THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 (Trang 73 - 77)

Do xây dựng cốt truyện tâm lý nên thời gian và không gian trong truyện ngắn Thanh Tịnh cũng bị ảnh hƣởng theo.

Ở nhiều truyện của ông, thời gian thƣờng thay đổi, xen cài theo chu kỳ: hiện tại - quá khứ - hiện tại (tƣơng lai gần). Trong Bến Nứa, Thanh Tịnh dùng tới 32 từ và cụm từ chỉ thời gian nhƣ: buổi chiều, hôm ấy, một giờ, chiều mai, hơn một năm, chiều, sáng mai, tám giờ, một năm, hồi đi học, mùa đông năm sau, lúc ấy, hơn hai tuổi, qua ngày tháng, xẩm tối, như mọi ngày, đến lúc này, lúc ấy, hôm ấy, về khuya, trăng hạ tuần, hôm nay, mấy ngày nghỉ, mỗi ngày mỗi khác, trước kia, lâu nay, tối hôm nay, như

trước, năm qua, ngày tháng qua, giữa đêm khuya, đêm nào cũng như đêm nào. Bến Nứa đƣợc mở đầu bằng một buổi chiều tàn buồn bã của cô lái đò đang làm công việc của mình - thời gian trong hiện tại. Tiếp đó, tác giả cho thời gian quay ngƣợc lại trở lại cách đó một năm để kể lại gia cảnh cô lái đò và ngƣời chồng không may đã quá cố. Sau những hồi ức đƣợc ngƣời kể chuyện kể lại, thời gian tiếp tục trở về với hiện tại. Kết thúc truyện là khoảng thời gian hiện tại bị ngắt quãng, đứt đoạn với những từ năm qua, ngày tháng qua, để đẩy thời gian từ hiện tại đến tƣơng lai, gợi cho độc giả nhận thấy đây là một chu kỳ đƣợc lặp đi lặp lại. Con so về nhà mẹ, Bên con đường sắt, Tình trong câu hát, Quê bạn, Một làng chết, Ngậm ngải tìm trầm… là những truyện đi theo chu kỳ thời gian nhƣ thế.

Phù hợp với những truyện hồi tƣởng về dĩ vãng, thời gian trong một số truyện khác của Thanh Tịnh lại là thời gian trong quá khứ - thời gian đƣợc kể lại từ điểm nhìn hiện tại. Ông thƣờng bắt đầu sự hồi tƣởng bằng lối kể chuyện dân giã với những cụm từ chỉ thời gian trong quá khứ xa xƣa nhƣ: tối hôm ấy (Chú tôi), đêm ấy (Tình thư), năm vừa qua (Hội chợ Huế),

hôm ấy (Rosée), buổi mai hôm ấy (Tôi đi học), năm ấy (Ra làng),… Đây đã không còn là thời gian vật lý khách quan nữa mà chính là thời gian trong tâm tƣởng tác giả, trong tâm tƣởng ngƣời kể chuyện. Không có hiện tại, không có tƣơng lai, chỉ có quá khứ hiện về với các kỷ niệm và đƣợc kể lại. Và chính vì là thời gian tâm tƣởng, thời gian của hồi ức nên bên cạnh những diễn biến của các tình tiết truyện, tác giả đã tự cho mình xen lẫn những câu, đoạn bình luận theo suy nghĩ, điểm nhìn của ngƣời kể chuyện trong thời điểm hiện tại - thời gian hiện tại trần thuật. Xét theo lôgic thông thƣờng, với những từ đƣợc gạch chân trong câu: “Theo trí non nớt nhƣng

sớm khôn của tôi hồi ấy thì tình duyên bằng thƣ của thầy ký ga với cô gái quê càng ngày càng đằm thắm, mặn mà” trong Tình thư, hay câu: “Thì có khó khăn gì đâu, cái đình làng làm đƣợc bao nhiêu năm thì bản âm nhạc kỳ quái ấy lại có bấy nhiêu tuổi” trong Ra làng chính là những câu bình luận ngoại đề của tác giả.

Không gian nghệ thuật trong truyện của Thanh Tịnh dƣờng nhƣ đƣợc tác giả chú ý dụng tâm xây dựng nhiều hơn so với thời gian nghệ thuật.

Đó là không gian làng - không gian vật thể cụ thể, một cái làng giống nhƣ bao làng quê khác của Việt Nam, nhƣng lại rất riêng, rất lạ, rất đặc trƣng của chốn hƣơng thôn miền Trung. Cái làng này có một cái tên rất đẹp và thơ: làng Mỹ Lý. Theo Thạch Lam, cái làng đó có thể không có thật trong bản đồ, nhƣng nó có thật trong tâm cảm của Thanh Tịnh. Ở cái không gian làng Mỹ Lý này cũng có dòng sông, con đò, bến nƣớc, luỹ tre xanh, tiếng hò vọng trên sông, … nhƣ bao làng quê khác của miền Trung. Có khác chăng là nó có thêm con đƣờng sắt, con tàu, cái ga xe lửa, trƣờng học dạy chữ quốc ngữ, dạy chữ Pháp,… biểu tƣợng của văn minh hiện đại so với những con đò, con thuyền truyền thống của làng quê xƣa cũ. Và sự xuất hiện của những biểu tƣợng văn minh hiện đại đã làm xáo động cái không gian thanh bình, yên tĩnh cổ truyền vốn đã tồn tại hàng nghìn năm của làng quê. Con ngƣời sống trong không gian đó dƣờng nhƣ cũng bị biến đổi theo. Họ vừa vẫn sống đời sống thanh thản nhƣ từ bao đời, vừa nhƣ bị cuốn theo ma lực của cuộc sống hiện đại mới. Bên cạnh việc lƣu giữ những câu hò vang vọng trên sông, họ háo hức tìm hiểu, đi theo cái mới, háo hức trƣớc con tàu hoả văn minh, tiện lợi, trƣớc tiếng còi tàu xé tan màn đêm yên tĩnh, trƣớc cái nhà ga mới dựng dù chỉ là ga tạm. Các thiếu

nữ thôn quê đã mong ƣớc nhiều hơn đến một cuộc tình lãng mạn với các thầy sếp ga chứ không phải với trai làng, trẻ nhỏ háo hức với chữ quốc ngữ, chữ Pháp cho dù cha ông chúng nhiều khi muốn cố giữ chữ Thánh hiền để truyền dạy… Và đi kèm theo những sự thay đổi mới mẻ đó, con ngƣời của làng quê hiền hoà này có khi cũng phải hứng chịu cả những bi kịch xót xa.

Kết cấu truyện của Thanh Tịnh thƣờng là kết cấu vòng tròn với các chi tiết đƣợc lặp lại: dòng sông, con thuyền chở khách, cô lái đò, đứa con khóc đòi cha, câu gọi đò, tiếng chuông chùa (Bến Nứa)…; với các không gian địa lý khép kín: bến làng Thiên - dòng sông - con đò chở khách trên dòng sông - chùa Đồng Tâm - bến làng Viễn Trình (Bến Nứa); dải phà Tam Giang: bến Bao Vinh - bến Đá - bến Nứa - làng Vĩnh Trị - làng Thế Chi - làng Kế Môn - làng Kim Long - làng Đại Lƣợc (Tình trong câu hát);… Khác với không gian vật thể cụ thể, khép kín, lặp đi lặp lại là không gian tâm tƣởng - không gian mở của ngƣời kể chuyện và nhân vật trong truyện. Trong không gian tâm tƣởng của ngƣời kể chuyện (tác giả), gắn với cái không gian làng Mỹ Lý yên ả và thanh bình là những không gian đêm sáng trăng tuyệt đẹp. Dƣờng nhƣ chỉ dƣới ánh trăng, làng Mỹ Lý mới thật sự đúng nhƣ cái tên gọi của nó và tồn tại nhờ ánh sáng của nó. Trong không gian đêm trăng, làng Mỹ Lý trở nên êm ả và nên thơ cùng với vẻ đẹp trữ tình của những mối quan hệ xã hội giữa những ngƣời dân trong làng. Ánh trăng tạo nên một không gian trữ tình để con ngƣời có thể sống thực với những tình cảm chân thật của mình, phô bày đời sống nội tâm phong phú, tinh tế của mình. Ở một số truyện ngắn nhƣ Bến Nứa, Am cu ly xe, Bên con đường sắt, Làng, Một làng chết, Một đêm xuân,… của Thanh

Tịnh còn xuất hiện không gian mưa và không gian sương. Đó là những không gian đầy ám ảnh bởi sự hoà quyện, lẫn lộn, đan xen giữa không gian vật thể thực và không gian tâm tƣởng của nhân vật. Tình ngƣời, cảnh vật dƣờng nhƣ không còn tách bạch nữa, tâm trạng con ngƣời hoà quyện với đất trời. Trời mƣa, trời sƣơng mù dày đặc khiến lòng ngƣời buồn tê tái hay

chính là vì lòng ngƣời buồn khiến trời cũng phải tuôn mƣa?

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)