Nhìn về quá khứ với nỗi niềm nhớ tiếc sâu nặng

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 (Trang 58 - 60)

II. TIẾNG NÓI KHẲNG ĐỊNH NHỮNG GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƢỜ

3.Nhìn về quá khứ với nỗi niềm nhớ tiếc sâu nặng

Có lẽ, Thanh Tịnh đã có một tuổi thơ bình yên, trong sáng, do đó truyện của ông dƣờng nhƣ đƣợc cất lên từ ký ức, từ những hồi tƣởng miên man về dĩ vãng. Đó là một ký ức tràn ngập ánh trăng thanh bình: “Đêm ấy trăng sáng lắm. Mẹ tôi bảo chúng tôi đem ghế ra sân, để học cho mát…” (Tình thư). Ông thƣờng bắt đầu sự hồi tƣởng bằng lối kể chuyện đủng đỉnh, dân giã của những ngƣời gặp lúc thanh nhàn ngồi “ôn cố tri tân”:

năm ấy, hồi ấy, đêm ấy, ngày ba mươi tết năm ấy… Dĩ vãng thật đẹp và đã qua, dƣờng nhƣ không bao giờ trở lại nữa, bởi Thanh Tịnh luôn nhìn về nó với một sự nuối tiếc: “Đến nay, quãng đời xƣa không còn nữa, mất đi nhƣ cảnh sáng đẹp trong giấc nằm mơ. Ngày xanh tƣơi của tuổi thơ chỉ để lại trong lòng ngƣời một sự tiếc thƣơng, ngậm ngùi và êm ái” (Chị và em).

Hình ảnh ông đồ của thơ Vũ Đình Liên hình nhƣ cũng thấp thoáng trong ngôn ngữ và hình tƣợng văn chƣơng của Thanh Tịnh. Những ông đồ Nho của một thời thất thế. Nhƣ hình ảnh ông Hậu con ông Hoàng chủ nhân của một dinh cơ nguy nga một thời lừng lẫy phải viết câu đối Tết ở phiên chợ cuối năm để sinh nhai, dù “chữ ông ta viết đẹp lắm” nhƣng chỉ là hình ảnh gợi trí tò mò của những lũ trẻ con xúm nhau vây quanh nhìn

ông ta viết một cách lơ đãng không hứng thú. Hay nhƣ nhân vật trong Chú tôi, một thầy đồ của thời cũ sót lại, với những câu văn hoa buồn cƣời và lối sống hủ lậu đang dần dần tàn tạ. Trong buổi giao thời, mọi giá trị bị thay đổi. Nhƣng trong lòng những tâm hồn hoài cổ chắc không tránh khỏi nỗi ngậm ngùi. Tấm lòng hoài cổ phát xuất từ niềm yêu thƣơng quê hƣơng tha thiết đã tạo thành nỗi rung động cho ngƣời đọc.

Thời gian qua đi, dù thời thế xoay vần lƣu chuyển, với bao nhiêu ngƣời, vẫn còn âm vang vẳng lại những câu tập đọc của bài Tôi đi học, vỡ lời văn trong sáng và quá cảm động, dù nội dung chỉ là lời tự sự của một cậu bộ nhà quờ, ghi lại cảm giỏc của mỡnh trong buổi học đầu đời ở trƣờng làng. Hồi ức của Thanh Tịnh nhƣ cũn nguyờn nếp, khụng hề sờn phai vỡ ụng viết khi rời trƣờng mẹ để bƣớc vào đời. Buổi mai ấy, một buổi mai đầy sƣơng thu và gió lạnh…

Thanh Tịnh có những trang viết về tuổi học trò vẽ lại đƣợc một thời kỳ đã qua với nhiều sinh động. Đó là ngôi làng Mỹ Lý trong thời gian mới cũ giao thời. Chữ Nho cổ xƣa dần dần đƣợc chữ Pháp và Quốc ngữ thay thế. Phong tục trong làng cũng theo thời mà thay đổi. Những trƣờng học mái ngói đỏ au dần dần đã thay đổi những lớp ê a câu Tam Tự Kinh, những thầy giáo, những ông đốc mang ánh sáng văn minh đến tuổi học trò đã thay thế những cụ đồ già của thời cổ xƣa ngồi trên phản ôm xe điếu với những câu chi hồ giả dã. Những đứa trẻ lớn lên, say sƣa với những biểu tƣợng của thời đại mới, thích thú với những cầu thủ của Đội ban quê, nhìn những chuyến tàu đi qua làng với cái háo hức tìm kiếm từ phƣơng xa mang lại. Lúc ấy, đã xa lắm những lề tục hủ lậu, và đời sống đã có những cựa mình thay đổi. Những màn cúng tế, những buổi họp làng họp tổng

không còn là nỗi chú tâm của tuổi thơ. Háo hức với sự thay đổi nhƣ thế, tâm lý con ngƣời nhƣ bị những lực đối kháng. Một mặt, chê bỏ những điều cũ kỹ, nhƣng một mặt vẫn thấy bâng khuâng ngậm ngùi trƣớc những vần xoay thay đổi.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 (Trang 58 - 60)