Trước tình hình ô nhiễm môi trường và suy thoáitài nguyên đang diễn ra gay gắt với mức độ phức tạp ngày càng gia tăng, đòi hỏimỗi quốc gia cần có những chiến lược, chính sách cùng các qu
Trang 1Chuyên ngành: Luật kinh doanh
Tên đề tài: Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên-Môi trường
và các vấn đề pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy
Hà Nội 2012
Trang 2MỤC LỤC 0
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 0
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 0
LỜI CẢM ƠN 0
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC.9 1 Khái niệm nước, phân loại nước và vai trò của tài nguyên nước 9
1.1 Các khái niệm về nước 9
1.2.Phân loại 10
1.3.Vai trò của nước 10
2 Ô nhiễm nước và phân loại ô nhiễm nước 13
2.1.Khái niệm 13
2.2.Phân loại ô nhiễm 14
3 Các nguồn gây ô nhiễm nước 15
3.1 Thải lượng các chất từ hoạt động công nghiệp 15
3.2 Thải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp 20
3.3 Thải lượng các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị chưa xử lý 21
3.4 Ô nhiễm do sự gia tăng dân số và phát triển đô thị vùng ven biển 23
3.5 Ô nhiễm do hoạt động hàng hải 24
3.6 Ô nhiễm do khai thác nuôi trồng thủy sản 26
3.7 Ô nhiễm do hoạt động phát triển du lịch ven biển 26
II/ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NƯỚC TẠI VIỆT NAM 27
1.Pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước 28
Trang 32 Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước 29
2.1 Nghĩa vụ của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước 29
2.2 Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, phát triển tài nguyên nước: .42
3 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước 44
4 Những quy định của pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước 48
4.1 Tầm quan trọng của việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước: 48
4.2 Nội dung các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn tài nguyên nước: 49
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TẠI VIỆT NAM 58
I THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TẠI VIỆT NAM 58
1.Ô nhiễm nước mặt 58
1.1 Hiện trạng suy kiệt nguồn nước mặt 58
1.2 Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại một số sông chính 59
2 Ô nhiễm nguồn nước dưới đất 63
2.1 Hiện tượng xâm nhập mặn 64
2.2 Ô nhiễm vi sinh và các kim loại nặng 64
3 Ô nhiễm nước biển 65
II.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC 68
1 Thực trạng về hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước 68
Trang 4cá nhân 70
3 Thực trạng xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm nguồn nước hiện nay 73
CHƯƠNG III MỘT SỐ KIỆN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NƯỚC 79
I/ BÀI HỌC KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NƯỚC TỪ MỘT SỐ QUỐC GIA 79
1.Bài học từ Mỹ 79
2 Bài học từ Singapore 80
3 Bài học từ Nhật Bản 81
4 Bài học từ Thái Lan 82
II/ PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 84
1 Phân tích nguyên nhân 84
2 Kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước 88
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
BVTV Bảo vệ thực vật
BTNMT Bộ Tài nguyên môi trường
COD Lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
JICA Tổ chức hợp tác quốc tế
KSON Kiểm soát ô nhiễm
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
WHO Tổ chức Thương mại Thế giới
SS Chất rắn lơ lửng
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban nhân dân
USEPA Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ
Trang 6BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các khu
công nghiệp thuộc các vùng kinh tế trọng điểm năm 2009 Error!
Bookmark not defined.
Biểu đồ 2: Tỷ lệ sử dụng nước của một số ngành Error! Bookmark not
defined.
Biểu đồ 3: Ước tính lượng nước thải từ hoạt động du lịch qua các năm Error!
Bookmark not defined.
Biểu đồ 4: Diễn biến hàm lượng BOD5 trung bình năm trên các sông giai đoạn
2005-2009 60Biểu đồ 5: Diễn biến hàm lượng COD trên sông Đáy qua các năm 61Biểu đồ 6: Diễn biễn dầu mỡ tại lưu vực sông Cầu 62Biểu đồ 7: Tần suất vượt QCVN(A1) của thông số ô nhiễm tại sông Đồng Nai
đoạn qua thành phố Biên Hòa 63
BẢNG
Bảng 1: Uớc tính lưu lượng và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải
sinh hoạt đô thị qua các năm Error! Bookmark not defined.
Bảng 2: Ước tính lượng thải ô nhiễm sinh hoạt của dân đô thị các tỉnh ven
biển năm 2009 Error! Bookmark not defined.
HÌNH VẼ
Hình 2: Hoạt động khai thông dòng chảy 63Hình 3: Rác thải đầy trên bãi biển Mũi Né - Bình Thuận 65
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập và quá trình viết chuyên đề tốt nghiệp, tôi xin chânthành cảm ơn tập thể các thầy, cô giáo trong khoa Luật đã tạo điều kiện giúp đỡ tôihoàn thành chuyên đề này Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thànhđến cô giáo hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy là người đã chỉ bảo,hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thànhchuyên đề
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Viện Chiến lược, Chính sách tàinguyên và môi trường đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại Viện cũngnhư đã cung cấp tài liệu cần thiết để tôi hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này.Tôi cũng chân thành cảm ơn các bạn trong lớp Luật kinh doanh 51 và bạn bè
vì đã ủng hộ và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành chuyên đề.Cuối cùng tôi xin cảm ơn các thành viên trong đại gia đình đã động viên, ủng
hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi tập trung viết và hoàn thành chuyên đềcủa mình
Trang 81.Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, khi Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội
đi cùng là những khó khăn và thách thức Trong đó, sự xuống cấp của chất lượngmôi trường là vấn đề lớn mà Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều bức xúc Môitrường không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của conngười mà môi trường còn ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và các hoạt độngnhư sản xuất, kinh doanh, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên, cơ hội đầu tư,phát triển kinh tế của một nước Trước tình hình ô nhiễm môi trường và suy thoáitài nguyên đang diễn ra gay gắt với mức độ phức tạp ngày càng gia tăng, đòi hỏimỗi quốc gia cần có những chiến lược, chính sách cùng các quy định pháp luật cụthể và chặt chẽ để bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia.Trong đó,nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống con người cũng như
sự sinh tồn của các loài Con người cùng với các hoạt động của mình không thể tồntại nếu thiếu nước Tuy nhiên, môi trường nước tại Việt Nam đang phải đối mặt vớitình hình suy kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng, tác động tiêu cực của vấn đề đang ảnhhưởng trực tiếp đến con người cũng như sự phát triển kinh tế -xã hội Việt Nam Trước thực trạng này, việc nghiên cứu nhằm xây dựng khung pháp luật về bảo vệmôi trường nước ta là rất cần thiết.Vì vậy, tôi chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp của
mình là: “Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên-Môi trường và các vấn đề pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam”.
