1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CANADA

93 357 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 2,44 MB

Nội dung

Cà phê trong những năm qua được coi là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam và đã đóng góp một phần không nhỏ vào kim ngạch xuất nhập khẩu mỗi năm của nước ta.. Với nhữ

Trang 1

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

Khóa Người hướng dẫn khoa học

: Nguyễn Thị Nguyệt Hoa : 1111110115

: Nga 1 – Khối 1 KT : 50

: ThS Trần Bích Ngọc

Hà Nội, tháng 5 năm 2015

Trang 2

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VÀ THỊ TRƯỜNG CANADA 4

1.1 Cơ sở lý thuyết về xuất khẩu cà phê 4

1.1.1 Giới thiệu chung về mặt hàng cà phê .4

1.1.2 Giới thiệu chung về xuất khẩu cà phê 8

1.1.3 Bài học kinh nghiệm từ việc xuất khẩu cà phê Colombia 10

1.2 Giới thiệu về thị trường Canada 14

1.2.1 Tiềm năng phát triển 14

1.2.2 Quan hệ hợp tác giữa Canada - Việt Nam 19

1.2.3 Tình hình tiêu thụ cà phê tại Canada 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG CANADA G IAI ĐOẠN 2009 – 2014 30

2.1 Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Canada 30

2.1.1 Thực trạng sản xuất cà phê Việt Nam 30

2.1.2 Thực trạng xuất khẩu cà phê c ủa Việt Nam nói chung 33

2.1.3 Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Canada 37

2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu cà phê Việt sang Canada 39

2.2.1 Nhân tố bên ngoài 39

2.2.2 Nhân tố bên trong 46

2.3 Đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường Canada 52

2.3.1 Thành tựu đạt được 52

2.3.2 Tồn tại 52

Trang 3

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU

CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG CANADA CHO CÁC DOANH NGHIỆP

VIỆT 56

3.1 Mục tiêu và phương hướng cho các doanh nghiệp trong giai đoạn sắp tới 56

3.1.1 Những cơ hội và thách thức được đặt ra trong giai đoạn hiện nay 56

3.1.2 Mục tiêu phương hướng phát triển cà phê bền vững đến năm 2030 59

3.2 Một số giải pháp kiến nghị nhằm thúc đ ẩy xuất khẩu 62

3.2.1 Đối với nhà nước và các cơ quan chính quyền 62

3.2.2 Đối với doanh nghiệp 70

3.2.3 Đối với người dân trồng cà phê 80

KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined PHỤ LỤC THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC 1 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Canada năm 2014 85 PHỤ LỤC 2 Những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Canada87

Trang 4

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN Association of Southest Asian

Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CAC Coffee Association of Canada Hiệp hội Cà phê Canada

CENICAFE Colombian Coffee Investigation

(Research) Center

Trung tâm nghiên cứu cà phê Colombia

CHXHCN Cộng hòa xà hội chủ nghĩa Cộng hòa xà hội chủ nghĩa

CIDA Canadian International

MFN Most favoured nation Quy chế tối huệ quốc

NFCG The National Federation

UBNN Ủy ban nhân dân Ủy ban nhân dân

UECA Uniform Electronic Commerce Act Luật Thương mại điện tử

thống nhất USDA United State Department of

Agriculture

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

VICOFA Vietnam Coffee-Cocoa

Trang 5

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ

Danh mục bảng biểu

Bảng 1.1 Danh sách 20 quốc gia có GDP cao nhất thế giới năm 2014 16

Bảng 1.2 Danh sách 20 quốc gia có GDP bình quân tính trên đầu người cao nhất thế giới năm 2014 (tính theo giá hiện thời) 17

