Phân tích kim ngạch kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam giai đoạn năm 1999-2010 và dự báo năm 2011-2012

25 694 0
Phân tích kim ngạch kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam giai đoạn năm 1999-2010 và dự báo năm 2011-2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam MỤC LỤC Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam LỜI MỞ ĐẦU Từ những năm đầu thập kỷ 90 đến nay, ngành da giày Việt Nam bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh cùng với việc hình thành, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Gia công giày Việt Nam có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước: chiếm 8,2% lực lượng lao động trong khu vực công nghiệp chế biến, chiếm 10,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.Việt nam có lợi thế để phát triển ngành giày đó là lực lượng lao động trẻ, giá nhân công thấp. Thực chất giày Việt Nam chủ yếu là gia công cho nước ngoài.Thực hiện việc gia công xuất khẩu mặt hàng giày có lợi: Trước tiên là giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho đất nước. Nó đảm bảo đời sống cho người lao động, góp phần làm ổn định trật tự an ninh xã hội. Việc gia công giày cho người nước ngoài giúp chúng ta có thể tiếp thu được khoa học kỹ thuật tiên tiến, kể cả mặt quản lý công nghiệp và đào tạo được đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có kỹ thuật tiên tiến và tính tổ chức kỷ luật tốt. Và nhờ đó mà các doanh nghiệp luôn tự trang bị máy móc thiết bị mới và mẫu mã hợp thời trang theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài. Gia công tuy không tạo được lợi nhuận lớn nhưng luôn tái tạo được ngoại tệ và không bao giờ bị nợ nước ngoài, không sợ bị lỗ, bị ế vì khách hàng bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Gia công xuất khẩu giày là cơ sở để mở rộng thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại.Thực hiện xuất khẩu có liên quan đến nhiều lĩnh vực như hoạt động ngân hàng quốc tế, vận tải quốc tế… vì vậy khi xuất khẩu phát triển, các quan hệ này cũng phát triển theo. Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang 1 Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì bước đi cần thiết do thiếu vốn, công nghệ, phương thức quản lý và chưa có thị trường. Thị trường xuất khẩu của giày da ngày càng mở rộng ở các thị trường như: Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ. Với những thuận lợi sẵn có ngành giày dép xuất khẩu ngày càng phát triển, kim ngạch xuất khẩu ngày càng cao chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trước những đóng góp của ngành giày dép đối với nền kinh tế quốc dân nên em chọn để tài: Phân tích kim ngạch kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam giai đoạn năm 1999-2010 và dự báo năm 2011-2012. Mục đích nghiên cứu đề tài này hiểu rõ hơn những biến động kim ngạch xuất khẩu giày dép trong giai đoạn 1999-2010 từ đó rút ra cần phát huy những mặt tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót của ngành trong những năm sau đó. Đề án này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Trần Hoài Nam. Em xin chân thành cảm ơn thầy. Tuy vậy do trình độ của em còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô và các bạn thông cảm. Sinh viên thực hiện Đinh Thị Thu Trang. Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang 2 Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM 1. Thuận lợi gia công xuất khẩu giày dép Việt Nam trong những năm gần đây (2001-2010). Hiện tại, ngành da giày Việt Nam có khả năng sản xuất trên 360 triệu đôi giày dép các loại. Từ chỗ chỉ gia công mũi giày đơn thuần cho các nước Đông Âu và Liên Xô(cũ) với sự hợp tác đầu tư của nước ngoài, đến nay các doanh nghiệp ngành giày đã sản xuất được những đôi giày hoàn chỉnh với chủng loại phong phú. Những nhãn hiệu giày nổi tiếng thế giới hiện đã được sản xuất tại Việt Nam như Nike, Reebok, Adidas, Diadora… Ngành da giày Việt Nam thực sự đã bước sang một thời kỳ phát triển mới, thay đổi lớn về qui mô, trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật có ý nghĩa, giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động. Cả nước ta hiện có 233 doanh nghiệp sản xuất da giày,trong đó có 76 doanh nghiệp nhà nước, 80 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, và 77 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng năng lực sản xuất da giày hiên đạt khoảng 420 triệu đôi các loại. Sản lượng giày dép đã tăng nhanh từ 206 triệu đôi năm 1997 lên khoảng 320 triệu đôi năm 2001. Sản lượng giày dép Việt Nam hiện đứng thứ 8 trên thế giới. Da giày là mặt hàng có tỉ lệ xuất khẩu khá cao, đạt tới 90%. Kim ngạch xuất khẩu tăng với tốc độ khá cao và liên tục. Nếu như từ năm 1991 trở về trước, nước ta hầu như không xuất khẩu giày dép, năm 1992 mới đạt 5 triệu USD, thì năm 2000 đã đạt 530 triệu USD và năm 2001 đạt 978 triệu USD (năm 2001 gấp 195,6 lần năm 1992). Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang 3 Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam Cho đến nay, da giày của Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 40 nước và cùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó chủ yếu là sang Liên minh Châu Âu (EU), Mỹ và Nhật Bản. Bên cạnh đó, sản phẩm da giày còn mở rộng hơn sang nhiều thị trường mới, ngành da giày nước ta có cơ hội tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu sang Anh, một thị trường có sức tiêu thụ lớn các sản phẩm giày dép. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết khai thác, xúc tiến thương mại có hiệu quả thì Anh sẽ trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành giày dép Việt Nam trong tương lai gần. 2. Những khó khăn và thách thức của gia công giày Việt Nam. Tuy đạt được những thành tựu về xuất khẩu trong giai đoạn 2001-2010, nhưng hoạt động gia công xuất khẩu giày của chúng ta vẫn còn có một số khó khăn và thách thức sau: * Chỉ chú trọng đến việc mở rộng thị trường gia công mà chưa chú trọng đến những nhân tố quan trọng nội tại: Trong công tác mở rộng thị trường gia công xuất khẩu nước ta đã đạt được nhiều kết quả (thâm nhập thị trường mới) tuy nhiên còn một số tồn tại sau: Song song với việc mở rộng tìm kiếm thị trường gia công mới thì các công ty gia công trong nước đã không củng cố thị trường gia công truyền thống, đã làm cho thị trường này mai một đi, thậm chí có những thị trường không còn kim ngạch xuất khẩu và hợp đồng gia công xuất khẩu ở một số thị trường Châu á như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore. Gia công xuất khẩu giày ở nước ta chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Hoạt động này đã có các thành công đáng kể như thu ngoại tệ về cho đất nước song lại để lại khoảng trống phía sau lưng mình đó là thị trường nội địa. Hiện nay, dân Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang 4 Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam số Việt nam khoảng 80 triệu người, số người tiêu dùng đông đảo này đã tạo ra thị trường sức mua khoảng 750 triệu USD/năm. Do vậy, một mặt các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường sản xuất hàng xuất khẩu, một mặt tăng cường sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, tránh bỏ phí thị trường này. * Thiếu vốn và công nghệ làm cho hoạt động sản xuất bị ngừng trệ. * Bị lệ thuộc quá nhiều vào việc