Tổng kết đặc trƣng của các phƣơng pháp điều khiển tắc nghẽn

Một phần của tài liệu Điều khiển chống tắc nghẽn trong mạng NGN toàn IP (Trang 90 - 95)

Bảng 4.3 tổng kết các đặc trƣng của các phƣơng pháp phản hồi tắc nghẽn tại bộ định tuyến sử dụng cơ chế phản hồi và khả năng ứng dụng trên môi trƣờng mạng NGN.

Mặc dù XCP là phƣơng pháp đƣợc hứa hẹn nhất trong cải thiện hiệu năng của mạng, khả năng triển khai của XCP trong mạng cũng bị hạn chế. Vì vậy, khả năng triển khai của XCP là một nhiệm vụ lâu dài hơn là ngắn hạn. Phƣơng pháp phản hồi tắc nghẽn tại bộ định tuyến tốt đƣợc kỳ vọng tiếp theo để tăng hiệu năng mạng là ETCP. Nhƣng ETCP lại yêu cầu có một số thay đổi tại phía ngƣời gửi TCP nên khả năng triển khai toàn bộ của phƣơng pháp này trong môi trƣờng mạng IP cũng khó đạt đƣợc.

Bảng 4. 3. So sánh mức độ ứng dụng của các phương pháp phản hồi tắc nghẽn tại bộ định tuyến

(F)EWA ETCP XCP CSFQ FBA- TCP

QS- TCP

Độ phức tạp trong các hệ thống đầu cuối /trong các bộ định tuyến thấp/ trung bình thấp/ trung bình thấp/ cao thấp/ cao thấp/ cao thấp/ trung bình Có thể triển khai dần dần trong mạng1 có có có có có có

Tổn thất hiệu năng nếu

triển khai dần dần không

2 có có không3 không3 có Có thể hoạt động đồng

thời với chế độ IPSec truyền tải/ đƣờng hầm có4 /không có4 /không có5 /không không /không không /không có /không

Nếu xem xét cả hai khả năng về triển khai trong mạng và tăng hiệu năng mạng của một phƣơng pháp phản hồi tắc nghẽn tại bộ định tuyến thì FEWA có thể đƣợc xem là lựa chọn đầu tiên. FBA-TCP có hiệu năng mạng tăng lên có thể so sánh với FEWA nhƣng thiếu sót của FBA-TCP là một số bộ định tuyến yêu cầu trạng thái/luồng và FBA-TCP không thể sử dụng cùng cơ chế bảo mật IPsec. CSFQ và QS-TCP hạn chế hiệu năng mong muốn so với các phƣơng pháp khác. Thêm vào đó, CSFQ không thể sử dụng cùng cơ chế bảo mật IPsec và việc triển khai dần của QS-TCP khó đạt đƣợc. Vì vậy CSFQ và QS-TCP không thể đƣợc xem là lựa chọn đầu tiên của phƣơng pháp phản hồi tắc nghẽn tại bộ định tuyến cho mạng trên cơ sở IP hiện nay.

Tóm lại để lựa chọn phƣơng pháp phản hồi tắc nghẽn tại bộ định tuyến trong môi trƣờng mạng hiện nay cần xem xét đến 2 khía cạnh: (a) triển khai dễ dàng trong môi trƣờng mạng mới; (b) hiệu năng đạt đƣợc tối đa. Do đó, các phƣơng pháp FEWA (ETCP, QS-TCP + FEWA) và XCP sẽ là các ứng cử viên sang giá cho triển khai điều khiển tắc nghẽn trong môi trƣờng mạng mới.

1

So sánh với việc triển khai đầy đủ của phƣơng pháp phản hồi tắc nghẽn.

2

Nếu ít nhất các bộ định tuyến nút cổ chai đƣợc trang bị FEWA.

3

Nếu các bộ định tuyến nút cổ chai nằm trong miền CSFQ.

4

Chỉ khi tiêu đề mở rộng IPv6 đƣợc sử dụng.

5

4.4. Kết luận chƣơng

Căn cứ vào đặc trƣng của phƣơng pháp điều khiển tắc nghẽn đã đƣợc đề cập ở chƣơng trƣớc, chƣơng này tập trung đánh giá những ƣu nhƣợc điểm, so sánh giữa các phƣơng pháp. Nội dung của chƣơng cũng đã phân tích khả năng ứng dụng của những phƣơng pháp này trong môi trƣờng mạng NGN toàn IP mặc dù việc lựa chọn phƣơng pháp nào để ứng dụng trong môi trƣờng mạng mới vẫn đƣợc các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu và phát triển.

KẾT LUẬN

Điều khiển chống tắc nghẽn là một vấn đề phức tạp, nhất là khi mạng ngày càng phát triển rộng lớn, dịch vụ gia tăng nhanh, các dịch vụ mới ngày càng nhiều, số lƣợng ngƣời sử dụng tăng vọt và biến đổi động. Đây là một lĩnh vực đang rất đƣợc quan tâm nhằm tìm ra giải pháp tối ƣu trong việc sử dụng hiệu quả tài nguyên mạng, đặc biệt quan trọng khi ứng dụng trong quy hoạch, thiết kế, điều hành và quản lý mạng.

Luận văn đã tập trung vào việc tìm hiểu và trình bày các vấn đề về mạng NGN, các nguyên lý điều khiển tắc nghẽn và các kỹ thuật, phƣơng pháp điều khiển tắc nghẽn trong môi trƣờng mạng hiện nay. Các kiến thức đƣợc tổng hợp và phân tích trong luận văn có thể làm tiền đề cho các kết quả nghiên cứu sâu hơn về các phƣơng pháp điều khiển tắc nghẽn trong môi trƣờng mạng mới.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt đƣợc của luận văn, hƣớng phát triển là nghiên cứu sâu hơn về các phƣơng pháp điều khiển tắc nghẽn, xây dựng các công cụ để mô phỏng và thực nghiệm trong phạm vi nội dung này.

Do kiến thức còn hạn hẹp nên nội dung luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và những ngƣời quan tâm đến lĩnh vực này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Tiến Ban (2007), Giáo trình kỹ thuật viễn thông, Học viện công nghệ Bƣu chính Viễn thông.

2. Học viện công nghệ Bƣu chính Viễn thông, Bài giảng NGN.

3. Đoàn Trung Kiên (2012), All IP, công nghệ mạng thế hệ tiếp theo, http://www.ipmac.vn.

4. Hồ Đức Lĩnh (2011), Điều khiển tránh tắc nghẽn trong mạng IP, Tạp chí Đại học Đông A.

5. Võ Thanh Tú, Nguyễn Thúc Hải (2006), Tích hợp cơ chế điều khiển gói báo nhận và quản lý hàng đợi trong điều khiển lưu thông mạng, Tạp chí Bƣu chính Viễn thông.

Tiếng Anh

6. Bartek Peter Wydrowski (2003), Techniques in Internet Congestion Control, Electrical and Electronic Engineering Department - The University of Melbourne.

7. Behrouz A. Forouzan (2006), Data Communications and Networking,

McGraw-Hill.

8. D. Papadimitriou, Ed., M. Welzl, M. Scharf and B. Briscoe (2011), Open Research Issues in Internet Congestion Control (RFC 6077).

9. D-M. Chiu and R. Jain (1989), “Analysis of the Increase and Decrease Algorithms for Congestion Avoidance in Computer Networks”, Computer Networks and ISDN Systems, 17, pp.1-14.

10. Dr.Subarna Shakya, Anup Sainju (2010), “ECN Congestion Control Mechanism in IP Networks”, Journal of the Institute of Engineering, Vol. 8, No. 1, pp. 12-24.

11. H.Balakrishnan, S. Seshan (2001), The Congestion Manager (RFC 3124).

12. H.M. Shirazi (2009), “Smart Congestion Control in TCP/IP Networks”,

13. I.Stoica, S. Shenker, and H. Zhang (1998), “Core-stateless fair queueing: Achieving approximately fair bandwidth allocations in high speed networks”,

In Proceedings of ACM SIGCOMM’98, pages 118–130.

14. K.Ramakrishnan, S. Floyd and D. Black (2001), A Proposal to add Explicit Congestion Notification (ECN) to IP (RFC 3168).

15. Kenichi Hatakeyama and Shin-ichi Kuribayashi (2008), “Proposed congestion control method for all-IP networks including NGN”, Advanced Communication Technology, ICACT 2008, 10th International Conference on; pp.1082 – 1087.

16. L.Kalampoukas, A. Varma, and K. K. Ramakrishnan (2002), “Explicit window adaptation: A method to enhance TCP performance”, IEEE/ACM Transactions on Networking, 10(3):338–350.

17. M. Allman, V. Paxson and W. Stevens (1999), TCP Congestion Control (RFC 2581).

18. M. Savori (2004), “Improving congestion control in IP-based networks using feedback from routers”, Technical Report TKN-04-008.

19. M. Savori (2004), Improving Congestion Control in IP-based Networks by Information Sharing, Dissertation of Doctor of Engineering,Technical University of Berlin.

20. M. Welzl, W. Eddy (2010), Congestion Control in the RFC Series (RFC 5783).

21. Michael Welzl (2005), Network Congestion Control- Managing Internet Traffic, John Wiley&Son, Ltd.

22. S.Floyd (2000), Congestion Control Principles (RFC 2914).

23. S. Floyd, M. Allman, A. Jain, Pasi Sarolahti (2007), Quick - start for TCP and IP(RFC 4782).

24. Steven H. Low, Fernando Paganini and John C. Doyle (2002), “Internet Congestion Control”, IEEE Control System Magazine.

25.Y. Pryadkin, D. Katabi (2007), Specification for the Explicit Control Protocol (XCP) (draft-falk-xcp-spec-03.txt)

Một phần của tài liệu Điều khiển chống tắc nghẽn trong mạng NGN toàn IP (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)