CÁCH LỰA CHỌN ĐỀ TÀI, XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 (Trang 71 - 73)

Nằm trong mạch truyện ngắn trữ tình nên truyện của Thanh Tịnh cũng xoay quanh những đề tài quen thuộc của các nhà văn cùng phong cách. Ông viết nhiều về các đề tài sinh hoạt, phong tục chốn làng xóm, hƣơng thôn miền Trung - nơi ông đã sinh thành - những ký ức luôn đeo đuổi ông trong suốt cuộc đời. Ở đó, ông để cho ngòi bút của mình đƣợc thoải mái tung hoành kể và tả về thiên nhiên, về tập tục, về sinh hoạt đời thƣờng của làng và ngƣời dân làng. Khảo sát chỉ qua một số truyện đã thấy ông dùng rất nhiều những từ, cụm từ riêng biệt, đặc trƣng của chốn nông thôn này. Từ tên truyện: Quê mẹ, Quê bạn, Ra làng, Làng, Một làng chết, Bến Nứa, Con so về nhà mẹ, Am cu ly xe,… đến nội dung thì đầy rẫy các từ, cụm từ chỉ địa danh hoặc các phƣơng ngữ: xóm chợ lá làng Thiên,

thuyền, bến, cô lái đò, làng Viễn Trình, chợ Thiên, làng Mỹ Lý, làng Duyên Hải, chân đồng làng, làng Đồng Yên, chùa Đồng Tâm, mợ, cậu, ngày kỵ, khới, ra làng, xã thuyền, hương thơ, đình, am, miếu, ôn mệ, mõ, chị xâu, nằm nơi, lót ổ, nằm bếp, cúng khẫm tháng, rinh, nghiễn chuyện, sông An Cựu, lạch, ôn, mắc việc,… Khoảng 60 năm sau thời của Thanh Tịnh - Thạch Lam, tức là vào những năm đầu thế kỷ XXI này, văn đàn Việt Nam cũng xuất hiện một nữ nhà văn trẻ đi theo phong cách trữ tình với những truyện ngắn viết về các đề tài nông thôn miền quê Nam bộ - những hồi tƣởng về quá khứ đƣợc nghe kể lại hay đó chính là những ký ức mà tuổi thơ chị đã trải qua. Đó là Nguyễn Ngọc Tƣ với Dòng nhớ, Chợ nổi Cà Mau, Qua cầu nhớ người, Nước chảy mây trôi, Lý con sáo sang sông, Đất Mũi phù sa, Tháng chạp ở rạch Bộ Tời,… Nếu Thanh Tịnh là nhà văn của làng Mỹ Lý, của chốn hƣơng thôn miền Trung thì cũng có thể gọi Nguyễn Ngọc Tƣ là nhà văn của miệt vƣờn Nam bộ. Nhƣ vậy là văn mạch của dòng truyện ngắn trữ tình thời 1930-1945 vẫn tiếp tục chảy và ảnh hƣởng tới các nhà văn trẻ ngày nay.

Không bị lệ thuộc bởi những sự kiện, biến cố bên ngoài giàu xung đột, giàu kịch tính, những điểm “gút” đột ngột làm đảo ngƣợc, thay đổi tình thế nhƣ các nhà văn hiện thực, Thanh Tịnh - giống nhƣ các nhà văn trữ tình khác, chọn cốt truyện tâm lý (Phan Quốc Lữ) - loại cốt truyện chỉ chú ý tới những cơn thăng trầm trong cảm xúc của nhân vật, tức là những sự cố, những trạng thái tâm lý nhân vật. Vì thế, trong truyện của ông, cái gây ấn tƣợng nhiều cho ngƣời đọc chính là những trạng thái cảm xúc của

nhân vật. Con so về nhà mẹ khiến ngƣời đọc xúc động không phải vì cuộc đời vợ chồng cô Hoa quá cơ hàn, không chỉ vì cái tình của vợ chồng cô, của cô đối với đàn con, mà phần nhiều vì Thanh Tịnh đã mô tả quá tài tình những thay đổi trong cảm xúc của cô với những câu nhƣ: “Và thấy chồng nói chuyện may rủi với giọng say sƣa, cô cũng không muốn đến gieo sự buồn nản”, “Cô Hoa phần nhớ chồng, phần thƣơng con liền đƣa vạt áo nâu lên chặm nƣớc mắt”. Hoặc nhƣ nỗi buồn mênh mang của lòng ngƣời đã xa lánh nơi tục thế khi xuân về: “Một luồng máu lạnh nhƣ đến tràn ngập trong lòng và bắt sƣ cụ tê mê một lúc”, “Sƣ cụ muốn thở dài cho lòng đỡ nặng nhƣng ngập ngừng chỉ dám dứt hơi ra từng đoạn ngắn” (Một đêm xuân). Truyện của Thanh Tịnh có những cốt truyện tự sự rất đơn giản, chỉ cốt để kể lại, hoặc chỉ giống nhƣ một tuỳ bút (Tình trong câu hát, Tôi đi học), không có cốt truyện.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)