NTTS truyền thống ở nước ta bắt đầu từ thập niên 1960, đến nay nghề NTTS có tốc độ phát triển rất nhanh chóng. Giai đoạn 1996 Ờ 2000 là thời kỳ chuyển tiếp từ một nền kinh tế nghề cá mang nặng tắnh tự phát, khai thác các nguồn lợi tự nhiên sang nghề cá có đầu tư. Năm 2000, ngành thủy sản đã thu hút được khoảng hơn 1,1 triệu lao động, trong đó có khoảng 560 nghìn lao động NTTS.
Theo thống kê của Bộ Thủy sản (2006) năm 2005 cả nước có gần 1 triệu ha nuôi thủy sản, đạt sản lượng 1,44 triệu tấn. Trong đó, sản lượng nuôi thủy sản nước lợ và nước mặn là 0,55 triệu tấn, sản lượng nuôi nước ngọt đạt 0,89 triệu tấn. Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2009 ước tắnh đạt gần 2,57 triệu tấn, tăng 4,2% so với năm trước, chủ yếu do các địa phương tiếp tục chuyển đổi và mở rộng diện tắch nuôi trồng theo hướng kết hợp đa canh, đa con.
Chủ trương phát triển nghề NTTS và cho phép nông dân chuyển đổi ruộng trũng, ruộng cấy lúa đạt hiệu quả thấp sang NTTS là một chủ trương lớn, việc chuyển đổi này cần đạt được HQKT cao. Trong thực tế những năm qua, việc chuyển đổi này còn gặp nhiều khó khăn và lúng túng; việc chuyển đổi mang nặng tắnh tự phát, các vùng chuyển đổi chưa được quy hoạch hoàn chỉnh, đồng bộ; hệ thống mương máng thiếu thốn, không đảm bảo, chưa có hệ thống điện.
Trong những năm gần đây, ngành NTTS trong nước phát triển với nhịp độ nhanh, từ nuôi quản canh chuyển sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. Do đó, HQKT không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, diện tắch NTTS đang bị phân tán, lại có quy mô nhỏ, chưa có quy hoạch, nguyên nhân là tốc độ phát triển khá là ồ ạt, lại do nhiều nông dân tiến hành. Vì thế, HQKT ngành NTTS nước ta thấp hơn so với nhiều nước trên thế giới.
TS Ngô Đình Quế và các cộng sự đã xây dựng mô hình NTTS kết hợp dưới rừng ngập mặn tại các tỉnh ven biển phắa Bắcvà xây dựng mô hình lâm ngư kết hợp bền vững và có hiệu quả ở Thái Bình và khẳng định: Kết quả của việc xây dựng mô hình này có thể giúp các cư dân sống ven biển có thể áp dụng để xay dựng những mô h́nh nuôi tôm kết hợp với những rừng ngập mặn có hiệu quả và ổn định.
Nước ta với diện tắch mặt nước phân bố đa dạng nên NTTS được tiến hành nuôi trên cả 3 vùng: nước lợ, nước mặn và nước ngọt.
Bảng 2.2 Diện tắch mặt nước NTTS của nước ta từ năm 2008 Ờ 2011 (ĐVT: nghìn ha) Năm 2008 2009 2010 Sơ bộ 2011 Tổng số 1052,6 1044,7 1052,6 1054,7 1. Diện tắch nước mặn, lợ 713,5 704,5 735,2 734,7 - Nuôi cá 21,5 23,2 45,4 47 - Nuôi tôm 629,3 623,3 629 622 - Nuôi hỗn hợp và thủy sản khác 62,7 58 60,8 65,7 2. Diện tắch nước ngọt 335,1 336,5 314,2 316,7 - Nuôi cá 326 327,6 302,1 303,8 - Nuôi tôm 6,9 6,6 7,1 7,9 - Nuôi hỗn hợp và thủy sản khác 2,2 2,3 5 5
3. Diện tắch ươm, nuôi giống thủy
sản 4 3,7 3,2 3,3
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2011)
Nhìn chung, diện tắch NTTS tăng qua các năm. Trong đó diện tắch nuôi cá là lớn nhất, diện tắch nuôi tôm không có biến động nhiều. Và diện tắch nuôi thủy sản nước mặn và nước lợ chiến 70% tổng số diện tắch nuôi trồng. Mặc dù NTTS mới thực sự phát triển trong mấy năm gần đây, song HQKT mà ngành NTTS đem lại cao hơn rất nhiều so với các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác. Do đó, cần có một chiến lược phát triển phù hợp và bền vững để phát huy lợi thế tối đa của ngành nhằm góp phần nâng cao giá trị của sản xuất cho nền kinh tế quốc dân. Diện tắch mặt nước cho NTTS khá lớn, trong những năm trở lại đây xu hướng chuyển sang dần nuôi các loại thủy sản nước ngọt do chi phắ đầu tư thấp hơn so với nuôi nước mặn, lợ mà HQKT lại cao hơn.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện kinh tế nông nghiệp (2003), một số mô hình NTTS có hiệu quả như sau:
+ Vùng ven biển chuyển đổi đất lúa sang NTTS đạt 60 Ờ 70 triệu đồng/ha/năm như ở xã Thái Đô, xã Thái Hồng Ờ Thái Thụy Ờ Thái Bình.
