Nhiễm do hoạt động hàng hải

Một phần của tài liệu Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên-Môi trường và các vấn đề pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam (Trang 33)

I. Khái niệm nước, phân loại nước và vai trò của tài nguyên nước

3.5nhiễm do hoạt động hàng hải

3. Các nguồn gây ô nhiễm nước

3.5nhiễm do hoạt động hàng hải

Việt Nam có bờ biển dài hơn 3200km với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, bên cạnh thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển và vùng bờ là hàng loạt các vấn đề môi trường ven biển nói chung và môi trường nước nói riêng đang là những thách thức đối với sự phát triển của đất nước. Trong đó, các hoạt động hàng hải, đóng tàu các sự cố như tràn dầu, nước thải dằn tàu, sinh vật ngoại lai, các hóa chất gây hại đã góp phần gây nên ô nhiễm.

Phần lớn các nhà máy đóng tàu lớn đều nằm dọc ven biển miền Bắc,Trung, Nam. Bên cạnh đó, một loạt các dự án đang triển khai để phục vụ công nghiệp đóng tàu đặc biệt là Cụm công nghiệp tàu thủy Cái Lân. Tất cả hoạt động hàng hải và các nhà máy đóng tàu đã góp phần tạo thêm ô nhiễm môi trường vùng biển và ven bờ. Ô nhiễm của hoạt động hàng hải và công nghiệp đóng tàu gây ra chủ yếu là ô nhiễm nguồn nước do dầu và ô nhiễm trầm tích do lắng đọng các kim loại nặng. Bờ biển Việt Nam được phân ra 3 vùng nhạy cảm và đây cũng là điểm nóng của ô nhiễm

biển ven bờ đó là: Vùng biển Hạ Long-Hải Phòng, vùng Đà Nẵng-Dung Quất và vùng Gành Rái-Vũng Tàu.

Tỷ lệ ô nhiễm biển ven bờ do dầu từ hoạt động hàng hải chiếm khoảng 48% do các tàu không có két chứa dầu bẩn, 35% do các sự cố đâm va 13% do sự cố tràn dầu. Hoạt động hàng hải đã gây ô nhiễm tại vùng biển nước ta từ các nguyên nhân: do Súc rửa hầm hàng 46%, từ nước la-canh, ba-lát 22%, từ sự cố nhận dầu 3%, từ tràn dầu 24% và các nguyên nhân khác là 3%.13

Khu vực Hạ Long-Hải Phòng, nồng độ dầu trong nước trung bình 0,26mg/l, tại khu vực Vũng Tàu - Đà Nẵng nồng độ dầu trong nước trung bình 0,29mg/l. Tại Bà Rịa-Vũng Tàu nồng độ dầu trong nước dao động trong khoảng 0,14 đến 0,52mg/l đều vượt giới hạn Tiêu chuẩn Việt Nam. Nhìn chung, chất lượng nước biển ven bờ chỉ đạt được mức B và C theo TCVN 5943-1995. Như vậy, ô nhiễm dầu trong nước sẽ hủy diệt các loài cá, tôm thủy sinh và sinh vật đáy, và nghiêm trọng hơn là khi hàm lượng dầu trong nước cao hơn 0,2mg/l sẽ không dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt được.14

Theo thống kê, 10 năm trở lại đây, ở Việt Nam đã xảy ra khoảng 5 vụ tràn dầu nghiêm trọng tại các cảng biển lớn và khoảng 12 vụ tràn dầu trên các tuyến giao thông thủy nội địa gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường khu vực xảy ra tai nạn. Số liệu khảo sát cho thấy, nước ở hầu hết các cảng biển bị ô nhiễm dầu; hàm lượng dầu vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với nước biển ven bờ và cho mọi mục đích sử dụng. Hàm lượng dầu trong nước mặt gấp khoảng 2-7 lần quy chuẩn cho phép (QCVN 10:2008/BTNMT: 0,1mg/lít). Số liệu quan trắc hàm lượng dầu trong nước biển ven bờ lớp nước tầng mặt do Tổng cục Môi trường - Bộ TNMT thực hiện các năm 2010, 2011 cũng cho thấy điều này

Một phần của tài liệu Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên-Môi trường và các vấn đề pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam (Trang 33)