Hình 2.3 chỉ ra cấu trúc vật lý của mạng NGN, đó là một mạng hỗn tạp bao gồm các mạng riêng lẻ đƣợc kết nối với nhau [2].
Các mạng riêng lẻ đƣợc kết nối với nhau thông qua các bộ định tuyến hay các cổng, tại đây các gói tin đến sẽ đƣợc lƣu vào bộ đệm và chuyển tiếp theo một trong các đƣờng kết nối đầu ra. Tốc độ của các gói tin đầu ra bị giới hạn bởi băng thông của các đƣờng kết nối, thƣờng nhỏ hơn băng thông của các đƣờng đến do phải phân chia cho nhiều luồng.
Hình 1. 9. Cấu trúc vật lý của mạng NGN
Nguyên nhân của xảy ra tắc nghẽn trong môi trƣờng mạng mới bao gồm các nguyên nhân cơ bản sau:
Tràn bộ đệm: đây cũng là nguyên nhân giống nhƣ trong mạng truyền thống.
Lỗi do đường truyền vô tuyến: các hiệu ứng môi trƣờng nhƣ di động, che chắn, pha đinh… gây ra mất gói và ảnh hƣởng đến tắc nghẽn mạng.
Do nghẽn cổ chai: tại điểm đấu nối từ các mạng tốc độ thấp vào mạng tốc độ cao. Đây là một trong những đặc điểm nổi bật của môi trƣờng hỗn tạp NGN.
Nhu cầu băng thông cao của các dịch vụ đa phương tiện và các loại hình dịch vụ mới: dữ liệu, âm thanh và hình ảnh đƣợc tích hợp truyền trên nền tảng mạng duy nhất NGN toàn IP gây ra tắc nghẽn tại các đƣờng truyền dẫn băng thông nhỏ.
Lưu lượng lớn, thay đổi đột biến và biến đổi động: Thông thƣờng, các ứng dụng mới trong mạng NGN đƣợc thiết kế với nhu cầu lƣu lƣợng truyền tải lớn (đặc biệt là các ứng dụng liên quan đến cơ sở dữ liệu phân tán, hay VoIP, Video, IPTV…). Mặt khác, những ứng dụng đa phƣơng tiện có đặc điểm là lƣu lƣợng biến đổi động khó dự đoán trƣớc đƣợc.
Tính biến động của mạng, hình trạng mạng: Đây là một đặc tính mới của mạng NGN so với mạng truyền thống. Các nút mạng có thể dịch chuyển làm hình trạng mạng thay đổi gây ra những biến đổi về phân chia lƣu lƣợng trên mạng.