Nhiễm do hoạt động phát triển du lịch ven biển

Một phần của tài liệu Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên-Môi trường và các vấn đề pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam (Trang 35)

I. Khái niệm nước, phân loại nước và vai trò của tài nguyên nước

3.7nhiễm do hoạt động phát triển du lịch ven biển

3. Các nguồn gây ô nhiễm nước

3.7nhiễm do hoạt động phát triển du lịch ven biển

Trong giai đoạn từ 2006 đến 2010, khách du lịch quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng tại các tỉnh ven biển chiếm trên 70%. Riêng thu nhập từ du lịch biển đảo đã chiếm tới 70% doanh thu của ngành.16 Du lịch biển cũng được khẳng định là một trong 5 hướng đột phá về phát triển kinh tế biển và ven biển. Tuy nhiên, thực tế, một trong những yếu tố gây cản trở sự phát triển ngành này là vấn nạn ô nhiễm.

Dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 125 bãi biển, thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trong đó, hơn 30 bãi biển đã được đầu tư và khai thác. Nhưng, trong vài năm gần đây, tại vùng biển Nam Trung Bộ, đặc biệt là tại Khánh Hoà, Ninh Thuận, ven bờ biển xuất hiện các lớp nhầy màu xám đen dày cả gang tay, trộn với xác chết của sinh vật, gây ô nhiễm nghiêm trọng.Tại Bình Thuận, chất thải từ đất liền theo bảy dòng sông lớn đổ ra biển rồi bị sóng đánh tấp vào bờ gây ô nhiễm các bãi tắm, khu du lịch. Đặc biệt, tại vịnh Phan Thiết, chất thải từ sông Cà Ty và sông Cái đổ ra ứ đọng dài ngày với nhiều loại rác sinh hoạt, sản xuất, chế biến thủy sản. Bãi biển Thuận An đang dần trở thành một “bãi rác” lớn. Dọc bãi biển có rất nhiều các loại rác thải, từ túi nilon, bao bì, vỏ bánh kẹo đến vỏ bánh lọc, vỏ hoa quả, hộp sữa… Rác thải ra đã gây ô nhiễm nghiêm trọng bờ biển, gây ấn tượng không tốt cho du khách đến tham quan.17

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm này là: các cơ sở kinh doanh du lịch chưa có hệ thống xử lý nước thải; Sự thiếu ý thức của khách du lịch và những người bán rong... Ngoài ra, lượng chất thải sinh hoạt tăng nhanh, phần lớn chưa được xử lý, hoặc xử lý bằng phương pháp chôn lấp, vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan, môi trường tự nhiên, chất lượng các nguồn nước. Hệ thống xử lý

15 Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2010

16 Số 230: Du lịch Biển đảo- Báo thế giới & Việt Nam

nước thải, rác thải sinh hoạt tại các điểm du lịch, bãi tắm hiện yếu kém. Nhiều điểm du lịch chưa làm hệ thống xả nước bẩn, không có thùng đựng rác công cộng18. Việc khai thác nước phục vụ nhu cầu du lịch vượt quá khả năng đáp ứng nguồn nước cũng là nguyên nhân làm ô nhiễm nước. Vì vậy, cần có giải pháp bảo vệ và hạn chế tối đa mức đô ô nhiễm vì du lịch biển đang là một thế mạnh của ngành du lịch Việt Nam.

Biểu đồ 3: Ước tính lượng nước thải từ hoạt động du lịch qua các năm

Nguồn:Tổng cục du lịch năm 2010

Một phần của tài liệu Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên-Môi trường và các vấn đề pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam (Trang 35)