Nghĩa vụ của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soá tô

Một phần của tài liệu Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên-Môi trường và các vấn đề pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam (Trang 37)

II/ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁ TÔ NHIỄM NƯỚC TẠI VIỆT NAM

2.1.Nghĩa vụ của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soá tô

2. Kiểm soá tô nhiễm nguồn nước

2.1.Nghĩa vụ của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soá tô

sinh hoạt, bảo vệ nguồn nước ở đô thị và khu dân cư tập trung. Bảo vệ nước còn cần bảo vệ chất lượng nước, bao gồm chất lượng nước sinh hoạt, chất lượng nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản, sản xuất công nghiệp, khai khoáng và bảo vệ chất lượng nước trong các lĩnh vức khác. Một nội dung quan trọng nữa của bảo vệ tài nguyên nước, là quy định về việc xả nước thải vào nguồn nước. Các cá nhân, tổ chức sử dụng nước sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, muốn xả nước thải vào nguồn nước thì phải được phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và đạt một tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước.

Muốn vậy, cần nâng cao hơn nữa nhận thức và các hành động cụ thể về quản lý và bảo vệ tài nguyên nước trong việc bảo vệ môi trường sống, giữ gìn hệ sinh thái tự nhiên cho phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững. Các cấp, các ngành cần thực hiện tốt Luật Tài nguyên nước và các văn bản dưới luật. Kiên quyết xử lý nghiêm các hiện tượng xả nước thải độc hại chưa được xử lý của các nhà máy, xí nghiệp, làng nghề vào hệ thống kênh mương, sông ngòi. Các thành phố, thị xã cần nghiên cứu giải pháp, ứng dụng công nghệ mới để xử lý nước thải đô thị trước khi đổ vào các dòng sông; xử lý nghiêm tình trạng vứt rác bừa bãi xuống các ao, hồ, kênh dẫn thoát nước đô thị.

2. Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước

2.1. Nghĩa vụ của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. nguồn nước. nguồn nước.

a. Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước

Để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ , phát triển tài nguyên nước của các cơ quan nhà nước, đồng thời giúp cho các cơ quan tổ chức, cá nhân có thể khai thác sử dụng nước một cách hợp lý , tiết kiệm, hiệu quả nhất thì công tác đánh giá hiện trạng tài nguyên nước là một việc làm quan trọng cần thiết để giúp cho việc bảo đảm kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Nghĩa vụ của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soat ô nhiễm nguồn nước được quy đinh như qua các điều 60,63,65 của Luật bảo vệ môi trường 2005 gồm có:

+ Theo điều 60 : Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông: • Nguồn thải trên lưu vực sông phải được điều tra, thống kê, đánh giá và có

giải pháp kiểm soát, xử lý trước khi thải vào sông.( khoản 1)

• Việc phát triển mới các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, dân cư tập trung trong lưu vực sông phải được xem xét trong tổng thể toàn lưu vực, có tính đến các yếu tố dòng chảy, chế độ thuỷ văn, sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của dòng sông và hiện trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phát triển đô thị trên toàn lưu vực.(khoản 3)

• Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án phát triển mới khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, dân cư tập trung, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô lớn trong lưu vực phải có sự tham gia ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có sông chảy qua.(khoản 4) + Theo điều 63 : Về bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch

• Nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch phải được điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và bảo vệ để điều hoà nguồn nước.(khoản 1)

• Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng và lập quy hoạch bảo vệ, điều hoà chế độ nước của hồ, ao, kênh, mương, rạch; lập và thực hiện kế hoạch cải tạo hoặc di dời các khu, cụm nhà ở, công trình trên hồ, ao, kênh, mương, rạch gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước và làm mất mỹ quan đô thị.(khoản 4)

• Mục a khoản 1 quy định: Dự án khai thác nước dưới đất có công suất từ 10.000 mét khối trong một ngày đêm trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

• Khoản 4 quy định: Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức điều tra, đánh giá, quan trắc định kỳ trữ lượng, chất lượng nước dưới đất

Ngoài ra nội dung của hoạt động này còn được quy định tại nhiều văn bản như:

+ Điều 57.3 Luật tài nguyên nước năm 1998: về quản lý công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước; dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo lũ lụt hạn hán và các tác hại do nước gây ra; tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học , công nghệ , lưu trữ tài liệu về tài nguyên nước:

+ Điều 2.6 Nghị định số 91/2002/ NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ tài nguyên môi trường.

+ Điều 3.1 Nghị định 179/1999/NĐ-CP quy định về việc thi hành luật tài nguyên nước. Theo đó:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

• Tổ chức điều tra, đánh giá các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt;

• Lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy hoạch lưu vực sông để bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống lũ, lụt, hạn hán;

• Lập kế hoạch khôi phục, nâng cấp và xây dựng bổ sung, làm mới các công trình thuỷ lợi để tăng khả năng cung cấp nước, khôi phục các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt;

• Kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng nước dưới đất; có biện pháp xử lý kịp thời để bảo vệ nguồn nước dưới đất ở các vùng, khu vực đang có nguy cư suy giảm về trữ lượng và bị ô nhiễm;

• Kiểm tra, giám sát các điểm xả nước thải vào nguồn nước; quy định việc áp dụng các biện pháp xử lý nước thải theo quy định của pháp luật.

b. Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống tiêu chuẩn môi trường về tài nguyên nước

• Định nghĩa: Tiêu chuẩn môi trường nước là căn cứ khoa học pháp lý làm cơ sở để các định chất lượng các nguồn nước cũng như xác định mức độ tác động ảnh hưởng trong hoạt động của con người tới tài nguyên nước

• Mục đích: với những con số nhất định về tiêu chuẩn môi trường nước sẽ là cơ sở để giúp cho các cơ quan thẩm quyền tiến hành các hoạt động thẩm định đưa ra các báo cáo liên quan tới tài nguyên nước, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước

• Vai trò: việc hệ thống tiêu chuẩn môi trường nước có thể nói là một căn cứ để từ đó giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được thực tại tài nguyên nước của chúng ta để từ đó có thể thống kê được mức độ ô nhiễm và mức độ độc hại của nguồn nước

• Hệ thống tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam ( theo điều 10 Luật bảo vệ môi trường 2005 ):

Trong môi trường tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh có 2 nhóm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với mặt nước và nước dưới đất phục vụ các mục đích cung cấp nước uống sinh hoạt ; công nghiệp, tưới tiêu nông nghiệp và mục đích khác

VD: Chúng ta có thể thấy đó là nước trên các con sông chảy để phục vụ cho tươi tiêu nông nghiêp, nước từ các con sông sẽ được các nhà máy xử lý và phục phụ cho nhu cầu nước sinh hoạt hàng ngày của chúng ta.

+ Nhóm tiêu chuẩn môi trường đối với nước biển ven bờ phục vụ các mục đích khác.

VD: Với mục đích phục vụ cho ngành du lịch nếu như nguồn nước của chúng ta bị ô nhiễm vượt quá mức cho phép thì sẽ làm giảm lượng du khách đến đó thăm quan đến khu du lịch đó; hoặc với mục đích đánh bắt thủy hải sản, do nguồn nước bị ô nhiêm ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động vật trên biển và từ đó sẽ làm giảm sản lượng khai thác đánh bắt thủy hải sản của chúng ta.

Trong tiêu chuẩn về chất thải có các nhóm:

+ Tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải sinh hoạt và hoạt động khác.

Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và ban hành các bộ tiêu chuẩn môi trường nước kèm theo quyết định số 22/2006/QD –BTNMT như sau:

+ TCVN5294- 1995 – Chất lượng nước – tiêu chuẩn chất lượng mặt ;

+TCVN5243 -1995 – Chất lượng nước – tiêu chuẩn lượng nước ven biên bờ; +TCVN5244 -1995 – Chât lượng nước – tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm

+ TCVN6772-2000 – Chất lượng nước – nước thải sinh họat – giới hạn ô nhiễm cho phép;

c. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch , quy định về khai thác sử dụng, bảo vệ , phát triển tài nguyên nước:

Hoạt động này phải do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dựa trên tiềm năng, yêu cầu , mục đích sử dụng từng nguồn nước cụ thể trog mối quan hệ với sự phát triển kinh tế xã hội ở từng địa bàn nhất định để đảm bảo phát triển bền vững môi trường nước.

Nội dung: Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước cụ thể:

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng , chất lượng và lập quy hoạch bảo vệ điều hòa chế độ nước của hồ, ao, kênh, mương, rạch gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn dòng chảy , suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước và làm mất mỹ quan đô thị.( Khoản 4 Điều 63 Luật bảo vệ môi trường 2005). + Bộ Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm trình chính phủ các chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về bảo vệ, phát triển khai thác sử nước (Điều 2.2 nghị định số 91/ 2002/ NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ tài nguyên môi trường).

+ Chính phủ phê duyệt các chiến lược, kế hoạch quốc gia về bảo vệ , phát triển tài nguyên nước , phê duyệt các danh mục quy hoạch các lưu vực sông lớn và dự án quan trọng về tài nguyên nước.

d. Xây dựng và sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động bảo vệ và phát triển tài nguyên nước:

Các chi phí tài chính cho hoạt động bảo vệ tài nguyên nước thường rất lớn, để đảm bảo hiệu quả hoạt động bảo vệ tài nguyên nước. Nhà nước cần xây dựng và sử dụng nguồn tài chính riêng cho hoạt động này

Các nguồn chính để phục vụ cho hoạt động kiểm soát ô nhiễm nước được quy định tại điều 110 luật bảo vệ môi trường năm 2005 và điều 46 luật tài nguyên nước năm 1998

• Ngân sách nhà nước để xây dựng tu bổ đê điều, công trình phòng chống lũ lụt , hạn hán và tác hại nghiêm trọng do nước gây ra.

