Thực trạng việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên nước của các tổ

Một phần của tài liệu Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên-Môi trường và các vấn đề pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam (Trang 78)

II/ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁ TÔ NHIỄM NƯỚC TẠI VIỆT NAM

2.Thực trạng việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên nước của các tổ

ban hành nên cũng không thể không tránh khỏi những hạn chế, chồng chéo lẫn nhau, thiếu tính đồng bộ, cùng một vấn đề, được quy định trong hai văn bản khác nhau lại có nội dung xử lý khác nhau. Ví dụ như: Quản lý lưu vực sông là nội dung cốt lõi của quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước nhưng do sự phân công quản lý lưu vực sông có sự chồng chéo nên mãi đến tháng 12 năm 2008, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 120/2008/NĐ-CP về quản lý lưu vực sông.

Các văn bản về cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; xử phạt vi phạm hành chính chậm được ban hành đã gây ra không ít khó khăn trong công tác quản lý trên thực tế. Điều này làm cho các cơ quan chức năng trong quá trình thực thi pháp luật gặp rất nhiều khó khăn.

Một số nội dung Luật đã phân cấp cho các địa phương quy định cụ thể để áp dụng phù hợp với từng địa bàn nhưng chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành, như quy định quy mô khai thác, sử dụng nước, xả nước thải quy mô nhỏ, vùng bảo vệ công trình khai thác,... Điều này cũng dẫn đến việc thi hành luật ở các địa phương bị trậm trễ.

2. Thực trạng việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân cá nhân cá nhân

a. Những điểm tích cực:

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) được ban hành vào đầu tháng 1-1994. Đây là bộ luật đầu tiên có tính chất chung nhất về quản lý môi trường. Tiếp đến, để bảo vệ tài nguyên nước, Luật Tài nguyên nước cũng đã nhanh chóng được ban hành năm 1998 và đã nhanh chóng đi vào cuộc sống với những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, nhất là khi bước vào thời kỳ đổi mới, với nhiều đổi mới quản lý kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu ồ ạt vào nước ta, trong đó khoảng một nửa là các dự án về công nghiệp. Cùng với các văn bản pháp luật khác về đất đai, khoáng sản, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đê điều, phòng

chống lụt bão..., Luật Tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên và môi trường ở nước ta. Như vậy, Luật BVMT và Luật Tài nguyên nước đã có tác động không nhỏ đến ý thức của các cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ tài nguyên nước nói riêng. Và kết quả là nhận thức về môi trường của lãnh đạo các cấp và của nhân dân đã được nâng lên một bước rõ rệt, tạo tiền đề cho những nỗ lực của mọi người trong hoạt động BVMT và gây sức ép của xã hội chống những hành vi vi phạm luật BVMT, gây ô nhiễm nguồn nước. Việc đánh giá tác động môi trường đã dần dần đi vào nền nếp, nhất là đối với các dự án đầu tư mới, nhằm hạn chế các tác động tiêu cực với môi trường khi triển khai dự án. Việc kiểm soát ô nhiễm đã góp phần thúc đẩy các xí nghiệp thực hiện các biện pháp xử lý nước thải, giảm bớt tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Việc thu phí nước thải mới được quy định cũng là một thí dụ về áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường. Quyết định số 64/2003/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết triệt để hơn bốn trăm xí nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng là một trong số các biện pháp quyết liệt phải được thực hiện trong vòng hơn chục năm tới.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động bảo vệ môi trường cũng được các cấp, các ngành, các cá nhân, tổ chức ngày một quan tâm. Đảng và nhà nước ta cũng lưu ý đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động môi trường nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội. Nhiều hoạt động thiết thực cùng chung tay bảo vệ nguồn nước đang bị ô nhiễm đã được diễn ra, với quy mô ngày một lớn hơn.

b. Những điểm còn hạn chế:

Trên thực tế, bên cạnh những cá nhân, tổ chức đã có ý thức bảo vệ môi trường thì vẫn còn rất nhiều các cá nhân, tổ chức khác đang phớt lờ đi những nghĩa vụ của mình và thực hiên theo chiều hượng ngược lại. Có nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vẫn xả thải vào nguồn nước, tình trạng khoan thăm dò nước tuỳ tiện, gây nên các hậu quả nghiêm trọng như sụt lún đất, gây ô nhiễm nguồn nước, ô

nhiễm tầng nước ngầm. Các tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động chưa thực hiện đầy đủ quy trình nhằm khai thác hợp lí, tiết kiệm nguồn nước.

Có thể nói công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nguồn nước nặng nề nhất. Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến Sông Cầu thành màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt... xuống Sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể. Khu công nghiệp Biên Hoà HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận. Theo thống kê sơ bộ thì chỉ khoảng 4,26% lượng nước thải công nghiệp được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

Nước thải bệnh viện cũng là nguồn gây các bệnh truyền nhiễm cho cộng đồng. Hiện nay, cả nước có khỏang 1.000 bệnh viện, mỗi ngày thải ra hàng trăm nghìn m3 nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn môi trường. Ngoài ra,

Một phần của tài liệu Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên-Môi trường và các vấn đề pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam (Trang 78)