1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát ô nhiễmnước để xây dựng cơ sở khoa học và đề ra các đề xuất, biện pháp nhằm nâng caohiệu quả pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam
Trang 94.Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập các số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu;
- Điều tra về thực trạng ô nhiễm nước và thực tiễn áp dụng pháp luật vềkiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam;
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, kế thừa các nguồn tàiliệu
5 Ý nghĩa của chuyên đề
Ý nghĩa lý luận:
Dựa trên cơ sở lý luận của việc nghiên cứu về pháp luật Việt Nam trong hoạtđộng kiểm soát ô nhiễm nước, từ đó giúp chúng ta có ý thức bảo vệ nguồn tàinguyên nước quý giá cũng như việc bảo vệ môi trường nói chung, góp phần ngănngừa và giảm thiểu các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe đời sống củacộng đồng và sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước
Trang 10Dựa trên các số liệu về thưc trạng ô nhiễm nước tại Việt Nam, thực trạng vềnhững vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại Việt Nam , chuyên đề đưa
ra các đề xuất, kiến nghị để pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước nói riêng vàpháp luật về bảo vệ môi trường nói chung được nâng cao, có hiệu quả, và quantrọng hơn hết là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của từng cá nhân, tổ chức,doanh nghiệp vì đây là những đối tượng có tác động trực tiếp đến sự thay đổitừng ngày của môi trường
6 Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trong thời gian đến thực tập tại Ban tổng hợp của Viện chiến lược,chínhsách tài nguyên và môi trường tôi đã thu nhận được nhiều kĩ năng và kinhnghiệm cần thiết phục vụ cho quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu sau này
1 Lịch sử hình thành của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
Ngày 18/09/2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 1237/QĐ-TTg thành lập Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
Trang 11Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường là đơn vị nghiên cứukhoa học thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường- có chức năng nghiên cứu cácchính sách kinh tế- xã hội liên quan đến tài nguyên và môi trường; đề xuất xâydựng chiến lược, thể chế, chính sách quy hoạch tổng thể về quản lý tài nguyên vàbảo vệ môi trường; thực hiện nhiệm vụ đào tạo và các hoạt động sự nghiệp kháctheo quy định của pháp luật.
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường có tư cách phápnhân, có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật Viện có tên giao dịchtiếng anh: Institute of Strategy and Policy on Natural Resources andEnvironment (ISPONRE)
Ngày 16/11/2006, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hànhQuyết định số 1708/QĐ-BTNMT bổ nhiệm PGS.TS Trương Mạnh Tiến (nguyên
Vụ trưởng Vụ môi trường), giữ chức Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sáchtài nguyên và môi trường
Ngày 29/12/2006, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hànhQuyết định số 2021/QĐ-BTNMT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và Môi trường
Cơ cấu của Viện lúc này bao gồm: 02 phòng chức năng (Văn phòng, PhòngKhoa học và Hợp tác quốc tế); 04 ban nghiên cứu (Ban Chiến lược, Ban Chínhsách, Ban Dự báo, Ban Kinh tế) và 03 đơn vị sự nghiệp (Trung tâm đào tạo và tưvấn khoa học, Trung tâm Dữ liệu và Phân tích hệ thống, Tạp chí Chiến lược,Chính sách tài nguyên và môi trường)
Ngày 04/3/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2008/NĐ-CP quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên vàMôi trường
Theo đó, chức năng và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã
có sự thay đổi rõ rệt phù hợp với tình hình mới, Viện Chiến lược, Chính sách tàinguyên và môi trường là đơn vị nằm trong danh sách 24 đơn vị trực thuộc Bộ
Trang 12Nguyễn Văn Tài (Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Môi trường) giữ chức Phó Việntrưởng phụ trách (Quyết định số 652/QĐ-BTNMT).
Ngày 02/7/2008, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyếtđịnh số 1326/QĐ-BTNMT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
Cơ cấu tổ chức của hiện nay Viện gồm 15 đơn vị trực thuộc, bao gồm:
03 đơn vị chức năng: Văn phòng Viện, Phòng Kế hoạch – Tài chính, PhòngHợp tác quốc tế
08 ban nghiên cứu: Ban Tổng hợp, Ban Dự báo và Chiến lược, Ban Thể chế
và Nguồn lực, Ban Kinh tế tài nguyên và môi trường, Ban Môi trường và Pháttriển bền vững, Ban Quản lý đất đai và Bất động sản, Ban Quản lý tài nguyên và
Đa dạng sinh học và Ban Biến đổi khí hậu và Biển, đảo
04 tổ chức sự nghiệp khoa học: Trung tâm Tư vấn và Đào tạo quản lý tàinguyên và bảo vệ môi trường, Trung tâm Thông tin Chiến lược, Chính sách tàinguyên và môi trường, Tạp chí Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
và Phân Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tại Thành phố
Hồ Chí Minh
Ngày 02/10/2008, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyếtđịnh số 1948/QĐ-BTNMT bổ nhiệm TS Nguyễn Văn Tài (Phó Viện trưởng phụtrách) giữ chức Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môitrường
2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
2.1 Chức năng của Viện
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường có chức năng nghiêncứu chính sách kinh tế - xã hội liên quan đến tài nguyên và môi trường; đề xuất,xây dựng chiến lược, chính sách về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước
Trang 13của Bộ; tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học và công nghệ, tư vấn, đào tạo vềquản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường có tư cách phápnhân, có con dấu và tài khoản riêng; được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phíhoạt động thường xuyên theo chế độ của tổ chức khoa học và công nghệ nghiêncứu cơ bản; có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội
2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện
a) Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng chiến lược, chính sách quản lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ, bao gồm:
- Lý luận, phương pháp luận, kinh nghiệm quốc tế, tác động của các chínhsách và tổng kết thực tiễn về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triểnbền vững;
- Giá trị, tiềm năng, lợi thế của tài nguyên và môi trường; dự báo xu thếbiến động đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, đa dạng sinh học, cảnh quan vàcác thành phần môi trường, cung - cầu đối với phát triển kinh tế - xã hội; chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
- Chiến lược, cơ chế, chính sách, thuế, phí và các công cụ kinh tế, tài chínhkhác trong quản lý đất đai, bất động sản, tài nguyên nước, địa chất - khoáng sản,bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, khí tượng thủy văn,biến đổi khí hậu, đo đạc - bản đồ, biển và hải đảo thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
- Mối quan hệ, tác động qua lại giữa quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường
và phát triển kinh tế - xã hội; phạm vi điều chỉnh của pháp luật, phân công tráchnhiệm, sự phối kết hợp trong quản lý nhà nước, hành lang pháp lý và lộ trình cảicách, hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
- Giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý tài nguyên và bảo vệ môitrường; đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực; chế độ, chính sách đốivới cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường;
- Kinh tế tài nguyên và môi trường và các vấn đề kinh tế - xã hội liên quanđến quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, kinh tế hóa ngành tài nguyên và
Trang 14đa dạng sinh học, cảnh quan và các thành phần môi trường; xác định thiệt hạikinh tế do ô nhiễm, suy thoái môi trường, thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra;
- Hiệp định, điều ước, pháp luật quốc tế; quy định liên quan đến tài nguyên
và môi trường của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tếkhác; đề xuất việc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với xu thếhội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa
b) Tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học và côngnghệ về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; tham gia thẩm định, xét duyệtcác chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học theo phân công của Bộ trưởng.c) Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật,tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chí, định mức kinh tế - kỹ thuật về quản lýtài nguyên và bảo vệ môi trường theo phân công của Bộ trưởng
d) Tổ chức đào tạo và tư vấn, liên kết đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo quy định của phápluật
e) Thực hiện hợp tác quốc tế về nghiên cứu chiến lược, chính sách quản lýtài nguyên và bảo vệ môi trường; tổ chức thực hiện các dự án hợp tác quốc tếtheo phân công của Bộ trưởng; làm đầu mối Quỹ môi trường toàn cầu
f) Tổ chức thu thập, tổng hợp, xử lý, cung cấp thông tin và xây dựng cơ sở
dữ liệu về chiến lược, chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; biêntập, xuất bản, in và phát hành các ấn phẩm về chiến lược, chính sách tài nguyên
và môi trường và các kết quả nghiên cứu của Viện theo quy định của pháp luật.g) Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ về quản lý tài nguyên vàbảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật
h) Tổ chức thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cảicách hành chính của Bộ và phân công của Bộ trưởng
i) Quản lý tài chính, tài sản thuộc Viện; thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dựtoán cấp II đối với các đơn vị trực thuộc Viện theo quy định của pháp luật
Trang 15j) Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, viên chức, người lao động theo quyđịnh.
k) Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụđược giao
l) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao
6 Kết cấu của chuyên đề :Các vấn đề pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia thành ba phần chính gồm:
Chương I : Cơ sở lý luận về kiểm soát ô nhiễm nước
Chương II : Thực trạng ô nhiễm nguồn nước và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam
Chương III : Đề xuất và kiến nghị
Trang 16CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
I Khái niệm nước, phân loại nước và vai trò của tài nguyên nước
1.1 Các khái niệm về nước
Nước là một chất lỏng thông dụng không màu, không mùi, là hợp chất hóahọc giữa hidro và oxi, có công thức hóa học H2O Nước là dung môi phân cực, nóđược dùng để hòa tan nhiều chất, và được coi là dung môi bậc nhất đối với conngười và các loài sinh vật
Theo Luật Tài Nguyên Nước: "Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, làthành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bềnvững của đất nước, mặt khác nước cũng có thể gây ra tai hoạ cho con người và môitrường" Tiếp cận về nước rất đa dạng, trên các phương diện lý hoá khác nhau cómột số khái niệm được đưa ra như sau:
Nước là một hợp chất hóa học của oxi và hidro có công thức hóa học làH2O Với các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hidro vàtính bất thường của khối lượng riêng) 70% diện tích của trái đất được nước che phủnhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khaithác dùng làm nước uống1
Trên phương diện pháp lý, theo khoản 1 Điều 3 Luật Tài nguyên nước :Nước là một thành phần của môi trường, nước là khái niệm chỉ có dạng tích tụ nước
tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác sử dụng được, bao gồm: sông, suối , kênh,rạch, biển, hồ, đầm, ao, các tầng nước dưới đất, mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụkhác
Gần với cách tiếp cận trên, ta có khái niệm tài nguyên nước:
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sửdụng vào những mục đích khác nhau Nước được dùng trong các hoạt động nôngnghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường Hầu hết các hoạt động trênđều cần nước
1 Theo Bách khoa toàn thư
Trang 171.2.Phân loại:
Tùy theo từng cách phân loại, nước có thể được chia ra thành các loại khác nhau:
a.Theo mục đích sử dụng:
Nước sử dụng cho sinh hoạt
Nước sử dụng cho nông nghiệp
Nước sử dụng cho công nghiệp
Nước sử dụng cho giao thông đường thủy
b.Theo nguồn gốc:
Tuỳ theo tính chất và đặc điểm của các nguồn nước cũng như yêu cầu quản lý và sửdụng chúng, PL phân chia nguồn nước nói chung thành từng loại trong Điều 3, luậtTài Nguyên Nước như sau:
" Nước mặt" là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo
" Nước dưới đất" là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất
“ Nước biển”
" Nguồn nước quốc tế" là nguồn nước từ lãnh thổ Việt Nam chảy sang lãnh thổ cácnước khác, từ các nước khác chảy vào lãnh thổ Việt Nam, hoặc nằm trên biên giớigiữa Việt Nam và nước láng giềng
1.3.Vai trò của nước
a.Vai trò đối với sinh vật
Đối với các sinh vật ở cạn, sau nhân tố nhiệt độ, nước (ở cả thể lỏng và thể khí
-độ ẩm trong không khí) là một nhân tố sinh thái vô cùng quan trọng Trong lịch sửphát triển của sinh giới trên bề mặt trái đất luôn luôn gắn liền với môi trường nước.Các sinh vật đầu tiên xuất hiện trong môi trường nước Quá trình đấu tranh lênsống ở cạn, chúng cũng không tách khỏi môi trường nước; nước cần thiết cho quátrình sinh sản Sự kết hợp của các giao tử hầu hết được thực hiện trong môi trườngnước, nước cần thiết cho quá trình trao đổi chất
b.Vai trò của nước đối với con người
Nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật.Nước chiếm 74% trọng lượng trẻ sơ sinh, 55% đến 60% cơ thể nam trưởng thành,
Trang 18nó liên quan đến nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng Muốn tiêu hóa, hấp thu sửdụng tốt lương thực, thực phẩm đều cần có nước.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy con người có thể sống nhịn ăn trongnăm tuần, nhưng nhịn uống nước thì không quá năm ngày và nhịn thở không quánăm phút Khi đói trong một thời gian dài, cơ thể sẽ tiêu thụ hết lượng glycogen,toàn bộ mỡ dự trữ, một nửa lượng prô-tê-in để duy trì sự sống Nhưng nếu cơ thểchỉ cần mất hơn 10% nước là đã nguy hiểm đến tính mạng và mất 20- 22% nước sẽdẫn đến tử vong
- Nước là môi trường khuyếch tán cho các chất của tế bào, tạo nên các chấtlỏng sinh học như máu, dịch gian bào, dịch não tủy-;
- Nước là dung môi cho các chất vô cơ, các chất hữu cơ có mang gốc phân cực(ưa nước) như hydroxyl, amin, các boxyl…
- Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơthể
Một người nặng 60 kg cần cung cấp 2-3 lít nước để đổi mới lượng nước của cóthể sống và duy trì các hoạt động sống bình thường 2
Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt Nước chiếm 99% trọng lượngsinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người.Tàinguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3, tập trung trongthuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km3), còn lại trong khí quyển và thạch quyển 94%lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực, 0,6% lànước ngầm, còn lại là nước sông và hồ Lượng nước trong khí quyển khoảng0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối 0,00007% tổng lượng nước trêntrái đất Lượng nước ngọt con người sử dụng xuất phát từ nước mưa (lượng mưatrên trái đất 105.000km3/năm Lượng nước con người sử dụng trong một nămkhoảng 35.000 km3, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% chohoạt động nông nghiệp) 3
2 Vai trò của nước đối với ĐDSH và hệ sinh thái nước- GS.TSKH Trương Quang Học
Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường
3 Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trang 19Nước là tài nguyên hết sức quan trọng đối với sự sống của con người, tham giathường xuyên vào các quá trình sinh hóa trong cơ thể người Phần lớn của các phảnứng hóa học liên quan đến sự trao đổi chất trong cơ thể đều có dung môi là nước.Nhờ có tính chất này mà nước đã trở thành tác nhân mang sự sống đến cho trái đất.Đối với cơ thể sống, thì thiếu nước là một hiểm họa, thiếu ăn con người có thể sốngđược vài tuần, còn thiếu nước thì con người không thể sống nổi trong vài ngày.
