II. TIẾNG NÓI KHẲNG ĐỊNH NHỮNG GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƢỜ
1. Lòng nhân ái xót thương và thái độ trân trọng con ngườ
Đọc truyện ngắn của Thanh Tịnh ngƣời ta dễ dàng nhận thấy sự yêu thƣơng, trân trọng mà tác giả dành cho những thân phận nghèo khổ, bất hạnh. Khác với các nhà văn hiện thực che giấu tình cảm thật của mình dƣới lớp ngôn từ lạnh lùng, tỉnh táo nhƣ Nam Cao, Vũ Trọng Phụng; cũng không giống với các nhà văn cùng phong cách nhƣ Thạch Lam trải tình thƣơng từ góc nhìn của một con ngƣời biết mình ở tầng lớp khác (dù là ý thức hay vô thức), Hồ Dzếnh thì lại là cái tình dồn nén đầy mặc cảm tự ti; Thanh Tịnh dƣờng nhƣ chất phác, hồn nhiên, trong sáng hơn và do đó cũng gần gũi hơn với những con ngƣời có số phận không may mắn. Đó có lẽ cũng là do cái bản chất chân thật, hồn hậu, “Tôi đến đây mót lƣợng từ bi! Mót điều nhân nghĩa chứ mót chi lúa ngài” của những ngƣời dân miền Trung, hay ngƣời dân xứ Huế vốn nhiều những câu hò, điệu ca ngân dài theo tiếng vọng của các dòng sông. Xƣa nay văn chƣơng vẫn đem thân phận con ngƣời làm cớ để gửi gắm nỗi lòng, bởi văn chƣơng đích thực không thể ra ngoài vòng tục lụy nhân sinh. Nhà phê bình Hàn Thuỷ khi bàn về tác phẩm của nhà văn Mai Ninh, đã viết : “…đôi khi ngƣời ta tự hỏi: có phải văn chƣơng là để chuyên chở nỗi đau về thân phận con ngƣời, hay chính thân phận con ngƣời là cái cớ để làm văn chƣơng? Chỉ biết, văn
chƣơng nhƣ thế có khả năng vừa khơi mở vừa xoa dịu nỗi đau thân phận” [86]. Không quá chú trọng vào miêu tả những tình tiết, biến cố nghiệt ngã của cuộc đời con ngƣời nhƣng truyện ngắn của Thanh Tịnh vẫn có khả năng vừa khơi mở vừa xoa dịu nỗi đau thân phận. Đó là số phận của hai ông cháu làm nghề kéo xe bên ga Văn Xá trong Am cu ly xe. Dù chăm chỉ, dù vất vả, nhƣng hai ông cháu vẫn không dễ kiếm đƣợc miếng ăn. Bởi “Bƣớc chân lên xe ngƣời già mù, thì ngƣời khổ chƣa hẳn là ngƣời phải kéo mà thật ra là ngƣời đƣợc ngồi. Huống chi ở đây lại phải chịu một cái tội trông một đứa trẻ chạy không kịp thở, ngã tới vờn lui, theo bƣớc chân của một ông già yếu đuối. Nên nhiều ngƣời thƣơng hại không muốn đi xe. Nhƣng lòng nhân đạo càng ban truyền ra, ngƣời kéo xe mù lại càng túng thiếu”. Thật trớ trêu khi tình thƣơng mà con ngƣời trao tặng cho nhau trong cuộc sống đôi khi lại không mang tới đƣợc lợi ích đích thực. Nỗi đau
dƣờng nhƣ lên đến tột đỉnh khi Thanh Tịnh đẩy cái tình nhân đạo của con ngƣời vào một hoàn cảnh trớ trêu khác “Có gì đâu, không thấy khách và muốn ông nó vui lòng, thằng bé đã bê một tảng đá nặng đặt lên nệm xe và dìu ông nó chạy… Nhƣng ông nó vẫn chạy, vì mù quáng, vì đói rách nên lòng vẫn hy vọng những chuyện không bao giờ có đƣợc. Và biết ra thì thêm khổ”. Thằng bé non nớt muốn đem hy vọng đến cho ông, ông già mù thì hy vọng vào điều kỳ diệu, để rồi thật bất hạnh, ông đã chết