô phi đơn tính tại huyện Tứ Kỳ Hải Dương của Viện nghiên cứu NTTS I (Nguyễn Huy Điền, 2005) với kết quả:nuôi bán thâm canh trên 1 ha chi phí 122,356 triệu đồng, doanh thu 193,5 triệuđồng, lãi 72,144 triệu đồng; nuôi thâm canh trên 1 ha chi phí 287,99 triệu đồng,doanh thu 389,445 triệu đồng, lãi 101,455 triệu đồng
-Thực tế hiện nay, ở nhiều địa phương ngày càng xuất hiện nhiều các mô hìnhNTTS có HQKT cao Theo cục Nuôi trồng thủy sản thì NTTS ở nước ta trongnhững năm qua có tốc độ tăng trưởng nhanh trên các mặt diện tích, năng suất, sảnlượng và giá trị kinh tế, trong đó khu vực Nam bộ mà trọng tâm là các tỉnh Đồngbằng sông Cửu Long có đóng góp quan trọng Thực hiện Nghị quyết số09/2000/NQ-CP của Chính phủ và Quyết đính ố 244/1999/QĐ-TTg của Thủ tướngChính Phủ, thời gian qua, NTTS đã không ngừng phát triển ở các tỉnh Nam Bộ,mang lại HQKT thiết thực Sản lượng thủy sản nuôi trong cả nước tăng nhanh Cáctỉnh Nam Bộ có đối tượng nuôi tương đối đa dạng, các nhóm đối tượng nuôi chính
là tôm sú, cá tra và cá basa, nhuyễn thể, cá biển, tôm càng xanh Năng suất nuôitôm sú ở Nam Bộ bình quân 561,2 kg/ha, thấp hơn so với năng suất bình quân của
cả nước (577,6 kg/ha), chỉ bằng một nửa năng suất nuôi tôm ở khu vực Nam Trung
Bộ Nuôi cá tra trong ao bình quân đạt năng suất 50 – 80 tấn/ha; nuôi trong ao bãibồi đạt 100 – 200 tấn/ha, cá biệt với những ao có độ sâu 3 – 5m, thả cá giống lớn,
Trang 29mật độ cao, thay nước thường xuyên và có hệ thống quạt khí có thể đạt năng suấttrên 300 tấn/ha/vụ, nếu nuôi 2 vụ 1 năm có thể đạt 600 tấn/năm Năng suất nuôi cá
bè đạt 100 – 200 kg/m3 lồng Nuôi tôm càng xanh chủ yếu theo hình thức bán thâmcanh, nuôi xen canh, luân canh với lúa có hiệu quả kinh tế Năng suất nuôi tômluân canh trên ruộng lúa đạt 500 – 3000 kg/ha Nhiều hộ thu lời do nuôi tôm càngxanh từ 50 – 80 triệu đồng/ha (Đỗ Trọng Dũng, 2010)
Hiện nay, diện tích đất NTTS giao cho các hộ gia đình chủ yếu theo cơ chế đấuthầu hoặc theo Nghị định 64, nhưng nhìn chung các thủ tục cấp giấy tờ còn phứctạp, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân Vì vậy, để ngành NTTS trở thànhmột ngành kinh tế mũi nhọn thì Đảng và Nhà nước ta cần có chính sách đất đai phùhợp, thích ứng với mỗi vùng để người dân yên tâm đầu tư, ổn định phát triển sảnxuất, không ngừng nâng cao HQKT của ngành
2.2.3 Một số văn bản liên quan đến phát triển NTTS ở Việt Nam
Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về sử dụng đất và mặt nước,thuế, khuyến khích phát triển NTTS, mở rộng thị trường sản phẩm thủy sản baogồm các chính sách sau:
- Quyết định 184/2004/QĐ-TTG ngày 22/10/2004 về sử dụng vốn tín dụngđầy tư phát triển của nhà Nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố hóakênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng NTTS và cơ sở
hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2006 – 2010;
- Quyết định 150/2005/QĐ-TTG ngày 20/06/2005 phê duyệt quy hoạchchuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 vàtầm nhìn 2020;
- Nghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005 về điều kiện sản xuất, kinhdoanh một số ngành nghề thủy sản;
Trang 30- Chỉ thị 10/2006/CT-TTG ngày 11/01/2006 phê duyệt Quy hoạch tổng thểphát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định 97/2007/QĐ-TTG ngày 29/06/2007 Về việc phê duyệt “Đề ánphát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020”;
- Quyết định 112/2004/QĐ-TTG ngày 23/06/2004 phê duyệt Chương trìnhphát triển giống thủy sản đến năm 2010;
- Thông tư 37/2012/TT-BNNPTNT và 09/2013/TT-BNNPTNT ban hànhDanh mục sửa đổi, bổ sung sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sảnđược phép lưu hành tại Việt Nam;
- Một số chính sách về trợ cước, trợ giá giống thủy sản cho vùng sâu, vùng
xa khác;
Trang 31PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Huyện Kiến Thụy là địa bàn chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng kinh tế trọngđiểm: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Mặt khác Kiến Thụy là huyện ven đô cólợi thế lớn về phát triển một số ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và là thịtrường trao đổi, tiêu thụ hàng hoá nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, laođộng Đây là những lợi thế về mặt vị trí địa kinh tế của huyện Kiến Thụy
Tuy nhiên vị trí của Kiến Thụy cũng có những bất lợi trong phát triển kinh tế
xã hội: là nơi đầu sóng ngọn gió, luôn hứng chịu sự tàn phá của bão lũ, một phầnđất đai của huyện thường xuyên chịu nhiễm mặn trực tiếp của nước biển
3.1.1.2 Đặc điểm về khí hậu
Trang 32Kiến Thụy là huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng củabiển, có hai mùa rõ rệt:
Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều, thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 Thời gian
này nhiệt độ thường xuyên cao, thích hợp với việc nuôi trồng thuỷ hải sản, nhưngthường có mưa to, gió lớn làm thiệt hại cho nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản
Mùa đông: Khô hanh, có nhiều gió mùa đông bắc, thời gian từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau Nhiệt độ thời gian này thấp, thích hợp với việc phát triển cây vụđông nhưng không thích hợp với nuôi trồng thuỷ sản
Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng từ 23 - 24oc Lượng mưa trungbình hàng năm đạt khoảng 1.476 mm Lượng mưa tập trung vào thời gian từ tháng
5 đến tháng 8
Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm khoảng 88% - 92% Chế độ gió thayđổi theo mùa: Mùa hè thường có gió Nam và Đông Nam, mùa Đông thường có gióĐông và Đông Bắc
Bão và giông thường tập trung trong các tháng 7 9 Vì vậy cần có sự lựachọn, tính toán kỹ khi xác định cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và cơ cấu mùa vụ
để giảm bớt tối đa sự thiệt hại do bão gây ra
3.1.1.3 đặc điểm về thủy văn
Trên địa bàn huyện hiện chỉ có 2 con sông lớn chảy qua đó là:
- Sông Văn Úc: Chảy qua địa bàn huyện Kiến Thụy dài 14,75 km (từ đòSáu, xã Ngũ Phúc đến cửa sông giáp Biển) Vì nằm ở hạ lưu giáp biển nên nướcsông ở đoạn thuộc địa bàn Kiến Thụy, có độ mặn thường xuyên cao hơn phíathượng lưu thuộc huyện An Lão (mùa mưa đạt bình quân 1 10 %o, mùa khô lêntới 10 20 %o)
Trang 33- Sông Đa Độ: Sau khi chảy qua An Lão và phường Bắc Hà quận Kiến An.Sông Đa Độ chảy vào huyện Kiến Thụy từ khu vực giáp gianh giữa xã ThuậnThiên và phường Bắc Hà quận Kiến An chảy theo hướng nam rồi đổ ra cửa sôngVăn Úc qua cống Cổ Tiểu (dài 29 km) Những năm gần đây nước sông đa độ đượckhai thác để cấp nước cho nhu cầu của Thành phố Hải Phòng, khu du lịch Đồ Sơn.3.1.1.4 Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên rừng:
Trên địa bàn huyện hiện có 2 rừng đó là : Rừng cảnh quan (thuộc khu vựcNúi Đối và núi Trà Phương với tổng diện tích là 21,5ha) và rừng phòng hộ venbiển Kiến Thụy là huyện ven biển nên việc trồng rừng phòng hộ đã được huyệnchú trọng trong thời gian qua, đến nay diện tích rừng hiện có của huyện đạt khoảng335,0ha chiếm 3,1% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện
Tài nguyên biển:
Là huyện ven biển của Thành phố Hải Phòng, Kiến Thụy có tiềm năng lớn
về nuôi trồng thuỷ sản và khai thác hải sản Dọc theo bờ biển, Kiến Thụy có hàngngàn ha bãi triều ngập nước Đây là điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản đặcbiệt là các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ Ngoài ra Kiến Thụy còn có điều kiệnthuận lợi để tham gia làm dịch vụ hậu cần nghề cá cho các khu vực lân cận, trongtương lai đây sẽ là một thế mạnh của huyện
Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nước:
Kết quả điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản cho thấy trên địa bànhuyện Kiến Thụy hầu như có ít tài nguyên khoáng sản để có thể phục vụ phát triểnsản xuất công nghiệp Về tài nguyên nước của Kiến Thụy chủ yếu là nguồn nướcmặt, Kiến Thụy có nguồn nước ngọt lớn nhất đó là sông Đa Độ, trong tương lai
Trang 34đây là một trong những nơi cung cấp nước ngọt lớn nhất cho Thành phố HảiPhòng Về nguồn nước ngầm của Kiến Thụy có nhiều hạn chế, đây là nguồn nướcnằm ở trầm tích kỷ thứ 4 có độ khoáng hoá, clo cao và nhiều sắt chỉ có thể dùngvào sinh hoạt và phục vụ sản xuất, không dùng để ăn, uống được.
3.1.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội huyện Kiến Thụy
3.1.2.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yêu và không thể thay thế được trongsản xuất nông nghiệp Cho nên việc phân bổ và sử dụng đất đai cho các mụcđích sử dụng khác nha có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tếcủa huyện Kiến Thụy
Huyện Kiến Thụy hiện có tổng diện tích đất tự nhiên là10.751,9 ha HuyệnKiến Thụy là một huyện trực thuộc thành phố Hải Phòng nhưng có thể thấydiện tích đất nông nghiệp của huyện vẫn chiếm tỷ lệ lớn trên 50% tổng diện tíchđất đai của huyện
- Đất nông nghiệp: Trong vòng ba năm trở lại đây diện tích đất nông nghiệp củahuyện đã giảm 29,25 ha Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do quá trình
đô thị hóa của huyện diễn ra nhanh đất nông nghiệp được chuyển đổi thành đấtphi nông nghiệp Mặt khác do quá trình gia tăng dân số tự nhiên một phần diệntích đất nông nghiệp đã được chuyển đổi thành đất thổ cư đồng thời một phầndiện tích đất trồng lúa chiêm trũng cho năng suất và sản lượng thấp đã đượchuyện linh động chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản đem lại thu nhập cao chongười dân Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì diện tích trồng cây hàngnăm của huyện chiếm diện tích lớn hơn cả theo số liệu thống kê năm 2014 diện
Trang 35tích trồng cây hàng năm của huyện là 5.277,4 ha chiếm hơn 89 % diện tích đấtnông nghiệp
Bảng 3.1 : Tình hình sử dụng đất đai của huyện Kiến Thụy từ năm 2012- 2014