cung ứng nguyên vật liệu, phụ liệu, hoá chất, phụ tùng, máy móc từ nước ngoài. * Phần lớn các hợp đồng gia công vẫn ở dạng thuần tuý, những hợp đồng mua bán đứt đoạn chưa nhiều nên thực tế hiệu quả chưa cao, giá trị nhận được chỉ là thù lao gia công thuần tuý. Chính vì thế, khả năng tích luỹ của doanh nghiệp chưa cao, khả năng huy động vốn còn nhiều hạn chế. * Thiếu đội ngũ nhân viên có kỹ thuật, tay nghề cao. 3. Vân dụng dãy số thời gian để phân tích biến động kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Khái niệm: Các hiện tượng kinh tế - xã hội luôn luôn biến động qua thời gian. Để nghiên cứu sự biến động này người ta dung phương pháp dãy số thời gian. Dãy số thời gian là dãy các giá trị của chỉ tiêu kinh tế - xã hội biến động theo thời gian. Ý nghĩa của việc nghiên cứư dãy số thời gian: Phương pháp phân tích một dãy số thời gian dựa trên một giả định căn bản là: sự biến động trong tương lai của hiện tượng nói chung sẽ giống với sự biến động của hiện tượng trong quá khứ và hiện tại xét về mặt đặc điểm và cường độ biến động. Nói một cách khác các yếu tố đã ảnh hưởng đến biến động của hiện tượng trong quá khứ và hiện tại được giả định trong tương lai sẽ tiếp tục tác động đến hiện tượng theo xu hướng và cường độ giống hoặc gần giống như trước. Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang 5 Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam Do vậy, mục tiêu chính của phân tích dãy số thời gian là chỉ ra và tách biệt các yếu tố đã ảnh hưởng đến dãy số thời gian. Điều đó có ý nghĩa trong việc dự đoán cũng như nghiên cứu quy luật biến động của hiện tượng. Tất nhiên, giả định nói trên có nhược điểm, nó thường bị phê bình là không sát thực và máy móc vì đã không xem xét đến sự thay đổi về kỹ thuật, thói quen, nhu cầu hoặc sự tích lũy kinh nghiệm trong kinh doanh Vì vậy phương pháp phân tích dãy số thời gian cung cấp những thông tin hữu ích các nhà quản lý trong việc dự đoán và xem xét chu kỳ biến động của hiện tượng. Đây là công cụ đắc lực cho họ trong việc ra quyết định. Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang 6 Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DA GIÀY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 VÀ DỰ BÁO 2011-2012 Tổng hợp từ số liệu theo nguồn Tổng cục thống kê ta có số liệu về giá trị kim ngạch xuất khẩu da giày giai đoạn 2001-2010 sau: Bảng 1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu giày dép giai đoạn 2001-2010. Đơn vị tính: Triệu USD Năm Giá trị kim ngạch xuất khẩu 2001 978 2002 1031 2003 1387 2004 1471 2005 1584 2006 1875 2007 2260 2008 2691 2009 3039 2010 3596 (Nguồn từ Tổng cục Thống Kê) 1. Phân tích đặc điểm biến động kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Để phân tích đặc điểm biến động KNXK da giày Việt Nam thì phân tích thông qua các chỉ tiêu của đặc điểm biến động theo của giá trị kim ngạch xuất khẩu da giày của năm giai đoạn 2001-2010. 1.1. Đặc điểm biến động của giá trị kim ngạch xuất khẩu da giày giai đoạn 2001-2010. Các chỉ tiêu đặc điểm biến động được tính qua bảng 2 sau đây: Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang 7 Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam Bảng 2: Đặc điểm biến động của KNXK giày dép giai đoạn 2001-2010. Năm KN XK Giày dép (tr USD) δi (tr USD) ∆ I (tr USD) t i (%) Т i (%) a i (%) A i (%) g i (tr USD) 2001 978 - - - - - - - 2002 1031 53 53 105,42 105,42 5,42 5,42 9,78 2003 1387 347 409 133,66 141,82 33,66 41,82 10,31 2004 1471 84 493 106,06 150,41 6,06 50,41 13,87 2005 1584 113 606 107,68 161,96 7,68 61,96 14,71 2006 1875 291 897 118,37 191,72 18,37 91,72 15,84 2007 2260 385 1282 120,53 231,08 20,53 131,08 18,75 2008 2691 431 1713 119,07 275,15 19,07 175,15 22,6 2009 3039 348 2061 112,93 310,74 12,93 210,74 26,91 2010 3596 557 2618 118,33 367,69 18,33 267,69 30,39 Tổng 19912 2609 X 1042,0 5 X 142,05 X BQ 1991,2 289,89 115,83 15,78 *) Các chỉ tiêu bình quân giai đoạn 2001 – 2010: + Tổng sản lượng xuất khẩu bình quân. 2,1991 10 19912 == ∑ = n y y i (Triệu USD/năm) + Lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân: 89,289 9 2609 1 1 == − − = n yy n δ (Triệu USD / năm) + Tốc độ phát triển bình quân Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang 8 Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S. Trần Hoài Nam 1583,1 1 1 1 1 === − − = ∏ n n n n i i y y tt (Lần/năm) Qua bảng số liệu và kết quả tính toán trên ta thấy: - Biến động của kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam (theo năm) giai đoạn 2001– 2010 nhìn chung tăng lên qua các năm. Nhìn vào số liệu ở bảng 2 ta thấy: Kim ngạch xuất khẩu bình quân cả giai đoạn là 1991,2 triệu USD, lượng tăng bình quân giai đoạn là 289,89 triệu USD hàng năm, tốc độ phát triển bình quân mỗi năm là 115,83 %. Từ năm 2001- 2010 kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng nhưng tăng không đều, thể hiện ở lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn của các thời gian là tương đối khác nhau, và thể hiện rõ qua tốc độ tăng từng năm (tốc độ tăng của năm 2003 tăng cao nhất là 33,66 % và năm 2002 tăng thấp nhất là 5,42%). Nhìn chung biến động KNXK da giày giai đoạn 2001-2010 tăng lên hàng năm, nhưng mức tăng không đồng đều do những ảnh hưởng khác nhau về giá cả, sản lượng xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng do sự đổ bộ cạnh tranh xuất khẩu của các nước đặc biệt là Trung Quốc. 1.2. Phân tích xu hướng biến động của kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Sự biến động của kim ngạch xuất da giày Việt Nam theo thời gian chịu sự tác động của nhiều yếu tố có tác động vào hiện tượng và xác lập xu thế hướng phát triển cơ bản. Có nhiều cách để xác định xu hướng phát triển của kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam như: mở rộng khoảng cách thời gian, dãy số trung bình trượt, ngoại suy hàm xu thế. Nhưng với số liệu của giai đoạn 2001 – 2010 dưới đây em sử dụng phương pháp ngoại suy hàm xu thế; từ đó Lớp: Thống kê kinh doanh 51 SVTH: Đinh Thị Thu Trang 9 [...]... SSE = 59413,43 Dự đoán dựa vào hàm xu thế tuyến tính có SSE = 212,962 Vậy dự đoán kim ngạch xuất da giày theo năm cho 2 năm 2011-2012 dựa vào hàm xu thế tuyến tính cho kết quả tốt hơn 4 Một số đề xuất để ngành xuất khẩu giày dép của Việt Nam phát triển hơn tới năm 2020 Năm 2010 ngành da giày Việt Nam tổ chức kỷ niệm 20 năm thành lập Việc sản xuất và kinh doanh giày dép tại Việt Nam đã có từ lâu đời nhưng... Trần Hoài Nam nước Đề án này e đã nêu ra những thành tựu của ngành xuất khẩu giày dép Việt Nam cùng với đó là những khó khăn còn tồn tại trong ngành này ở giai đoạn 2001-2010 Tiếp đó là phân tích những biến động về kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam giai đoạn 2001-2010, giá trị kim ngạch xuất khẩu này liên tục tăng lên, điều đó cho thấy ngành giày dép của chúng ta đang từng bước phát triển và đổi thay... là tốt nhất Hàm hồi qui ˆ yt = 431,333 + 283,612t 3 Dự báo kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam giai đoạn 2011-2012 3.1 Dự đoán dựa vào lương tăng (giảm) tuyệt đối trung bình Mô hình dự đoán: (1) (L = 1,2, chính là tầm xa của dự đoán) Ta có: n = 10, δ = 289,89 triệu USD, 3596 triệu USD Do đó ta dự đoán giá trị kim ngạch xuất khẩu da giày năm 2010 và 2011 là: Lớp: Thống kê kinh doanh 51 11 SVTH: Đinh... liệu : niên giám thống