TRUYỆN NGẮN KHÁC THUỘC GIAI ĐOẠN 1930-1945
Văn học Việt Nam 1930-1945 bị chi phối bởi hệ tƣ tƣởng thống trị, tức là hệ tƣ tƣởng tƣ sản (bao gồm cả tƣ tƣởng thực dân) và hệ tƣ tƣởng phong kiến. Mặt khác, nó cũng chịu ảnh hƣởng bởi những phong trào cách mạng do Đảng cộng sản lãnh đạo. Tác động của văn học nƣớc ngoài đến các khuynh hƣớng văn học thời kỳ này cũng rất đa dạng và phức tạp. Thế giới quan của các nhà văn tiểu tƣ sản trí thức lại đầy mâu thuẫn và quá trình sáng tác của họ không phải lúc nào cũng thuần nhất. Chính những điều kiện nói trên đã làm xuất hiện trên văn đàn nhiều khuynh hƣớng, nhiều phong cách đa dạng, phức tạp và luôn luôn dao động, chuyển hoá. Ở lĩnh vực truyện ngắn, ngƣời ta thƣờng chia ra các khuynh hƣớng nổi bật là: hiện thực phê phán, lãng mạn, trữ tình. Các nhà văn lãng mạn Khái Hƣng, Nhất Linh, Thế Lữ, Lan Khai,… từng làm say mê độc giả đƣơng thời, nhất là thanh niên ở thành thị và thanh niên có học ở nông thôn vì sự lên án, đả phá đại gia đình phong kiến, kêu gọi hƣởng ứng cuộc đấu tranh mới - cũ, đòi giải phóng cái “tôi”, đòi một cuộc sống hiện đại mà trong đó cá nhân mỗi con ngƣời đƣợc tự khẳng định mạnh mẽ trƣớc xã hội. Cùng một hƣớng khai thác và sáng tạo dựa vào sự kết hợp giữa sự việc của đời sống khách quan và những cảm xúc chủ quan, mạch truyện của các nhà văn Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh,… đã đi vào khám phá đời sống tinh thần, nói lên vẻ đẹp nội cảm của tâm hồn con ngƣời trƣớc cuộc sống với một ngôn ngữ nhiều chất thơ, trữ tình. Với các tác giả nhƣ Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, … thì truyện ngắn lại đƣợc sáng tác theo phong cách những nhà văn hiện thực.
Nguyễn Công Hoan là ngƣời đầu tiên khẳng định phƣơng pháp hiện thực phê phán trên lĩnh vực truyện ngắn. Ông rất nhạy cảm với tình trạng bất công sừng sững trong xã hội có áp bức bóc lột, tình trạng đổ nát đạo đức, phá hoại những giá trị tinh thần truyền thống. Ông có xu hƣớng “lật mặt trái” để phơi trần cái tàn ác, đê tiện, xấu xa của “bọn giàu”, từ địa chủ cƣờng hào ở thôn quê đến những ông chủ, bà chủ, những tiểu thƣ gái mới đua đòi, hƣ hỏng ở thành thị. Đằng sau tiếng cƣời giòn giã, sảng khoái của nhà văn thƣờng chất chứa niềm phẫn uất, thái độ căm ghét, ý thức vạch mặt sự hoành hành của cái ác, cái xấu, cái đểu, cùng nỗi đau xót trƣớc số phận khốn khổ của ngƣời dân lành trong cái trật tự không có chút công lý nào đó. Nguyên Hồng bƣớc vào nghề văn từ rất trẻ, và ông đã tự vạch ra con đƣờng riêng cho mình: trở thành nhà văn của những người lao động cùng khổ. Mỗi truyện của Nguyên Hồng là một cảnh đau thƣơng, lắm khi thật rùng rợn, của những phu phen bến tàu bến xe, những ngƣời đàn bà buôn thúng bán bƣng, những kẻ ăn mày, gái điếm, lƣu manh,… Nguyên Hồng chẳng những thấu hiểu sâu sắc nỗi khổ không cùng của ngƣời nghèo mà ông còn có một niềm tin mãnh liệt vào bản chất tốt đẹp của họ. Trong văn học hợp pháp đƣơng thời, hiếm có nhà văn có đƣợc cái nhìn tri âm, thái độ trân trọng thật sự đối với ngƣời nghèo đến thế. Điều này thể hiện đậm nét nhất ở hình tƣợng ngƣời phụ nữ lao động, nhân vật chính của hầu hết truyện ngắn Nguyên Hồng (Hàng cơm đêm, Người con gái, Cô gái quê, Đây bóng tối, Người mẹ không con, Bố con lão Đen,…). Nguyên Hồng đã đem đến dòng truyện ngắn hiện thực phê phán một phong cách mới mà nét nổi bật là giọng trữ tình thiết tha, sôi nổi tràn đầy tin yêu. Đƣơng thời, không mấy ai biết đến cây bút đầy tài năng Nam Cao, nhƣng
