Thải lượng các chấ tô nhiễm do nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị

Một phần của tài liệu Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên-Môi trường và các vấn đề pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam (Trang 30)

I. Khái niệm nước, phân loại nước và vai trò của tài nguyên nước

3.3.Thải lượng các chấ tô nhiễm do nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị

3. Các nguồn gây ô nhiễm nước

3.3.Thải lượng các chấ tô nhiễm do nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị

chưa xử lý

Ngày nay với tốc độ đô thị hóa và phát triển dịch vụ đô thị ngày càng tăng nhanh đi cùng một bất cập lớn đó là hầu hết các đô thị đều chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Vì vậy nước thải sinh hoạt trong khu dân cư, các khu du lịch và nước thải từ các cơ sở tiểu thủ công nghiệp chưa qua xử lý là nguyên nhân chính làm ô nhiễm hệ thống các thủy vực nội đô và ven đô ở nước ta.

Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater):

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (QCVN 14 : 2008/BTNMT). Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con ng ười như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân.

Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.

Nước thải đô thị (municipal wastewater): là loại nước thải tạo thành do sự gộp chung nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại, công nghiệp nhỏ trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ thống cống thải thành phố, đô thị để xử lý chung. Thông thường ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70% đến 90% tổng lượng nước sử dụng của đô thị sẽ trở

thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống. Nhìn chung, thành phần cơ bản của nước thải đô thị cũng gần tương tự nước thải sinh hoạt.

Ở nhiều vùng , phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường. Nước thải không được xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể tồn tại. Trung bình mỗi ngày 1 người dân đô thị Cần Thơ thải ra hơn 0,89 kg rác. Lượng rác thu gom đổ vào bãi rác chỉ khoảng 60%, số còn lại người dân đổ ra sông, ao hồ, cống rãnh, kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Không chỉ có hoá chất, rác, bệnh phẩm, trên hầu hết các sông, kênh trên địa phận tỉnh Cần Thơ, người dân đua nhau lấn chiếm lòng sông, làm cản trở dòng chảy, cản trở giao thông đường thuỷ.11

Các bãi rác là nơi chứa đựng mầm mống ô nhiễm rất cao, nếu không được thu dọn, xử lý triệt để thì nước từ các bãi rác theo nước mưa, chảy vào các ao hồ gần khu dân cư, hoặc thấm vào nguồn nước ngầm gây ô nhiễm.

Còn tại các khu đô thị, trung bình mỗi ngày thải ra 20.000 tấn chất thải rắn nhưng chỉ thu gom và đưa ra các bãi rác được trên 60% tổng lượng chất thải nên đã gây ô nhiễm nguồn nước.12

11 Thống kê của Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường Cần Thơ

Bảng 1: Uớc tính lưu lượng và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đô thị qua các năm

Năm Lượng nước thải sinh hoạt đô thị (m3/ngày)

Tổng thải lượng các chất TSS BOD COD 2006 1.823.408 2.450.205 1.128.234 2.131.108 2007 1.871.912 2.515.382 1.158.246 2.187.797 2008 1.938.664 2.605.080 1.199.548 2.265.814 2009 2.032.000 2.730.500 1.257.300 2.374.900

Ghi chú: Tính toán dựa trên hệ số phát thải của Tổ chức Y tế thế giới (WTO,1993) Nguồn:Trung tâm quan trắc môi trường-TCMT, 2010

Một phần của tài liệu Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên-Môi trường và các vấn đề pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam (Trang 30)