kê và tính toán của tác giả) Ta thấy : SSE1 = 1214660,67 > SSE2 = 59413,43 Vậy mô hình dự đoán theo tốc độ phát triển bình quân có thể cho kết quả tốt hơn 3.3 Dự đoán dựa vào hàm xu thế Dự đoán kim ngạch xuất khẩu da giày năm 2011, 2012 dựa vào hàm xu thế tuyến tính ( đã xây dựng ở phần hàm xu thế ) Mô hình dự đoán : Ŷt = 431,333 + 283,612t Kết quả dự báo là: Ŷ2011 = 431,333 +... là sản xuất bằng phương pháp thủ công với những cơ xưởng vài mươi nhân công Việc thành lập ngành da giày Việt Nam cách đây 20 năm là mốc đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp da giày sản xuất theo phương thức hiện đại trên dây chuyền công nghiệp, từ đó hình thành những nhà máy có quy mô từ vài trăm đến hàng chục ngàn lao động và tham gia vào việc xuất khẩu giày dép ra thế giới Vào những năm đầu...Đề án lý thuyết thống kê GVHD: Th.S Trần Hoài Nam đưa ra một số mô hình xác định xu hướng phát triển cơ bản của kim ngạch xuất khẩu da giày qua các năm 2 Ngoại suy hàm xu thế của kim ngạch xuất da giày giai đoạn 20012010 Để xác định đúng dạng của hàm xu thế, cần phải phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, dựa vào các tiêu chuẩn như, SE nhưng trước hết nên đánh giá sự... mục tiêu này thì ngành da giày Việt Nam sẽ khó có được vị trí bền vững trong làng giày thế giới cũng như vị trí là một trong ba ngành kinh tế xuất khẩu lớn nhất nước KẾT LUẬN Ngành giày dép nói chung và hoạt động xuất khẩu giày dép Việt Nam nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng mừng trong thời gian qua, đóng góp một phần rất quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất Lớp: Thống... niên 1990, ngành giày Việt Nam chủ yếu gia công sản xuất mũ giày cho các nước Đông Âu theo Hiệp định 19/5, tuy nhiên việc gia công này đã sớm sút giảm do thị trường Đông Âu bị biến động mạnh Vì vậy, vào giữa những năm 1990, các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam phải tự tìm kiếm thị trường và chuyển dần xuất khẩu sang các nước Tây Âu Từ đầu những năm 2000 đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều... đánh thuế chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam nhập khẩu vào EU cũng như việc bãi bỏ chế độ ưu đãi thuế quan (GSP) đối với tất cả sản phẩm giày Việt Nam nhập vào thị trường này; (3) Sự vươn lên mạnh mẽ của một số nước sản xuất giày trong khu vực như Ấn Độ, Indonesia hoặc Bangladesh đã chia sẻ bớt thị trường xuất khẩu da giày của thế giới Các lo ngại này là có cơ sở và dù có lý giải như thế nào,... đã tăng lên 25,6% vào năm 2009 Bên cạnh đó, rất nhiều thị trường nhỏ như Đài Loan, Úc, Nam Mỹ, châu Phi, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ đã được mở ra trong chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhằm hóa giải tình trạng lệ thuộc vào một thị trường Nhóm thị trường nhỏ này đã chiếm đến gần một phần tư thị trường xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam. Bảng số liệu của Hiệp hội Da giày Việt Nam bên cạnh cho ta . Phân tích kim ngạch kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam giai đoạn năm 1999-2010 và dự báo năm 2011-2012. Mục đích nghiên cứu đề tài này hiểu rõ hơn những biến động kim ngạch xuất khẩu giày dép. giá trị kim ngạch xuất khẩu da giày giai đoạn 2001-2010 sau: Bảng 1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu giày dép giai đoạn 2001-2010. Đơn vị tính: Triệu USD Năm Giá trị kim ngạch xuất khẩu 2001 978 2002. Tổng cục Thống Kê) 1. Phân tích đặc điểm biến động kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Để phân tích đặc điểm biến động KNXK da giày Việt Nam thì phân tích thông qua các

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan