Cà phê là một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam,hàng năm xuất khẩu cà phê đem lại doanh thu lớn cho ngành cà phê, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước,tạo công ăn việc làm cho người dân và đóng góp không nhỏ vào GDP.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Lời mở đầu Cà phê là một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam,hàng năm xuất khẩu cà phê đem lại doanh thu lớn cho ngành cà phê, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước,tạo công ăn việc làm cho người dân và đóng góp không nhỏ vào GDP.Với nguồn lực sản xuất cà phê của nước ta hiện nay,nguồn cung xuất khẩu cà phê dồi dào,thị trường xuất khẩu cà phê luôn được mở rộng.Trong đó,Hoa Kỳ là một trong những thị trường nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam.Đặc biệt hơn,tháng 7/2000 ký hiệp định thương mại Việt Nam –Hoa Kỳ có hiệu lực từ ngày 10/12/2001 tạo ra nhiều cơ hội,ưu đãi với Việt Nam nói chung và đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nói riêng một thị trường xuất khẩu lớn,nhiều cơ hội,xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ không những đem lại rất nhiều lợi ích mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam phát triển.Tuy nhiên,qui mô,thị phần xuất khẩu của các doanh nghiệp vẫn còn nhỏ,chất lượng kém,khả năng cạnh tranh với các đối thủ yếu,công nghệ chế biến vẫn còn lạc hậu,xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân,rất ít sản phẩm cà phê chế biến.Do vậy,em đã chọn đề tài “giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ” làm nội dung nghiên cứu cho đề án của mình.Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ về mặt hàng cà phê,các chính sách thương mại áp dụng.Sau đó,đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ và đề ra giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.Đối tượng nghiên cứu hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Nghiên cứu trong phạm vi cơ chế chính sách thương mại,hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam những năm gần đây. Dựa trên phương pháp nghiên cứu phân tích thống kê,phương pháp so sánh. Bài viết gồm các phần chính : Chương1: Một số vấn đề cơ bản về xuất khẩu cà phê sang thị trường Hoa Kỳ. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Chương 3: Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về xuất khẩu cà phê sang thị trường Hoa Kỳ. 1.1.khái quát về mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam 1.1.1.Vài nét về sản xuất cà phê của Việt Nam Cây cà phê lần đầu tiên đưa vào Việt Nam từ năm 1897 và được trồng thử từ năm 1888. Giai đoạn đầu, cà phê chủ yếu trồng ở Ninh Bình, Quảng Bình… đến đầu thế kỷ 20 mới được trồng ở Nghệ An và một số nơi ở Tây Nguyên. Từ 1920 trở đi, cây cà phê mới có diện tích đáng kể đặc biệt ở Buôn Ma Thuật, Đăklăk. Khi mới bắt đầu, qui mô các đồn điền từ 200- 300ha và năng suất chỉ đạt từ 400-600kg/ha. Cho đến nay, diện tích cà phê trên cả nước khoảng 500.000 ha và sản lượng lên đến hơn 1 triệu tấn. Cà phê trồng ở nước ta có bao gồm cà phê vối (Robusta) chiếm 90% diện tích, cà phê chè (Arabica) 10% và cà phê mít (Excelsa) 1%. Cà phê chè là tên gọi theo tiếng Việt của loài cà phê có danh pháp khoa học là: Coffea arabica, do loài cà phê này có lá nhỏ, cây thường để thấp giống cây chè, một loài cây công nghiệp phổ biến ở Việt Nam. Đây là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê. Cà phê chè chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giới.Brasil và Colombia là hai nước xuất khẩu chính loại cà phê này, chất lượng cà phê của họ cũng được đánh giá cao nhất. Các nước xuất khẩu khác gồm có Ethiopia, Mexico, Guatemala, Honduras, Peru, Ấn Độ Trên thị trường, cà phê chè được đánh giá cao hơn cà phê vối (coffea canephora hay coffea robusta) vì có hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffein hơn. Một bao cà phê chè (60 kg) thường có giá cao gấp 2 lần một bao cà phê vối. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng chủ yếu là cà phê vối.Ở Việt Nam khó phát triển cà phê chè do độ cao không phù hợp.Nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới là Việt Nam. Các nước xuất khẩu quan trọng khác gồm Côte d'Ivoire, Uganda, Brasil, Ấn Độ.Cây cà phê vối có dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10 m. Quả cà phê có hình tròn, hạt nhỏ hơn hạt cà phê arabica. Hàm lượng caffein trong hạt cà phê robusta khoảng 2-4%, trong khi ở cà phê arabica chỉ khoảng 1-2% 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Một trong nhưng lý do diện tích cà phê vối cao hơn rất nhiều do chúng có sức sinh trưởng tốt và kháng được bệnh. Còn cà phê chè lại rất mẫn cảm với các bệnh như bệnh gỉ sắt (do nấm Hemileia vastatrix), bệnh khô cành, khô quả (do nấm Colletotrichum coffeanum và vi khuẩn Pseudomonas syringea, P. garcae), bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor)…Theo chiến lược của ngành cà phê Việt Nam sẽ giảm diện tích cà phê vối và tăng diện tích cà phê chè tuy nhiên vấn đề giống là vấn đề quan trọng nhất. Trước đây giống cà phê chè ở Việt Nam là giống Typica, Bourbon, Caturra amarello hoặc một số giống được trồng mang tính thí nghiệm như Mundo Novo, Catuai. Hiện nay, các vùng mới trồng cà phê chè đều thuộc giống Catimor nhưng giống này có nhược điểm hương vị thiên về cà phê vối nên cần phải nghiên cứu thêm. Với nhu cầu cấp bách hiện nay là cần có giống cà phê chè mới có hương vị thơm ngon và kháng được bệnh thì cần phải ứng dụng các tiến bộ khoa học trong tuyển chọn và nhân giống cà phê từ các nguồn nhập ngoại và sẵn có ở Việt Nam. Biểu đồ 1.1 :Sản xuất cà phê Việt Nam 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.1.2.đặc điểm mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam Cà phê là mặt hàng xuất khẩu quan trọng thứ hai trong số các nông sản của Việt Nam, hầu như toàn bộ cà phê dành để xuất khẩu, tiêu thụ trong nước chỉ chiếm 5%. lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trưởng trong những năm qua, đưa nước ta đứng thứ hai thế giới trong số những nước xuất khẩu cà phê. Năm 2007,Việt Nam đã xuất khẩu 1,2 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch trên 1,8 tỷ USD, tăng 22,3% về lượng và tăng 52,3% về kim ngạch so với năm 2006.Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt khoảng 2,2 tỉ USD với khối lượng xuất khẩu 1 triệu tấn, giảm 18,6% về lượng, nhưng lại được tăng 7,2% về trị giá. Khối lượng xuất khẩu cà phê năm 2009 lên đến hơn 1 triệu tấn nhưng do giá giảm tới 400-500 USD/tấn so với năm 2008 nên kim ngạch có thể chỉ đạt 1,7 tỷ USD tăng 10,2% về lượng và giảm 19% về kim ngạch.Xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm 2010 đạt 925 nghìn tấn xuất khẩu với giá trị kim ngạch 1,32 tỷ USD, tăng 4,2 % về lượng và 0,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Biểu đồ 1.2: Sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam 2007-2010 