• Ngân sách nhà nước dự phòng chi cho việc khắc phục hậu quả lũ lụt hạn hán và tác hại nghiêm trọng khác do nước gây ra.

• Qũy phòng, chống lũ, bão của địa phương do nhân dân đóng góp theo quy định của Chính phủ.

• Các khoản tài trợ của tổ chức cá nhan trong nước, của các Chính phủ , của tổ chức, các nhân ngoài nước và tổ chức quốc tế.

Ngoài ra, quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam có vốn điều lệ là 500 tỷ đồng do Ngân sách nhà nước cấp ( thành lập theo quyết định số 35/2008/QĐ – TTg 3/3/2008 về tổ chức và hoạt động bảo vệ môi trường Việt Nam ) cũng là nguồn tài chính cho hoạt động kiểm soát ô nhiễm nước.

Theo Điều 1 của quyết định 35/2008/QĐ-TTg .

Điều 1. Thành lập Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam để huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước nhằm hỗ trợ các chương trình, dự án, các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước.

Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là tổ chức tài chính Nhà nước trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính

Nguồn vốn của quỹ ta có thể xem tại điều 6 của quyết định số 35/2008/QĐ-TTg về điều lệ tổ chức hoạt động Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

e. Cấp thu hồi giấy phép tài nguyên nước.

- Mục đích của việc cấp và thu hồi giấy phép tài nguyên nước:

Cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước là công cụ đắc lực cho thực hiện công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước. Các loại giấy phép về tài nguyên nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiều trường hợp, tổng lượng nước khai thác trên một vùng còn nhỏ hơn rất nhiều tổng lượng nước có thể khai thác được, song các công trình khai thác bố trí không hợp lý (quá tập trung ở một khu vực) dẫn tới mực nước bị hạ thấp cục bộ (hoặc cạn kiệt nguồn nước), làm cho việc khai thác nước không kinh tế, không hiệu quả. Mặt khác, nhiều trường hợp, các đơn vị khai thác nước dưới đất không hiểu về điều kiện địa chất thủy văn khu vực, làm nhiễm bẩn hoặc nhiễm mặn nguồn nước. Do đó, sẽ gây ảnh hưởng tới việc khai thác nước, thậm chí là không thể tiếp tục khai thác được.

Cấp phép khai thác nguồn nước chính là để bảo vệ quyền lợi của tổ chức, cá nhân khai thác nước, được khai thác nước một cách hiệu quả và hợp pháp nguồn nước. Khi cấp phép khai thác, bảo vệ nguồn nước, cân đối giữa lượng nước sẵn có với yêu cầu sử dụng của vùng. Đặc biệt là phải xem xét sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các công trình khai thác; sự ảnh hưởng do việc khai thác nước của các tổ chức, cá nhân xin phép tới việc khai thác nước của các tổ chức, cá nhân đã được cấp phép để hạn chế tới mức có thể ảnh hưởng này, nhằm đảm bảo việc khai thác nước của các công trình đã có được ổn định.

Vì vậy, việc cấp phép vừa là công cụ cho quản lý, bảo vệ nguồn nước để khai thác bền vững nguồn nước phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, vừa là để

đảm bảo quyền lợi khai thác, sử dụng nước của các tổ chức, cá nhân khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước. Việc này do cơ quan thẩm quyền của nhà nươc có quyền cấp và thu hồi giấy phép tài nguyên nước nhằm kiểm soát quản lý toàn bộ các hoạt động thăm dò khai thác sử dụng tài nguyên nước , bảo vệ các công trình thủy lợi cũng như quá trình xả nước thải vào các nguồn nước.

-Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: +Giấy phép thăm dò dưới đất

+Giấy phép khai thác sử dụng tài nguyên nước +Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

+ Giấy phép đối với một số hoạt động trong phạm vi công trình thủy lợi

Các loại giấy phép này xác định rõ quyền, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức trong việc khai thác sử dụng hợp lý hiệu quả tài nguyên nước.

-Thời hạn của giấy phép:

Liên quan đến nước mặt là 20 năm. Liên quan đến khai thác sử dụng nước ngầm là 15 năm. Hết thời hạn này cơ quan có quyền căn cứ vào khả năng ổn định của nguồn nước và các điều kiện cần thiết khác để cấp tiếp với thời hạn không quá 10 năm. Đối với việc xả nước thải thì giấy phép có thời hạn từ 3 đến 5 năm. Thời gian gia hạn không quá 3 năm.

Thẩm quyền cấp các giấy phép này thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trường và ủy ban nhân dân cấp tỉnh ,cơ quan có thẩm quyền cấp loại giấy phép nào thì có quyền thu hồi loại giấy phép đó.

- Các trường hợp bị thu hồi giấy phép được quy định trong Điều 9 Nghị định số

Một phần của tài liệu Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên-Môi trường và các vấn đề pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam (Trang 37)