Trân trọng vẻ đẹp cuộc sống

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 (Trang 55 - 58)

II. TIẾNG NÓI KHẲNG ĐỊNH NHỮNG GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƢỜ

2.Trân trọng vẻ đẹp cuộc sống

Truyện ngắn Thanh Tịnh phần nhiều là những chuyện “làng” mang tên Mỹ Lý. Ở đó có dòng sông, có những bến đò, có bờ sông xanh ngắt cỏ cây. Có những con ngƣời bình dị với hoài vọng âm thầm, những tình cảm ngập ngừng, những điệu hò mái đẩy đìu hiu. Quê hƣơng của ông là nơi chốn của thơ mộng huyền ảo, của những lãng mạn thăng hoa thành ngôn ngữ. Có mấy ai, không nghĩ về những phƣơng trời cũ, về ngõ lối xƣa khi tiếp nhận những hình ảnh ấy, tầm thƣờng quen thuộc nhƣng lại gợi biết bao nỗi niềm. Truyện của Thanh Tịnh thƣờng bắt đầu từ những câu ca quen thuộc, nhƣng bao giờ cũng là những câu ca dao buồn, gợi nỗi niềm ly biệt :

Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam (Bến Nứa) Rồi mùa toóc rạ rơm khô

Bạn về quê bạn biết mô mà tìm (Quê bạn)

Thuyền về Đại Lƣợc

Duyên ngược Kim Long Đến đây là chỗ rẽ của lòng,

Gặp nhau còn biết trên sông bến nào

(Tình trong câu hát)

Có lẽ Thanh Tịnh đã mƣợn cái không gian cổ điển của văn hoá dân gian với dòng sông, con thuyền, đêm trăng, mùa gặt, mảnh sân nhà, câu hò điệu hát… để đẩy đến không gian hiện đại bằng cảm hứng lãng mạn. Bên cạnh những câu ca dao đó là những câu hò mái nhì mái đẩy vừa tình tứ lại vừa đau đớn. Lòng yêu thƣơng tha thiết, cùng với tố chất của một nghệ sỹ tài hoa, đã giúp Thanh Tịnh trở thành ngƣời “thẩm âm” xuất sắc khi nghe những câu hò trao qua đáp lại trên sông. Đây là vẻ đẹp của một giọng hò : “Vì cũng một giọng hò trong trẻo và hơi dai, câu dứt gọn và đƣa xinh nhƣ sƣơng toả” (Tình trong câu hát). Những câu hát, điệu hò của ngƣời đi thuyền trên sông bao gồm rất nhiều câu chuyện đời thƣờng, nhƣng hay nhất vẫn là những câu chuyện tình. Những câu chuyện đó “thu gọn trong câu hò mái đẩy, văng vẳng kéo dài nhƣ tiếng chuông ngân quyến gió bay rỉ rền nhƣ tiếng nức nở của vọng phu”. Trong một cuộc nói chuyện với nhà văn Nguyễn Minh Châu, Thanh Tịnh đã nói về những câu hò quê ông : “Mối dây liên lạc từ bến nƣớc đến tâm tình – là con đò chắp nối hai bờ, là con thuyền đi về trăm bến. Từ đó có giọng hò cho đêm đỡ vắng, phá đỡ

rộng, sông đỡ dài. Đúng nhƣ anh nói, phần lớn thơ văn của tôi đều bắt nguồn từ trong giọng hò, câu hát trên sông quê. Vì giọng hò này nhẹ nhàng, man mác, tả nỗi nhớ nhung bồi hồi, xao xuyến nhƣng cũng rất lƣu luyến, sôi nổi, lại đƣợm nỗi buồn xa xăm. Vì sự thật tiếng hò ấy, khúc tâm tƣ ấy không chỉ nói với ngƣời lƣớt trên sông, với ngƣời ở rải rác hai bên bờ mà chính là nói với mình. Cho nên “hờ…ơ” có khi dài nhƣ giải lụa điều, nhƣ tà áo nối, nhƣ tiếng chuông chùa hay nhƣ tiếng thở dài […] Anh thấy không, trong điệu hò ở Huế có nét nổi bật là tƣởng nhƣ dừng lại tiếp, tƣởng nhƣ hết lại nối, nói lên sự mong chờ, khắc khoải, rắc rối, bơ vơ chƣa có dấu hiệu gì ổn định cả” [61].

Truyện ngắn Thanh Tịnh tràn ngập ánh trăng. Với ông, không gian đêm trăng là là không gian lý tƣởng cho những bày tỏ kín đáo nhất, e ấp nhất, chân thực mà mãnh liệt nhất của con ngƣời. Dƣới ánh trăng mênh mông trải trên cánh đồng, dòng sông, sân nhà, lối ngõ, ngƣời dân quê có dịp phơi bày cuộc sống nội tâm của mình, những lúc ấy họ vừa sôi nổi, vừa dịu dàng, khắc hẳn thƣờng ngày. Dƣới ánh trăng, làng có một vẻ rất bình yên, với những con ngƣời nhỏ nhẹ, dịu dàng. Dƣờng nhƣ làng chƣa hề phải chứng kiến và trải qua một khủng hoảng nào đáng kể, chỉ có những nỗi éo le không tránh khỏi của từng số phận con ngƣời. Truyện của Thanh Tịnh thƣờng mở đầu bằng những câu: “Đêm ấy trăng sáng lắm” (Tình thư); “Ở vùng quê một đêm trăng” (Quê bạn); “Tôi còn nhớ rõ hôm ấy là một đêm trăng về cuối hạ” (Chú tôi);… hoặc mở đầu cho sự giãi bày tâm sự, cởi mở cõi lòng bao giờ cũng là cảnh: “đám mây đen dày đặc đã nứt nở ra dần, để lọt một thứ ánh sáng xanh rờn của mảng trăng cuối thu” (Bến Nứa); “Đêm hôm ấy trăng sáng vằng vặc” (Con so về nhà mẹ);

“Trăng đã lên cao sau đồi cát trắng” (Tình trong câu hát); “Mảnh trăng trong lúc ấy đã bắt đầu chiếu ánh sáng dịu dàng qua hàng tre trƣớc cổng” (Quê mẹ);… Dƣới ánh trăng bao dung và vô tƣ, ngƣời ta nói đƣợc với nhau những điều không thể nói vào lúc khác: cô Hoa bàn với chồng việc mình sẽ sinh con ở đâu (Con so về nhà mẹ); cô Sƣơng giãi bày mối tình thầm kín của mình (Tình thư); cô Thảo xin phép chồng về ăn giỗ (Quê mẹ); …

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 (Trang 55 - 58)