Vai trò của nước đối với sản xuất phục vụ cho đời sống con người
Như đã nói ở trên, nước là một yếu tố sinh thái không thể thiếu đối với sự sống và lànguồn tài nguyên có khả năng tái tạo vô cùng quí giá đối với con người Nguồnnước quyết định ít nhiều đến sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc
- Đối với khí hậu, nước là nguồn cung cấp độ ẩm duy nhất cho các quá trình bốchơi Hơi nước trong khí quyển có tác dụng giữ nhiệt lớn qua hiện tượng lồng kính
- Trong phát triển nông nghiệp, nước đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định đếnnăng suất cây trồng và vật nuôi Đặc biệt ở các quốc gia nghèo, nơi sản xuất nôngnghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân thì nước càng có vai tròsống còn Ví dụ từ một hạt cải bắp phát triển thành một cây rau thường phải cần 25lít nước; lúa cần 4.500 lít nước để cho ra 1 kg hạt Đối với nhiều loại cây trồng thì:nhất nước, nhì phân 4 Tuy vậy, do bùng nổ dân số, khai thác quá mức các nguồntài nguyên nước, tài nguyên rừng bị tàn phá trầm trọng nên các nước này đang phảiđối mặt với thách thức lớn trong viêc bảo vệ, duy trì nguồn nước cho phát triểnnông nghiệp bền vững, giải quyết vấn đề lương thực
- Trong phát triển công nghiêp và đô thị, nước cũng có vai trò to lớn Công nghiệphoá, hiện đại hoá là xu thế tất yếu trong phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia,cùng với đó nhu cầu xử dụng nước cũng tăng lên Ví dụ để sản xuất 1 tấn gang cần
300 tấn nước, một tấn xút cần 800 tấn nước5.Nước cho nhu cầu sản xuất côngnghiệp rất lớn Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tuabin, là dungmôi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học Mỗi ngành công nghiêp,mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác
4 Vai trò của nước đối với ĐDSH và hệ sinh thái nước- GS.TSKH Trương Quang Học
5 Vai trò của nước đối với ĐDSH và hệ sinh thái nước- GS.TSKH Trương Quang Học
Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường
Trang 20nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Trong sinh hoạt hàng ngày, nước là một nhu cầu thiết yếu Thiếu nước sẽ ảnhhưởng rất xấu đến chất lượng cuốc sống và phát sinh nhiều căn bệnh nguy hiểm
- Nước còn được xem là nguồn khoáng sản và năng lượng to lớn của nhân loại Đây
là một tiềm năng cần được con người khai thác và sử dụng hợp lý
Tóm lại, nước ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống và hoạt động của conngười,sự phát triển kinh tế-xã hội của bất kỳ quốc gia nào cũng không thể thiếunước Đối với Việt Nam, nước có tầm quan trọng đặc biệt, nước đã cùng với conngười làm lên nền Văn minh lúa nước tại châu thổ sông Hồng – cái nôi Văn minhcủa dân tộc, của đất nước, Việt Nam đã trở thàng là một trong những quốc gia xuấtkhẩu gạo và các sản phẩm nông sản đứng đầu thế giới
2 Ô nhiễm nước và phân loại ô nhiễm nước
Vai trò của nước rất quan trọng nên con người đã xếp nước vào một trongnhững loại tài nguyên vô cùng quý giá Nhưng cùng với tốc độ công nghiệp hoá, đôthị hoá và sự gia tăng dân số nhanh, con người ngày càng tác động mạnh mẽ đến tàinguyên nước Điều này đã làm cho tài nguyên nước có nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễmngày càng trầm trọng
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước đang là một trong những thực trạng đáng ngạinhất của sự huỷ hoại môi trường tự nhiên hiện nay
2.1.Khái niệm :
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứngcho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnhhưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật Nước trong tự nhiên tồn tại dướinhiều hình thức khác nhau: nước ngầm, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trongkhông khí Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, màcác chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học –sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước
Trang 21trở nên độc hại với con người và sinh vật Làm giảm độ đa dạng sinh vật trongnước Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đềđáng lo ngại hơn ô nhiễm đất
Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước ráccông nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:
"Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làmnhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp,nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã"
Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vikhuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chấtthải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, cácloại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phânbón hữu cơ sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suốihoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lí hoặc với khối lượng quá lớnvượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối
2.2.Phân loại ô nhiễm:
Căn cứ vào ngồn gốc gây ô nhiễm có thể phân loại ô nhiễm nước thành 2 loại là
• Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên : do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt, đưa vào
môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.Cây cối, sinh vật chết đi , chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ Mộtphần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theodòng nước ngầm hòa vào dòng lớn
Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệthống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo cácloại hoá chất trước đây đã được cất giữ
Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc docác tác nhân độc hại ở các khu phế thải Công nhân thu dọn lân cận các công trường
kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất
Trang 22nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gâysuy thoái chất lượng nước toàn cầu.
• Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới
dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vàomôi trường nước
Căn cứ theo nguồn gốc có thể phân loại ô nhiễm nước thành 3 loại là
• Ô nhiễm nước mặt
• Ô nhiễm nước ngầm
• Ô nhiễm nước biển
Cũng như không khí và ánh sáng, nước là thành tố tạo nên môi trường sốngcủa con người, nước tham gia vào quá trình tái sinh giới hữu cơ, trong quá trình traođổi chất nước đóng vai trò trung tâm, trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất nôngnghiệp nước là yếu tố quan trọng Ngoài ra trong các ngành công nghiệp, đặc biệt làtrong công nghiệp chế biến nông , lâm, thủy hải sản nước cũng không thể thiếu.Với vai trò đặc biệt như vậy thì sự ô nhiễm nguồn nước sẽ có tác hại vô cùng to lớnđối với cuộc sống của con người và các sinh vật
3 Các nguồn gây ô nhiễm nước
Nước là nguồn tài nguyên quan trọng đối với con người, đem lại sự sống chonhân loại Tuy nhiên, nguồn tài nguyên quý giá này đang dần bị chính các hoạtđộng của con người hủy hoại, gây ô nhiễm như hoạt động công nghiệp, hoạt độngnông nghiệp, việc tăng dân số và phát triển đô thị Sau đây là những nguyên nhân cụthể:
3.1 Thải lượng các chất từ hoạt động công nghiệp
Nước thải công nghiệp (industrial wastewater)