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Về chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam Việt Nam xuất khẩu chủ yếu cà phê nhân sống gồm các loại Robusta ( cà phê vối),aribica ( cà phê chè),Kopi luwka ( cà phê chồn). Sản xuất và xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới với hơn 95% sản lượng là các loại hạt cà phê giá rẻ và chỉ có khoảng 2-3% sản lượng là các loại cà phê Arabica.Về mẫu mã cà phê xuất khẩu của Việt Nam chưa đa dạng phong phú,xuất khẩu cà phê vẫn chủ yếu ở dạng thô,cà phê nhân sống,sản phẩm cà phê đã qua chế biến thì không nhiều,cà phê thành phẩm chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong khối lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam. Điều này phụ thuộc vào vị giác riêng của từng người. Arabica được đánh giá là có hương vị ngon hơn, ít chát, nhưng lại đắng hơn so với robusta. Nhiều người thích uống loại cà phê hòa tan robusta, nhưng khi chuyển qua uống arabica, thì đa số họ lại không muốn dùng robusta nữa. Robusta có thể xem là loại cà phê có phẩm chất kém hơn, tuy nhiên nó có ưu thế hơn đó là rất hợp thời tiết. Thông thường, loại cà phê này sẽ cho thu hoạch sau 2-3 năm, trong khi cà phê arabica phải cần 4-5 năm. Cây cà phê arabica cũng là một loại cây khó tính và khá nhạy cảm với khí hậu, nó đòi hỏi nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng năm phải đúng tiêu chuẩn mới cho thu hoạch cao. Trong khi đó, cây cà phê robusta lại có thể thích ứng với nhiều loại điều kiện môi trường khác nhau. 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Về chất lượng mặt hàng cà phê của Việt Nam,tuy Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê hàng đầu nhưng cà phê Việt Nam lại chưa có thương hiệu riêng trên thị trường thế giới, chất lượng cà phê chậm cải thiện,chất lượng cà phê của Việt Nam còn thấp do công nghệ chế biến, các thiết bị sấy khô và các kỹ thuật sau thu hoạch còn thấp thể hiện ở độ ẩm cao…Chất lượng xuất khẩu cà phê chưa được đồng đều,số lượng cà phê xuất khẩu bị thải loại chiếm tỉ lệ cao nhất thế giới. Mặt khác,cà phê Việt Nam được thừa nhận có hương vị đậm đà, thơm ngon, có chất lượng cảm quan tốt, nhưng giá bán thấp, thấp nhất so với cà phê cùng loại của các nước trong khu vực. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giá cà phê xuất khẩu nước ta thấp, một trong những nguyên nhân này là chất lượng ngoại quan do chế biến đã làm giảm đáng kể giá trị vốn có của nó.cà phê xuất khẩu của Việt Nam tiêu chuẩn về chất lượng chưa được rõ ràng,các doanh nghiệp tự áp dụng tiêu chuẩn riêng.Gần đây nhất, Việt Nam đã chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO 10470:2004 và soạn thảo thành TCVN 7932: 2007, được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố từ năm 2007. Nhưng tất cả những tiêu chuẩn đó đều không được thực hiện, thậm chí chưa được giới thiệu rộng rãi. Trong khi đó, các hợp đồng mua bán cà phê robusta tại thị trường LIFFE đều xếp hạng cà phê dựa trên các thông số chất lượng đo bằng phần trăm khối lượng, không phải bằng tỉ lệ phần trăm số lỗi. Như vậy, cách xếp hạng theo % số lỗi mà ta đang áp dụng không được quốc tế công nhận. Rất đông doanh nghiệp Việt Nam không muốn áp dụng TCVN 4193: 2005; các doanh nghiệp nước ngoài mua cà phê của Việt Nam cũng không muốn áp dụng tiêu chuẩn này, vì không muốn phải trả giá cao hơn. Hệ quả là cà phê xuất khẩu của Việt Nam luôn bị phàn nàn về chất lượng xấu, có lúc bị thải loại đến 60%, giá bị giảm 100 USD-200 USD/tấn, có lúc lên đến 600 USD/tấn tại London. Lượng cà phê robusta được cấp chứng nhận chất lượng London ngày càng ít, khiến có lúc cà phê Việt Nam bị tồn kho tại London lên đến 400.000 tấn vào cuối năm 2007, đầu 2008. Do việc áp dụng tiêu chuẩn là tự nguyện, nên rốt cuộc cho đến nay rất nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì phân hạng cà phê theo 3 tiêu chí: thủy phần %, đen vỡ %, tạp chất %. khiến cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam luôn luôn thăng trầm. Về giá cả cà phê, Do giá cà phê trên thị trường thế giới trong những năm gần đây giảm nhanh chóng, kim ngạch xuất khẩu đã bắt đầu giảm từ năm 1998, mặc dù khối lượng xuất khẩu tăng đáng kể. Theo đó, giá cà phê thị 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 trường thế giới từ 1.600USD/tấn năm 1998 xuống chỉ còn 500USD/tấn vào cuối năm 2000. Do có điều kiện thời tiết và môi trường thuận lợi, nơi sản xuất lại gần cảng, giá nhân công thấp nên cà phê Việt Nam có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Việt Nam là một trong những nước có lượng cà phê cao nhất thế giới.năm 1999, giá xuất khẩu của cà phê robusta Việt Nam thấp hơn giá thị trường thế giới khoảng 20%, khoảng 250USD/tấn. Cho đến nay, Việt Nam gần như là nhà sản xuất và bán ra duy nhất trên thị trường thế giới loại cà phê robusta, loại này nhìn có giá thấp hơn nhiều so với cà phê arabica. Hiện nay, sản xuất cà phê của Việt Nam đang trong tình trạng không ổn định do giá cà phê trên thị trường thế giới có sự thay đổi đột ngột. niên vụ cà phê 2007-2008 xuất khẩu cà phê đạt trên 2 tỷ USD, giá xuất bình quân gần 2.000 USD/tấn. Cà phê nhân xuất khẩu sang 75 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thị trường lớn nhất là Đức (14%) và Mỹ (13%)… là sự phân bố hợp lý để không quá lệ thuộc vào một thị trường nào. Ngoài ra, ta còn xuất khẩu cà phê rang xay qua 6 thị trường và các loại cà phê khác qua 16 thị trường,trong 2 năm 2009 và 2010, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và tài chính thế giới, ngành cà phê Việt Nam lại đi vào thời kỳ khó khăn cả về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Trong 4 tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 465.000 tấn và đạt kim ngạch 651 triệu USD, giảm trên 16% về lượng và gần 23 % về giá trị. Giá xuất khẩu bình quân khoảng 1.390 USD/tấn, giảm trên 100 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước,nguyên nhân của sự giảm sút về khối lượng và giá trị xuất khẩu trong năm 2009 và niên vụ 2009 - 2010 là do mưa ảnh hưởng đến chất lượng cà phê; hệ thống chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu chưa tốt dẫn đến tình trạng bị ép giá. Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam cho biết sản lượng niên vụ cà phê 2009 - 2010 giảm từ 20 - 30% nhưng chất lượng cà phê tốt hơn vụ trước. Tuy nhiên, do giá cà phê thế giới liên tục giảm, giá cà phê trong nước cũng giảm theo, có lúc xuống còn 22 triệu đồng/tấn, mất 50% so với giá đỉnh cao của năm 2008. Giá cà phê thế giới biến động liên tục nhưng không đồng nhất giữa các thị trường trong năm qua. Cùng một loại sản phẩm, nhưng giá cà-phê xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn các nước trong khu vực từ 50 đến 70 USD/tấn, nhiều khi sự chênh lệch này còn lên đến 100 USD. Nguyên nhân bởi từ trước đến nay, cà-phê xuất khẩu của nước ta được đánh giá theo tiêu chuẩn cũ của năm 1993 (TCVN: 4193-93). Theo tiêu chuẩn này, sản phẩm hầu hết được bán ở dạng "thô". Ðây là tiêu chuẩn phổ biến mà nhiều doanh nghiệp áp dụng để xuất khẩu cà-phê Robusta (R2), tức là cà-phê có độ ẩm 13%, tạp chất 1%, hạt đen vỡ 5% và hạt trên sàn 13 đạt 90%. Và như vậy, vô hình trung chúng ta đã xuất khẩu cả 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 một lượng cà-phê xấu đáng lẽ phải được thải loại. Các nhà thu mua cà-phê R2 đã tìm cách ép giá, trừ hao hụt tạp chất, hạt đen vỡ khi ký hợp đồng nên kim ngạch xuất khẩu cà-phê của chúng ta không tăng cao cho dù sản lượng tăng rất cao. Vì vậy, cà-phê Việt Nam phải bán với giá thấp hơn rất nhiều so với thế giới.Năm 2001,giá bình quân cà phê trên thị trường thế giới 509,5 USD/tấn trong khi giá cà phê của Việt Nam 459,46 USD/tấn.giá cà phê thế giới qua các năm 2002,2003,2004 lần lượt là 509,5 USD/tấn , 747,3USD/tấn,706,4 USD/tấn đều cao hơn giá cà phê trên xuất khẩu của Việt Nam. Tại Luân Đôn, hoạt động đầu cơ làm lũng đoạn thị trường cùng với sản lượng cà phê robusta cao là nguyên nhân chính khiến giá giảm 24,5% trong năm 2009, trong đó phiên giao dịch ngày 26/6 giá đứng ở mức thấp nhất trong năm, chỉ 1.288 USD/tấn. Do giá giảm sâu ở thị trường này, giá cà phê xuất khẩu của nước ta cũng giảm trong năm qua, đặc biệt phiên 26/6, giá chỉ đạt 1.195 USD/tấn, FOB - mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở về trước. Trên thị trường New York, nguồn cung hạn hẹp và các yếu tố kỹ thuật cùng với sự suy yếu của đồng USD lại khiến giá cà phê arabica tăng 21,3%. Phiên giao dịch cuối cùng của năm 2009, giá cà phê robusta đứng ở 1.332 USD/tấn còn giá cà phê arabica đạt 135,95 US cent/lb. Cách đó đúng một năm, giá hai loại cà phê này lần lượt ở 1.765 USD/tấn và 112,05 US cent/lb. 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Bảng 1.3 : Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam (USD/tấn). Số thứ tự Năm Đơn giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam 1 2000 658,36 2 2001 459,46 3 2002 427,81 4 2003 643,56 5 2004 647,5 6 2005 789,20 7 2006 1180,00 8 2007 1529,20 9 2008 2044 10 2009 1466,95 Nguồn: tổng công ty cà phê Việt Nam Về thị trường xuất khẩu, Việt Nam là nước xuất khẩu thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Braxin với tổng sản lượng xuất khẩu năm 2009 đạt 1.18 triệu tấn, tương đương 1,73 tỷ USD. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta, một dạng cà phê có tiêu chuẩn thấp hơn cà phê Arabica mà các nước châu Âu thường sử dụng. Nước ta là nước có nền văn hóa cà phê, tuy nhiên lượng cà phê sử dụng đầu người chỉ vào khoảng 0.7kg/người /năm, thấp hơn nhiều so với các nước dẫn đầu là Phần Lan (11kgs/người /năm), và so với nước cao nhất trong khu vực là Nhật Bản (3.3kgs). Tiêu thụ thị trường nội địa tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng cà phê xuất khấu, tương đương 61,000 tấn/năm. Trong đó cà phê hòa tan chiếm 9,000 tấn, cà phê rang xay có nhãn hiệu chiếm 35,000 tấn còn lại là cà phê không tên tuổi và nhãn hiệu. Thị trường cà phê nội địa tăng trưởng hàng năm khoảng 18% trong đó cà phê hòa tan đang dẫn đầu mức tăng trưởng (+22%) còn cà phê rang xay tăng trưởng chậm hơn thị trường (+13%). Theo nghiên cứu của IAM về thói quen sử dụng cà phê, 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê bảy lần trong tuần, nghiêng về nam giới (59%). Riêng về cà phê hòa tan thì có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần trong tuần và hơi nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ(52%),Tỷ lệ sử dụng cà phê tại nhà (in home) và bên ngoài 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 (Out of home) là ngang nhau 49%/50%. Thời gian uống cà phê phổ biến nhất là từ 7-8 giờ sáng. Quán cà phê tại Việt Nam có thể tìm thấy tại mọi ngóc ngách, phổ biến đa dạng, đa kiểu tạo sự thuận tiện nhất cho người uống cà phê. Xét về giá trị, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2001 đến nay tăng liên tục với mức trung bình gần 31%/năm. Riêng 2 năm sau khi nước ta gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng tới 53% và đạt mức 2,3 tỷ USD trong năm 2008. Như vậy, cà phê là một trong không nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực, với kim ngạch từ 2 tỷ USD trở lên. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, với những đối tác và bạn hàng nhập khẩu ổn định, ở khắp các châu lục, trong đó có một số thị trường lớn, sức mua cao và ổn định như Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Hoa Kỳ, Bỉ… Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn nhưng tiêu thụ cà phê trong nước không nhiều,phần lớn cà phê của Việt Nam là giành cho xuất khẩu .trong đó,Đức, Hoa Kỳ, Bỉ, Tây Ban Nha, Italia, Nhât Bản là các thị trường chính của xuất khẩu cà phê Việt Nam.năm 2007,cà phê là mặt hàng dẫn đầu xuất khẩu về kim ngạch xuất khẩu trong nhóm hàng nông, lâm sản và là một trong 10 mặt có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Năm 2007 cũng là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cà phê vượt kim ngạch xuất khẩu gạo với mức 13%,mười nước nhập khẩu hàng đầu cà phê của Việt Nam là Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Ba Lan, Pháp, Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản, chiếm tới 75% khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam; trong đó Đức tiếp tục giữ vị trí số 1 về nhập khẩu cà phê của Việt Nam với thị phần khoảng 14%.trong năm 2007,Việt Nam còn mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê sang một số thị trường khác như vùng Trung Cận Đông, châu Phi, một số nước ASEAN và vùng Trung Mỹ. Năm 2008,thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam tương đối ổn định,Đức vẫn là khách hàng tiêu thụ cà phê số một của Việt Nam,sau đó là Hoa Kỳ,Tây Ban Nha,Italia… Bước sang năm 2009,dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu là thị trường Đức với 201,77triệu USD, chiếm 11,66% tổng kim ngạch; thứ 2 là thị trường Hoa Kỳ với 196,67triệu USD,chiếm 11,36%; tiếp đến là thị trường Bỉ 190,5 triệu USD, chiếm 11%. 10 [...]... ngày càng tăng Yếu tố cạnh tranh xuất khẩu cà phê sang thị trường Hoa Kỳ, Theo đánh giá thì cà phê vối của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ có chất lượng không bằng với cà phê vối của Indonesia và một số nước khác,nhưng Việt Nam có trữ lượng xuất khẩu lớn nhất Vì vậy đây chính là các sản phẩm cạnh tranh chính của cà phê xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ Ngoài ra cà phê xuất khẩu của Việt Nam. .. xuất khẩu, Hoa Kỳ dần nới lỏng các hàng rào nhập khẩu đối với Việt Nam và có những ưu đãi đối với hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam. Mỹ đã dành chế độ GSP cho Việt Nam coi Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Việc xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa Kỳ sẽ có nhiều thuận lợi hơn Thị trường Hoa Kỳ là thị trường chiếm thị phần tiêu thụ cà thế giới lớn với nhu cầu nhập khẩu cà phê