giữa đêm lạnh, khi mà “Con đò đã cắt đƣờng qua từ lâu, không đem đƣợc lòng từ thiện của bến kia qua bao trùm nỗi thảm thƣơng của bờ nọ”. Đó còn là số phận bi đát do cảnh nghèo của hai vợ chồng bác Diệm trong Ngậm ngải tìm trầm. Vì muốn cho vợ con đỡ khổ, bác Diệm trai đã ngậm ngải vào rừng tìm trầm và không may hoá thành nửa ngƣời nửa thú. Nhƣng dù đã hoá thú thì lòng bác vẫn là lòng ngƣời. Bác vẫn nhớ vợ con. Bác vẫn muốn
đƣợc trở về với mái ấm gia đình, bên ngƣời vợ và hai đứa con thơ. Tiếng rú của con ngƣời hoá thú này chính là tiếng kêu tuyệt vọng, uất hận biết mình đã vĩnh viễn bị loại ra khỏi cộng đồng loài ngƣời. Còn ngƣời vợ đáng thƣơng vẫn “âm thầm nằm đợi nghe tiếng rú […] Bác ôm mặt khóc rất thê thảm. Con hổ cũng rú lên một hơi dài nhƣ để đáp lại tiếng lòng của vợ. Tiếng rú nghe lạnh và buồn”. Và cuối cùng thì “Dãy núi Truồi từ đó đã nhƣ một bức thành kiên cố chia đôi tình nhân loại với cảnh huyền bí của sơn lâm”. Câu chuyện mang sự bí ẩn của rừng thƣợng ngàn, buồn và thấm đậm
tình ngƣời.
Hình ảnh ngƣời phụ nữ khát khao hạnh phúc là đề tài đƣợc Thanh Tịnh quan tâm nhiều. Nhƣ bao nhà văn khác, ông hiểu và thƣơng cảm với ngƣời phụ nữ Việt Nam bao đời nay vất vả, tảo tần, nhẫn nhịn, hy sinh tất cả vì chồng, vì con. Họ là những cô Hoa bụng mang dạ chửa sắp đến ngày sinh nở vẫn đi mót lúa cho đàn con có thêm miếng cơm; những cô Phƣơng ngày ngày chở đò một mình kiếm tiền nuôi con, mơ ƣớc một hạnh phúc lứa đôi không thể đến đƣợc nữa; những cô gái nhƣ Duyên, Sƣơng, Hƣơng với những khát khao tình yêu tuổi trẻ; những bác Diệm gái ngày đêm ngóng chồng,… Thanh Tịnh đã dành rất nhiều tình cảm trân trọng của mình cho những ngƣời phụ nữ đáng thƣơng, đáng quý này.
Những tình cảm gia đình nhƣ tình phụ tử, tình chị em ruột thịt, tình vợ chồng,… thƣờng đƣợc nhắc đến một cách trân trọng trong truyện ngắn Thanh Tịnh. Hai chị em Ba và Tiên trong Chị và em cũng tinh nghịch nhƣ bao trẻ khác nhƣng rất thƣơng yêu nhau. Tuổi thơ của hai chị em trôi qua
êm đềm với “những buổi gần gụi nũng nịu ở cạnh chị thân yêu, đƣợc cƣời cợt nhau, trìu mến nhau hay giận dỗi nhau để lại yêu dấu nhau đậm đà hơn trƣớc”. Nhà của đôi vợ chồng trẻ trong Người cha là “Một thế gian chan chứa sự thân yêu, nũng nịu và ngây thơ”. Ở đó có bé Li hai tuổi sống trong sự yêu thƣơng nồng nàn của cha mẹ. Ngƣời cha trẻ hạnh phúc với tình cảm phụ tử do đứa trẻ mang lại.
Cuộc sống nghèo khổ vất vả đi kiếm ăn phƣơng xa không làm cho con ngƣời mất nhân tính, trái lại, kéo họ gần nhau hơn, thƣơng nhau hơn. Đó là cái tình đồng loại của những trai làng nghèo khổ đi làm ăn xa. “Họ là ngƣời của bốn phƣơng, nhƣng họ gặp và hiểu nhau trong một cảnh ngộ […] Vì thế mỗi lần hẹn sang năm gặp nhau thì lòng họ đã đón trƣớc những nỗi buồn vĩnh biệt” (Quê bạn). Họ là những ngƣời đồng cảnh ngộ, biết giúp đỡ, biết quý trọng nhau.