1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi cá nước lợ ở vùng đầm phá huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

92 253 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 544,29 KB

Nội dung

Đây là lợi thế của vùng để có thểphát triển các ngành nghề NTTS như cá, tôm, cua… Thực tế trong những nămqua, nuôi chuyên tôm không còn mang lại hiệu quả do tình trạng dịch bệnh, ônhiễm

Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, ngành nuôi cá của Việt Nam ngày càng có chỗđứng quan trọng trên trường thế giới nhờ những điều kiện thuận lợi về tự nhiên,lực lượng lao động và thị trường tiêu thụ rộng lớn Ngành nuôi cá phát triển có ýnghĩa quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá độc canh trong nôngnghiệp, khai thác tốt các tiềm năng lợi thế, tăng khối lượng sản phẩm phục vụ chotiêu dùng và xuất khẩu, tạo điều kiện cho Việt Nam có tiềm năng mở rộng sảnxuất cung ứng sản phẩm cho thị trường trong nước và thế giới

Thừa Thiên Huế là một tỉnh duyên hải miền trung có diện tích đầm phá rộnglớn Toàn tỉnh có hơn 22.000 ha mặt nước đầm phá, chiếm khoảng 1/5 diện tíchđầm phá của cả nước Đây là vùng đầm phá có tiềm năng phát triển nuôi trồngthủy sản nói chung và nuôi cá nước lợ nói riêng Trong đó, nuôi trồng thủy sản làmột trong những hướng chủ lực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ở vùngđầm phá ven biển

Quảng Điền là một huyện đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, có gần12km bờ biển, 3.535,73 ha mặt nước phá Tam Giang Đây là điều kiện thuận lợicủa vùng để mở rộng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản thành ngành sản xuất quantrọng với nền kinh tế lâu nay vốn chủ yếu là thuần nông Do đó, việc đẩy mạnhphát triển kinh tế biển đầm phá của huyện sẽ mở ra một triển vọng mới cho nềnkinh tế Trong đó, hoạt động NTTS của vùng ngày càng phát triển góp phần giảiquyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân Đây là lợi thế của vùng để có thểphát triển các ngành nghề NTTS như cá, tôm, cua… Thực tế trong những nămqua, nuôi chuyên tôm không còn mang lại hiệu quả do tình trạng dịch bệnh, ônhiễm môi trường ngày càng tăng trong khi công nghệ nuôi chưa thật sự phù hợp,nguồn giống khai thác tự nhiên ngày càng kiệt, nguồn giống nhân tạo sản xuất tạichỗ quá ít, giống phải đi từ vùng khác về không kiểm soát được dịch bệnh đã làmcho nhiều hộ chuyển từ nuôi chuyên tôm sang nuôi theo các mô hình khác Mô

Trang 2

hình xen ghép (tôm-cá), và chuyên cá kết hợp với thực hiện đồng bộ các biện pháp

kỹ thuật ra đời mang lại nhiều hy vọng lớn cho vùng không chỉ đảm bảo kinh tế

mà còn hạn chế được dịch bệnh và ô nhiễm môi trường Việc đánh giá chính xáchiệu quả kinh tế nuôi cá nước lợ, làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi cáthay thế nuôi chuyên tôm là một giải pháp lâu dài cần được chính quyền địaphương cũng như các hộ nuôi quan tâm và đầu tư phát triển

Xuất phát từ tình hình thực tế đó, chúng tôi chọn đề tài: "Hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi cá nước lợ ở vùng đầm phá huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế" làm đề tài thực tập của mình.

Mục đích nghiên cứu của đề tài:

- Đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của cá mô hình nuôi cánước lợ vùng đầm phá huyện Quảng Điền

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả của các mô hìnhnuôi cá nước lợ, những khó khăn, thuận lợi của hoạt động

- Phương hướng và một số giải pháp nhằm giải quyết khó khăn mà các hộnuôi đang gặp phải Đưa ra một số mô hình mới mang lại hiệu quả áp dụng cho địaphương

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp tổng hợp, phân tích

Phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu là các hộ nuôi cá nước lợ

- Nội dung nghiên cứu là hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi cá nước lợ

- Địa bàn nghiên cứu: 3 xã Quảng công, Quảng Phước và thị trấn Sịa ởvùng đầm phá huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 3

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế

Trong thời đại ngày nay, cùng với xu hướng phát triển của xã hội thì hiệuquả kinh tế được xem là nhân tố được quan tâm hàng đầu của mỗi nhà sản xuất,các doanh nghiệp Chính vì vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thìyêu cầu đặt ra là kinh doanh phải có hiệu quả Chỉ như vậy doanh nghiệp mới cóđiệu kiện để mở rộng sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và quy trìnhcông nghệ mới Bất kì doanh nghiệp nào cũng phải đặt ra mục tiêu là tối đa hoá lợinhuận GS.TS Ngô Đình Giao đã viết: “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất củamọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sựquản lý của Nhà nước”

Có rất nhiều định nghĩa về hiệu quả kinh tế:

Tác giả Hồ Vinh Đào cho rằng: “Hiệu quả kinh tế còn gọi là hiệu ích kinh tế”.Theo tiến sĩ Phan Công Nghĩa: “Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội làphạm trù kinh tế quan trọng biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả mà xã hội đạtđược với chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó”

Để xác định hiệu quả kinh tế, có nhiều quan điểm khác nhau:

-Quan điểm 1: cho rằng tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế nền sảnxuất xã hội là do quy luật kinh tế cơ bản quyết định

-Quan điểm 2: cho rằng tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế là tăngnăng suất lao động

-Quan điểm 3: cho rằng tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế là đạt đượcmức hiệu quả tối đa trong những điều kiện cụ thể nhất định

-Quan điểm 4: coi tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế là việc tăngtrưởng các chỉ tiêu kinh tế: GO, VA, GDP

Trang 4

Trong bốn quan điểm trên thì quan điểm 1 được thừa nhận rộng rãi nhất.Theo quan điểm này, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội

là đạt được quan hệ tối ưu giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kếtquả đó

Nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội có ý nghĩa quan trọng đốivới yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội Đây là cơ sở vật chất khôngngừng nâng cao mức sống dân cư Như vậy, tăng hiệu quả kinh tế là một trongnhững yêu cầu tất yếu khách quan của tất cả các hình thái kinh tế xã hội Khichuyển sang nền kinh tế thị trường, việc tăng hiệu quả kinh tế là một trong nhữngyếu tố tăng thêm sức cạnh tranh, giành lợi thế trong quan hệ kinh tế

Để tính được hiệu quả kinh tế thì cần phải xác định được kết quả và chi phí

bỏ ra Trong hệ thống cân đối quốc dân (PMS), kết quả thu được có thể là toàn bộgiá trị sản phẩm (c+v+m), hoặc có thể là thu nhập (v+m), hoặc có thể là thu nhậpthuần tuý (m) Trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) thì kết quả thu được cóthể là tổng giá trị sản xuất (GO), có thể là thu nhập hỗn hợp (MI), có thể là giá trịgia tăng (VA), hoặc lãi (Pr) v.v…

Tuỳ theo mục đích tính toán hiệu quả kinh mà xác định kết quả thu đượcsao cho phù hợp Chẳng hạn với mục tiêu là sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầucủa xã hội là chính thì kết quả được sử dụng là tổng giá trị sản xuất Nhưng vớidoanh nghiệp hay trang trại phải thuê mướn nhân công thì kết quả thu được cầnquan tâm đó là lợi nhuận, còn đối với nông hộ kết quả được quan tâm là thu nhập,thu nhập hỗn hợp

Chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh là những chi phí cho các yếu tốđầu vào như đất đai, lao động, tiền vốn, nguyên nhiên vật liệu… Tuỳ theo mụcđích phân tích và nghiên cứu mà chi phí bỏ ra có thể tính toàn bộ hoặc cho từng

Trang 5

yếu tố chi phí Thông thường chi phí bỏ ra được tính là tổng chi phí, chi phí vậtchất, chi phí lao động sống, tổng số vốn, tổng diện tích đất, tổng chi phí trunggian…

1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá HQKT của hoạt động nuôi cá nước lợ.

1.1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất.

Khấu hao tài sản cố định: Là giá trị tài sản cố định chuyển vào giá trị sản

phẩm và sẽ thu hồi trong quá trình hoạt động của tài sản cố định Các khoản mụckhấu hao bao gồm: công trình XDCB của ao nuôi trong năm đầu xuống vụ, cácloại máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình nuôi như máy bơm nước, máy sục khí

Tổng vốn đầu tư: Là chỉ tiêu nói lên khả năng chủ động về vốn của người

sản xuất cũng như mức độ đầu tư về trang thiết bị, đầu tư chi phí sản xuất, đầu tưxây dựng cơ bản…

Tổng chi phí sản xuất (TC): Là chỉ tiêu bao gồm chi phí trung gian, khấu

hao tài sản cố định, lao động gia đình đầu tư cho quá trình nuôi cá, thuế và cáckhoản lệ phí khác…

Chi phí xây dựng ao hồ: Đây là chỉ tiêu quan trọng trong bước đầu tiên

hành nuôi cá, nó đánh giá mức độ kiên cố ao hồ và chất lượng ao hồ

Giống: Là khâu quyết định đến chất lượng cá và thành bại của vụ

nuôi.Giống phải đảm bảo không có mầm bệnh và mật độ thả thích hợp

Chi phí thức ăn: Đây là chỉ tiêu nói lên điều rằng cần bao nhiêu kg thức ăn

để có thể tạo ra 1kg cá Chỉ tiêu này loại trừ nguồn thức ăn có sẵn trong môitrường nước ao trước khi thả nuôi

Chi phí lao động: Chỉ tiêu này nói lên mức độ đầu tư công lao động cho

hoạt động nuôi như chăm sóc, thu hoạch

Chi phí xử lý, cải tạo ao hồ: Là một chỉ tiêu quan trọng liên quan mật thiết

đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cá, hạn chế mầm bệnh trong ao nuôi

Trang 6

Nó phản ánh giá trị vật tư, dịch vụ đầu tư cho xử lý ao, tạo môi trường nước vàdiệt trừ mầm bệnh trong ao nuôi.

