Thải lượng các chấ tô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp

Một phần của tài liệu Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên-Môi trường và các vấn đề pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam (Trang 29)

I. Khái niệm nước, phân loại nước và vai trò của tài nguyên nước

3.2.Thải lượng các chấ tô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp

3. Các nguồn gây ô nhiễm nước

3.2.Thải lượng các chấ tô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp

Trong tổng lượng nước thải chảy ra nguồn nước mặt thì hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất vì đặc thù của ngành là sử dụng nguồn nước lớn để phục vụ tưới lúa và hoa màu. Ảnh hưởng xấu của việc sản xuất nông nghiệp tới tài nguyên nước đó là việc sử dụng quá lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phân bón hóa học bất hợp lý làm cho dòng nước bị ngấm chất này khiến cho các loài vật sống dưới nước bị chết hoặc làm lượng nước sinh hoạt của người dân bị hạn chế trong việc tưới tiêu cây trồng.

Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc BVTV gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor... Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động.

Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt... Đa số vỏ chai thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu...

Trung bình 20%-30% thuốc BVTV và phân bón không đợc cây trồng tiếp nhận sẽ theo nước mưa và nước tưới theo quá trình rửa trôi đi vào nguồn nước mặt và tích lũy trong đất, nước ngầm dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc BVTV. Đây là hiện tượng phổ biến tại các vùng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hai châu thổ song Hồng và sông Cửu Long10.

Biểu đồ 2: Tỷ lệ sử dụng nước của một số ngành

Nguồn:Tống Ngọc Thanh, 2010

Một phần của tài liệu Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên-Môi trường và các vấn đề pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam (Trang 29)