QS-TCP (Quick Start TCP)

Một phần của tài liệu Điều khiển chống tắc nghẽn trong mạng NGN toàn IP (Trang 75 - 77)

Bắt đầu nhanh cho TCP (QS-TCP) đã đƣợc đề xuất năm 2002 bởi Jain và Floyd nhƣ là một cách để tăng cửa sổ khởi tạo của một kết nối TCP. Trong thủ tục thiết lập kết nối TCP (TCP SYN và TCP SYN/ACK) phía gửi TCP chèn một yêu cầu QS (QS Request) vào gói TCP nó bao gồm tốc độ khởi tạo mà phía gửi muốn truyền. Mỗi bộ định tuyến dọc theo đƣờng truyền xác nhận liệu nó có thể đáp ứng yêu cầu lƣu lƣợng mới này. Nếu nó có thể đáp ứng yêu cầu mới này thì nó sẽ truyền yêu cầu QS Request đi, ngƣợc lại nó sẽ giảm tốc độ dữ liệu đến một giá trị mà nó có thể hỗ trợ [18,19,23].

Để làm đƣợc điều đó bộ định tuyến cần thiết phải giám sát sự khác nhau của trọng tải hiện tại và dung lƣợng sẵn sàng và những yêu cầu QS trong thời gian gần đây. Không bộ định tuyến nào đƣợc phép tăng theo yêu cầu tốc độ và vì vậy tốc độ tự thừa nhận đƣợc xác định bởi nút cổ chai (bottleneck). Chú ý

rằng nút cổ chai có thể ở bất kỳ bộ định tuyến nào trên đƣờng truyền. Nhƣng nó cũng có thể là TCP phía ngƣời gửi trong trƣờng hợp ứng dụng yêu cầu nhỏ hơn đƣờng truyền dữ liệu hỗ trợ, hoặc TCP phía nhận trong trƣờng hợp nó chỉ là dung lƣợng xử lý tốc độ thực sự.

Khi yêu cầu QS tới TCP phía nhận, một đáp ứng QS (QS response) tƣơng ứng đƣợc tạo ra và chèn vào một thông báo nhận đƣợc gửi trở về phía gửi. Nhận đƣợc đáp ứng QS, TCP phía gửi điều chỉnh cửa sổ chống tắc nghẽn khởi tạo theo tốc độ dữ liệu chỉ ra trong đáp ứng QS. Bởi vì tốc độ dữ liệu chỉ ra là bit/giây nên nó đƣợc truyền vào trong một cửa sổ chống tắc nghẽn thích hợp, xác định giá trị RTT và kích thƣớc gói. Để tránh lƣu lƣợng bùng phát, phía gửi tăng dữ liệu từng bƣớc vào cửa sổ khởi tạo. Để tăng thêm sức mạnh chống lại các lỗi về tốc độ và giá trị ƣớc lƣợng RTT, pha truyền cửa sổ khởi tạo (QS-) đƣợc kết thúc trong trƣờng hợp mất gói, hoặc nếu nhận đƣợc thông tin báo đã nhận đƣợc với các gói QS tăng dần từng bƣớc. QS-TCP đòi hỏi tất cả các bộ định tuyến, TCP phía gửi và TCP phía nhận hỗ trợ khởi tạo nhanh (QS). Cơ chế này đƣợc dựa trên một bộ đếm bƣớc truyền (hop) QS nó đƣợc so sánh với bộ đếm bƣớc truyền giao thức IP (dựa trên trƣờng Time-to-live).

Trong khi đề xuất QS-TCP ban đầu nhằm mục đích xác định cửa sổ TCP khởi tạo, một cập nhật gần đây của QS-TCP cũng đề cập đến một sự mở rộng đầy tiềm năng cho phát triển QS. Các sự mở rộng có thể khác cho phép một kết nối đƣa ra một là nó đi lên hay đi xuống, hoặc kích hoạt một tín hiệu khi điểm đính kèm vào một nút đầu cuối thay đổi, ví dụ do IP di động (mobile IP).

Trong một ngữ cảnh tƣơng tự QS cũng có thể đƣợc mở rộngđể làm việc với các giao thức truyền tải mới khác. ví dụ SCTP có thể ứng dụng QS khi chuyển mạch giữa các đƣờng khác nhau. Tính hợp lý của QS vẫn còn đang đƣợc điều tra nghiên cứu tiếp. Bởi vì các bộ định tuyến nhận các yêu cầu QS dựa trên cơ sở đến trƣớc phục vụ trƣớc (first-come-first-served) nó có thể đƣợc mong đợi là các luồng đến “sớm” nhận tốc độ dữ liệu lơn hơn các luồng đến “sau”.

3.11. Kết luận chƣơng

Chƣơng này đã hệ thống các phƣơng pháp điều khiển tắc nghẽn đƣợc cải tiến để phù hợp với môi trƣờng mạng mới, tập trung vào các phƣơng pháp điều khiển tắc nghẽn theo cơ chế phản hồi thông tin từ bộ định tuyến. Phần tiếp theo sẽ so sánh và phân tích khả năng ứng dụng của các phƣơng pháp điều khiển tắc nghẽn đã đƣợc mô tả trong môi trƣờng mạng NGN toàn IP.

CHƢƠNG 4 – PHÂN TÍCH CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TẮC NGHẼN VÀ ỨNG DỤNG

Một phần của tài liệu Điều khiển chống tắc nghẽn trong mạng NGN toàn IP (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)