Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 (Trang 77 - 79)

IV. NGÔN NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN THANH TỊNH

1.Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc

Nhƣ Nguyễn Mạnh Trinh đã nhận xét: “Những câu văn mang âm hƣởng thi ca với văn phong tuỳ bút sang cả làm cho trí tƣởng tƣợng nhƣ bị kích thích và đi xa hơn những phong cảnh thƣờng nhật” [58], ngôn ngữ của Thanh Tịnh rất giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.

Truyện ngắn của Thanh Tịnh có nhiều câu văn đọc lên nghe nhƣ thơ vì nó giàu hình ảnh và nhịp điệu. Một đêm xuân là một minh chứng rõ ràng cho điều này. Truyện giống nhƣ một tuỳ bút, không nhiều sự kiện đáng chú ý, chỉ có tâm trạng con ngƣời trƣớc cảnh vật. Hầu nhƣ trong mỗi câu văn ngắn, dài của truyện đều đƣợc Thanh Tịnh sử dụng các hình ảnh đẹp và thơ mộng. Thử phân tích đoạn văn mở đầu truyện: “Giữa một trái núi bốn mùa mây phủ, một mái am tranh nƣơng nhẹ mình trên một toà đá cheo leo. Chung quanh là đất thẳm trời xa mờ mịt vây tròn trong cảnh mông mênh của gió lộng. Ở đây trời màu biếc, đất màu lam và mùi sơn dã thơm ngạt ngào nhƣ hƣơng bửu toạ”. Chỉ có ba câu văn ngắn mà đủ cả. Cảnh đƣợc tả từ gần tới xa, từ cận cảnh (trái núi) đến viễn cảnh (đất thẳm trời xa); từ nhỏ bé, cụ thể (mái am tranh, toà đá, trái núi) đến rộng lớn, xa vời

(đất thẳm trời xa, cảnh mông mênh); từ thời gian (bốn mùa) đến không gian (cảnh mông mênh); từ ít (một) đến nhiều (bốn); từ màu (biếc, lam –

cảm nhận qua thị giác) đến mùi (thơm, hương bửu toạ – cảm nhận qua khứu giác); từ cảm giác (nương nhẹ mình, vây tròn, mông mênh) đến trực giác (cheo leo, thơm ngạt ngào). Ở đây, chúng tôi cho rằng các từ nương nhẹ mình, vây tròn, mông mênh đƣợc nhận thức qua cảm giác của tác giả chứ không thể qua ý thức, lý tính, cũng nhƣ các từ cheo leo, thơm ngào ngạt chỉ có thể đƣợc nhận thức bằng trực giác, trực quan. Câu đầu tiên, tác giả dùng tới bốn từ chỉ số lƣợng: ba từ một (một trái núi, một mái am tranh, một toà đá) và một từ bốn (bốn mùa). Mộtmột,duy nhất, đã thế, nó lại đƣợc lặp lại tới ba lần, càng nhƣ khẳng định sự duy nhất đó. Chỉ riêng sự đối lập giữa hai từ loại số ít và số nhiều trong cùng một câu văn đã gợi cho ngƣời ta cái cảm giác cô đơn, cô độc, riêng rẽ, lẻ bầy của mái am nhỏ. Tại sao ta biết là mái am tranh này nhỏ ? Bởi hai lẽ: thứ nhất - trong thực tế khó có mái am tranh nào lại to lớn cả, thứ vật liệu (là tranh) tạo nên nó bản chất đã mỏng manh, yếu ớt, không kiên cố bằng các loại vật liệu khác nhƣ gỗ, đá, gạch…; thứ hai - dựa vào từ nương nhẹ, nếu đã to lớn, mái am tranh này không thể nào lại nương nhẹ trên một toà đá đƣợc. Nếu so sánh về cảm giác đƣợc gợi tả bởi từng từ, ngữ, có thể nhận thấy ở câu văn này còn một sự đối lập nữa. Đó là sự đối lập về cảm giác to lớn, nặng nề, vững chắc với cảm giác nhỏ nhoi, yếu ớt, mỏng manh. Trái núi là nặng nề, toà đá là nặng nề, bốn mùa mây phủ cũng gợi cảm giác nặng nề; ngƣợc lại, mái am tranh là nhỏ nhoi, nương nhẹ gợi cảm giác mỏng manh, yếu ớt. Thêm một sự đối lập nữa giữa câu văn đầu tiên với câu văn thứ hai. Câu thứ nhất là cận cảnh, câu thứ hai là viễn cảnh. Vẫn chƣa hết, ta còn có thể tìm thấy trong đoạn văn này những cặp từ đối nhau nữa: một đối với

bốn, nương nhẹ đối với cheo leo, đất thẳm đối với trời xa, trời màu biếc

đối với đất màu lam, mùi sơn dã đối với hương bửu toạ. Về nhịp điệu, có thể thấy ở đoạn văn này tác giả sử dụng triệt để, khai thác tối đa hiệu quả của thanh bằng. Trong 58 tiếng của ba câu văn, có 23 tiếng có thanh trắc và trong số đó chỉ có 9 tiếng có dấu sắc (trái, núi, bốn, mái, đá, đất, gió, biếc, đất). Cách dùng nhiều thanh bằng trong câu, đoạn văn khiến cho nó trở nên mềm mại, dàn trải, không quá sắc xói, trúc trắc… Tất cả các hình thức nghệ thuật tác giả sử dụng trong đoạn văn cũng nhƣ trong toàn truyện đều dẫn dắt để đi tới cái mục đích cuối cùng mà tác giả muốn biểu đạt trong truyện ngắn này: sự cô đơn đến tột cùng của con người trước đất trời. Cho dù đó là con ngƣời đã xa rời cuộc sống trần tục, đã nƣơng mình nơi cửa Phật.

Trong truyện ngắn của Thanh Tịnh còn có những câu đẹp nhƣ một bức tranh: “Mảnh trăng hạ tuần rây bụi vàng trên quãng đồng lúa rộng” (Bến Nứa), “Một buổi chiều vàng rộng mênh mông” (Tình trong câu hát), “Phía ấy trăng tuôn xuống thảnh thơi và tràn ngập cả con sông đào đang uốn mình vƣơn qua đồng ruộng” (Con so về nhà mẹ),…

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 (Trang 77 - 79)