cao,mang lại nhiều cơ hội xuất. .. tổng xuất khẩu cà phê của Việt Nam Việt Nam còn xuất khẩu một lượng nhỏ cả cà phê rang xay và cà phê trộn 3 trong 1 sang thị trường Mỹ, với trị giá 193 triệu USD trong thời gian này Với cà phê nhân xuất khẩu thì không chịu thuế xuất khẩu tức thuế xuất khẩu của cà phê là 0%, mặt khác cũng như các mặt hàng xuất khẩu khác thì cà phê xuất khẩu cũng không phải chịu thuế giá trị gia tăng, nên khi xuất khẩu. .. dịch cà phê lớn của thế giới, đó là trung tâm giao dịch cà phê NewYork Vì vậy có rất nhiều nước xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa Kỳ. Khoảng 70% cà phê nhập khẩu vào Hoa Kỳ là loại cà phê arabica (chủ yếu từ Côlômbia, Brazil, Mêhicô ) và 30% còn lại là cà phê robusta (chủ yếu từ Việt Nam và Inđônêxia).Trong các nước xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa Kỳ thì Colombia là nước xuất khẩu nhiều nhất vào thị. .. sản chủ yếu nhập vào Hoa Kỳ 17 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 2.1.Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa kỳ Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cà phê, chủ yếu là cà phê vối (robusta) vào Mỹ từ năm 1994 và ngay năm đầu đã đạt 32 triệu USD Năm sau đó (1995) xuất khẩu tăng vọt lên 145,2... nghiệp xuất khẩu cà phê được hoàn thuế Còn về phía Hoa Kỳ, thì thuế nhập khẩu đối với cà phê nhân là 0%, hơn Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký hiệp định thương mại song phương nên cũng tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho xuất khẩu cà phê vào thị trường này Như vậy cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ cả trước và sau khi có hiệp định đều có thuế suất bằng 0% Nguyên nhân là do Hoa Kỳ là... lẫn cà phê xanh,ảnh hưởng đến chất lượng cà phê Việt nam cũng có thể sản xuất ra cà phê chồn,một loại cà phê có giá trị cao nhất.nhưng các doanh nghiệp khó xuất khẩu, bởi chưa có thương hiệu,sản lượng xuất khẩu không cao Xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ thì cà phê vối (robuta) chiếm tỷ lệ áp đảo cà phê chè (arabica).Trong khi đó ,cà phê Arabica mang lại giá trị cao hơn,giá bán cũng cao hơn cà phê. .. thị trường này sau đó là Braxin Còn các nước xuất khẩu cà phê khác như Việt Nam, Indonesia, và các nước Trung Mỹ thì xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chủ yếu là cà phê robusta và có nhiều nước xuất khẩu cà phê robusta nữa cũng muốn xâm nhập và thâm nhập mạnh vào thị trường này.Các nước xuất khẩu cà phê lớn và thị trường này phải kể đến : Brazil.Indonesia ,Việt Nam, Ấn Độ,Colombia,Mexico Trị giá nhập khẩu. .. tiêu dùng cà phê Năm 2001 tiêu thụ cà phê tại thị trường Hoa Kỳ là 1.228.000 tấn với giá trị là 1677 triệu USD Năm 2004 là 1240 nghìn tấn năm 2005 nhu cầu tiêu thụ cà phê của thị trường này là khoảng 1079 nghìn tấn Năm 2010 thị trường Hoa Kỳ sẽ có nhu cầu tiêu thụ khoảng 1315 tấn cà phê trong đó nhu cầu về cà phê arbica là 80% còn cà phê robusta là 20% Về cung cà phê trên thị trường Hoa Kỳ ,Hoa Kỳ có trung... là thị trường xuất khẩu cà phê lớn của Việt Nam Mỹ đang là nước tiêu thụ và cũng là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới với khoảng 1,2 triệu tấn cà phê nhập khẩu, trị giá 3 tỷ USD mỗi năm Hoa kỳ là một nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới,đồng thời cũng là một nước nhập khẩu cà phê của Việt Nam lớn thứ hai Năm 2009, theo số liệu cập nhật từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), tiêu thụ cà phê Việt