II/ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁ TÔ NHIỄM NƯỚC TẠI VIỆT NAM
3 nhiễm nước biển
Hình ảnh về ô nhiễm biển
Hình 3: Rác thải đầy trên bãi biển Mũi Né - Bình Thuận
Nguồn: Mễ Thuận Thành - Châu Tường
Ô nhiễm dầu, hàm lượng Amoni cao, kẽm và chất thải sinh hoạt, các chất rắn lơ lửng như Si, NO3, NH4 và PO4 ở mức đáng lo ngại, chất lượng trầm tích đáy biển ven bờ là những vấn đề ô nhiễm nước biển mà Việt Nam đang phải đối mặt. môi trường vùng ven bờ biển, hoạt động nuôi trồng thủy sản và du lịch ven biển đang bị ảnh hưởng đáng kể bởi tác động của hiện tượng tràn dầu.
Tình trạng ô nhiễm do dầu thải kéo dài nhiều năm đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng và ngày càng phức tạp hơn, do các nguồn phát thải trên bờ cũng như trên biển không được kiểm soát. Số lượng tàu thuyền gắn máy nhỏ dùng động cơ cũ, lạc hậu tăng nhanh một cách chóng mặt cũng dẫn đến khả năng thải dầu- mỡ khoáng vào môi trường biển.
Ô nhiễm do dầu - mỡ khoáng gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với hệ sinh thái biển. Hàm lượng dầu 0,1 mg trong một lít trong nước biển, đã làm chết các phù du (thức ăn cho cá, tôm) và gây thối hỏng trứng cá, tôm. Dầu - mỡ khoáng còn tạo màng trên bề mặt, làm giảm lượng oxy trong nước, hủy diệt các loài thủy sinh.
Khả năng tích lũy dầu - mỡ khoáng trong lớp trầm tích ven bờ và đáy biển (một hợp phần quan trọng của môi trường biển), nơi trú ngụ, sinh sống của nhiều loài sinh vật đáy đặc sản, sẽ làm suy giảm và biến mất các loài sinh vật đáy này.
Quá trình tác động của ô nhiễm dầu đối với hệ sinh thái biển sẽ diễn ra như sau: suy thoái - tổn thương - mất hệ sinh thái.
Nước thải lẫn dầu- mỡ khoáng là một trong những chất thải nguy hại theo luật bảo vệ môi trường. Chất thải nguy hại này thường xuyên được thải ra trong quá trình hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp, cảng biển và dịch vụ dọc theo bờ vịnh. Đây cũng là chất thải hàng ngày của tất cả phương tiện vận tải thủy, thường xuyên hoạt động, ra vào và neo đậu trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long.
Các nguồn phát thải lẫn dầu- mỡ khoáng không được kiểm soát của các cơ sở sản xuất công nghiệp, cảng biển và dịch vụ, dọc theo hai bờ vịnh cũng làm gia tăng đáng kể lượng dầu thải. Ngoài ra, nguồn phát thải không thường xuyên từ những vụ tràn dầu do tai nạn, xúc rửa tầu dầu, rò rỉ do cấp dầu trên biển và các tai nạn hàng hải khác, theo thống kê chiếm từ 2% đến 4% tổng lượng dầu thải ra Vịnh.
Tại tất cả các điểm đo, hàm lượng dầu trung bình trong nước ven bờ giai đoạn 2005-2009 không đạt QCVN đối với nước biển ven bờ cho nuôi trồng thủy sản, bảo vệ thủy sinh. Hầu hết các giá trị quan trắc đã vượt quy chuẩn cho mọi mục đích sử dụng.26
Ảnh hưởng của hoạt động giao thông đường thủy thể hiện rõ hàm lượng dầu trong nước biển tại khu vực miền Bắc. Điểm đo Cửa Lục gần luồng Cửa Lục, sát phà Bãi Cháy có hàm lượng dầu trong nước cao hơn hẳn các điểm đo khác. Hàm lượng dầu tăng đột biến tại vùng ven biển miền Trung. Tại khu vực miền Nam hàm lượng dầu tăng đều qua các năm.
Trong khi đó hàm lượng dầu khu vực ngoài khơi thấp hơn ven bờ. Khu khai thác dầu khí vùng biển Đông Nam Bộ có hàm lượng cao hơn hẳn so với các vùng biển khác. Hầu hết các giá trị đều vượt tiêu chuẩn ASEAN cho vùng nước bảo tồn thủy sinh.
Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật chủng an-đrin và en-đrin trong các mẫu sinh vật đáy ở các vùng cửa sông ven biển phía Bắc đều cao hơn giới hạn cho phép. Lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trong cơ thể các loài thân mềm hai mảnh vỏ
được xác định cao nhất tại Sầm Sơn và cửa Ba Lạt (11,14 - 11,83mg/kg thịt ngao), thấp nhất tại Trà Cổ (1,54mg/kg). Các chất an-đrin, en-đrin, đi-e-đrin, đặc biệt là an-đrin và en-đrin có ở hầu hết các mẫu phân tích, biến đổi từ 0,12 đến 3,11mg/kg.
Ða dạng sinh học động vật đáy ở ven biển miền Bắc và thực vật nổi ở miền Trung suy giảm rõ rệt. Vùng biển ven bờ nước ta đã phát hiện được 8-16 loài vi tảo biển gây hại tiềm năng với mật độ hơn 2 x 104 tế bào/lít.
Thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển Nam Trung Bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Thủy triều đỏ xuất hiện khá nhiều ở Nam Trung Bộ, gây ra những thiệt hại rất lớn. Hơn 30km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối; còn tại vùng biển Bình Thuận, thủy triều đỏ đã tiêu diệt tôm, cua, cá, san hô, rong cỏ biển.
Kết quả quan trắc một số kim loại nặng trong nước biển ven bờ như đồng, chì, kẽm, cadimi, thủy ngân và asen cho thấy, các giá trị đo được đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn chất lượng nước biển ven bờ QCVN 10:2008/BTNMT. Chỉ duy nhất điểm Ba Lạt có dấu hiệu ô nhiễm, không đạt quy chuẩn QCVN.
Nước ta đã có hàng chục con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng, điển hình như sông Thị Vải, sông Đồng Nai, sông Đáy, sông Cầu, sông Nhuệ... Dầu thải, nước thải chưa qua xử lý là nguồn gây ô nhiễm lớn đến chất lượng nước tại các sông. Có những loại không phân hủy được đọng lại ở ven bờ, chìm xuống đáy biển, những chất phân hủy thì hòa tan trong nước biển.
Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, những công trình trên biển ngày càng mọc nhiều thêm. Hầu hết các công trình cảng và hoạt động của cảng đều tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên, như mất các nơi sinh cư của các loài thủy hải sản do lấy đất xây dựng, ô nhiễm nước, đất, không khí, tiếng ồn... trong khu vực cảng và phụ cận. Cảng biển đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế, nhưng cũng ẩn chứa nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Về môi trường nước, các cảng đều phải đối mặt với nước đục do liên quan đến hoạt động của tàu thuyền ra vào cảng, nạo vét luồng lạch, đổ
phế thải. Độ đục nước vùng cảng Hải Phòng là 418-424mg/lít; cảng Đà Nẵng 33- 167mg/lít. Nồng độ dầu ở tất cả các cảng đều vượt mức cho phép 0,3mg/lít (TCVN 5943-1995): cảng Hải Phòng 0,42mg/lít; cảng Cái Lân 0,6mg/lít; cảng Vũng Tàu 0,52mg/lít; cảng Vietsovpetro 7,57mg/lít. Ở một số cảng đáng báo động là hàm lượng thủy ngân đã vượt ngưỡng cho phép, cảng Vũng Tàu vượt 3,1 lần, cảng Nha Trang vượt 1,1 lần.27
II.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC 1. Thực trạng về hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô
nhiễm nguồn nước.
Hệ thống pháp luật của nước ta về kiểm soát ô nhiễm nói chung và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước nói riêng là rất đa dạng và phong phú. Các quy định đó trước hết được ghi nhận rõ trong Hiến pháp. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật. Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã có những quy định mang tính nguyên tắc về bảo vệ môi trường, mà cụ thể là Điều 29 của Hiến pháp. Trong đó khẳng định nghĩa vụ “bảo vệ môi trường” là một nghĩa vụ pháp lý của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội, bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ môi trường nước nói riêng. Tiếp theo phải kể đến, đó các văn bản Luật và pháp lệnh. Luật Bảo vệ môi trường 2005 và Luật Tài nguyên nước 1998, quy định khá cụ thể và chi tiết nội dung của pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước.
Ngoài ra, quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường hoặc nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng đối với các tổ chức, cá nhân còn nằm rải rác trong nhiều đạo luật khác. Trong số đó phải kể đến: Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Nhà ở năm 2005, Luật Xây dựng năm 2003….
Bên cạnh đó, một số đạo luật, pháp lệnh còn quy định cụ thể việc xử lý vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Trong số đó, phải
27 VŨ THANH CA-Viện Nghiên cứu Quản lý biển & hải đảo, Tổng cục Biển & Hải đảo VN
kể đến Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Hình sự năm 1999, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002…
Một số đạo luật, pháp lệnh có những nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề tài chính trong bảo vệ môi trường cũng có thể kể đến là: Pháp lệnh 1998/PL- UBTVQH10 ban hành ngày 16/04/1998 về Thuế tài nguyên,….
Ngoài ra còn có nhiều văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật và pháp lệnh có thể kể đến như: các Nghị định của chính phủ, các Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thông tư liên tịch của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường vv…. Tiêu biều có thể kể đến như:
+ Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
+ Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
+ Thông tư 05/2005/TT-BTNMT: Hướng dẫn thi hành nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17.03.2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
+ Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
+ Nghị định 88/2007/NĐ-CP: Thoát nước đô thị.
+ Nghị định của chính phủ số 117/2010/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường và Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước…
Thế nhưng có thể rút ra một nhận xét, đó là hầu hết các văn bản pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước, chủ yếu là các văn bản dưới Luật. Các văn bản Luật và pháp lệnh hầu như là rất ít, trừ hai đạo luật cơ bản là Luật bảo vệ môi trường 2005 và Luật Tài nguyên nước 1998, thì các quy định khác về bảo vệ tài nguyên nước chỉ được quy định lẻ tẻ và rải rác trong các đạo Luật khác mà thôi. Các pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng rất ít. Chủ yếu nhất vẫn là các văn bản dưới Luật.
Mà loại văn bản này thường có giá trị pháp lý thấp, lại dễ ban hành và dễ bị thay đổi hoặc bãi bỏ. Các văn bản dưới luật do nhiều cơ quan, nhiều cá nhân có thẩm quyền ban hành nên cũng không thể không tránh khỏi những hạn chế, chồng chéo lẫn nhau, thiếu tính đồng bộ, cùng một vấn đề, được quy định trong hai văn bản khác nhau lại có nội dung xử lý khác nhau. Ví dụ như: Quản lý lưu vực sông là nội dung cốt lõi của quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước nhưng do sự phân công quản lý lưu vực sông có sự chồng chéo nên mãi đến tháng 12 năm 2008, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 120/2008/NĐ-CP về quản lý lưu vực sông.
Các văn bản về cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; xử phạt vi phạm hành chính chậm được ban hành đã gây ra không ít khó khăn trong công tác quản lý trên thực tế. Điều này làm cho các cơ quan chức năng trong quá trình thực thi pháp luật gặp rất nhiều khó khăn.
Một số nội dung Luật đã phân cấp cho các địa phương quy định cụ thể để áp dụng phù hợp với từng địa bàn nhưng chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành, như quy định quy mô khai thác, sử dụng nước, xả nước thải quy mô nhỏ, vùng bảo vệ công trình khai thác,... Điều này cũng dẫn đến việc thi hành luật ở các địa phương bị trậm trễ.
2. Thực trạng việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân cá nhân cá nhân
a. Những điểm tích cực:
Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) được ban hành vào đầu tháng 1-1994. Đây là bộ luật đầu tiên có tính chất chung nhất về quản lý môi trường. Tiếp đến, để bảo vệ tài nguyên nước, Luật Tài nguyên nước cũng đã nhanh chóng được ban hành năm 1998 và đã nhanh chóng đi vào cuộc sống với những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, nhất là khi bước vào thời kỳ đổi mới, với nhiều đổi mới quản lý kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu ồ ạt vào nước ta, trong đó khoảng một nửa là các dự án về công nghiệp. Cùng với các văn bản pháp luật khác về đất đai, khoáng sản, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đê điều, phòng
chống lụt bão..., Luật Tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên và môi trường ở nước ta. Như vậy, Luật BVMT và Luật Tài nguyên nước đã có tác động không nhỏ đến ý thức của các cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ tài nguyên nước nói riêng. Và kết quả là nhận thức về môi trường của lãnh đạo các cấp và của nhân dân đã được nâng lên một bước rõ rệt, tạo tiền đề cho những nỗ lực của mọi người trong hoạt động BVMT và gây sức ép của xã hội chống những hành vi vi phạm luật BVMT, gây ô nhiễm nguồn nước. Việc đánh giá tác động môi trường đã dần dần đi vào nền nếp, nhất là đối với các dự án đầu tư mới, nhằm hạn chế các tác động tiêu cực với môi trường khi triển khai dự án. Việc kiểm soát ô nhiễm đã góp phần thúc đẩy các xí nghiệp thực hiện các biện pháp xử lý nước thải, giảm bớt tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Việc thu phí nước thải mới được quy định cũng là một thí dụ về áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường. Quyết định số 64/2003/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết triệt để hơn bốn trăm xí nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng là một trong số các biện pháp quyết liệt phải được thực hiện trong vòng hơn chục năm tới.
Bên cạnh đó, nhiều hoạt động bảo vệ môi trường cũng được các cấp, các ngành, các cá nhân, tổ chức ngày một quan tâm. Đảng và nhà nước ta cũng lưu ý đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động môi trường nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội. Nhiều hoạt động thiết thực cùng chung tay bảo vệ nguồn nước đang bị ô nhiễm đã được diễn ra, với quy mô ngày một lớn hơn.
b. Những điểm còn hạn chế:
Trên thực tế, bên cạnh những cá nhân, tổ chức đã có ý thức bảo vệ môi trường thì vẫn còn rất nhiều các cá nhân, tổ chức khác đang phớt lờ đi những nghĩa vụ của mình và thực hiên theo chiều hượng ngược lại. Có nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vẫn xả thải vào nguồn nước, tình trạng khoan thăm dò nước tuỳ tiện, gây nên các hậu quả nghiêm trọng như sụt lún đất, gây ô nhiễm nguồn nước, ô
nhiễm tầng nước ngầm. Các tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động chưa thực hiện đầy đủ quy trình nhằm khai thác hợp lí, tiết kiệm nguồn nước.