Chi phí trung gian: Là một bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất, bao

gồm chi phí vật chất và dịch vụ sản xuất, không kể khấu hao trong quá trình nuôi

cá và công lao động gia đình

1.1.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi cá Năng suất cá: Phản ánh trung bình thu được bao nhiêu kg cá trên một đơn

vị diện tích mặt nước nuôi trồng

N = Q/STrong đó: Q: tổng sản lượng nuôi trong năm

S: diện tích mặt nước nuôi cá

Tổng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích: Là chỉ tiêu biểu hiện bằng

toàn bộ kết quả hữu ích mà lao động sáng tạo ra trong một thời gian nhất định(thường tính một năm) Hiện nay, hầu hết cá được sản xuất được đưa ra bán trênthị trường Do đó, tổng giá trị sản xuất cũng chính là tổng doanh thu (GO)

Giá trị gia tăng trên một đơn vị diên tích: Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả

cuối cùng của một hoạt động sản xuất Nó được tính bằng phần chênh lệch giữatổng doanh thu (GO) và chi phí trung gian (IC) đầu tư ra

VA = GO - IC

Thu nhập hỗn hợp (MI): Là chỉ tiêu phản ánh kết quả nuôi của các hộ khi

chưa trừ công lao động gia đình

MI = VA - (KHTSCĐ + thuế, phí, lệ phí)Lợi nhuận (Pr): Pr = GO-TC

Giá trị tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): phản ánh 1 đồng chi phí trung

gian sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng

Giá trị sản xuất trên tổng chi phí (GO/TC): Thể hiện cứ một đồng chi phí

bỏ vào sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Hiệu suất này càng lớnphản ánh sản xuất càng có hiệu quả

Trang 7

Thu nhập hỗn hợp trên tổng chi phí (MI/TC): Thể hiện cứ một đồng chi phí

tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp cho các hộ nuôi

Lợi nhuận trên tổng chi phí (Pr/TC): Thể hiện cứ một đồng chi phí bỏ ra

thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

1.1.3 Đặc điểm kỹ thuật ngành nuôi cá nước lợ.

1.1.3.1 Đặc điểm sinh vật học của cá nước lợ:

Nhóm cá nước lợ gồm các loài thường xuyên sống ở môi trường lợ, mặnthường là những loài có kích thước nhỏ như cá kình, cá chẽm, cá dìa, cá nâu, cáhồng…Tuy nhiên, với điều kiện về điều kiện tự nhiên, nguồn nước, đặc điểm sinhtrưởng phát triển của mỗi loài thì có điều kiện phát triển khác nhau Quảng Điền

có vùng đầm phá rộng lớn, nhưng tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng do dó nuôi cánước lợ sẽ góp phần hạn chế tình trạng này Hiện nay, huyện Quảng Điền nuôi 4loại cá nước lợ chính, đó là: cá chẽm, cá dìa, cá kình, cá rô phi

Cá kình:

Tên khoa học: Siganus oramin

Tên tiếng việt: Cá kình

Sống từng đàn ở tầng giữa và tầng đáy, là loài ăn tạp thiên về thực vật như:rong rêu, rong mềm, mùn bã hữu cơ ngoài ra chúng còn ăn thức ăn tổng hợp hoặccám gạo nấu chín Chúng ăn chủ yếu vào ban ngày

Hình ảnh: cá kình

Trang 8

Cá chẽm (cá vược):

Tên tiếng Anh: Barramundi, Giant seaperch

Tên khoa học: Lates calcarifer (Bloch, 1790)

+Đặc điểm hình thái: Thân hình thoi, dẹt bên Chiều dài thân bằng 2,7 - 3,6lần chiều cao Đầu to, mõm nhọn, chiều dài hàm trên kéo dài đến ngang giữa mắt.Hai vây lưng liền nhau, giữa lõm Vây đuôi tròn lồi Thân màu xám, bụng trắngbạc Chiều lớn nhất 47 cm, thông thường 19-25 cm Cá vược là loài cá có giá trịkinh tế cao, thịt ngon và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng Cá vược có thể nuôi ở

cả môi trường nước mặn và nước lợ

Cá Dìa: : Sống ở tầng giữa và tầng đáy Là động vật phù du, thực vật phù du

và ăn cỏ như: rong câu, rong mềm và thức ăn tổng hợp…

1.1.3.2 Yêu cầu kĩ thuật trong nuôi cá nước lợ:

Đối với mô hình nuôi xen canh:

Chuẩn bị ao nuôi:

Chọn địa điểm ao nuôi: chọn vùng nuôi là vùng hạ triều ô nhiễm nuôi tômthường xuyên xảy ra dịch bệnh, sản xuất kém hiệu quả, chất đáy là cát bùn hoặcbùn cát, có độ mặn ổn định từ 5 đến 25% Ao nuôi chắc chắn, có nhiều rong rêulàm thức ăn cho cá kình, chủ động cấp và thay nước Nơi có nhiều giống cá kình

tự nhiên, chủ động được con giống

-Cải tạo ao: Sau khi thu hoạch, xã hết nước ao cũ Dùng áp lực nước để bónsục đáy ao và tẩy rữa chất thải, sau đó bón vôi

- Diệt tạp: Có thể dùng: Saponin liều lượng: 10-15 g/ m3, hòa tan vàonước tạt xuống ao và bờ ao, hạt mát 5-10 kg/ha, ngâm vào nước và tạt đều khắp

- Bón phân gây màu nước:

Mục đích: Bón phân gây màu để động vật phù du phát triển tạo bóngrâm cho đáy, ngăn cản sự phát triển của các loại rong có hại, kích thích tảo pháttriển tạo môi trường ổn định cho nuôi cá

Trang 9

Thả giống : Chọn cá giống: Cá Kình, Dìa được thu gom từ tự nhiên đảm

bảo cá giống có kích cỡ đồng đều Cá giống phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, cákhoẻ, không bị bệnh, không bị tróc vẩy và mất nhớt trong quá trình vận chuyển

Tỷ lệ sống đạt trên 95%

- Mật độ thả: Tùy theo điều kiên ao nuôi, khả năng đầu tư và trình độ quản

lý môi trường, kinh nghiêm của người nuôi để xác định mật độ thả cho phù hợp

+Thả tôm sú trước, sau 20 đến 25 ngày để tôm sú giống có điều kiện thíchnghi và phát triển, mới tiến hành thả cá Kình giống

Chăm sóc quản lý ao nuôi:

- Thường xuyên thay nước trong ao dựa vào thuỷ triều để đảm bảo chấtlượng nước ao đạt tiêu chuẩn nuôi Nếu khi không thể dựa vào thuỷ triều để thaynước có thể sử dụng máy bơm để cấp nước thêm cho ao và làm cho nước luânchuyển trong ao, kích thích vật nuôi hoạt động

Phòng bệnh cho cá

- Nhìn chung khi nuôi hỗn hợp cá trong ao nuớc lợ cá rất ít bị bệnh Nếu cá

bị bệnh do 3 nhân tố: môi trường sống, tác nhân gây bệnh, vật chủ Cho nên,chúng ta nên chủ động phòng bệnh cho cá bằng cách:

- Cải tạo và vệ sinh môi trường ao nuôi

- Tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh cho cá

- Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách cho ăn đầy đủ

- Theo dõi thường xuyên mức nước trong ao mà điều chỉnh cho phù hợp

Trang 10

Thu hoạch cá: sau thời điểm nuôi 3 tháng là có thể tiến hành cho thu tỉa

những loại cá lớn giúp những cá còn lại phát triển tốt hơn, nên thu hoạch vào lúctrời mát, tránh gây ảnh hưởng cho lượng cá còn lại Sau đó, kiểm tra lượng cá cònlại trong ao để giảm lượng cho ăn hằng ngày cho phù hợp

Lưu ý: Ao nuôi tôm kết hợp với cá kình, dìa do rong nhiều nên ao trong vì

vậy ta phải thường xuyên vớt các rong già và chú ý gây màu nước.Có thể sử dụngthức ăn tự chế biến như: cám gạo, bột cá để dùng làm thức ăn bổ sung cho cákình, dìa

Đối với nuôi chuyên canh:

Chuẩn bị ao nuôi:

Ao có dạng hình chữ nhật, diện tích từ 2.000m2 đến 2ha, sâu từ 1,2-1,5m.Đáy ao bằng phẳng, hơi dốc về cống thoát Mỗi ao có 2 cống tưới và tiêu riêngbiệt, tiện lợi cho việc thay đổi nước Ao sau khi làm cạn nước, phơi đáy cho khôlớp bùn mặt để loại khí độc, oxy hoá, các khoáng chất và diệt trừ tạp dịch hại

- Cá kình, dìa: phải chọn lựa giống cá khoẻ, đồng kích cỡ, đảm bảo các yêucầu kỹ thuật, không bị bệnh, không bị tróc vẩy và mất nhớt trong quá trình vậnchuyển Sau khi phân chia đàn thì tiến hành thả cá đảm bảo tất cả các loài cá phảiđồng đều nhau

