1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đến 2015

44 2,3K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 317,5 KB

Nội dung

Chính vì vậy các quốc giađều thúc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của mình vào thị trường này nếu có thể.Theo các quan chức ngành nông nghiệp, sản xuất cà phê của Trung Quốc cònquá nhỏ để cá

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU 2

GIẢI THÍCH TỪ VIẾT TẮT 2

LỜI MỞ ĐẦU……… 3

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 6

1.1 Khái quát về thị trường Trung Quốc 6

1.1.1 Cung cà phê ở thị trường Trung Quốc 6

1.1.2 Cầu cà phê ở thị trường Trung Quốc 6

1.2 Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2011 7

1.2.1 Khái quát về xuất khẩu cà phê của Việt Nam 7

1.2.1.1 Tình hình sản xuất và cung ứng cà phê của Việt Nam 7

1.2.1.2 Tình trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam 7

1.2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 8 1.3 Một số chính sách, biện pháp của Việt Nam đã áp dụng để đẩy mạnh xuất khẩu Cà phê sang thị trường Trung Quốc 11

1.3.1 Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu 11

1.3.2 Chính sách tín dụng cho đầu tư 12

1.3.3 Chính sách thuế 14

1.3.4 Chính sách bảo hiểm rủi ro 16

1.3.5 Chính sách hỗ trợ khác 17

1.4 Đánh giá chung về xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 17

1.4.1 Ưu điểm 17

1.4.2 Hạn chế, tồn tại 18

1.4.2.1 Từ phía Việt Nam 18

1.4.2.2 Từ phía Trung Quốc 19

1.4.3 Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại 20

CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC ĐẾN NĂM 2015 22

Trang 2

2.1 Thuận lợi, khó khăn đối với Việt Nam khi xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Quốc 22

2.2 Phương hướng mục tiêu xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 23

2.3 Quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 23

2.4 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 23

2.4.1 Đối với Nhà nước 23

2.4.1.1 Tăng cường hợp tác Quốc tế giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc 23

2.4.1.2 Đa dạng hóa mặt hàng cà phê xuất khẩu 24

2.4.1.3 Chính sách hỗ trợ tài chính đầu tư cho sản xuất, chế biến 25

2.4.1.4 Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường cà phê ở Trung Quốc 27 2.4.1.5 Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn cấp Nhà nước về cà phê 28

2.4.1.6 Một số chính sách khác 29

2.4.2 Đối với các nhà sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp 33

2.4.2.1 Xây dựng kế hoạch về vốn đầu tư và kinh doanh 33

2.4.2.2 Tổ chức huy động các nguồn vốn 35

2.4.2.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 36

2.4.2.4 Đầu tư tài chính phát triển nguồn nhân lực 38

2.4.2.5 Tìm kiếm, nghiên cứu kỹ các thị trường tiềm năng của Trung Quốc 38

2.4.2.6 Liên kết trong sản xuất, kinh doanh cà-phê 39

2.4.2.7 Áp dụng công nghệ sau thu hoạch tiên tiến, đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm kết hợp với bảo vệ môi trường 40

2.4.2.8 Mở rộng các chủng loại mặt hàng cà phê không chỉ có cà phê nhân sống 41

Kết luân 42 Tài liệu tham khảo 43

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1.1: Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời kỳ 2007 – 2011

Bảng 1.2: Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc thời kỳ 2007 – 2011

Bảng 1.3: Cơ cấu chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam

Bảng 1.4: Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam giai đoạgn 2008 - 2011

(USD/tấn)

Bảng 1.5: Thuế suất nhập khẩu một số sản phẩm nông lâm sản của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc

GIẢI THÍCH TỪ VIẾT TẮT

ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á

AFTA: Khu vực mậu dịch tự do các nước ASEAN

CEPT: Lộ trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung của các nước ASEANCFD: Quỹ đầu tư phát triển Pháp

FAO: Quỹ nông lương thực Liên Hiệp Quốc

FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GATT: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

ICO : Tổ chức cà phê quốc tê

IFM : Qũy tiền tệ quốc tế

MFN: Quy chế tối huệ quốc

ODA: Nguồn vốn viện trợ và cho vay ưu đãi nước ngoài

VCCI: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

VICOFA: Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam

WB : Ngân hàng thế giới

WTO: Tổ chức thương mại thế giới

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính tất yếu của chuyên đề

Thế giới đã và đang bước vào một kỷ nguyên mới Đó chính là kỷ nguyên củatoàn cầu hoá, khu vực hoá Sự mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, sự hợptác liên minh, liên kết hiện nay đã trở thành một yếu tố khách quan Bởi lẽ, đây làquá trình nhằm thu hút các nguồn lực phát triển bên ngoài đồng thời phát huy nộilực của nền kinh tế trong nước nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội một cách nhanh chóng và bền vững

Không nằm ngoài guồng quay đó, Việt Nam - với một nền kinh tế đang pháttriển thì việc tham gia vào sân chơi thương mại quốc tế đã giúp Việt Nam tận dụng

và phát huy lợi thế so sánh của mình Nổi bật lên là hoạt động xuất khẩu hàng hoá

đã mang lại những kết quả đáng kể như: tăng thêm nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy sảnxuất trong nước phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động và đặc biệt làđẩy mạnh quá trình CNH - HĐH đất nước Không chỉ vậy, đây còn là con đường đểgóp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên thị trường quốc tế, là cơ sở