+ Mô hình chuyển đổi đất vùng trũng sang NTTS ở xã Đình Bảng (Từ Sơn Ờ Bắc Ninh) đều đạt giá trị sản lượng trên 50 triệu đồng/ha/năm.
+ Mô hình nuôi tôm thâm canh đạt doanh thu 1 ha trên 450 triệu đồng, chi phắ vật chất tương ứng khoảng 240 triệu đồng, thu nhập đạt khoảng 210 triệu đồng/ha. Mô hình này hình thành ở một số huyện ven biển như huyện Tiền Hải Ờ Thái Bình.
+ Mô hình sản xuất lúa Ờ cá ở xã Tân Triều Ờ Thanh Trì Ờ Hà Nội cho giá trị sản lượng 52,04 triệu đồng/ha/năm và thu nhập 29,07 triệu đồng/ha/năm.
+ Mô hình thâm canh và bán thâm canh cá rô phi đơn tắnh tại huyện Tứ Kỳ - Hải Dương của Viện nghiên cứu NTTS I (Nguyễn Huy Điền, 2005) với kết quả: nuôi bán thâm canh trên 1 ha chi phắ 122,356 triệu đồng, doanh thu 193,5 triệu đồng, lãi 72,144 triệu đồng; nuôi thâm canh trên 1 ha chi phắ 287,99 triệu đồng, doanh thu 389,445 triệu đồng, lãi 101,455 triệu đồng.
Thực tế hiện nay, ở nhiều địa phương ngày càng xuất hiện nhiều các mô hình NTTS có HQKT cao. Theo cục Nuôi trồng thủy sản thì NTTS ở nước ta trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng nhanh trên các mặt diện tắch, năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế, trong đó khu vực Nam bộ mà trọng tâm là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có đóng góp quan trọng. Thực hiện Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của Chắnh phủ và Quyết đắnh ố 244/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chắnh Phủ, thời gian qua, NTTS đã không ngừng phát triển ở các tỉnh Nam Bộ, mang lại HQKT thiết thực. Sản lượng thủy sản nuôi trong cả nước tăng nhanh. Các tỉnh Nam Bộ có đối tượng nuôi tương đối đa dạng, các nhóm đối tượng nuôi chắnh là tôm sú, cá tra và cá basa, nhuyễn thể, cá biển, tôm càng xanh. Năng suất nuôi tôm sú ở Nam Bộ bình quân 561,2 kg/ha, thấp hơn so với năng suất bình quân của cả nước (577,6 kg/ha), chỉ bằng một nửa năng suất nuôi tôm ở khu vực Nam Trung Bộ. Nuôi cá tra trong ao bình quân đạt năng suất 50 Ờ 80 tấn/ha; nuôi trong ao bãi bồi đạt 100 Ờ 200 tấn/ha, cá biệt với những ao có độ sâu 3 Ờ 5m, thả cá giống lớn,
mật độ cao, thay nước thường xuyên và có hệ thống quạt khắ có thể đạt năng suất trên 300 tấn/ha/vụ, nếu nuôi 2 vụ 1 năm có thể đạt 600 tấn/năm. Năng suất nuôi cá bè đạt 100 Ờ 200 kg/m3 lồng. Nuôi tôm càng xanh chủ yếu theo hình thức bán thâm canh, nuôi xen canh, luân canh với lúa có hiệu quả kinh tế. Năng suất nuôi tôm luân canh trên ruộng lúa đạt 500 Ờ 3000 kg/ha. Nhiều hộ thu lời do nuôi tôm càng xanh từ 50 Ờ 80 triệu đồng/ha (Đỗ Trọng Dũng, 2010).
Hiện nay, diện tắch đất NTTS giao cho các hộ gia đình chủ yếu theo cơ chế đấu thầu hoặc theo Nghị định 64, nhưng nhìn chung các thủ tục cấp giấy tờ còn phức tạp, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Vì vậy, để ngành NTTS trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn thì Đảng và Nhà nước ta cần có chắnh sách đất đai phù hợp, thắch ứng với mỗi vùng để người dân yên tâm đầu tư, ổn định phát triển sản xuất, không ngừng nâng cao HQKT của ngành.