Mật độ thả thích hợp: Cá kình: 5000 con/ha

Cá dìa: 800-1000 con/ha

Trang 11

Quản lý và chăm sóc: Với cá cần quản lý điều tiết nước với chế độ cho cá

ăn Đối với ao dùng thức ăn nhân tạo nuôi cá, những thức ăn thừa sẽ dễ gây ônhiễmmôi trường, vì vậy phải thay nước hàng ngày, mỗi lần thay 30% khối lượngnước trong ao

1.1.3.3 Các mô hình nuôi cá nước lợ:

Mô hình nuôi xen ghép (tôm-cá): là hình thức nuôi xen ghép tôm với các

giống cá nước lợ có giá trị kinh tế cao như: cá kình, dìa hình thức nuôi xen ghépnày góp phần làm sạch môi trường ao nuôi, hạn chế dịch bệnh Là phương thứcnuôi an toàn, cá với thời gian nuôi ngắn là có thể thu hoạch

+ Ưu điểm của mô hình: Mô hình nuôi xen ghép có chi phí thấp hơn, hình

thức nuôi đơn giản, cá giống và thức ăn dễ kiếm, tỷ lệ rủi ro thấp và còn làm giảm

ô nhiễm môi trường, khi gặp rủi ro trong nuôi tôm thì vẫn có thu nhập từ cá Trongbối cảnh trong những năm qua người dân phải lao đao vì tôm nuôi thương xuyên

bị bệnh, hiện nay huyện Quảng Điền có nhiều hồ nuôi tôm để hoang và ngày càngthua lỗ Vì thế, thành công của mô hình nuôi cá nước lợ này sẽ mở ra hướng pháttriển mới trong hoạt động nuôi thủy sản của huyện, giúp tăng thu nhập cho ngườidân, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản

+ Nhược điểm: Tuy mô hình mang lại hiệu quả không chỉ làm tăng thu nhập

giải quyết việc làm cho người dân địa phương mà còn giảm ô nhiễm môi trường,năng suất đạt được cao hơn so với nuôi chuyên tôm Tuy nhiên, so với những địabàn trong tỉnh cũng như trong khu vực thì năng suất đạt được trên địa bàn huyệnvẫn chưa cao, quá trình nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chịu ảnhhưởng trực tiếp của thời tiết khí hậu nên rất dễ xảy ra rủi ro

Mô hình nuôi chuyên canh (chuyên cá): là hình thức nuôi chuyên các loài

cá đặc sản ở vùng nước lợ như cá nâu, cá dìa, cá kình, cá chẽm Hình thức nuôinày ngày càng được nhân rộng và phát triển vì không những mang lại lợi nhuận

Trang 12

cao cho người dân mà còn giảm bớt chi phí hạn chế rất nhiều rủi ro trong quá trìnhnuôi Phù hợp với môi trường nước mặn, lợ.

+ Ưu điểm: Mô hình mang lại năng suất và sản lượng khá cao Trong quá

trình nuôi, cá phát triển nhanh và ít xảy ra dịch bệnh, chăm sóc và thu hoạch tươngđối đơn giản Phù hợp với những vùng có độ nước măn, lợ đầy đủ Do đó, cá nước

lợ là đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện môi trường ở vùng nuôi hạ triều huyệnQuảng Điền Nếu có thị trường tiêu thụ tốt thì có thể triển khai nhân rộng ra nuôivới diện tích lớn Bên cạnh đó, mô hình nuôi chuyên canh còn tận dụng mặt nước

và thức ăn góp phần tăng năng suất

+ Nhược điểm: tình hình tiêu thụ cá trên thị trường còn gặp nhiều khó khăn,

chủ yếu là thị trường nội địa Chưa chủ động nguồn giống, không đảm bảo vềnguồn giống sạch đặc biệt là giống cá chẽm, dìa Nguồn giống cá chẽm, dìa vẫn cógiá cao và chưa đảm bảo được chất lượng

Hiện nay, huyện Quảng Điền nuôi cá theo hình thức QCCT là chủ yếu dođiều kiện của vùng chưa phù hợp với các hình thức khác như BTC và TC Hìnhthức nuôi cá QCCT bao gồm các phương thức nuôi như: nuôi chuyên cá, nuôi xenghép và nuôi hỗn hợp

1.1.4.Vai trò của ngành nuôi cá trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam.

Như chúng ta đã biết, ngành thuỷ sản là sự tổng hợp của một bộ phận côngnghiệp và một bộ phận nông nghiệp Do đó, vai trò của ngành thuỷ sản được thểhiện thông qua vai trò của nông nghiệp và công nghiệp trong nền kinh tế ViệtNam là nước nông nghiệp đang trên đà phát triển theo hướng CNH- HĐH, việcphát triển ngành thuỷ sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta Bên cạnh

đó, Việt nam có điều kiện thuận lợi với 3200km bờ biển, có nhiều hồ sông suốitrong đất liền, có vai trò vị trí quan trọng, thể hiện ở nhiều mặt:

Trang 13

Thứ nhất, ngành thuỷ sản cung cấp thực phẩm quý cho tiêu dùng của dân

cư, cung cấp thức ăn gia súc và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác

Ngày nay, các sản phẩm thủy sản được nhiều người ưa chuộng nhằm đápứng nhu cầu thiết yếu của con người và có giá trị về xuất khẩu Đây là sản phẩm ítbéo, giàu chất đạm nên nhu cầu sử dụng sản phẩm thủy sản ngày càng gia tăng,lượng thủy sản tiêu thụ khá lớn Theo công bố của FAO, mức tiêu thụ bình quânthủy sản một người, một năm ở: các nước công nghiệp phát triển là 28,4kg/người/năm Nước có thu nhập thấp là 13,1 kg/người/năm, Việt Nam: 16,9kg/người/năm, Lào thấp nhất: 8,9 kg/người/năm

Thủy sản là một ngành quan trọng cung cấp một phần thức ăn cho chănnuôi đặc biệt là thức ăn chăn nuôi công nghiệp như bột cá được chế biến từ cácphụ phẩm của thủy sản trong các ngành sản xuất thủy sản (năm 2001 sản xuất trên

40000 tấn bột cá) Ngoài ra, ngành thủy sản nói chung và ngành nuôi cá nói riêngcòn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và các ngành công nghiệpkhác như dược phẩm hay mỹ nghệ

Thứ hai, ngành thủy sản phát triển sẽ có đóng góp quan trọng vào tăngtrưởng toàn ngành nông- lâm-ngư nghiệp nói chung

Ngành thủy sản là một phân ngành hay một ngành bộ phận của sản xuấtnông nghiệp Một sản phẩm thủy sản sau khi qua chế biến giá trị gia tăng tăng lênrất nhiều lần Vì vậy, nếu phát triển ngành thủy sản đặc biệt là chế biến thủy sản sẽgóp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp

Thứ ba, tham gia xuất khẩu và thu ngoại tệ cho đất nước

Trong những năm qua, ngành thuỷ sản luôn đạt tốc độ tăng trưởng bìnhquân 18,4%/năm.Trong 9 tháng đầu năm 2009, Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản sang

155 thị trường trên thế giới, trong đó 3 thị trường lớn nhất là EU, Mỹ và Nhật Bản;chiếm 60,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (báo cáo ngành thuỷ sản việt nam, quýiii/2009 được công bố bởi vtv1- vnindex và vietnamnet)

Trang 14

Thứ tư, phát triển ngành thủy sản góp phần vào phát triển kinh tế xã hội.+ Kinh tế: Đó là hướng làm giàu cho các chủ tang trại nuôi trồng thủy sảnđối với những vùng có tiềm năng về thủy vực và nguồn lợi thủy sản.

+ Xã hội: Phát triển kinh tế thủy sản sẽ tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập.Phát triển sản xuất và tiêu thụ tại chỗ giúp cải thiện được dinh dưỡng bữa ăn Giúptăng cường an ninh quốc phòng, biển giới biển đảo Tổ Quốc

1.2 CƠ SƠ THỰC TIỄN

Thừa thiên Huế có đường bờ biển dài 126km và hệ đầm phá Tam Giang –Cầu Hai kéo dài từ cửa sông Ô Lâu đến chân núi Vĩnh Long Là một tỉnh miềntrung có hệ đầm phá lớn nhất cả nước Đây là tiềm năng vô cùng quý giá mà thiênnhiên đã ban tặng cho địa phương để phát triển kinh tế không chỉ trong lĩnh vựcnuôi trồng thủy sản mà còn có tiềm năng lớn về du lịch Nhờ những ưu thế đó,trong những năm qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh không ngừng phát triểnngành thủy sản, mỗi năm đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách của tỉnh

Hiện nay, các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như: cá, tôm, cua, ốc đãđược đưa vào nuôi trồng có hiệu quả Trong đó, nhiều loại cá có giá trị dinh dưỡngcao được nuôi ở môi trường nước lợ là cá dìa, cá chẽm, cá kình Không chỉ có giátrị dinh dưỡng cao mà các loài cá nước lợ này được nhiều người dân miền trung ưachuộng nữa

Số liệu bảng 1 cho thấy năm 2006, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản

là 5.282,50 ha Đến năm 2007 diện tích này đã tăng lên là 5.381,30 ha, tăng 98,8

ha Theo kết quả điều tra, phần diện tích được mở rộng này chủ yếu từ việc chuyểnđổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản Đến năm

2008, diện tích NTTS có sự tăng lên nhưng không đáng kể, nguyên nhân là dophong trào nuôi tôm không đạt hiệu quả nên nhiều hộ bỏ nuôi và chuyển sang

Trang 15

ngành nghề khác Trong đó, diện tích nuôi tôm qua 3 năm liên tục giảm sút vàđược thay thế để nuôi chuyên cá và xen ghép nhiều đối tượng Do đó, nhiều diệntích nuôi cá tăng năm 2007 là 1.590,90 ha, đến năm 2008 là 1.781,50 ha, tăng11,98% Một mặt, do tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng ở hầu hết các ao hồtrên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nên đã làm cho nhiều hộ nuôi tôm mất mùa liêntiếp Nhiều hộ thậm chí không có đủ vốn hoặc không biết vay tư đâu để tiến hành

Trang 16

Bảng 1: TÌNH HÌNH NTTS TỈNH THỪA THIÊN HUẾ QUA 3 NĂM

Trang 17

NTTS vụ tiếp theo Nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động NTTS trên địabàn tỉnh nhiều hộ đã tiếp tục đầu tư hoặc chuyển sang đối tượng nuôi khác như cá,cua thu được kết quả cao và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.