để Việt Nam bước vào sân chơi thương mại toàn cầu một cách vững vàng NhưĐảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, nghị quyết, chính sách nhằm thựchiện đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá các quan hệ kinh tế với các nước trongkhu vực và trên toàn thế giới bằng các hiệp định song phương, đa phương, bằngquan hệ hợp tác, hữu nghị, bình đẳng và cùng có lợi

Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam Hai quốcgia Việt Nam - Trung Quốc là hai nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông”.Các quan hệ về văn hoá, ngoại giao, thương mại của hai nước đã hình thành từ lâuđời Đó như một tất yếu khách quan và là một mối quan hệ bền vững Lật lại nhữngtrang sử vàng oanh liệt của một thời chúng ta không thể không thấy được nhữngbiến động chính trị - xã hội của hai quốc gia là không nhỏ Song điều đó không baogiờ triệt tiêu hoàn toàn mối quan hệ của hai nước Bằng chứng là việc cả hai bên đãtrở lại bình thường hoá quan hệ vào cuối năm 1991 Đó là dấu mốc quan trọng đánhdấu quan hệ giữa hai quốc gia nói chung và quan hệ thương mại nói riêng ngày càngphát triển bền vững, mạnh mẽ và đang trở thành một trong những bộ phận quantrọng trong chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam

Cho đến nay, mối quan hệ kinh tế của hai nước vẫn được duy trì và phát triển.Đứng ở phía Việt Nam để đánh giá về mức độ thâm nhập hàng hoá của Việt Nam

Trang 5

vào thị trường Trung Quốc hay hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang TrungQuốc em thấy có những thành công đáng kể song khó khăn, tồn tại là không ít

Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế quốc tế, trong bối cảnh đất nước tham giavào sân chơi thương mại toàn cầu, em thấy được sự cần thiết của việc phát triểnmạnh hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc Vì vậy, em quyết địnhchọn đề tài: “Xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đến 2015” đểlàm chuyên đề nghiên cứu Trong thời gian tìm hiểu và nghiên cứu chuyên đề, córất nhiều điều em chưa hiểu và đã nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo rất tận tìnhcủa thầy GS.TS Đỗ Đức Bình Em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp đỡ em hoànthành chuyên đề này

2 Mục đích nghiên cứu

- Cung cấp một số lý luận để chứng minh và luận giải sự cần thiết phải tăng cườnghợp tác thương mại, thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong giai đoạn hiệnnay

+ Đánh giá tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Trung Quốc từ năm 2001đến nay

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu cà phê của Việt Nam sangTrung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO

3 Đối tượng nghiên cứu

- Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thờigian qua (từ năm 2001 đến nay)

4 Phạm vi nghiên cứu

- Tập trung nghiên cứu đánh giá tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thịtrường Trung Quốc từ năm 2001 đến nay Những nguyên nhân tồn tại khiến chohoạt động xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang Trung Quốc còn nhiều bất cập Tổngkết kinh nghiệm xuất khẩu của một số nước như Thái lan, Indonesia để từ đó rút racác bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài kết hợp phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử

của chủ nghĩa Mác- Lênin cùng với phương pháp thống kê thực chứng, phươngpháp so sánh để tổng hợp giải quyết vấn đề đặt ra

Trang 6

7 Kết cấu của chuyên đề

- Ngoài lời mở dầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu, danh

mục tài liệu tham khảo, mục lục, đề tài được trình bày trong 2 chương:

+ Chương 1: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường TrungQuốc

+ Chương 2: Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Namsang thị trường Trung Quốc đến năm 2015

Trang 7

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

1.1 Khái quát về thị trường Trung Quốc

1.1.1 Cung cà phê ở thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là một thị trường hấp dẫn đối với bất kỳ một quốc gia nào Có thểnói thị trường Trung Quốc chấp nhận mọi loại hàng hóa Chính vì vậy các quốc giađều thúc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của mình vào thị trường này nếu có thể.Theo các quan chức ngành nông nghiệp, sản xuất cà phê của Trung Quốc cònquá nhỏ để các hãng cà phê lớn chú ý tới Nhưng khi nhu cầu trong nước tăng lênđang thu hút phần lớn sự chú ý của những hãng này Chủ yếu cà phê được tiêu thụ ởTrung Quốc là cà phê hòa tan với các thương hiệu lớn như Nestle, Maxwell House,Kelai Shi KreisKaffee,…Cà phê hòa tan G7 của Việt Nam cũng đang dần chiếmđược cảm tình của người tiêu dung

Trung Quốc không có số liệu chính thức về việc sản xuất cà phê Các quan chứcngành công nghiệp ước tính, mỗi năm Vân Nam, một tỉnh miền núi có diện tíchngang với Nhật Bản, tiếp giáp với Việt Nam, thu hoạch từ 22.000 đến 28.000 tấnArabica Đó chỉ là một con số nhỏ nếu so sánh với khoảng 900.000 tấn của ViệtNam – nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, hay với 400.000 tấn của Indonesia

Và cơ hội để tăng lượng sản xuất cà phê lên là rất ít vì người nông dân vẫn thíchtrồng lúa, cây cao su hay những cây hoa màu có giá cao

Trung Quốc tự sản xuất để cung ứng một phần nhỏ nhu cầu tiêu thụ cà phê trongnước còn phần nhiều các đối tác nước ngòai xuất khẩu cà phê vào thị trường này.Ngoài Việt Nam còn có Indonesia, Colombia và nhiều nước khác với nhiều thươnghiệu xuất khẩu cà phê vào thị trường Trung Quốc

1.1.2 Cầu cà phê ở thị trường Trung Quốc

Trang 8

Nhu cầu cà phê ở Trung Quốc, nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất, có thể tiếptục mở rộng đến 20% một năm nếu các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm phùhợp với túi tiền và thị hiếu người tiêu dùng địa phương.