từ sau khi ông mất, tác phẩm của ông càng ngày càng có sức hấp dẫn đặc biệt với công chúng. Sức hấp dẫn đó trƣớc hết là ở tính chân thực, chân thực đến kinh ngạc. Dƣờng nhƣ những gì ông viết toàn là điều có thật. Nam Cao vận dụng rất hiệu quả nghệ thuật phân tích tâm lý trong truyện ngắn. Trong khuôn khổ của những cấu trúc tự sự nhỏ, ông đã để cho những mạch tâm lý vận động để bộc lộ tính cách. Do sống sâu sắc cuộc sống, do tƣ duy phân tích sắc sảo lạ thƣờng, luôn trăn trở tìm tòi, khám phá cái sự thật sâu xa chứa đựng trong cái bề ngoài tầm thƣờng, nên từ những chuyện tƣởng nhƣ rất đời thƣờng, vặt vãnh, Nam Cao đã đặt ra đƣợc những vấn đề xã hội, triết học có ý nghĩa rộng lớn, sâu sắc, đầy tính nhân đạo, nhân văn. Tô Hoài lại thành công qua những khám phá về phong tục tập quán ở làng quê vùng ven thành. Không đi thẳng vào những xung đột xã hội căng thẳng mà theo thời gian tìm hiểu cuộc đời qua những trầm tích về văn hoá trong hội hè, nếp sống lâu đời của làng quê. Những truyện ngắn của Tô Hoài mang một phong vị riêng vừa vui tƣơi dí dỏm, vừa thầm lắng xót xa. Theo xu hƣớng khám phá những phong tục tập quán này còn có các nhà văn Vũ Bằng, Thanh Châu, Bùi Hiển, Kim Lân,… Truyện ngắn của Vũ Bằng, Thanh Châu mang phong vị Hà Nội. Bùi Hiển miêu tả đƣợc chất riêng của ngƣời dân xứ Nghệ. Nhà văn Nguyễn Tuân lại tìm cảm hứng cho truyện ngắn từ đề tài lịch sử với tinh thần suy tôn những giá trị văn hoá tinh thần đậm màu sắc dân tộc. Những truyện đƣờng rừng của Lan Khai là những truyện tình lãng mạn, trong không gian rừng núi “man rợ bí mật”, với một màu sắc lịch sử huyền ảo.
Trong quá trình phát triển của văn học, trong thực tiễn sáng tác văn học, văn học lãng mạn, trữ tình và văn học hiện thực phê phán tuy có những chỗ khác nhau về chất, có khi chống đối nhau gay gắt, song vẫn có những cơ sở thống nhất chung, nên thƣờng có mối quan hệ qua lại, chịu ảnh hƣởng của nhau, thâm nhập lẫn nhau tới mức khó phân biệt ranh giới giữa chúng. Các nhà văn Nguyễn Tuân, Thanh Tịnh, Thạch Lam, … đều đã có những tác phẩm vƣợt ra khỏi ranh giới của dòng lãng mạn để nhập vào văn học hiện thực phê phán, hƣớng ngòi bút về phía đời sống hoặc lên tiếng phê phán hiện thực trên một lập trƣờng nhân đạo tiến bộ. Khi văn học càng phát triển, trƣởng thành thì càng nảy nở những phong cách sáng tác khác nhau và không phải phong cách nào cũng nổi rõ nhất nét điển hình của phƣơng pháp sáng tác, khiến cho việc phân ranh giới giữa các dòng văn học càng khó khăn. Vì vậy, việc sắp xếp các nhà văn vào dòng này, dòng kia thƣờng chỉ có một ý nghĩa tƣơng đối và ít nhiều có tính chất quy ƣớc. Nhà văn phong tục Trần Tiêu với bút pháp “tả chân” khách quan không mấy “lãng mạn”, chuyên viết về sinh hoạt nông thôn, cũng đã có những sáng tác miêu tả khá chân thực, cảm động về đời sống tình cảm của ngƣời nông dân đƣơng thời. Thạch Lam, đại diện tiêu biểu của dòng truyện ngắn trữ tình có cả một loạt sáng tác viết về số phận hẩm hiu của ngƣời nghèo, ngƣời phụ nữ, có thể coi là hiện thực chủ nghĩa. Người con gái của Nguyên Hồng là một truyện ngắn hiện thực nhƣng đƣợc viết với một bút pháp trữ tình thơ mộng.
Trong sự thành công rực rỡ của truyện ngắn 1930-1945, dòng truyện ngắn trữ tình tuy số lƣợng tác phẩm không đồ sộ, số lƣợng tác giả không đông đảo, nhƣng bản thân sự tồn tại phong cách của mỗi tác giả nhƣ một tất yếu đã có giá trị khẳng định rõ ràng. Và nó có cùng một điểm chung với toàn bộ mảng sáng tác truyện ngắn rất bề bộn, gồm nhiều xu hƣớng, phong cách khác nhau trên văn đàn là: ít nhiều làm hiện lên hình ảnh quê hƣơng đất nƣớc Việt Nam với cảnh sắc, hƣơng vị riêng, bình dị và thân thuộc vô cùng, hình ảnh và con ngƣời Việt Nam trong một thời kỳ nhiều gian nan thử thách mà vẫn mang vẻ đẹp tinh thần độc đáo, nhuần nhuỵ yêu thƣơng và bền bỉ, gan góc, đầy sức sống.