Do vậy, nhiều diện tích nuôi cá trong những năm gần đây không ngừngtăng lên thông qua việc tăng số lượng các lồng bè trên vùng đầm phá Ngoài ra,nhiều mô hình nuôi cá đã được nuôi có hiệu quả như: nuôi cá lúa, nuôi xen ghéphỗn hợp nhiều đối tượng

Xét về sản lượng, số liệu bảng 1 cho thấy sản lượng tôm nuôi ngày cànggiảm sút từ năm 2006 trở lại đây Năm 2006, sản lượng tôm nuôi là 3861 tấn, đếnnăm 2007 thì giảm còn 3711 tấn Trong khi đó, sản lượng cá nuôi không ngừngtăng lên Ngoài nguyên nhân một số diện tích nuôi tôm chuyển sang nuôi cá, việcnuôi xen ghép nhiều đối tượng cá kình, dìa, rô phi đã làm sản lượng cá tăng lên.Đến năm 2008, toàn tỉnh thu được 4.312 tấn cá, so với năm 2007 tăng 10,31%

Mô hình chuyển đổi theo hướng nuôi xen ghép (tôm – cá), bảo đảm hiệuquả kinh tế, hạn chế được dịch bệnh và tình trạng ô nhiễm môi trường là giải pháplâu dài cho ngành NTTS của tỉnh Thừa Thiên Huế Nhìn chung, ngành nuôi cá nóichung và nuôi cá nước lợ nói riêng ngày càng phát triển không chỉ đáp ứng nhucầu về thuỷ sản cho người tiêu dùng mà còn là hướng đi tích cực giúp đa dạng hoánguồn lợi thuỷ sản phát triển kinh tế theo hướng bền vững hơn

Tóm lại, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huếtrong những năm qua đã giành được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần tạo thunhập cho người dân Tuy nhiên, vấn đề nuôi cá nước lợ đang gặp nhiều khó khăntrong việc cung cấp giống và thị trường tiêu thụ còn gặp nhiều hạn chế Phần lớncác sản phẩm do các hộ nuôi trồng sản xuất ra đều do tư thương thu gom rồi vậnchuyển đi các tỉnh khác Do đó, các ngư hộ thường xuyên bị ép giá, ảnh hưởng đếnthu nhập.Trong thời gian tới, tỉnh cũng như các cấp chính quyền cần phải tìm racác giải pháp để ngành thủy sản ngày càng ổn định và phát triển bền vững hơn

Trang 18

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

2.1.1 Vị trí địa lý và địa hình

Quảng Điền là một huyện phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phốHuế khoảng 10-15km có thị trấn Sịa và 7 xã vùng ven sông Bồ gồm Quảng An,Quảng Thành, Quảng Phước, Quảng Thọ, Quảng Vinh Các xã còn lại là QuảngThái, Quảng Lợi, Quảng Ngạn, Quảng Công, Quảng Phú Phá Tam Giang chạydọc phía đông huyện, còn sông Bồ chảy dọc phía Tây Nam của huyện

- Phía Đông và Nam giáp huyện Hương Trà

- Phía Tây và Tây-Bắc giáp huyện Phong Điền

- Phía Bắc và Đông-Bắc giáp biển Đông

Quảng Điền là một huyện vùng trũng tỉnh Thừa Thiên Huế, có cấu tạo địahình dốc từ tây sang đông nên cũng gặp rất nhiều khó khăn đối với tình hình nuôitrồng thuỷ sản Bên cạnh đó, do địa hình mặt nước hệ thống ao chìm, nhất là các

ao không thể hút khô nước để cải tạo chiếm khá nhiều Tuy nhiên, vùng nằm phíaBắc lưu vực sông Bồ và phía Tây phá Tam Giang nên giao thông rất tiện lợi

2.1.2 Đặc điểm khí hậu thời tiết:

Thừa Thiên Huế nói chung và Quảng Điền nói riêng có một mùa mưa lệchpha so vớ hai miền Nam-Bắc Mùa mưa ở đây trùng với mùa Đông - lạnh

Nằm gọn trong vùng nhiệt đới gió mùa, địa hình vừa có duyên hải, vừa cócao nguyên, khí hậu Thừa Thiên Huế nói chung và Quảng Điền nói riêng có haimùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng gió Tây Nam nênkhông khí khô nóng, oi bức, mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng giêng nămsau Tháng 9-10 thường kéo theo lũ lụt Nhiệt độ trung bình là 25oC, các tháng7,8,9,10 thường hay có bão

Do cấu tạo địa hình có độ dốc từ Tây sang Đông khá lớn (15o) cùng các

Trang 19

và Quảng Điền nói riêng luôn luôn phải chịu sự đối xử tương đối khắc nghiệt củathiên nhiên “chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn”ở một số vùng.

2.1.3 Nguồn nước và thuỷ văn:

Huyện Quảng Điền có sông Bồ bắt nguồn từ dẫy núi Sơn Hồ chảy qua bếnPhú Ốc đến Phú Lễ chia ra một chi chảy quanh ra phía Bắc đến các làng Cổ Tháp,Sơn Tùng, chảy qua Nam Dương hiệp với sông Nam Phù chảy vòng lại phía ĐôngBắc đến thôn An Xuân rồi đổ ra vùng phá Tam Giang

Chính hệ thông đầm phá này đã đem lại cho Quảng Điền nhiều thế mạnh,nhân dân quanh đó ở xã Quảng Ngạn, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thànhthường chở hàng xuôi ngược tấp nập suốt đêm ngày trên đầm phá

Do đó, nguồn lợi về thuỷ văn và nguồn nước là rất lớn có thể nuôi trồng cácloại thuỷ sản có giá trị cao như tôm, cá, cua…Tuy nhiên, những năm gần đây, hệthống sông ngòi và đầm phá bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng đã làm cho hệ thốngnguồn nước ở đây không còn tốt như trước đây nữa

2.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

2.2.1 Tình hình sử dụng đất đai:

Đất đai là một bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất thuộc sở hữu toàn dân

do Nhà Nước thống nhất quản lý Trong kinh doanh nông nghiệp đất đai là tư liệusản xuất đặc biệt và chủ yếu không thể thay thế được Ngoài ra đất đai còn có chỗđứng quan trọng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội an ninh quốc phòngcủa quốc gia Do đó, tình hình sử dụng đất đai là chỉ tiêu quan trọng để đánh giátình hình kinh tế xã hội của địa phương Tình hình đất đai của vùng đầm pháhuyện Quảng Điền được thể hiện qua bảng 2:

Với tổng diện tích tự nhiên của vùng đầm phá là 16328,64ha, trong đó đấtnông nghiệp chiếm 46,63% đây là tỷ lệ khá cao so với các loại đất khác Bởi vìđây là huyện có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp đó là trồng trọt

và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản Điều đó được thể hiện thông qua diện tích cây

Trang 20

trồng hằng năm chiếm 32,86% (trong đó, đất trồng lúa chiếm tỷ lệ cao nhất là25,38%), diện tích mặt nước NTTS chiếm 5,19% bao gồm diện tích nuôi trồng cácloại thủy sản nước lợ, diện tích nuôi cá nước ngọt Cùng với sự chuyển dịch cơcấu kinh tế và sự phân công lao động trong xã hội, diện tích đất nông nghiệp ngàycàng có xu hướng giảm dần, chủ yếu là chuyển đất sang xây dựng nhà ở, các trụ sở

cơ quan và các công trình đường giao thông

Bảng 2: QUY MÔ, CƠ CẤU ĐẤT ĐAI VÙNG ĐẦM PHÁ HUYỆN

QUẢNG ĐIỀN NĂM 2008

tích (ha)

C

ơ cấu(%)

-Núi đá không có rừng cây

VI.Đất tôn giáo tín ngưỡng

VII.Đất nghĩa trang, nghĩa địa

VIII.Đất sông suối và mặt nước chuyên

dùng

*Bình quân đất nông nghiệp/1 hộ

*Bình quân đất nông nghiệp/1 lao động

*Bình quân đất chưa sử dụng/1 lao động

16.32 8,64

7.615,155.365,154.145,011,061.219,05848,31.401,68-1.401,681.138,551.158,761.338,461.338,46

100,0046,6332,8625,380,00657,475,198,58-8,586,977,108,20

Trang 21

-8,20 0,647,9722,49

(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Quảng Điền)

Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp có hạn, do đó, khi quy hoạch và sửdụng đất cần phải có biện pháp sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm và có hiệu quả.Đất lâm nghiệp có tỷ trọng là 8,58% thấp so với các loại đất khác ở địa phương.Tuy nhiên nó có vai trò quan trọng trong chống cát bay, bảo vệ nhà cửa và đồngruộng trên địa bàn huyện, trong đó chủ yếu là rừng trồng đạt 8,58%

Bên cạnh đó, huyện Quảng Điền là một huyện vùng trũng do đó không códiện tích đất đồi núi và núi đá không có rừng cây nên dụa vào bảng 4 ta sẽ thấy làtổng diện tích đất chưa sử dụng chiếm 8,2% chủ yếu là đất bằng là vấn đề lớn đốivới việc mở rộng diện tích đầm phá, đây là vùng đất cát nội đồng chưa được sử dụng

Cùng với sự gia tăng dân số, diện tích đất ở năm 2008 chiếm 7,1% cao hơn

so với các năm trước chủ yếu là do chuyển từ đất nông nghiệp sang Ngoài ra, đấtnghĩa trang, nghĩa địa đã được chuyển sang đất chuyên dùng nên chiếm7,97%

Diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng chiếm tỷ lệ khá cao22,49% Có sự tăng cao như vậy là do chủ trương chuyển đổi diện tích đất chưa sửdụng sang đất chuyên dụng, nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn đất đai

2.2.2 Tình hình Dân số- lao động

Dân số và lao động có vai trò quan trọng, phản ánh năng lực phát triển kinh

tế của vùng Qua số liệu ở bảng 3 chúng ta thấy rằng:

Trang 22

Tổng số nhân khẩu trên địa bàn huyện 86.690 người Đây là một tiềm nănglớn và là một yếu tố quan trọng trong việc bổ sung nguồn nhân lực cho vùng,nhưng nó cũng là sức ép cho xã hội về việc giải quyết công ăn việc làm cho ngườilao động Bình quân lao động trên một hộ là 2,03 người Do đó, vấn đề việc làmcũng như lao động có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh tế tăng thu nhập cho

hộ Bên cạnh đó, bình quân số nhân khẩu trong một hộ là 3,6 người/hộ Diều nàychứng tỏ rằng cư dân ở huyện Quảng Điền có kết cấu xã hội trẻ, tính chất trẻ ở đâychính là những gia đình mới được thành lập Mặt khác vùng đầm phá được bổsung người tư một số địa phương khác đến nên có chút pha trộn nhiều nét văn hóacủa các địa phương

Ngoài số lao động tham gia sản xuất tại địa phương, trong những năm gầnđây, huyện Quảng Điền còn tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước khác,nhiều lao động đi làm ăn xa ở các tỉnh thành của đất nước Đây là một hướng tíchcực nhằm giải quyết các khó khăn và việc làm cho lao động ở địa phương, đồngthời tăng thu nhập cho các hộ gia đình

Các lao động sản xuất tại địa phương đã được chính quyền địa phươngquan tâm giúp đỡ như: phát triển thêm các ngành nghề thủ công thêu ren, dệt maycho lao động nữ…

Bảng 3: TÌNH HÌNH DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG Ở VÙNG ĐẦM PHÁ

HUYỆN QUẢNG ĐIỀN NĂM 2008

Chỉ tiêu

Đ VT

Số lượng

1.Tổng số hộ

Hộ

23.690

2.Tổng số nhân khẩu

Người

86.017

- Thành thị

Người

10.226

Trang 23

7.Tổng số lao động

Người

48138

So với tổng số hộ của huyện thì số hộ NTTS là 862 hộ chiếm 3,6% Nhữngnăm gần đây tình hình NTTS trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn do tình trạngdịch bệnh và ô nhiễm môi trường, đa số bà con nợ nần chồng chất không có khảnăng trả nợ ngân hàng nên nhiều hộ đã chuyển dần sang các lĩnh vực khác nêntổng số hộ NTTS có xu hướng giảm xuống.Trong thời gian tới các cấp chínhquyền cần phát triển các ngành nghề dịch vụ hơn nữa nhằm nâng cao khả năng sảnxuất của mỗi hộ, đồng thời đa dạng hóa các ngành nghề để cải thiện thu nhập chomỗi hộ sản xuất

2.2.3 Tình hình về cơ sở hạ tầng của vùng.

2.2.3.1 Hệ thống thủy lợi

Những năm qua, huyện Quảng Điền đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để xâydựng các công trình phòng chống bão lũ, giảm nhẹ thiên tai như: xây dựng hệ

Trang 24

thống đê kè chống sạt lỡ ven sông Bồ, ven phá và ven biển; xây dựng hệ thốngtrạm bơm tưới, tiêu thoát nước ở các xã, thị trấn và xây dựng các âu thuyền tránhbão ở xã Quảng Công và Quảng Lợi Bên cạnh đó, huyện Quảng Điền cũng đangtriển khai đề án xây dựng công trình thủy lợi Ninh - Hòa - Đại, với tổng kinh phí

182 tỷ đồng để xây dựng hệ thống trạm bơm tưới, tiêu nước, các tuyến đê ngăn lũtiễu mãn và hệ thống giao thông thủy lợi cầu, cống nhằm ngăn lũ tiểu mãn, lũ sớmcho 7 xã, thị trấn vùng thấp trũng của huyện là: Quảng An, Quảng Thành, QuảngThọ, Quảng Phước, Quảng Vinh, Quảng Phú và thị trấn Sịa

2.2.3.2 Hệ thống điện:

Hệ thống điện lưới thắp sáng đã phủ khắp 100% làng, thôn với 99% hộdùng điện, 100% xã, thị trấn có trạm y tế, trường học kiên cố Vì vậy đã tăng niềmtin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền địa phương

2.2.3.3 Hệ thống giao thông:

Diện mạo bộ mặt nông thôn của huyện nhà trong những năm trở lại đây đã

có những đổi thay đáng kể Hệ thống giao thông nông thôn đã được đầu tư pháttriển và nâng cấp khá đồng bộ Đến này đã nhựa hóa 43km/49km đường quốc lộ

và tỉnh lộ trên điạ bàn huyện, 58/72 km đường liên thôn và liên xóm Nâng cấp hệthống giao thông và thuỷ lợi đảm bảo chủ động tưới tiêu và giảm thiểu tối đa thiệthại do thiên tai gây ra

2.2.3.4 Lĩnh vực Giáo dục:

Lĩnh vực giáo dục cũng đạt được những kết quả đáng trân trọng Quy mô,

số lượng, chất lượng các ngành học, cấp học ngày càng phát triển Mạng lướitrường lớp được sắp xếp, quy hoạch hợp lý và từng bước được đầu tư xây dựng,đến nay đã có trên 80% trường học được tầng hóa; trang thiết bị phục vụ dạy họckhông ngừng được tăng cường, 100% trường THCS và THPT được trang bị đểứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Là huyện sớm được công nhận đạt

Trang 25

chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học (1995), phổ cập giáodục bậc trung học cơ sở (2003).

2.2.3.5 Lĩnh vực y tế:

Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố, trang thiết bị được bổsung Đến nay 11/11 trạm y tế có bác sĩ và nữ hộ sinh, 100% trạm y tế đã đảmnhận được nhiệm vụ quản lý sức khỏe và chữa trị các căn bệnh thông thường, 9/11trạm y tế được tầng hóa, 8/11 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia Trung tâm y tế huyệnđược đầu tư xây dựng mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnhcho nhân dân

2.2.3.6 Cơ sở chế biến:

Các thương hiệu sản phẩm như: Nghề làm bún Ô Sa, Thủy Lập, mây treBao La, cơ khí Lợi Sịa Các cơ sở chế biến, sản xuất kinh doanh này đã tạo ranhững việc làm mới, ổn định, mang lại thu nhập cao cho người dân trên địa bànhuyện, giải quyết tình trạng lao động nhàn rỗi và thất nghiệp tại địa phương Quađây, góp phần rất lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện nhà,thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng hiện đại và bền vững

2.2.3.7 Dịch vụ con giống:

Con giống phục vụ cho ngành nuôi cá nước lợ hiện nay chủ yếu là từ nguồngiống tự nhiên (cá kình, cá dìa), nguồn giống sản xuất nhân tạo Nguồn giống tựnhiên ở đây được vớt ở biển về nuôi do các thuyền từ Thuận An lên bán là chủyếu Con giống tự nhiên có ưu điểm là khỏe nhưng không đồng đều về kích cỡ vàkhông chủ động đảm bảo thời vụ Nguồn giống nhân tạo được cung cấp cho bàcon ngư dân là các trung tâm thủy sản Nha Trang Tuy nhiên trong thời gian quanhiều hộ đã tiến hành ươm giống, tuy chưa thành công lắm nhưng cũng đã đáp ứngkhoảng 1/3 nhu cầu về giống của các ngư hộ (cá ươm giống ở xã Quảng Công)

2.3 Tình hình kinh tế

Trang 26

Quảng Điền là một vùng đất thấp trũng, vựa lúa của tỉnh, chiếm diện tíchhơn 8684ha Đây là địa bàn quần tụ dân cư rất sớm đời sống cư dân chủ yếu làkinh tế nông nghiệp như các xã Quảng Thọ, Quảng Phước, Quảng Phú, Quảng An,Quảng Thành Bên cạnh đó, huyện cũng đã đẩy mạnh các chương trình phát triểnkinh tế-xã hội như: tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng

bộ, tạo nền tảng cho quá trình đẩy nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nôngnghiệp nông thôn Đảm bảo giao thông giữa các vùng trong huyện và nối thôngvới tỉnh lỵ và các đô thị lân cận; đảm bảo chủ động về thuỷ lợi trong sản xuất nôngnghiệp

Dựa vào bảng số liệu, ta thấy tổng giá trị sản xuất của huyện Quảng Điền

có sự gia tăng qua 3 năm từ 2006 đến năm 2008 Đạt 615.698 triệu đồng năm

2008, tăng 11,1% so với năm 2007

Có được sự gia tăng này, một phần lớn là nhờ sự gia tăng trong lĩnh vựcnông nghiệp và dịch vụ Giá trị sản xuất của 2 ngành này tăng lên rất nhanh Đốivới lĩnh vực dịch vụ: năm 2006 đạt 136.859 triệu đồng đến năm 2008 đạt 240.008tăng 19,8% Có được điều này là do mức sống của người dân tăng lên, hệ thốngđường xá giao thông vận tải thuận lợi giúp giao lưu buôn bán dễ dàng hơn Đốivới lĩnh vực nông nghiệp tuy vẫn đạt giá trị cao nhưng đã có sự giảm dần qua 3năm Với phương châm chuyển dịch kinh tế tư nông nghiệp sang phát triển côngnghiệp và dịch vụ cho nên lĩnh vực nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực từ224.593 triệu đồng giảm xuống còn 168.528 triệu đồng hay tốc độ phát triển giảmdần (năm 2007 so với năm 2006 giảm xuống 25,4% và năm 2008 so với năm 2007

đã có sự gia tăng nhưng không lớn (0,6%) Nguyên nhân là do dịch cúm gia cầmgây khó khăn cho hoạt động sản xuất của người dân và tình hình sâu bệnh trên cácđồng ruộng ngày càng nhiều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển củacây lúa và các loại hoa màu khác

Trang 27

Tốc độ gia tăng của các ngành công nghiệp-TTCN năm 2007 so với năm

2006 tăng 34,2% và năm 2008 so với năm 2007 tăng 14,5% Ngành lâm nghiệp có

xu hướng giảm dần, năm 2007 so với năm 2008 giảm 34,8%, năm 2008 so vớinăm 2007 cũng giảm nhưng với tốc độ chậm hơn (1,4%) Nguyên nhân là do có sựchuyển dịch cơ cấu ngành (chuyển từ nông lâm ngư nghiệp sang công nghiệp vàdịch vụ) Ngành thủy sản cũng gặp nhiều khó khăn do tình hình NTTS của nhiều

hộ dân bị thất bại trong nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ không nuôi trồng nữa màchuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh khác có hiệu quả, tình hình dịch bệnh

và ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng gây khó khăn cho nhiều hộ nuôi

Trang 28

Bảng 4: CƠ CẤU TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT HUYỆN QUẢNG ĐIỀN QUA 3 NĂM

Trang 29

Nhìn chung, ngành thủy sản có xu hướng giảm xuống nhưng không đáng

kể, năm 2007 so với năm 2006 giảm 3,6% Tuy nhiên, đến năm 2008 ngành thủysản ngày càng lấy lại chỗ đứng của mình Một phần là do huyện đã ứng dụng kịpthời các mô hình nuôi mới (nuôi xen ghép- chuyên cá) đạt hiệu quả Hai nữa là bộphận lớn bà con yêu ngành nghề mặc dù làm ăn thất bại nhưng họ vẫn luôn gắnvới ao hồ cửa mình

Đối với lĩnh vực XDCB: Những năm trở lại đây, cơ sở hạ tầng của huyện

có sự thay đổi rất lớn Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ cũng có nhữngbước phát triển đáng kể Tốc độ gia tăng năm 2008 so với năm 2007 là 16,8% cụthể là đã tập trung khôi phục làng nghề truyền thống như đan lát (Bao La, ThủyLập), bún, bánh (Ô Sa), nón lá (Phú Lễ)… Như vậy, sự phát triển kinh tế củahuyện Quảng Điền đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp vào sự pháttriển của tỉnh Thừa Thiên Huế Trong những năm tiếp theo, địa phương cần cốgắng hơn nữa nhằm phát huy lợi thế của mình, đồng thời cần khắc phục nhữngkhó khăn yếu kém để nền kinh tế của huyện phát triển nhanh hơn

Trang 30

CHƯƠNG III HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI CÁ NƯỚC LỢ

HUYỆN QUẢNG ĐIỀN 3.1 TÌNH HÌNH SẢN SUẤT THỦY SẢN NOI CHUNG VÀ NUÔI CÁ NÓI RIÊNG HUYỆN QUẢNG ĐIỀN

3.1.1 Tình hình sản xuất thủy sản ở Quảng Điền

Với lợi thế, tiềm năng và sự đa dạng, phong phú về thủy hải sản đã mở ratiềm năng lớn về khai thác và hoạt động NTTS gắn với phát triển du lịch sinh tháicủa vùng đầm phá huyện Quảng Điền Do đó, trong những năm qua tổng sảnlượng thuỷ sản huyện Quảng Điền luôn có sự gia tăng Nếu như năm 2007 tổngsản lượng là 3.868,3 tấn thì chỉ 2 năm sau sản lượng đã tăng lên 4.697,9 tấn Năm

2009 toàn huyện có 953 hộ nuôi nước lợ, trong đó có khoảng 788 hộ có lãi và hoàvốn (chiếm 82,7%), 165 hộ lỗ (chiếm 17,3%, giảm 8,3%) Đây là sự phát triểnvượt bậc của huyện trong hai lĩnh vực đánh bắt thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản

Về lĩnh vực khai thác:

Là một huyện ven biển và có hệ đầm phá rộng lớn Lĩnh vực khai thác thủysản của huyện có vai trò quan trọng đưa tổng sản lượng thủy sản đạt 4697,9 tấn(năm 2009) Trong đó, đánh bắt biển có tổng sản lượng là 2680 tấn chiếm 84,65%(2007) tăng lên 3305 tấn chiếm 88,25% Như vậy, lĩnh vực khai thác, đánh bắtbiển đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế chung của huyện Trong khi

đó, hoạt động khai thác sông đầm ven phá lại không ổn định, (năm 2007 so với

2009 giảm 3,6%) Nguyên nhân là do các ngư dân trong vùng khai thác quá bừabãi, tràn lan trong điều kiện nguồn tài nguyên có hạn dẫn đến cạn kiệt nguồn tàinguyên Mặt khác, tinh thần ý thức của người dân các xã ven biển cũng như các xãlân cận chưa cao, vì kinh tế thu nhập và kế mưu sinh hằng ngày họ sẵn sàng dùngcác loại phương tiện, dụng cụ khai thác mang tính huỷ làm cho cá và thủy sản chếthàng loạt

Trang 31

Cùng với đánh bắt, nuôi trồng thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế quan

trọng của huyện Quảng Điền Để hạn chế tình trạng khan hiếm nguồn tài nguyên

và nguồn lợi thủy hải sản do khai thác quá mức và để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

hằng ngày của bộ phận dân cư thì ngành NTTS ra đời và có vai trò quan trọng đối

với quá trình phát triển ngành thủy sản

Bảng 5: CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN 3

NĂM

Sảnlượng(tấn)

18,1542,9450,95

869,5472,9396,6

21,5254,3945,61

952,9510442,9

20,2853,5246,48

79,7884,6515,35

3.1702.697,1472,9

78,4866,7711,71

3.7453.305440

79,7288,2511,75

(Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành thủy sản huyện Quảng Điền qua 3 năm)

Qua số liệu bảng 5, ta thấy: tổng sản lượng NTTS nước ngọt liên tục tăng

qua các năm Năm 2007, tổng sản lượng nuôi trồng nước ngọt là 344,5 tấn chiếm

42,95% tăng lên 510 tấn chiếm 53,52% năm 2009 Có được điều này là do trong

những năm qua, nhờ biết tận dụng những ưu thế của mình, huyện luôn chủ trương

mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, không chỉ các loại thuỷ sản trên phá Tam

Giang mà còn tận dụng các ao hồ, ruộng trũng, diện tích mặt nước trên các con

sông để nuôi các loài thuỷ sản nước ngọt Do đó, sản lượng chiếm tỷ lệ khá cao

trong tổng cơ cấu sản lượng

Trang 32

Đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước lợ Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:

từ 2007 đến 2009, nuôi trồng thuỷ sản nước lợ đã đạt được những thành tựu đáng

kể, sản lượng tăng qua các năm Với tổng sản lượng thủy sản năm 2007 là 357,8tấn chiếm 50,95% tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản, đến năm 2008 đạt 396,6 tấnchiếm 45,61%, năm 2009 chiếm 46,48% Có được kết quả này do nhiều nguyênnhân Trong đó, những chính sách can thiệp kịp thời của Nhà Nước trong việc chovay vốn với lãi suất thấp thông qua hội Phụ nữ, hội Nông dân Bên cạnh đó, NhàNước cũng đã hỗ trợ, giúp đỡ người dân về tiền xăng dầu trong quá trình sản suấtlàm cho phong trào nuôi trồng thuỷ sản nước lợ năm 2009 phát triển mạnh mẽ cả

về quy mô lẫn chất lượng Nhờ đó, sản lượng của ngành nuôi trồng thuỷ sản nước

lợ trên đầm phá Tam Giang không ngừng tăng lên, tạo niềm tin phấn khởi cho bàcon yên tâm tiếp tục sản xuất

Trong cơ cấu sản lượng thủy sản qua 3 năm, tỷ trọng khai thác thủy sảnbiển tăng lên và tỷ trọng khai thác ở sông đầm giảm xuống là biểu hiện của việcchuyển dịch cơ cấu theo hướng ngày càng tiến bộ hơn, đạt hiệu quả và hướng đếnphát triển bền vững của vùng đầm phá huyện Quảng Điền Bên cạnh đó, tỷ trọngnuôi trồng nước lợ cũng có xu hướng tăng lên Đây là tin mừng cho ngành NTTScủa vùng đầm phá huyện Quảng Điền

So với toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện Quảng Điền có tổng số hộ nuôichiếm số lượng khá lớn trong những năm vừa qua Từ khi mới ra đời, NTTS đãmang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nên bà con nhân dân trên địa bànhuyện đã mạnh dạn mở rộng diện tích mặt nước đưa vào nuôi trồng thủy sản nước

lợ lên hơn 700ha Do quá trình phát triển diện tích nuôi một cách ồ ạt, môi trườngnước ở khu vực nuôi ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, kéo theo dịch bệnh xảy

ra đã làm cho nhiều người dân bị thua lỗ kéo dài

Trang 33

Bảng 6: CƠ CẤU HỘ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN QUA 3 NĂM

Số lượng(hộ)

Cơ cấu(%)

Số lượng(hộ)

Cơ cấu(%)

Số lượng(hộ)

Cơ cấu(%)

(Nguồn: báo cáo tổng kết ngành thủy sản huyện Quảng Điền qua 3 năm)

Năm 2007, trong tổng số 984 hộ nuôi trồng thủy sản thì có 456 hộ lỗ, chiếm46,34% Trong 3 năm 2007-2009 thì đây là năm có tỷ lệ hộ lỗ cao nhất Sau khinuôi chuyên tôm không đạt hiệu quả, bà con nợ nần chồng chất, nảy sinh tâm lýchán nản của một số hộ nuôi Đây cũng là năm nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổiđối tượng nuôi, phương thức nuôi Do đó, tỷ lệ hộ lỗ thấp hơn những năm trước, tỷ

lệ hộ lãi chiếm 26,02% Nhìn chung, phong trào NTTS của huyện Quảng Điềnnăm 2007 chưa đạt kết quả tốt Do đó, nhiều hộ đã bỏ ao của mình, không canh táctrong năm 2008, tổng số hộ nuôi giảm xuống còn 862 hộ nuôi (giảm 122 hộ) Tuynhiên, kết quả nuôi trong năm 2008 đạt hiệu quả hơn so với năm trước, tổng số hộlãi đã giảm xuống còn 27,03%, số hộ hòa vốn và lãi tăng chiếm 72,97% cao hơn

Trang 34

- Hầu hết các hộ nuôi đã thấy được vai trò quan trọng của mô hình nuôi xenghép đạt hiệu quả.

- Bà con đều thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật nuôi đó là cải tạo, xử lýđáy ao, môi trường nước và thả nuôi nhiều đối tượng trong cùng một ao nuôi vớimật độ thích hợp

- Công tác quản lý vùng nuôi, quản lý và xử lý dịch bệnh chặt chẽ hơn

- Việc áp dụng phương thức nuôi xen ghép, đã làm hạn chế ô nhiễm môitrường ao nuôi, thu được thêm nguồn thu từ việc nuôi cá nước lợ

- Công tác chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật, cán bộ quản lý vùng nuôi nhìnchung được tăng cường nhiều hơn

Một vài tồn tại:

- Tình trạng thua lỗ trong những năm trước đây đã làm hạn chế khả năng tựđầu tư, tâm lý bà con không dám mở rộng quy mô sản xuất, không thực hiện đúngquy trình nuôi như cải tạo, xử lý, chọn con giống, không dám cho ăn vì chi phíthức ăn quá cao, sợ lỗ nên năng suất và sản lượng thu dược không cao

- Các giống cá nước lợ (cá kình, cá dìa ) là giống tự nhiên phụ thuộc vàođiều kiện tự nhiên nên rất khó khăn trong việc đảm bảo số lượng và chất lượngcon giống

- Nguồn giống cá khan hiếm (cá dìa) nên nhiều bà con muốn nuôi nhưngkhông có giống Đây là giống cá có giá trị kinh tế cao, được nhiều người ưachuộng bởi giá trị dinh dưỡng của nó, giá bình quân một con là 8-9 nghìn

- Ý thức tự giác và tính cộng đồng của các hộ nuôi vẫn còn hạn chế

3.1.2 Tình hình nuôi cá nước lợ đầm phá huyện Quảng Điền

Với mục tiêu nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường ao nuôi vàhạn chế dịch bệnh trong việc nuôi tôm sú của người dân địa phương, hướng tớixây dựng vùng nuôi tôm an toàn, hiệu quả và ổn định huyện Quảng Điền đã thayđổi mô hình mới trong lĩnh vực NTTS bằng biện pháp chuyển dần từ nuôi tôm

Trang 35

sang nuôi cá nước lợ có hiệu quả Đồng thời khi xảy ra dịch bệnh ở tôm người dânvẫn có được thu nhập từ cá thông qua việc áp dụng mô hình nuôi xen ghép.Chủtrương của huyện dựa trên kết quả nuôi trồng thuỷ sản trong vài năm trở lại đây,khi sản lượng cá thu hoạch luôn cao hơn so với tôm Theo đó, số hộ nuôi cá có lãicao hơn số hộ nuôi tôm Hơn nữa, nuôi cá ít xảy ra dịch bệnh, thị trường tiêu thụ

ổn định Chi phí chăm sóc, kỹ thuật, giống không cao hơn so với nuôi tôm Cụ thể,

vụ nuôi 2008, diện tích nuôi xen cá và chuyên cá toàn huyện hơn 400 ha, tăng 193

ha so với năm 2007; sản lượng 124 tấn, bằng 224% so với cùng kỳ năm trước.Trong 927 hộ nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện, có 690 hộ có lãi, chủ yếu là những

hộ nuôi xen cá, chuyên cá 237 hộ còn lại thua lỗ và hoà vốn do nuôi chuyên tôm

Từ thực tế đó, vụ nuôi này, Quảng Điền hạn chế tối đa diện tích nuôi chuyên tôm,đặc biệt là nuôi tôm sú Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyệnQuảng Điền, diện tích nuôi tôm sú hiện nay trên địa bàn khoảng 93,6 ha, chiếmkhoảng 17% trên tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện, giảm gần 10% sovới cùng kỳ năm trước Theo kế hoạch, trong vòng vài năm tới huyện Quảng Điền

sẽ chuyển toàn bộ diện tích nuôi chuyên tôm sang nuôi xen ghép và chuyên cá

Hiện nay, rất nhiều người nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm sú ở các xã nhưQuảng An, Quảng Phước… không mặn mà với tôm Ngoài việc thua lỗ triền miên,

nợ ngân hàng tiền tỷ, điều khiến người nuôi tôm không mặn mà với nghề, là do thịtrường đầu ra không ổn định, nguồn giống sản xuất tại chỗ khan hiếm, thườngxuyên xảy ra dịch bệnh, tốn công chăm sóc và ô nhiễm môi trường… Vì vậy, khihuyện chủ trương chuyển toàn bộ diện tích nuôi chuyên tôm sang nuôi chuyên cá

và xen ghép các đối tượng khác bà con rất phấn khởi

Trang 36

Bảng 7: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN QUA 3 NĂM

23,3

409,250,6737

585,3382,9

33,2

169,289,5875

640,6484,1

54,2

102,2581875

96,49260,29

142,49

41,35176,88118,72

109,44126,43

163,25

60,4390,5100

186,59

49,67

215,2699335

256,08

109,88

205146335,2

206,68

163,07

58,57121,35127,42

137,24

221,22

95,23147,47100

III Năng suất (kg/ha)

487,3

1.496

3681.106383

349

2.027

349,61.802,5383,1

93,89

114,46

60,7368,61107,37

71,62

135,49

95162,97100(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Quảng Điền)

Trang 37

Nhìn vào bảng 7: về tình hình phát triển ngành thủy sản Quảng Điền qua 3năm chúng ta thấy:

+ Đối với mô hình xen ghép: Tổng diện tích mặt nước lợ theo mô hình nàyliên tục tăng qua 3 năm Năm 2009 là 484,1ha, so với năm 2007 tăng 310ha,chiếm 75,6% trong tổng diện tích mặt nước NTTS Do vậy, sản lượng cũng tănglên là 90,28 tấn năm 2007, 186,59 tấn năm 2008, tăng 96,31 tấn (năm 2009 so vớinăm 2008 tăng 37,24%) Tuy nhiên, năng suất đạt được vẫn chưa cao từ 519 kg/hanăm 2007 giảm sụt còn 349kg/ha năm 2009 Nguyên nhân là do tình hình NTTStheo mô hình xen ghép cũng gặp một số khó khăn về điều kiện thời tiết khí hậu cónhiều thay đổi bất lợi, tình trạng ngọt hóa kéo dài làm cá chết hàng loạt, bà con cóthả thêm giống bổ sung nhưng không giải quyết được Bởi vậy năng suất đạt được

là chưa cao nhưng nhiều ao hồ đã giảm bớt tình trạng ô nhiễm nguồn nước, dịchbệnh ngày càng hạn chế hơn Nhìn chung mô hình này là một hướng đi phù hợpvới điều kiện của địa phương

+ Đối với mô hình nuôi chuyên cá (nuôi cá chẽm và nuôi hỗn hợp các loại):Trong những năm gần đây, nhiều bà con đã mạnh dạn chuyển đổi đối tượngnuôi từ nuôi chuyên tôm không đạt hiệu quả sang nuôi cá nước lợ đạt hiệu quảhơn Xã Quảng Công, Quảng Phước là những địa phương đã ứng dụng thànhcông mô hình nuôi mới này Diện tích năm 2008 so với năm 2007 tăng 42,49%,diện tích năm 2008 là 33,2 ha đến năm 2009 tăng lên 54,2ha Sản lượng của nócũng liên tục tăng, năm 2009 sản lượng đạt 109,88 tấn So với nuôi chuyên tôm thìnuôi chuyên cá đạt hiệu quả hơn nhiều, quá trình chăm sóc và thu hoạch cùng dễdàng và thuận lợi hơn nhiều so với nuôi tôm Mô hình này càng đạt hiệu quả cầnđược quan tâm và phát triển mạnh mẽ hơn nữa

+ Đối với nuôi tôm: đến năm 2009 nhiều diện tích nuôi tôm đã dược thaythế cho mô hình nuôi mới là nuôi xen ghép và nuôi chuyên cá Năm 2007 diện tíchnuôi tôm là 409,2ha Những năm sau đó thì ngày càng giảm dần, giảm từ 169,9ha

Trang 38

năm 2008 xuống còn 102,25ha năm 2009 (giảm 66,95ha), năng suất sản lượngnuôi tôm trong 3 năm cũng giảm mạnh, sản lượng là 205 tấn và năng suất là349,6kg/ha.

+ Lĩnh vực nuôi cá nước ngọt và cá lồng:

Trong những năm vừa qua huyện Quảng Điền đã thực hiện các mô hìnhnuôi cá ao hồ, cá lúa cá lồng đã đạt được những thành tưu đáng kể Qua 3 nămdiện tích nuôi cá nước ngọt có u hướng ngày một tăng lên từ 50,6ha năm 2007tăng lên 89,5ha năm 2008, năng suất sản lượng tăng lên qua các năm Năm 2008trên toàn địa bàn huyện đã có 875 lồng cá với tổng sản lượng đạt được là 383 tấn

3.2 TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

3.2.1.Tình hình về trình độ năng lực của các hộ điều tra.

Nhìn chung hoạt động NTTS nói chung và hoạt động nuôi cá nước lợ nóiriêng ở vùng đầm phá huyện Quảng Điền đều do các hộ gia đình trực tiếp sản xuất.Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều phụ thuộc vào quyết định của chủ

hộ Do đó, vai trò của chủ hộ rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quảsản xuất, quyết định sự thành bại cũng nư nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt độngnuôi cá nước lợ Năng lực của chủ hộ nuôi cá bao gồm các yếu tố như: tuổi, trình

độ văn hóa, kinh nghiệm của chủ hộ Số lao động trong gia đình cũng nói lên khảnăng đầu tư công chăm sóc thu hoạch của hộ gia đình đối với hoạt động nuôi cá.Đây là những yếu tố không thể thiếu khi nghiên cứu năng lực của chủ hộ cũng nhưnghiên cứu hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi cá

Bảng 8: NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

Trang 39

Từ kinh nghiệm nuôi trồng những năm trước đây, nhiều chủ hộ đã tự họchỏi kinh nghiệm, đọc sách báo và nghe đài đã mạnh dạn chuyển dần đối tượngnuôi sao cho có hiệu quả phù hợp với tình hình của địa phương Phong trào nuôi

cá nước lợ tuy chỉ mới ra đời từ 3 năm trở lại nhưng kết quả mà nó mang lại là rấtđáng tự hào Không chỉ mang lại nguồn lợi thủy sản phong phú cho địa phương

mà còn có tác dụng giảm ô nhiễm môi trường vùng đầm phá giúp tăng cường giaolưu buôn bán với các vùng khác trong khu vực

Về tuổi của chủ hộ: những chủ hộ nuôi cá nước lợ ở huyện Quảng Điền cótuổi trung bình là 53,6 tuổi Qua quá trình điều tra cho thấy, đa số chủ hộ là nhữngngười có nhiều kinh nghiệm trong nuôi sản xuất, nuôi trồng, yêu nghề và có đầy

đủ sức khỏe để chăm sóc cũng như đảm đương các công việc trong quá trình nuôi.Bên cạnh đó, nhiều hộ cũng đã tích lũy lượng vốn để đầu tư cho hoạt động NTTScho những vụ tiếp theo

Để tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biện pháp đầu tư hợp lý trongquá trình nuôi cá thì yếu tố trình độ văn hóa cũng khá quan trọng, có ảnh hưởngđến khả năng tiếp thu cũng như vận dụng các lợi thế tiềm năng vào trong sản xuất.Đặc biệt nuôi cá không chỉ đòi hỏi về quy trình kỹ thuật mà còn phụ thuộc vàokinh nghiệm được tích lũy qua nhiều năm nuôi trồng của chủ hộ Do đó, trình độvăn hóa có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hoạt độngNTTS nói chung và nuôi cá nói riêng của vùng đầm phá Nhìn vào bảng số liệuchúng ta thấy: trình độ văn hóa bình quân chung là 5,1, trong đó, nuôi chuyêncanh là 5,9, nuôi xen ghép là 4,3 Nhìn chung, đây là hai mô hình nuôi mới ra đờituy nhiên đã được đông đảo bà con lựa chọn và tiến hành nuôi trồng thu đượcnhiều kết quả Đó là điều kiện giúp ngành nuôi cá nước lợ phát triển Bên cạnh đó,

mô hình nuôi chuyên canh đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với nuôi xen ghép, các hộnuôi xen ghép (nuôi cá nước lợ với các đối tượng khác) thì ít đòi hỏi kỹ thuật hơnnhưng phải chú ý đến các thay đổi về môi trường khí hậu thời tiết Vấn đề đâu tư

Trang 40

chăm sóc chưa được các chủ hộ quan tâm nên hiệu quả đạt được chua cao Bởivậy, trình độ văn hóa là điều kiện thận lợi để hoạt động sản xuất nuôi cá nước lợngày càng đạt kết quả tốt.

Hoạt động nuôi cá nước lợ không đòi hỏi vốn lớn và rất ít gặp rủi ro hơn sovới nuôi tôm Do đó, các chủ hộ nuôi tôm không đạt hiệu quả tư những năm vềtrước có thể áp dụng mô hình nuôi mới này Cũng như các địa phương khác trongtỉnh Thừa Thiên Huế, hoạt động nuôi cá theo hai mô hình nuôi chuyên canh cá vànuôi xen ghép chỉ mới xuất hiện trong 3 năm trỏ lại và đến bây giờ phát triển khámạnh mẽ Do đó, số năm kinh nghiệm của các hộ nuôi cá là không nhiều, bìnhquân là 2 năm Trong đó, số năm kinh nghiệm nuôi cá theo mô hình chuyên canh

là 1,90 năm, của các hộ nuôi theo mô hình xen ghép là 1,80 năm Bởi số năm kinhnghiệm không lớn nên kinh nghiệm nuôi trồng vẫn còn hạn chế cần có sự giúp đỡcủa chính quyền cũng như tổ chức các lớp tập hấn để bà con có thể hiểu biết thêm

về kỹ thuật cũng như nâng cao kiến thúc vào sản xuất của gia đình mình Trênthực tế, khi bước vào vụ nuôi, các hộ thường được tổ chức tập huấn để nâng cao

kỹ năng và áp dụng đúng khung lịch thời vụ vào nuôi trồng tuy nhiên có một số hộkhông tham gia, chỉ tiến hành nuôi dựa theo kinh nghiệm từ các vụ trước Do đó,các chủ hộ nên tham gia tích cực hơn giúp hoạt động sản xuất của mình đạt kếtquả và bền vững hơn

Với diện tích nuôi trồng bình quân 1 ha của mô hình chuyên cá là 15,7 ha,xen cá là 31,4ha (bảng 9) cho nên mỗi hộ ở vùng đầm phá huyện Quảng Điền chỉdựa vào lực lượng lao động trong gia đình là chủ yếu Các khâu thả giống, chămsóc thu hoạch trong hoạt động nuôi cá cũng không cần quá nhiều lao động Do đó,lao động trong gia đình có thể đảm đương các công việc trong nuôi cá Lực lượnglao động trung bình của huyện Quảng Điền là 2 lao động/ hộ, trong đó, nuôichuyên cá là 1,9 lao động/hộ, xen canh là 2,1 lao động/hộ, đáp ứng tương đối đầy

đủ nhu cầu lao động của toàn bộ quá trình sản xuất Hoạt động nuôi cá có thời gian

Ngày đăng: 31/01/2018, 14:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Vũ Đình Thắng, Giáo trình kinh tế thuỷ sản, NXB Lao Động, Hà Nội 2005 Khác
2. Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế, 2008 Khác
3. Báo cáo tổng kết ngành thuỷ sản huyện Quảng Điền qua các năm 2007- 2009; Phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền Khác
4. Niên giám thông kê huyện Quảng Điền, 2008 Khác
5. Báo cáo kinh tế xã hội thị trấn Sịa qua các năm 2007-2009, UBND thị trấn Sịa Khác
6. Hiệu quả kinh tế nuôi tôm tại vùng đầm phá thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; Phạm Thị Thanh Thảo; 2006 Khác
7. Kỹ thuật nuôi cá nước lợ; Phòng Thuỷ Sản huyện Quảng Điền Khác
8. Báo có kinh tế xã hội huyện Quảng Điền giai đoạn 2006-2010; UBND huyện Quảng Điền; 2010 Khác
9. Một số thông tin trên mạng internet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w