Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, phát triển tài nguyên

Một phần của tài liệu Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên-Môi trường và các vấn đề pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam (Trang 51)

II/ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁ TÔ NHIỄM NƯỚC TẠI VIỆT NAM

2.2.Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, phát triển tài nguyên

2. Kiểm soá tô nhiễm nguồn nước

2.2.Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, phát triển tài nguyên

nước:

Nghĩa vụ bảo vệ và phát triển tài nguyên nước là nghĩa vụ chung của cộng đồng, của mọi cá nhân, tổ chức. Song trên thực tế có một số hoạt động, đặc biệt là hoạt động công nghiệp, nếu không được kiểm soát có thể gây ra những tác hại rất lớn đến tài nguyên nước, vì vậy pháp luật đã có những quy định riêng về nghĩa vụ của mỗi tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ và phát triển tài nguyên nước.

a. Bảo vệ chất lượng, trữ lượng nguồn nước :

Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Do đó, pháp luật phải có những quy định cụ thể để bảo vệ chất lượng, trữ lượng nước.

Sau đây là một số quy định cụ thể của pháp luật:

+Không được thực hiện các hành vi có khả năng gây tổn hại tới trữ lượng, chất lượng nguồn nước, quy định tại điều 9 Luật bảo vệ môi trường 2005. Cụ thể :

• Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước.

• Nghiêm cấm mọi hành vi làm suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước; ngăn cản trái phép sự lưu thông của nước; phá hoại công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra và cản trở quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân.

+Bảo vệ nguồn nước ở đô thị, khu dân cư tập trung.

+Khi khai thác , sử dụng nước phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ( Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 về phí bảo vệ

môi trường đối với nước thải , Nghị định 26/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung các quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải )

+ Phí bảo vệ môi trường ở đây có thể coi là một trong những công cụ kinh tế chủ yếu được áp dụng nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường , phí này hoạt động theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền , qua đó tạo động lực để các đơn vị giảm ô nhiễm , đồng thời cũng tạo thêm nguôn ngân sách để chi trả cho các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường của nhà nước .

+ Đối tượng chịu phí được quy định trong Điều 2 của Nghị định 26/2010/NĐ-CP.

Cần phân biệt giữa 2 khái niệm: thuế và phí bảo vệ môi trường.

- Thuế là một khoản đóng góp bằng tiền mà các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện phải nộp cho ngân sách nhà nước theo nguyên tắc không hoàn trả (có thể sẽ được trả lại một cách gián tiếp).

- Còn phí là khoản tiền phải chi khi bạn được hưởng lợi ích từ dịch vụ của nhà nước, trong trường hợp “phí bảo vệ môi trường” thì lợi ích này là việc nhà nước bỏ tiền để khắc phục, hạn chế sự ô nhiễm môi trường do nước thải của các tổ chức, cá nhân .

- Phải bảo đảm an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển nguồn nước và phải được cấp giấy phép tài nguyên nước .

- Phải cung cấp thông tin về tài nguyên nước cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, không gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của các hủ thể khác trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phải ngăn chặn và báo cáo về các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước.

- Phải thực hiện ĐTM, xây dựng hệ thống công trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.

- Xây dựng các công trình thuỷ điện phải tuân theo quy hoach lưu vực sông; tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động giao thông đường thuỷ phải tuân theo quy hoach lưu vực sông, quy hoạch phát triển vùng ven biển, các phương tiện phải đảm bảo tiêu chuẩn xả thải.

b. Bảo vệ công trình thuỷ lợi , khí tượng thuỷ văn và các công trình khác liên quan tới việc bảo vệ, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước (Đ48 Luật tài nguyên nước):

- Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trực tiếp bảo vệ công trình thuỷ lợi, khí tượng thuỷ văn.

- Tổ chức, cá nhân không được thực hiện những hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, khí tượng thuỷ văn.

c. Phòng chống, khắc phục hậu quả, tác hại do nước gây ra.

Lũ lụt gây ra những tác động rất lớn, đặc biệt là các tác hại đối với nguồn nước, tác động này đầu tiên có thể kể đến là đối với con người. Ngoài tác động trực tiếp là gây chết đuối, nó còn khiến nguồn nước bị nhiễm bẩn rất dễ gây ra các bệnh như tiêu chảy, các bệnh nhiễm trùng hô hấp. Tác động đến vật chất cũng là rất lớn, gây thiệt hại về nhà cửa, mùa mạng, cơ sở hạ tầng, … của địa phương.Vì vậy cần phải có sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân để có thể khắc phục hậu quả 1 cách triệt để nhất.

3. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước nguồn nước

Hiện nay, chúng ta có rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.

Về hệ thống các văn bản Luật, trước tiên có thể kể đến, đó là Luật bảo vệ môi trường 1993. Luật Bảo vệ môi trường 1993 được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 đã đặt nền móng cho việc hình thành hệ thống pháp luật về môi trường ở nước ta. Lần đầu tiên, các khái niệm cơ bản về môi trường, bảo vệ môi trường được định nghĩa một cách chuẩn tắc, quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân được quy định cụ thể và rõ ràng.

Qua hơn 10 năm thực hiện Luật, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống chính sách, thể chế từng bước được xây dựng

và hoàn thiện. Ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội được nâng lên. Mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế. Công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đạt được nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, trước những áp lực của tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự diễn biến sôi động và toàn diện của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Luật Bảo vệ môi trường đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi. Chính vì thế, Quốc hội đã họp bàn và thay thế Luật bảo vệ môi trường 1993 bằng Luật bảo vệ môi trường 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2006, khắc phục được những thiếu sót trước đó của Luật bảo vệ môi trường 1993, đồng thời có những điểm mới tích cực.

Tiếp đến phải kể đến đó là Luật tài nguyên nước 1998, được Quốc hội khóa 10, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1995, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1999. Mới đây Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012 đã ban hành Luật tài nguyên nước 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, còn có rất nhiều các văn bản dưới luật khác, như các nghị định của chính phủ, các quyết định của thủ tưởng chính phủ, thông tư của Bộ Tài nguyên & Môi trường, các thông tư Liên tịch của Bộ tài nguyên và môi trường và Bộ tài chính vv… Ví dụ như:

1. Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ Quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước.

2. Nghị định số 162/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy chế thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.

3. Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

4. Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.

5. Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi.

6. Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về quản lý lưu vực sông.

7. Quyết định số 67/2000/QĐ-TTg về thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước.

8. Quyết định số 99/2001/QĐ-TTg về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước.

9. Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020

10. Chỉ thị số 02/2004/CT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất.

11. Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 06 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP.

12. Thông tư số 05/2005/TT-BTNMT ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 34/2005/NĐ-CP.

13. Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/3/2009 về quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.

14. Quyết định số 05/2003/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định về cấp phép thăm dò, khai thác và hành nghề khoan nước dưới đất.

15. Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất.

16. Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy định việc điều tra, đánh giá nước dưới đất.

17. Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng.

18. Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy định về bảo vệ nước dưới đất.

19. Thông tư liên tịch số 118/2008/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động quản lý tài nguyên nước

20. Thông tư số 15/2009/TT-BTNMT Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước.

21. Thông tư số 20/2009/TT-BTNMT Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

22. Thông tư số 21/2009/TT-BTNMT Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.

23. Thông tư số 26/2009/TT-BTNMT Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật về điều tra, đánh giá tài nguyên nước.

24. Thông tư số 10/2010/TT-BTNMT Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật khảo sát, đo đạc tài nguyên nước.

Ngoài ra còn có rất nhiều các văn bản khác do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Một phần của tài liệu Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên-Môi trường và các vấn đề pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam (Trang 51)