II/ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁ TÔ NHIỄM NƯỚC TẠI VIỆT NAM
4. Những quy định của pháp luật trong lĩnh vực kiểm soá tô nhiễm nguồn
1.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại một số sông chính
Biểu đồ 4:Diễn biến hàm lượng BOD5 trung bình năm trên các sông giai đoạn 2005-2009
Nguồn:Trung tâm quan trắc môi trường; Sở TN-MT Tiền Giang, Cần Thơ
20 Theo số liệu của Cục Quản lý Tài nguyên nước
a. Ô nhiễm nước tại lưu vực sông Đáy-Nhuệ
Nước thải từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các làng nghề và nuôi trồng thủy sản trong khu vực đã khiến môi trường nước mặt tại lưu vực sông Đáy, sông Nhuệ bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt vào mùa khô giá trị các thông số BOD5, COD, Coliform tại các điểm đo đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại A1 nhiều lần.
Nguồn tiếp nhận nguồn nước thải chính của toàn bộ các quận nội thành Hà Nội là sông Tô Lịch. Sau khi tiếp nhận nguồn nước thải từ sông Tô Lịch, nồng độ ô nhiễm tại các điểm đo được tại sông Nhuệ đều vượt quá QCVN loại A1 nhiều lần. Tại sông Đáy chịu ảnh hưởng từ nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp từ thành phố Phủ Lý dồn xuống và hợp với lưu vực sông Nhuệ nên nước sông Đáy bị ô nhiễm Đáng kể, các thông số đều không đạt QCVN 08:2008/BTNMT loại A1.22
Biểu đồ 5: Diễn biến hàm lượng COD trên sông Đáy qua các năm
Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường 2010.
b. Ô nhiễm tại lưu vực sông Cầu
Do hoạt động phát triển của các ngành công nghiệp trên lưu vực sông Cầu, nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm nặng bởi các chất gây ô nhiễm hữu cơ, chất rắn lơ lửng (SS) và cục bộ có những đoạn có dấu hiệu ô nhiễm dầu mỡ.
Biểu đồ 6: Diễn biễn dầu mỡ tại lưu vực sông Cầu
Nguồn:Trung tâm quan trắc môi trường 2010
Qua biểu đồ có thể thấy, một số vị trí có mức độ ô nhiễm giảm nhưng cũng có một số vị trí mức độ ô nhiễm có xu hướng tăng lên. Mức độ ô nhiễm tăng dân về phía hạ nguồn. Khi chảy qua thành phố Thái Nguyên mức độ ô nhiễm tăng đáng kể do chịu ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất công nghiệp và khai thác khoáng sản. Ngoài ra, do hoạt động của các cơ sở sản xuất, các làng nghề tại Đông Anh- Hà Nội đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nước sông bị ô nhiễm hữu cơ, hàm lượng các chất dinh dương tại các vi trí đều cao hơn QCVN 08:2008 loại A1 nhiều lần, xấp xỉ vượt ngưỡng B2.23
c. Ô nhiễm tại lưu vực sông Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng trọng điểm phat triển kinh tế xã hội phía nam, tập trung rất nhiều khu công nghiệp. Vì vậy lưu vực sông Đồng nai phải gánh chịu lượng nước thải khổng lồ từ các hoạt động sản xuất của các khu công nghiệp va đô thị. Đoạn từ nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại- Đồng Nai đã bắt đầu bị ô nhiễm hữu cơ đặc biệt là đoạn sông chảy qua thành phố Biên Hòa. Điển hình nghiêm trọng chính là sự ô nhiễm tại sông Thị Vải.
Biểu đồ 7: Tần suất vượt QCVN(A1) của thông số ô nhiễm tại sông Đồng Nai đoạn qua thành phố Biên Hòa
Nguồn:Sở Tài nguyên-Môi trường Đồng Nai d. Ô nhiễm tại sông Sài Gòn
Nước sông Sài Gòn khu vực thành phố Hồ Chí Minh bị ô nhiễm hữu cơ hàm lượng BOD, COD, vi sinh đều vượt quá quy chuẩn nước mặt dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt.