Hiện trạng suy kiệt nguồn nước mặt

Một phần của tài liệu Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên-Môi trường và các vấn đề pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam (Trang 67)

II/ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁ TÔ NHIỄM NƯỚC TẠI VIỆT NAM

4. Những quy định của pháp luật trong lĩnh vực kiểm soá tô nhiễm nguồn

1.1. Hiện trạng suy kiệt nguồn nước mặt

Nước là nguồn tài nguyên quý giá , đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc với 13 hệ thống sông lớn có diện tích trên 10.000 km2. Tài nguyên nước mặt tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng nước chảy của các sông trên thế giới. Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3, chiếm tới 59% tổng lượng nước chảy năm của các sông trong cả nước, hệ thống sông Hồng 126,5 km3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), sông Mã, Sông Cả, sông Thu Bồn có tổng

lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng 9km3 (1%) và các sông còn lại là 94,5 km3

(11,1%).20

Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy kiệt và ô nhiễm nước trên diện rộng, đây là một thách thức lớn đối với toàn Đảng, toàn dân và cả xã hội trong công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước.

Tổng trữ lượng nước mặt của Việt Nam đạt khoảng 830-840 tỷ m3, trong đó có khoảng hơn 60% lượng nước sản sinh từ nước ngoài.21 Tình trạng suy kiệt nước trong hệ thống sông, hồ chứ trên cả nước đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức tài nguyên nước và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Đối với các lưu vục sông, ô nhiễm chất hữu cơ đã và đang xảy ra ở nhiều đoạn sông, tập trung ở vùng trung lưu và hạ lưu. Có nhiều nơi, ô nhiễm đã ở mức nghiêm trọng, điển hình là vấn đề ô nhiễm nước tại khu vực hạ lưu các sông và hệ thống hồ ao, kênh mương và các sông nhỏ trong khu vực nội thành, nội thị.

Một phần của tài liệu Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên-Môi trường và các vấn đề pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w