Số lượng của các công ty cà phê ở Trung Quốc đã tăng lên đến 30 công ty từ sốkhông kể từ 25 năm trước đó khi doanh số bán hàng tăng cho người tiêu dùng ởThượng Hải và các thành phố ven biển khác

Nhưng Trung Quốc vẫn còn một nhà sản xuất và tiêu thụ cà phê rất nhỏ của thế giới Với mức tiêu thụ hàng năm khoảng 30,000-35,000 tấn và sản lượng trong nước 40,000-45,000 tấn Tức là trung bình một người Trung Quốc chỉ uống 5 tách

cà phê mỗi năm Cây cà phê vẫn còn những khoảng cách trước khi có thể thay thế được cây chè trên chính quê hương Trung Quốc khi mà mỗi năm đất nước này tiêu thụ tới 700.000 tấn chè Người Trung Quốc uống cà phê vẫn còn rất ít Với đại đa

số, một tách là đủ, số khác chỉ nửa tách

1.2 Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2011

1.2.1 Khái quát về xuất khẩu cà phê của Việt Nam

1.2.1.1 Tình hình sản xuất và cung ứng cà phê của Việt Nam

Đến nay ngành cà phê Việt Nam có khoảng 500.000 ha diện tích trồng cà phêvới sản lượng trên 80 vạn tấn, trong đó các doanh nghiệp Nhà nước (gồm cả cácdoanh nghiệp trung ưng và địa phương) chỉ nắm giữ khoảng 10 –15% diện tích còn

80 – 85% diện tích còn lại nằm trong tay người nông dân hoặc các hộ gia đình haycác chủ trang trại nhỏ

Toàn ngành cà phê Việt Nam hiện nay có khoảng 150 đơn vị tham gia xuất khẩu

cà phê Trong đó có 78 đơn vị là thành viên của Vicofa Mỗi năm toàn ngành cà phêxuất khẩu khoảng 700 nghìn tấn với giá trị lên đến 2,5 tỉ USD vào năm 2011 và thuhút khoảng 800.000 lao động mỗi năm

1.2.1.2 Tình trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Trang 9

Những năm trước đây cà phê là một ngành nhỏ có đóng góp khá kiếm tốn trongtổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên trong những năm gần đây nó đãvươn lên trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch lên tới

500 triệu USD lần đầu tiên vào năm 1995 và cho đến nay hàng năm kim ngạch xuấtkhẩu cà phê trung bình hàng năm giữ ở khoảng gần 2 tỷ USD/năm, đạt 2,5 tỷ USDnăm 2011

Cùng với sự mở cửa phát triển kinh tế của đất nước, thị trường của cà phê xuấtkhẩu Việt Nam cũng được mở rộng Tính đến năm 2011 cà phê Việt Nam đã xuấtkhẩu sang khoảng 80 nước trên thế giới, gồm 70 hãng Nhưng thị trường chính của

cà phê xuất khẩu Việt Nam tập chung chủ yếu vào mười thị trường chính Trong đó

EU là thị trường lớn nhất của cà phê Việt Nam, sau đó là Hoa Kỳ và các nước Châu

Á, trong đó Trung Quốc là thị trường tiềm năng nhất

1.2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

- Kim ngạch xuất khẩu:

Bảng 1.1: Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời kỳ 2007 – 2011

lượng(nghìn tấn)

Tốc độtăng (%)

Giátrung bình(USD/tấn)

Giá trị(tỷ USD)

Tốc độtăng (%)

Trang 10

Bảng 1.2: Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc thời kỳ 2007 – 2011

(tấn)

Tốc độtăng(%)

Giá trung bình (USD)

Giá trị (USD)

Tốc độtăng (%)

Nguồn: Tổng công ty cà phê Việt Nam

Từ 2 bảng số liệu trên ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 1,5% so với kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam ra thị trường thế giới Nguyên nhân mà 1,6 tỷ người Trung Quốc tiêu thụ

ít cà phê như vậy là do thói quen dùng trà Tuy vậy điều này đang dần thay đổi, và đây là cơ hội để chúng ta thay đổi những con số trên bảng số liệu xuất khẩu cà phê vào thị trường Trung Quốc

- Cơ cấu và chủng loại:

Cà phê của Việt Nam chủ yếu là cà phê vối Mặt khác chúng ta xuất khẩu chủyếu là cà phê nhân, cà phê chế biến theo giá trị chỉ chiếm khoảng 0,5%/năm trongtổng kim ngạch xuất khẩu của cà phê Việt Nam

Bảng 1.3: Cơ cấu chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam

Cơ cấu

Trang 11

Bảng 1.4: Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011

(USD/tấn)

Giá cà phê xuất khẩu của Việt

Nam

Nguồn: Tổng công ty cà phê Việt Nam

1.3 Một số chính sách, biện pháp của Việt Nam đã áp dụng để đẩy mạnh xuất khẩu Cà phê sang thị trường Trung Quốc

1.3.1 Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiến lược của Việt Nam nên nó đượcNhà nước có nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ xuất khẩu Tuy nhiên, việc hỗ trợ này

Trang 12

chỉ chung cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê nói chung chứkhông cụ thể vào một thị trường nào

Năm 2000 Thủ tướng chính phủ có quyết định số 1067/2000/QĐ –TTg ngày27/10/2000 quy định tín dụng hỗ trợ xuất khẩu niên vụ 2000/2001 Thực hiện tạmtrữ 60.000 tấn cà phê nhân, phân bổ cho tỉnh Đăk lăk 20.000 tấn, Đồng Nai 10.000tấn, Gia Lai 7.000 tấn, Lâm Đồng 8.000 tấn, Tổng công ty cà phê Việt Nam 15.000tấn Tiếp đó ngày 13/02/2001 Thủ tướng chính phủ lại quyết định tạm giữ thêm90.000 tấn cà phê vối với thời hạn 6 tháng Quỹ hỗ trợ xuất khẩu hỗ trợ 100% lãixuất vay ngân hàng Năm 2001 Chính phủ cũng có quyết định miễn giảm 50% thuếđối với người trồng cà phê Với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phêChính phủ hỗ trợ lãi suất vay Ngân hàng với số tiền là 38 tỷ đồng để tạm trữ150.000 tấn cà phê trong 6 tháng Ngoài ra Nhà nước cũng hỗ trợ 70% lãi suất vốnvay cho các doanh nghiệp thu mua chế biến cà phê đã xuất khẩu đến tháng 9/2000khoảng 5,5 tỷ đồng Bên cạnh đó Nhà nước còn hỗ trợ tiền cho nhập khẩu giống.Cũng trong năm 2001 trước tình hình giá cà phê thế giới và giá cà phê xuất khẩuViệt Nam giảm liên tục và đạt mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua, khiến cho cácdoanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê bị thua lỗ nặng, Chính phủ có quyết địnhkhoanh nợ vay Ngân hàng trong thời hạn 3 năm cho người trồng cà phê, thu muachế biến và xuất khẩu cà phê (khoảng 2500 tỷ đồng, tức là các doanh nghiệp vàngười trồng cà phê không phải trả lãi vay mà ngân sách Nhà nước sẽ cấp bù lãi suấtcho các Ngân hàng) và tiếp tục cho vay mới để cho người trồng cà phê có vốn chămsóc cà phê Đến tháng 7/2003 các Ngân hàng đã thực hiện gia hạn, giãn thời hạn trả

nợ cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê với số nợ 2752 tỷ đồng Nợ quá hạn là

42 tỷ đồng, chiếm 6,5% tổng dư nợ

Năm 2004 Tỉnh Đắk Lăk quyết định cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trênđịa bàn tỉnh vay 100 tỷ đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ phát triển để thu mua cà phê dựtrữ xuất khẩu với thời hạn dưới 12 tháng, với lãi suất ưu đãi là 390,36%/thángtrong khi lãi suất thông thường ở thời điểm đó là khoảng 0,62%/tháng Với sự hỗtrợ này, các doanh nghiệp mua được 10.000 tấn cà phê

Trang 13

Việc hỗ trợ trên đã góp phần thúc đẩy người trồng cà phê, doanh nghiệp chế biếnxuất khẩu cà phê có thể đứng vững được trong những thời điểm khó khăn và vẫnduy trì được vị trí là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới Tuy vậy, không chỉ

có chúng ta mới hỗ trợ tài chính cho xuất khẩu cà phê mà Braxin, là một nước xuấtkhẩu cà phê lớn nhất thế giới với lợi thế lớn nhưng mỗi năm họ hỗ trợ cho cà phêmột năm rất lớn, lớn hơn chúng ta rất nhiều Đơn cử như trong niên vụ 04/05 họ hỗtrợ 500 triệu Real (180 triệu USD - tức khoảng 2900 tỷ VND) để hỗ trợ trang trảichi phí lưu kho và thu hoạch vụ 04/05 Ngoài ra họ còn áp dụng mức lãi suất tíndụng đặc biệt 8,75%/năm cho phép thực hiện các hoạt động Marketting cho vụ04/05 và thời hạn lâu hơn Như vậy, việc hỗ trợ tài chính cho cà phê xuất khẩu đượcnhiều nước trên thế giới sử dụng để thúc đẩy xuất khẩu cà phê của mình Trong thời

kỳ mà thị trường cà phê thế giới có nhiều biến động phức tạp như hiện nay thì việc

hỗ trợ tài chính cho cà phê được coi như là biện pháp ngắn hạn hữu hiệu hơn cả đểcác nước sản xuất và xuất khẩu cà phê như Việt Nam và Braxin

1.3.2 Chính sách tín dụng cho đầu tư

Trong những năm qua Việt Nam luôn là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trênthế giới sau Braxin và là nước xuất khẩu cà phê vối nhiều nhất trên thế giới

Tuy nhiên giá của cà phê vối trong những năm gần đây biến động thất thường và

có xu hướng giảm mạnh khiến cho giá trị xuất khẩu cà phê không cao, không tươngxứng với sản lượng xuất khẩu của Việt Nam Trong khi đó cà phê chè lại giữ đượcmức giá ổn định và tăng cao (cao gấp hai lần giá cà phê vối) Mặt khác thị ngườidân Mỹ lại ưa thích loại cà phê chè hơn cà phê vối.Trước thực tiễn đó Nhà nước vàngành cà phê có chiến lược đầu tư mở rộng trồng cây cà phê chè, chuyển dịch dần

cơ cấu cây cà phê nhằm mục tiêu là tỷ lệ cà phê chè và cà phê vối là 1: 4 Để thựchiện mục tiêu đó Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội càphê ca cao Việt Nam (Vicofa) đã soạn thảo chương trình phát triển cà phê chè vàgiao cho Tổng công ty cà phê Việt Nam thực hiện

Để thực hiện kế hoạch có 40.000 ha trong thời kỳ 1999 -2003, ở các tỉnh phíaBắc từ Huế trở ra với số vốn đầu tư là 150 tỷ đồng Để hỗ trợ cho dự án này Thủ

Trang 14

tướng Chính phủ đã có quyết định số 172/QĐ –TTg ngày 24/3/97 cho phép ngành

cà phê Việt Nam vay quỹ phát triển Pháp (CFD) 42 triệu USD

Ở tỉnh Nghệ An, những hộ trồng cà phê chè Cotimor được hỗ trợ 100% giá trịbầu giống Ngoài ra ngân sách tỉnh còn hỗ trợ 50% lãi suất vay cho việc đầu tư thủylợi tưới tiêu trong vào 2 năm đầu Bên cạnh đó ngành nông nghiệp tỉnh còn chonhững hộ trồng cà phê chè vay 600kg phân NPK và 700 kg phân đạm hữu cơ khôngtính lãi để chăm sóc cây cà phê chè trong hai năm đầu Điều này đã tạo điều kiện rấttốt cho người trồng cà phê của tỉnh yên tâm mạnh dạn trồng cây cà phê Còn ởThanh Hóa đầu tư 100 tỷ đồng cho việc phát triển cây cà phê chè Mỗi hộ trồng càphê được Nhà nước cho vay 35 triệu đồng/1ha chủ yếu cho cho phân bón và giống.Với sự hỗ trợ này cả tỉnh đã trồng được khoảng 3000 ha cà phê chè Tuy nhiên dođiều kiện cũng như kỹ thuật chăm sóc không tốt cộng với cây cà phê chè là loại câykhó tính hay bị sâu bệnh nên cả tỉnh đã mất hơn 2000 ha cây cà phê trong thời gianqua Hiện nay chỉ còn khoảng 500 ha cây cà phê chè trên toàn tỉnh, diện tích cà phêcòn lại này cũng gặp nhiều khó khăn nếu không có biện pháp hỗ trợ kịp thời của các

cơ quan chức năng

Với những sự hỗ trợ đó diện tích cà phê chè của của chúng ta đã tăng lên qua cácnăm Trong giai đoạn 1 toàn ngành cà phê đã trồng được khoảng 40.000 ha cà phêchè chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Tuy nhiên do chưa được đầu tư đến nơi và đây làloại cây rất khó chăm sóc nên đến nay diện tích cà phê chè của Việt Nam chỉ cònkhoảng 14.000 ha với sản lượng là 6.000- 7.000 tấn/năm Việc hỗ trợ cho đầu tưvào phát triển cà phê chè cũng như là một sự hỗ trợ cho việc xuất khẩu cà phê củaViệt Nam vào Trung Quốc Bởi vì như chúng ta đã thấy thì người dân Mỹ chủ yếu

có nhu cầu về loại cà phê chè (70%), mặt khác trong những năm qua tỷ lệ cà phêchè của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc cao hơn bất kỳ một thị trường nào(tới 20%)

Về nguồn đầu tư thì có thể chia ra làm hai loại như sau Về phía doanh nghiệpNhà nước thì nguồn tài chính đầu tư cho sản xuất và chế biến được vay từ quỹ hỗtrợ phát triển và từ nguồn tài chính trung và dài hạn của ngân hàng

Trang 15

Khoản này chiếm tới hơn 80% trong tổng nguồn vốn mà các doanh nghiệp Nhànước đầu tư cho sản xuất chế biến (bao gồm thu hái và bảo quản) Ngoài ra còn cónguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cũng như các nguồn tài trợ và đầu tư từ nướcngoài Đối với các hộ nông dân trồng cà phê và chế biến thủ công tại nhà thì nguồnvốn của họ là vốn tự có, vốn vay ngân hàng, vốn từ quỹ tín dụng, vốn vay của nhau

và vốn do người thân ở nước ngoài gửi về Ở Đăk Lăk trong tổng diện tích cà phêtoàn tỉnh thì có tới 90% là nằm trong tay những hộ nông dân mà những hộ nông dânnày họ bí mật về nguồn cũng như số vốn đầu tư của mình

Trong khi đó Đăk Lăk lại chiếm tới 2/3 sản lượng cà phê của cả nước nên chúng

ta không thể có đủ mẫu để tiến hành điều tra thống kê Do đó về khoản đầu tư củanhững hộ nông dân chúng ta không thể có số liệu thống kê được ít nhất là cho đếnthời điểm này

Ngoài ra, những năm qua Chính phủ cũng có nhiều quan tâm trong việc xâydựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu cà phê Tháng 9/2003 Chính phủ đã chophép xây dựng chợ giao dịch cà phê tại thành phố Buôn Ma Thuật với tổng số vốn

32 tỷ đồng Bên cạnh đó Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam còn có dự án xây dựngtrung tâm mua bán cà phê của Việt Nam với số vốn đầu tư lên tới 56 tỷ đồng sắpđược triển khai trong năm 2005 Việc này đã giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh

cà phê xuất khẩu có điều kiện thu mua cà phê từ người trồng cà phê, tạo ra đượcmột kênh phân phối tốt cho việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê

1.3.3 Chính sách thuế

Với cà phê nhân xuất khẩu thì không chịu thuế xuất khẩu tức thuế xuất khẩu của

cà phê là 0%, mặt khác cũng như các mặt hàng xuất khẩu khác thì cà phê xuất khẩucũng không phải chịu thuế giá trị gia tăng, nên khi xuất khẩu các doanh nghiệp xuấtkhẩu cà phê được hoàn thuế Còn về phía Trung Quốc, thì thuế nhập khẩu đối với càphê nhân là 0%, hơn Việt Nam và Trung Quốc đã ký hiệp định thương mại songphương nên cũng tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho xuất khẩu cà phê vào thịtrường này

Trang 16

Bảng 1.5: Thuế suất nhập khẩu một số sản phẩm nông lâm sản của Việt

Nam vào thị trường Trung Quốc.

Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Như vậy cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc cảtrước và sau khi có hiệp định đều có thuế suất bằng 0% Nguyên nhân là do TrungQuốc là nước có nhu cầu tiêu thụ cà phê ít nhất thế giới cả cho nhu cầu rang xay vàtiêu thụ cuối cùng mà trong nước lại không sản xuất nên việc họ áp dụng mức thuếxuất bằng 0% cũng như có ít rào cản thương mại khác với cà phê nhân nhập khẩu là

để nhằm khuyến khích nhập khẩu cà phê để khai thác lợI thế từ nhập khẩu cho sảnxuất, chế biến cà phê trong nước Đây chính là một điều kiện thuận lợi cho ngành càphê Việt Nam Cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc khôngphải chịu bất cứ một khoản thuế nào liên quan đến xuất nhập khẩu Nhưng theo quyđịnh của Chính phủ thì sẽ có phần phụ thu đối với xuất khẩu cà phê đó là: khí giáxuất khẩu cà phê là 3800USD/tấn thì phải nộp phần phụ thu là 20% giá, khi giáxuất khẩu thấp hơn 3000USD/tấn thì phần phụ thu sẽ giảm dần và khi giá xuất khẩudưới 1000USD/tấn thì Nhà nước sẽ bỏ phần phụ thu Như vậy với giá xuất khẩutrong những năm qua của cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc với mức giátrung bình từ 300 – 750 USD/tấn thì cà phê Việt Nam xuât khẩu sang thị trường

Trang 17

Trung Quốc không phải nộp phần phụ thu và các khoản thuế xuẩt nhập khẩu khác.Ngoài ra với quyết định số 908/2001/QĐ –TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghịđịnh 79/2002/NĐ – TTg đã quy định chi tiết về thi hành luật thuế Giá trị gia tăngtrong đó quy định tỷ lệ khấu trừ đầu vào 1% đối với hàng mua có hóa đơn Giá trịgia tăng là nông, lâm, thủy hải sản chưa qua chế biến, trong đó có cà phê nhân Chính nhờ sự hỗ trợ và chính sách này mà khối lượng xuất khẩu cà phê của ViệtNam sang thị trường Trung Quốc trong thời gian qua có xu hướng tăng lên Tuynhiên do cà phê xuất khẩu của chúng ta chủ yếu là loại cà phê robusta (cà phê vối)lại có chất lượng không cao nên giá thấp vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu còn kiếmtốn và có xu hướng giảm trong những năm qua

1.3.4 Chính sách bảo hiểm rủi ro

Để giúp cho người sản xuất ché biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê tránh gặpphải những rủi ro Nhà nước đã có chính sách bảo hiểm rủi ro đối với các doanhnghiệp tham gia xuất khẩu cà phê, mà đơn vị tham gia bảo hiểm cho cá doanhnghiệp xuất khẩu cà phê là Ngân hang TECHOMBANK Bảo hiểm cho rủi ro tỷ giávới mức phí quyền lựa chọn trong giao dịch tỷ giá loại kỳ hạn lần lượt là: 1 tháng1,3%; 2 tháng là 2,2%; 3 tháng là 2,8%

Ngoài ra các doanh nghiệp khi tham gia mua bán cà phê trên thị trường kỳ hạncòn được bảo hiểm, khi mức giá trong tương lãi thấp quá so với mức giá mua ở hiệntại thì doanh nghiệp có quyền không thực hiện hợp đồng mà chỉ phải chịu phí bảohiểm với Ngân hàng còn giá lên cao thì doanh nghiệp thực hiện hợp đồng và bán lại

để kiếm lời Như vậy thì doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được rủi ro Chính nhờ việcnày cùng với sự đầu tư của Nhà nước mà ở đây là tỉnh Đăk Lăk mà hiện nay ở ViệtNam đã có 6 doanh nghiệp tham gia vào thị trường kỳ hạn này Điều đó khôngnhững giúp cho các doanh nghiệp tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu cà phê mà còngiúp cho họ hoạt động có hiệu quả hơn

1.3.5 Chính sách hỗ trợ khác

Liên tục trong những năm qua từ năm 2002 đến nay cà phê luôn năm trong danhmục những mặt hàng được hỗ trợ về xúc tiến thương mại trọng điểm của quốc gia

Trang 18

Thể hiện là ngày 2/4/2004 cục xúc tiến thương mại đã có công văn 44110/XTTM HCTH thành lập trung tâm giới thiệu sản phâm tại Trung Quốc và đã thông báo chongành cà phê biết để tham gia

Ngoài ra hàng năm quỹ thưởng thành tích xuất khẩu cũng đã thưởng cho cácdoanh nghiệp xuất khẩu cà phê, năm 2001 số tiền thưởng dành cho các doanhnghiệp xuất khẩu cà phê là 77 tỷ đồng Năm 2002 thì mức thưởng cho các doanhnghiệp xuất khẩu cà phê là 300đ/1USD vượt kim ngạch xuất khẩu, năm 2003 thìquy định những doanh nghiệp xuất khẩu vượt trên 500.00 USD thì được thưởngthành tích xuất khẩu Trong đó Nhà máy chế biến cà phê Biên Hòa của Tổng công

ty Cà phê Việt Nam được Bộ thương mại thưởng về thành tích xuất khẩu sản phẩmmới là cà phê chế biến, mà thị trường lớn của Nhà máy là Trung Quốc

Chính nhờ có các chính sách hỗ trợ này đã khích lệ rất lớn cho các doanhnghiệp xuất khẩu cà phê không những giúp cho các doanh nghiệp có thêm nguồn tàichính để đầu tư vào thị trường xuất khẩu, vào đầu tư Đặc biệt là với những doanhnghiệp có sản phẩm xuất khẩu mới và thị trường mới thì những khoản hỗ trợ thôngqua thưởng xuất khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong việc đầu tưvào sản phẩm mới và thị trường mới, nâng cao hiệu quả cà phê xuất khẩu ViệtNam

1.4 Đánh giá chung về xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

1.4.1 Ưu điểm

- Cà phê Việt Nam có hương vị đặc thù với giá rẻ hơn so với cà phê cùng loạicủa các nước Bên cạnh đó cà phê Việt Nam được các nhà rang xay trên thế giớiđánh giá cao là dễ chế biến, đặc biệt là chế biến cà phê dùng ngay

- Là mặt hàng xuất khẩu chiến lược nên được Nhà nước ưu đãi thông qua cácchính sách về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, xúc tiến thương mại cũng nhưcác hỗ trợ khác trong nghiên cứu và phát triển

- Nhu cầu cà phê thế giới là không ngừng tăng lên, đặc biệt là sự thay đổi tậpquán và thói quen tiêu dùng của người Á Đông trong đó phải kể đến người tiêu

Trang 19

dùng Nhật Bản và Trung Quốc, hai quốc gia gần với chúng ta và có thị trường rộnglớn Bên cạnh đó nhu cầu tiêu dùng cà phê của Châu Âu và Bắc Mỹ cũng khôngngừng tăng

Việc hai nước ký hiệp định thương mại song phương (7/2000) là một lợi thế choviệc xuất khẩu cà phê Việt Nam đặc biệt là vào thị trường chiếm thị phần cà phê thếgiới nhỏ nhưng đầy tiềm năng như Trung Quốc

Trong năm 2010, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt hơn 1.2 triệu tấn với giátrị ước đạt 1.85 tỷ USD Hiện nay, cà phê Việt Nam đã có mặt tại 75 quốc gia trênthế giới, thị phần đạt 12% sản lượng thế giới (số liệu năm 2010, nguồn ICO)

Với thế mạnh về sản xuất cà phê Robusta, và tốc độ tăng trưởng mạnh hai con sốcủa dòng sản phẩm cà phê hòa tan, ngành cà phê được kỳ vọng sẽ đóng góp 3 tỷUSD xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2011

1.4.2 Hạn chế, tồn tại

1.4.2.1 Từ phía Việt Nam

- Chất lượng cà phê xuất khẩu của chúng ta thấp và không đồng đều, đây là mộtbất lợi lớn của cà phê xuất khẩu Vịêt Nam Đây cũng chính là nguyên nhân khiếncho cà phê xuất khẩu Việt Nam thấp và có sự chênh lệch lớn với giá cà phê thế giới

Theo thống kê của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa), cả nước hiện

có khoảng 150 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê với tổng sản lượng 1-1,2triệu tấn/năm Tất nhiên lớn mà mạnh thì chẳng nói làm gì, vấn đề ở chỗ các ngànhchức năng thừa nhận căn bệnh lâu nay của thị trường cà phê là mạnh ai nấy làm,

Trang 20

dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, ảnh hướng không tốt đến danh tiếng củangành cà phê Việt Nam Điều đáng chú ý là trong số 150 doanh nghiệp xuất khẩu ấychỉ có 30% doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, còn lại thua lỗ triền miên Đó là chưanói đến một nhược điểm lớn của ngành cà phê Việt Nam là tình trạng xuất khẩu thô,sản xuất manh mún, nhỏ lẻ: chỉ có 10% sản xuất tập trung, 90% sản xuất cá thể, ảnhhưởng đến việc đầu tư, quản lý nâng cao chất lượng cà phê Với những con số ấy,

dễ hiểu khi trong chiến lược phát triển 15 -20 năm tới, ngành cà phê đã kiến nghịvới Chính phủ nên đẩy mạnh và hỗ trợ đầu tư vào chế biến, cố gắng đưa cà phê chếbiến chiếm 20-25% lượng cà phê xuất khẩu

1.4.2.2 Từ phía Trung Quốc

Khi xuất khẩu sang Trung Quốc, đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều lựa chọnhình thức xuất khẩu biên mậu Và chính sự lựa chọn này đã tiềm ẩn không ít rủi ro

Tại cuộc họp về tình hình xuất nhập khẩu mới đây ở Bộ Công Thương, ôngNguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội thủy sản Việt Nam đã bày tỏ, chỉ cần hạn chếnhập siêu từ Trung Quốc là Việt Nam có thể khắc phục được nhập siêu tổng thể cảnước Nhưng, phía Trung Quốc luôn áp dụng những chính sách biên mậu đặc biệt,khiến cho doanh nghiệp Việt Nam thua thiệt, dễ rơi vào tình huống bị ép giá!

Không chỉ riêng ngành cà phê, có thể nói rằng, hầu hết các doanh nghiệp ViệtNam xuất khẩu sang Trung Quốc theo con đường này, đều luôn thấp thỏm, âu lo vìkhông thể nắm bắt, xoay xở nổi với các chính sách của đối tác!

Ví dụ điển hình do thiếu thông tin dẫn tới tình trạng hàng ách tắc dọc biên giới

đã diễn ra triền miên Hàng trăm xe dưa hấu chở từ miền Trung, miền Nam ra cửa khẩu Tân Thanh rồi lại phải đổ đi tái diễn thường xuyên khiến doanh nghiệp trong nước thiệt hại cả trăm triệu đồng

Với những đối tác lần đầu tiếp xúc, doanh nghiệp cần đề nghị cung cấp giấy phép kinh doanh do Cục Quản lý hành chính công thương tại tỉnh, thành phố của

Trang 21

Trung Quốc nơi doanh nghiệp đó có trụ sở Nếu doanh nghiệp xác định làm ăn lâu dài thì nên cử người sang thẩm định văn phòng, hệ thống nhà xưởng của đối tác Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã làm như vậy nhưng vẫn bị lừa do phía đối tác Trung Quốc thuê mượn lại văn phòng, cơ sở vật chất của doanh nghiệp khác nhằm qua mặt nhà xuất khẩu Việt Nam

Ngoài ra, khi xuất khẩu tại thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp không nên sử dụng các mẫu hợp đồng của phía đối tác vì các điều khoản chế tài thường có lợi chophía họ Trong hợp đồng thương mại, doanh nghiệp cần ghi rõ trường hợp có tranh chấp thì trọng tài phân xử sẽ của Việt Nam hoặc một nước thứ ba vì việc xét xử tranh chấp thương mại theo cơ quan trọng tài Trung Quốc thường rất tốn kém, phức tạp về thủ tục và ngôn ngữ

1.4.3 Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại

- Nguyên nhân là do chất lượng cà phê nhân của Việt Nam không cao, không ổnđịnh, và việc xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào các khách hàng Ngoài ra, các sảnphẩm cà phê chế biến cũng chưa phát triển mạnh, chưa đáp ứng được yêu cầu củathị trường

Hiện nay quá trình sơ chế cà phê vẫn chưa được quan tâm đúng mức Ngườitrồng cà phê vẫn chưa thu hái cà phê đúng thời điểm, quá trình sơ chế vẫn chủ yếuthực hiện theo phương pháp khô, phương pháp mà chất lượng của hạt cà phê khôngđồng đều (do quá trình thu hái theo kiểu tuốt cành) Đó là một trong những hạn chếrất lớn để đảm bảo chất lượng của cà phê

- Chúng ta chủ yếu xuất nguyên liệu thô cho thế giới, còn quá trình chế biến đểtạo nên những sản phẩm cà phê có giá trị thương phẩm cao vẫn chưa được phát triểnxứng với tiềm năng

- Bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới và có ưuthế về địa lý so với Việt Nam như Mêhico, Braxin, Colombia

Trang 22

- Công nghệ chế biến cà phê của Việt Nam chủ yếu là bằng phương pháp thủcông lạc hậu và phân tán Phương pháp chế biến chủ yếu của cà phê xuất khẩu ViệtNam là phương pháp khô có chất lượng không cao

- Phương thức mua bán cà phê xuất khẩu ở Việt Nam còn quá phức tạp cho cácnhà nhập khẩu cà phê trên thế giới nói chung và của Trung Quốc nói riêng so vớiviệc họ mua trên các sàn giao dịch như London hay NewYork

- Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nói riêng cũng như của ngành cà phê ViệtNam nói chung chưa có được một thương hiệu mạnh

- Các dịch vụ xúc tiến xuất khẩu kém, chất lượng lại không cao, trong khi đâylại là một vũ khí cạnh tranh hiệu quả đối với các doanh nghiệp xuất khẩu

Ngày đăng: 21/03/2015, 22:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w