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp(QCVN40:2011/BTNMT) Nước thải công nghiệp là nước thải phát sinh từ quá trình côngnghệ của cơ sở sản xuất, dịch vụ công nghiệp, từ nhà máy xử lý nước thải tập trung
có đấu nối nước thải của cơ sở công nghiệp
Trang 23Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượnglớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn
có các kim loại nặng, sulfua,
Người ta thường sử dụng đại lượng PE (population equivalent) để so sánhmột cách tương đối mức độ gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp với nước thải
đô thị Đại lượng này được xác định dựa vào lượng thải trung bình của một ngườitrong một ngày đối với một tác nhân gây ô nhiễm xác định Các tác nhân gây ônhiễm chính thường được sử dụng để so sánh là COD ( là lượng oxy cần thiết đểoxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ), BOD5(BOD5 là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết các chất hữu cơ và sinh hóa do vikhuẩn gây ra, với thời gian xử lý nước là 5 ngày ở điều kiện nhiệt độ là 20°C ), SS(chất rắn lơ lửng)
Có nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm nước, trong đó chủyếu là do các hoạt động sản xuất Tính đến cuối năm 2011, cả nước có 283 khucông nghiệp, trong đó có 180 khu đã đi vào hoạt động 65% trong số đó có xâydựng hệ thống xử lý nước thải6 Tuy nhiên, mức độ sử dụng các hệ thống xử lý này
ở các khu công nghiệp là khác nhau, dẫn đến tình trạng nước thải chưa qua xử lýhoặc xử lý chưa triệt để từ các khu công nghiệp vẫn được xả thẳng ra môi trường,gây hại hoa màu, ô nghiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn đối với người dân lân cậnkhu công nghiệp Đặc biệt là nước thải các ngành công nghiệp nhộm, thuộc da, chếbiến thực phẩm, hóa chất có hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao, không được xử lýthải trực tiếp vào hệ thống thoát nước đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng 7
Do khai thác khoáng sản: Xử lý chất thải dưới dạng đất đá và bùn là hoạtđộng khó khăn nhất trong hoạt động khai khoáng công nghiệp, bởi vì các hóa chấtđộc hại mà con người sử dụng để tách quặng khỏi đất đá có thể lẫn trong các chấtthải Khi lượng chất thải không được xử lý xả thẳng ra môi trường bên ngoài thìchúng sẽ gây hại đối với nguồn nước xung quanh Bùn từ các khu mỏ chảy ra sôngsuối có thể gây ùn tắc dòng chảy từ đó gây lũ lụt Một lượng chất thải rất lớn baogồm chất thải rắn, nước thải và bùn thải hàng năm, không được quản lý và xử lý,gây ô nhiễm môi trường
6 Ít công khai doanh nghiệp gây ô nhiễm vì… thương hiệu- dantri.com.vn
7 Báo Thế giới Phụ nữ
Trang 24khoáng sản cũng có thể đe dọa đến đa dạng sinh học trong các thủy vực, đe dọa đếnsức khỏe của người dân gần đó, và xa hơn nữa là làm ảnh hưởng đến các cộng đồngsống phụ thuộc vào nguồn nước Các chất thải có thể làm bẩn các nguồn nước dựtrữ khác như các túi nước ngầm Xói lở từ các mái dốc không có rừng bao phủ làmcác con sông đầy ắp bùn phù sa và làm tăng khả năng lũ lụt Khai thác khoáng sảngần các lưu vực sông, đặc biệt là mỏ than hầm lò càng làm tăng thêm những nguy
cơ tai nạn do bị ngập lụt
Từ các lò nung và chế biến hợp kim: Trong quá trình sản xuất và chế biếncác loại kim loại như đồng, nicken, kẽm, bạc, kobalt, vàng và kadmium, môitrường bị ảnh hưởng nặng nề Hydrofluor, Sunfua-dioxit, Nitơ-oxit khói độc cũngnhư các kim loại nặng như chì, Arsen, Chrom, Kadmium, Nickel, đồng và kẽm bịthải ra môi trường.Một lượng lớn axít-sunfuaric được sử dụng để chế biến Chất thảirắn độc hại cũng gây hại đến môi trường Thông thường con người hít thở các chấtđộc hại này hoặc chúng thâm nhập vào chuỗi thực phẩm Bụi mịn gây hại nặng nề
và ảnh hưởng tới nguồn nước 8
Hàm lượng nước thải của các ngành công nghiệp này có chứa xyanua (CN) vượtđến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên
đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư Mức độ ô nhiễmnước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn.Điều nguy hiểm hơn là trong số các cở sở sản xuất công nghiệp, các khu chế xuất đaphần chưa có trạm xử lý nước thải, khí thải và hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêucầu bảo vệ môi trường
Tình trạng nhiều khu công nghiệp, nhà máy, khu đô thị xả nước thải chưaqua xử lý xuống hệ thống sông, hồ đã gây ô nhiễm nguồn nước trên diện rộng dẫnđến nhiều vùng có nước nhưng không sử dụng được vì bị ô nhiễm Hoạt động côngnghiệp với đặc thù là sử dụng nguồn nước tập trung với lưu lượng lớn đó cũngchính là nguyên nhân dễ gây tình trạng khai thác quá mức dẫn tới sự suy thoái, cạnkiệt nguồn nước ở những khu vực nhất định
Tại mỗi lưu vực sông, theo tình hình phát triển kinh tế xã hội trong khu vực,
tỷ lệ đóng góp lượng nước thải của các ngành có khác nhau Tuy nhiên áp lực nước
8 Báo Tia Sáng- Bộ Khoa học& Công nghệ
Trang 25thải chủ yếu từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt Ở nhiều nhà máy, xí nghiệp,đặc biệt là các nước đang phát triển lượng nước thải và các chất thải chưa qua xử lýhoặc nếu có xử lý thì chưa đạt tiêu chuẩn môi trường Mỗi ngành sản xuất có đặctrưng nước thải khác nhau Nước thải từ ngành cơ khí, luyện kim chứa nhiều kimloại nặng, dầu mỡ, khoáng, nước thải ngành dệt nhuộm, giấy chứa nhiều chất rắn lơlửng và đặc biệt là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (BOD), chất dinh dưỡng nhưhợp chất nito,photpho
Ngoài ra, việc phát triển mạnh các khu công nghiệp và khu kinh tế vùng venbiển cũng gây áp lực lên môi trường Đới với khai thác than, nước thải từ các mỏthan có thể gây tiêu cực đến môi trường vùng ven biển như gây bồi lấp, làm mấtnguồn thủy sinh, suy giảm chất lượng nước Lượng nước thải rắn trong quá trìnhkhai thác than khoảng 150 triệu m3/năm Những bãi thải ở Quảng Ninh, nhất là khuvực gần vịnh hạ Long và vinh Bái Tử Long gây ô nhiễm và ảnh hưởng tới môitrường biển tại các vùng này nghiêm trọng9
Vì vậy, nước thải từ các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp lànguồn gây áp lực lớn nhất đến môi trường nước mặt lục địa
9 Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2010
Trang 26Biểu đồ 1: Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các khu
công nghiệp thuộc các vùng kinh tế trọng điểm năm 2009
Nguồn: Trung tâm Công Nghệ Môi trường (ENTEC) ,2009; TCMT, 2010
Trang 273.2 Thải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp
Trong tổng lượng nước thải chảy ra nguồn nước mặt thì hoạt động sản xuấtnông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất vì đặc thù của ngành là sử dụng nguồn nướclớn để phục vụ tưới lúa và hoa màu Ảnh hưởng xấu của việc sản xuất nông nghiệptới tài nguyên nước đó là việc sử dụng quá lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vàphân bón hóa học bất hợp lý làm cho dòng nước bị ngấm chất này khiến cho cácloài vật sống dưới nước bị chết hoặc làm lượng nước sinh hoạt của người dân bị hạnchế trong việc tưới tiêu cây trồng
Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa khôngqua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốctrừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độchại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốcBVTV gấp ba lần liều khuyến cáo Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả cácloại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor Trong quá trình bónphân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động
Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa
sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt Đa số vỏ chaithuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bánphế liệu
Trung bình 20%-30% thuốc BVTV và phân bón không đợc cây trồng tiếpnhận sẽ theo nước mưa và nước tưới theo quá trình rửa trôi đi vào nguồn nước mặt
và tích lũy trong đất, nước ngầm dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc BVTV.Đây là hiện tượng phổ biến tại các vùng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hai châuthổ song Hồng và sông Cửu Long10
10 Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2010
Trang 28Biểu đồ 2: Tỷ lệ sử dụng nước của một số ngành
Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater):
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (QCVN 14 : 2008/BTNMT) Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân
Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phânhủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chấtrắn và vi trùng Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tảilượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau Nhìnchung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao
Nước thải đô thị (municipal wastewater): là loại nước thải tạo thành do sựgộp chung nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thươngmại, công nghiệp nhỏ trong khu đô thị Nước thải đô thị thường được thu gom vào
hệ thống cống thải thành phố, đô thị để xử lý chung Thông thường ở các đô thị có
hệ thống cống thải, khoảng 70% đến 90% tổng lượng nước sử dụng của đô thị sẽ trở
Trang 29thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống Nhìn chung, thành phần cơ bản củanước thải đô thị cũng gần tương tự nước thải sinh hoạt
Ở nhiều vùng , phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quaytrở lại vòng tuần hoàn của nước Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ônhiễm môi trường Nước thải không được xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ gâythiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể tồn tại Trung bìnhmỗi ngày 1 người dân đô thị Cần Thơ thải ra hơn 0,89 kg rác Lượng rác thu gom
đổ vào bãi rác chỉ khoảng 60%, số còn lại người dân đổ ra sông, ao hồ, cống rãnh,kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Không chỉ có hoá chất, rác, bệnhphẩm, trên hầu hết các sông, kênh trên địa phận tỉnh Cần Thơ, người dân đua nhaulấn chiếm lòng sông, làm cản trở dòng chảy, cản trở giao thông đường thuỷ.11
Các bãi rác là nơi chứa đựng mầm mống ô nhiễm rất cao, nếu không đượcthu dọn, xử lý triệt để thì nước từ các bãi rác theo nước mưa, chảy vào các ao hồgần khu dân cư, hoặc thấm vào nguồn nước ngầm gây ô nhiễm
Còn tại các khu đô thị, trung bình mỗi ngày thải ra 20.000 tấn chất thải rắnnhưng chỉ thu gom và đưa ra các bãi rác được trên 60% tổng lượng chất thải nên đãgây ô nhiễm nguồn nước.12
11 Thống kê của Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường Cần Thơ
12 Báo Phụ nữ Thế giới
Trang 30sinh hoạt đô thị qua các năm
Năm Lượng nước thải sinh
hoạt đô thị (m3/ngày)
Tổng thải lượng các chất
Ghi chú: Tính toán dựa trên hệ số phát thải của Tổ chức Y tế thế giới (WTO,1993)
Nguồn:Trung tâm quan trắc môi trường-TCMT, 2010
3.4 Ô nhiễm do sự gia tăng dân số và phát triển đô thị vùng ven biển
Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồnnước Sự gia tăng dân số đẫn đến sự gia tăng nhu cầu dùng nước sạch tiêu dùng,làm cho lượng sạch bị thiếu hụt trầm trọng, đồng thời lượng nước thải sinh hoạtđược thải trực tiếp ra môi trường nước cũng gia tăng khiến nhiều nơi bị ảnh hưởngnghiêm trọng, vấn đề quản lý người dân trong việc chấp hành đúng việc bảo đảm vệsinh môi trường gặp nhiều khó khăn
Sự gia tăng dân số vùng ven biển làm tăng lượng chất thải từ hoạt động dân
cư ven biển đổ ra môi trường và thải đổ vào biển qua hệ thống sông ngòi, kênh rạch.Lượng chất thải này tăng mạnh nhất ở các đô thị vùng ven biển, nơi tập trung cáchoạt động kinh tế, xã hội và thu hút dân lao động từ các tỉnh thành khác
Hiện nay tại các khu vực ven biển, hệ thống xử lý chất thải rắn, lỏng hầu nhưchưa có, vì vậy áp lực do chất thải đổ ra môi trường càng nghiêm trọng
Bảng 2: Ước tính lượng thải ô nhiễm sinh hoạt của dân đô thị các tỉnh ven
biển năm 2009
Trang 31Loại chất thải Thải lượng
trung bình
các tỉnh ven biển
Đơn vị
Dầu mỡ phi
khoáng
Nguồn: Viện Cơ học2010
3.5 Ô nhiễm do hoạt động hàng hải
Việt Nam có bờ biển dài hơn 3200km với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, bêncạnh thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển và vùng bờ là hàng loạt các vấn đềmôi trường ven biển nói chung và môi trường nước nói riêng đang là những tháchthức đối với sự phát triển của đất nước Trong đó, các hoạt động hàng hải, đóng tàucác sự cố như tràn dầu, nước thải dằn tàu, sinh vật ngoại lai, các hóa chất gây hại đãgóp phần gây nên ô nhiễm
Phần lớn các nhà máy đóng tàu lớn đều nằm dọc ven biển miền Bắc,Trung,Nam Bên cạnh đó, một loạt các dự án đang triển khai để phục vụ công nghiệp đóngtàu đặc biệt là Cụm công nghiệp tàu thủy Cái Lân Tất cả hoạt động hàng hải và cácnhà máy đóng tàu đã góp phần tạo thêm ô nhiễm môi trường vùng biển và ven bờ
Ô nhiễm của hoạt động hàng hải và công nghiệp đóng tàu gây ra chủ yếu là ô nhiễmnguồn nước do dầu và ô nhiễm trầm tích do lắng đọng các kim loại nặng Bờ biểnViệt Nam được phân ra 3 vùng nhạy cảm và đây cũng là điểm nóng của ô nhiễm
Trang 32vùng Gành Rái-Vũng Tàu.
Tỷ lệ ô nhiễm biển ven bờ do dầu từ hoạt động hàng hải chiếm khoảng 48%
do các tàu không có két chứa dầu bẩn, 35% do các sự cố đâm va 13% do sự cố tràndầu Hoạt động hàng hải đã gây ô nhiễm tại vùng biển nước ta từ các nguyên nhân:
do Súc rửa hầm hàng 46%, từ nước la-canh, ba-lát 22%, từ sự cố nhận dầu 3%, từtràn dầu 24% và các nguyên nhân khác là 3%.13
Khu vực Hạ Long-Hải Phòng, nồng độ dầu trong nước trung bình 0,26mg/l,tại khu vực Vũng Tàu - Đà Nẵng nồng độ dầu trong nước trung bình 0,29mg/l Tại
Bà Rịa-Vũng Tàu nồng độ dầu trong nước dao động trong khoảng 0,14 đến 0,52mg/
l đều vượt giới hạn Tiêu chuẩn Việt Nam Nhìn chung, chất lượng nước biển ven bờchỉ đạt được mức B và C theo TCVN 5943-1995 Như vậy, ô nhiễm dầu trong nước
sẽ hủy diệt các loài cá, tôm thủy sinh và sinh vật đáy, và nghiêm trọng hơn là khihàm lượng dầu trong nước cao hơn 0,2mg/l sẽ không dùng làm nguồn cấp nước sinhhoạt được.14
Theo thống kê, 10 năm trở lại đây, ở Việt Nam đã xảy ra khoảng 5 vụ tràndầu nghiêm trọng tại các cảng biển lớn và khoảng 12 vụ tràn dầu trên các tuyến giaothông thủy nội địa gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường khu vực xảy ra tai nạn
Số liệu khảo sát cho thấy, nước ở hầu hết các cảng biển bị ô nhiễm dầu; hàm lượngdầu vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với nước biển ven bờ và cho mọi mục đích sửdụng Hàm lượng dầu trong nước mặt gấp khoảng 2-7 lần quy chuẩn cho phép(QCVN 10:2008/BTNMT: 0,1mg/lít) Số liệu quan trắc hàm lượng dầu trong nướcbiển ven bờ lớp nước tầng mặt do Tổng cục Môi trường - Bộ TNMT thực hiện cácnăm 2010, 2011 cũng cho thấy điều này
3.6 Ô nhiễm do khai thác nuôi trồng thủy sản
Thức ăn và thuốc kháng sinh dư thừa từ quá trình nuôi trồng thủy sản và việc
sử dụng các chất độc hại trong quá trình đánh bắt hải sản là một trong nhữngnguyên nhân làm gia tăng ô nhiễm vùng ven biển Tại các vùng cửa biển, cửa sôngđang dần bị suy thoái, không những vậy các hệ sinh thái như rừng ngập mặn, cỏ
13 Theo số liệu ước tính của Cục Đăng kiểm Việt Nam
14 Theo thống kê số liệu quan trắc tại khu vực các sông- Tổng cục Môi trường - Bộ TNMT
Trang 33biển, vùng triều có nguy cơ bị mất đi do đây là những địa điểm mà người dân tậptrung nuôi trồng thủy sản
Sức ép khai thác nguồn lợi ven bờ đã báo động với trên 80% tàu thuyền tậptrung hoạt động khai thác ven bờ Sản lượng khai thác bền vững ở vùng nước có độsâu nhỏ hơn 50m được ước tính khoảng 0,6 triệu tấn trong khi thực tế sản lượngkhai thác ven bờ hiện nay đã đạt khoảng 1,1 triệu tấn15
3.7 Ô nhiễm do hoạt động phát triển du lịch ven biển
Trong giai đoạn từ 2006 đến 2010, khách du lịch quốc tế đến tham quan,nghỉ dưỡng tại các tỉnh ven biển chiếm trên 70% Riêng thu nhập từ du lịch biểnđảo đã chiếm tới 70% doanh thu của ngành.16 Du lịch biển cũng được khẳng định làmột trong 5 hướng đột phá về phát triển kinh tế biển và ven biển Tuy nhiên, thực
tế, một trong những yếu tố gây cản trở sự phát triển ngành này là vấn nạn ô nhiễm
Dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 125 bãi biển, thuận lợi cho việc phát triển
du lịch, trong đó, hơn 30 bãi biển đã được đầu tư và khai thác Nhưng, trong vàinăm gần đây, tại vùng biển Nam Trung Bộ, đặc biệt là tại Khánh Hoà, Ninh Thuận,ven bờ biển xuất hiện các lớp nhầy màu xám đen dày cả gang tay, trộn với xác chếtcủa sinh vật, gây ô nhiễm nghiêm trọng.Tại Bình Thuận, chất thải từ đất liền theobảy dòng sông lớn đổ ra biển rồi bị sóng đánh tấp vào bờ gây ô nhiễm các bãi tắm,khu du lịch Đặc biệt, tại vịnh Phan Thiết, chất thải từ sông Cà Ty và sông Cái đổ ra
ứ đọng dài ngày với nhiều loại rác sinh hoạt, sản xuất, chế biến thủy sản Bãi biểnThuận An đang dần trở thành một “bãi rác” lớn Dọc bãi biển có rất nhiều các loạirác thải, từ túi nilon, bao bì, vỏ bánh kẹo đến vỏ bánh lọc, vỏ hoa quả, hộp sữa…Rác thải ra đã gây ô nhiễm nghiêm trọng bờ biển, gây ấn tượng không tốt cho dukhách đến tham quan.17
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm này là: các cơ sở kinh doanh
du lịch chưa có hệ thống xử lý nước thải; Sự thiếu ý thức của khách du lịch vànhững người bán rong Ngoài ra, lượng chất thải sinh hoạt tăng nhanh, phần lớnchưa được xử lý, hoặc xử lý bằng phương pháp chôn lấp, vì vậy ảnh hưởng rất lớnđến cảnh quan, môi trường tự nhiên, chất lượng các nguồn nước Hệ thống xử lý
15 Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2010
16 Số 230: Du lịch Biển đảo- Báo thế giới & Việt Nam
17 Ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch ven biển- Báo Điện tử vnexpress.net
Trang 34du lịch chưa làm hệ thống xả nước bẩn, không có thùng đựng rác công cộng18 Việckhai thác nước phục vụ nhu cầu du lịch vượt quá khả năng đáp ứng nguồn nướccũng là nguyên nhân làm ô nhiễm nước Vì vậy, cần có giải pháp bảo vệ và hạn chếtối đa mức đô ô nhiễm vì du lịch biển đang là một thế mạnh của ngành du lịch ViệtNam.
Biểu đồ 3: Ước tính lượng nước thải từ hoạt động du lịch qua các năm
Nguồn:Tổng cục du lịch năm 2010
II/ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NƯỚC TẠI VIỆT NAM
Qua phân tích có thể thấy vai trò to lớn của nước đối với con người, nướcảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống-xã hội Vì vậy, khi nguồn nước bị ô nhiễm thìhậu quả tiêu cực tác động lại mà con người phải gánh chịu không hề nhỏ Ý thứcđược điều đó, pháp luật các quốc gia trên thế giới đều có những quy định riêng vềkiểm soát ô nhiễm nước Pháp luật liên quan đến kiểm soát ô nhiễm nước tại ViệtNam để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của cơ quannhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trangnhân dân và mọi cá nhân trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước
1.Pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước
Bảo vệ tại nguyên nước là trách nhiệm không chỉ của nhà nước mà còn làtrách nhiệm của tất cả mọi cá nhân, tổ chức
18 Ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch ven biển- Báo Điện tử vnexpress.net
Trang 35Điều 12 đến Điều 17 Luật Tài nguyên nước quy định bảo vệ tài nguyên nước
là bảo vệ nguồn nước, bao gồm nước dưới đất, bảo vệ chất lượng nước,nguồn nướcsinh hoạt, bảo vệ nguồn nước ở đô thị và khu dân cư tập trung Bảo vệ nước còn cầnbảo vệ chất lượng nước, bao gồm chất lượng nước sinh hoạt, chất lượng nước trongsản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản, sản xuất công nghiệp, khai khoáng
và bảo vệ chất lượng nước trong các lĩnh vức khác Một nội dung quan trọng nữacủa bảo vệ tài nguyên nước, là quy định về việc xả nước thải vào nguồn nước Các
cá nhân, tổ chức sử dụng nước sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, muốn xả nước thảivào nguồn nước thì phải được phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vàđạt một tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước
Muốn vậy, cần nâng cao hơn nữa nhận thức và các hành động cụ thể về quản
lý và bảo vệ tài nguyên nước trong việc bảo vệ môi trường sống, giữ gìn hệ sinhthái tự nhiên cho phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững Các cấp, các ngànhcần thực hiện tốt Luật Tài nguyên nước và các văn bản dưới luật Kiên quyết xử lýnghiêm các hiện tượng xả nước thải độc hại chưa được xử lý của các nhà máy, xínghiệp, làng nghề vào hệ thống kênh mương, sông ngòi Các thành phố, thị xã cầnnghiên cứu giải pháp, ứng dụng công nghệ mới để xử lý nước thải đô thị trước khi
đổ vào các dòng sông; xử lý nghiêm tình trạng vứt rác bừa bãi xuống các ao, hồ,kênh dẫn thoát nước đô thị
2 Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước
2.1 Nghĩa vụ của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước
a Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước
Để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ , phát triển tài nguyên nước củacác cơ quan nhà nước, đồng thời giúp cho các cơ quan tổ chức, cá nhân có thể khaithác sử dụng nước một cách hợp lý , tiết kiệm, hiệu quả nhất thì công tác đánh giáhiện trạng tài nguyên nước là một việc làm quan trọng cần thiết để giúp cho việcbảo đảm kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
Trang 36nguồn nước được quy đinh như qua các điều 60,63,65 của Luật bảo vệ môi trường
2005 gồm có:
+ Theo điều 60 : Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông:
Nguồn thải trên lưu vực sông phải được điều tra, thống kê, đánh giá và cógiải pháp kiểm soát, xử lý trước khi thải vào sông.( khoản 1)
Việc phát triển mới các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, dân cư tậptrung trong lưu vực sông phải được xem xét trong tổng thể toàn lưu vực, cótính đến các yếu tố dòng chảy, chế độ thuỷ văn, sức chịu tải, khả năng tự làmsạch của dòng sông và hiện trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phát triển
đô thị trên toàn lưu vực.(khoản 3)
Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án pháttriển mới khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, dân cư tập trung, cơ sởsản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô lớn trong lưu vực phải có sự thamgia ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có sông chảy qua.(khoản 4)+ Theo điều 63 : Về bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch
Nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch phải được điều tra, đánh giá trữlượng, chất lượng và bảo vệ để điều hoà nguồn nước.(khoản 1)
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữlượng, chất lượng và lập quy hoạch bảo vệ, điều hoà chế độ nước của hồ, ao,kênh, mương, rạch; lập và thực hiện kế hoạch cải tạo hoặc di dời các khu,cụm nhà ở, công trình trên hồ, ao, kênh, mương, rạch gây ô nhiễm môitrường, tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước và làmmất mỹ quan đô thị.(khoản 4)
+ Theo điều 65 : Về bảo vệ môi trường nước dưới đất:
Trang 37 Mục a khoản 1 quy định: Dự án khai thác nước dưới đất có công suất từ10.000 mét khối trong một ngày đêm trở lên phải lập báo cáo đánh giá tácđộng môi trường;
Khoản 4 quy định: Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo việc
tổ chức điều tra, đánh giá, quan trắc định kỳ trữ lượng, chất lượng nước dướiđất
Ngoài ra nội dung của hoạt động này còn được quy định tại nhiều văn bản như:
+ Điều 57.3 Luật tài nguyên nước năm 1998: về quản lý công tác điều tra cơ bản tàinguyên nước; dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo lũ lụt hạn hán và các tác hại donước gây ra; tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học , công nghệ , lưu trữ tàiliệu về tài nguyên nước:
+ Điều 2.6 Nghị định số 91/2002/ NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của bộ tài nguyên môi trường
+ Điều 3.1 Nghị định 179/1999/NĐ-CP quy định về việc thi hành luật tài nguyên
nước Theo đó:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liênquan, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Tổ chức điều tra, đánh giá các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt;
Lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy hoạch lưu vựcsông để bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống lũ, lụt, hạn hán;
Lập kế hoạch khôi phục, nâng cấp và xây dựng bổ sung, làm mới các côngtrình thuỷ lợi để tăng khả năng cung cấp nước, khôi phục các nguồn nước bịsuy thoái, cạn kiệt;
Trang 38kịp thời để bảo vệ nguồn nước dưới đất ở các vùng, khu vực đang có nguy cưsuy giảm về trữ lượng và bị ô nhiễm;
Kiểm tra, giám sát các điểm xả nước thải vào nguồn nước; quy định việc ápdụng các biện pháp xử lý nước thải theo quy định của pháp luật
b Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống tiêu chuẩn môi trường về tài nguyên nước
Định nghĩa: Tiêu chuẩn môi trường nước là căn cứ khoa học pháp lý làm cơ
sở để các định chất lượng các nguồn nước cũng như xác định mức độ tácđộng ảnh hưởng trong hoạt động của con người tới tài nguyên nước
Mục đích: với những con số nhất định về tiêu chuẩn môi trường nước sẽ là
cơ sở để giúp cho các cơ quan thẩm quyền tiến hành các hoạt động thẩm địnhđưa ra các báo cáo liên quan tới tài nguyên nước, xử lý vi phạm pháp luật vềtài nguyên nước
Vai trò: việc hệ thống tiêu chuẩn môi trường nước có thể nói là một căn cứ
để từ đó giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được thực tại tàinguyên nước của chúng ta để từ đó có thể thống kê được mức độ ô nhiễm vàmức độ độc hại của nguồn nước
Hệ thống tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam ( theo điều 10 Luật bảo vệ môitrường 2005 ):
Trong môi trường tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh có 2 nhóm:
+ Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với mặt nước và nước dưới đất phục vụ các mụcđích cung cấp nước uống sinh hoạt ; công nghiệp, tưới tiêu nông nghiệp và mụcđích khác
Trang 39VD: Chúng ta có thể thấy đó là nước trên các con sông chảy để phục vụ cho tươitiêu nông nghiêp, nước từ các con sông sẽ được các nhà máy xử lý và phục phụ chonhu cầu nước sinh hoạt hàng ngày của chúng ta.
+ Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với nước biển ven bờ phục vụ các mục đíchkhác
VD: Với mục đích phục vụ cho ngành du lịch nếu như nguồn nước của chúng ta bị
ô nhiễm vượt quá mức cho phép thì sẽ làm giảm lượng du khách đến đó thăm quanđến khu du lịch đó; hoặc với mục đích đánh bắt thủy hải sản, do nguồn nước bị ônhiêm ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động vật trên biển và từ đó sẽlàm giảm sản lượng khai thác đánh bắt thủy hải sản của chúng ta
Trong tiêu chuẩn về chất thải có các nhóm:
+ Tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải sinh hoạt và hoạt độngkhác
Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và ban hành các bộ tiêu chuẩnmôi trường nước kèm theo quyết định số 22/2006/QD –BTNMT như sau:
+ TCVN5294- 1995 – Chất lượng nước – tiêu chuẩn chất lượng mặt ;
+TCVN5243 -1995 – Chất lượng nước – tiêu chuẩn lượng nước ven biên bờ;
+TCVN5244 -1995 – Chât lượng nước – tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm
+ TCVN6772-2000 – Chất lượng nước – nước thải sinh họat – giới hạn ô nhiễm chophép;
+ TCVN5945 – 2005 – Nước thải công nghiệp – tiêu chuẩn thải
Trang 40thác sử dụng, bảo vệ , phát triển tài nguyên nước:
Hoạt động này phải do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dựa trêntiềm năng, yêu cầu , mục đích sử dụng từng nguồn nước cụ thể trog mối quan hệ với
sự phát triển kinh tế xã hội ở từng địa bàn nhất định để đảm bảo phát triển bền vữngmôi trường nước
Nội dung: Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước cụ thể:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng ,chất lượng và lập quy hoạch bảo vệ điều hòa chế độ nước của hồ, ao, kênh, mương,rạch gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn dòng chảy , suy thoái hệ sinh thái đất ngậpnước và làm mất mỹ quan đô thị.( Khoản 4 Điều 63 Luật bảo vệ môi trường 2005).+ Bộ Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm trình chính phủ các chiến lược, quyhoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về bảo vệ, phát triển khaithác sử nước (Điều 2.2 nghị định số 91/ 2002/ NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ tài nguyên môi trường)
+ Chính phủ phê duyệt các chiến lược, kế hoạch quốc gia về bảo vệ , phát triển tàinguyên nước , phê duyệt các danh mục quy hoạch các lưu vực sông lớn và dự ánquan trọng về tài nguyên nước
d Xây dựng và sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động bảo vệ và phát triển tài nguyên nước:
Các chi phí tài chính cho hoạt động bảo vệ tài nguyên nước thường rất lớn, đểđảm bảo hiệu quả hoạt động bảo vệ tài nguyên nước Nhà nước cần xây dựng và sửdụng nguồn tài chính riêng cho hoạt động này