Bảng 1.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam – Canada 22

Bảng 1.4.Kim ngạch 10 mặt hàng nhập khẩu chính từ Canada 24

của Việt Nam năm 2014 24

Bảng 1.5 10 thị trường tiêu thụ nhiều cà phê 27

Bảng 2 1 Diện tịch trồng cà phê của Việt Nam theo khu vực năm 2014 30

Bảng 2 2 Sản lượng cà phê Việt Nam từ vụ 2010/2011 đến 2013/14 32

Bảng 2 3 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm 2008-2014 33

Bảng 2 4 Giá xuất khẩu trung bình cà phê xanh c ủa Việt Nam 36

từ mùa vụ 2011/12 đến 2013/14 36

Bảng 2 5 Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Canada 38

Bảng 3 1 Quy hoach định hướng cho ngành cà phê xuất khẩu Việt Nam 60

tới năm 2030 60

Danh mục hình ảnh Hình 1.1 Phân bố dân cư tại Canada năm 2014 15

Hình 1.2 Chi tiêu dành cho từng lo ại hàng hóa dịch vụ của người Canada 26

Hình 1.3 Tình hình tiêu thụ cà phê tại Canada năm 2013 28

Hình 2 1 Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam 31

Hình 2 2 Sản lượng các cà phê theo chủng loại tại Việt Nam 32

Hình 2 3 Xuất khẩu cà phê các lo ại của Việt Nam 35

Danh mục biểu đồ Biểu đồ 1.1 Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Canada trong những năm 2010-2014 18

Biểu đồ 1.2 Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Canada năm 2014 23

Biểu đồ 2 1 Các mặt hàng cà phê chính xuất khẩu sang Canada của Việt Nam 37

Trang 6

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế hiện nay, ngành xuất khẩu luôn giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam

Từ nhiều năm trở lại đây, cà phê đã trở thành một nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống con người Ngoài giá trị dinh dưỡng, cà phê còn có hương vị đặc trưng tuyệt vời, khiến cho việc uống cà phê đã trở thành thói quen đối với nhiều nơi trên thế giới Cà phê trong những năm qua được coi là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam và đã đóng góp một phần không nhỏ vào kim ngạch xuất nhập khẩu mỗi năm của nước ta Với những điều kiện địa lý, đất đai , thổ nhưỡng

và nguồn nhân lực dồi dào, Việt Nam đã trở thành một nước có sản lượng cà phê xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới và được nhiều khách hàng tìm đến Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu cà phê sang khá nhiều thị trường như Hoa Kỳ, Đức, EU…và Canada cũng nằm trong danh sách bạn hàng cà phê của Việt Nam Canada tuy là một nước có quy mô nhỏ, nhưng có nền kinh tế phát triển, chính trị ổn định, nhu cầu về loại mặt hàng này rất cao và có nhiều tiềm năng xuất khẩu đối với Việt Nam Năm 2005, cà phê xếp hạng 5 trong danh sách 10 mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang Canada (chiếm 4,27% tổng kim ngạch xuất khẩu) Tuy nhiên, hiện nay cà phê đang dần tụt hạng và ra khỏi top 10 mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất, mặc

dù kim ngạch xuất khẩu sang Canada trong những năm qua vẫn không ngừng tăng lên Vậy nguyên nhân của vấn đề là do đâu và chúng ta có thể làm gì để thay đổi tình hình này và đưa cà phê Việt Nam về vị trí cũ?

Chính vì thế, em đã chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Canada” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học của

mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích của luận văn là tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Canada, từ đó đề xuất được các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu cho các doanh nghiệp Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:

Trang 7

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

- Hệ thống hóa các lý luận về mặt hàng cà phê, việc xuất khẩu cà phê và những giới thiệu chung về thị trường Canada được đánh giá là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam hiện nay

- Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường Canada trong những năm gần đây

- Từ các phân tích và đánh giá trên, đưa ra phương hướng phát triển cho tương lai và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Canada cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: là thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị

trường Canada

- Phạm vi nghiên cứu

 Không gian: Hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Canada

 Thời gian: Trong những năm 2009-2014

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được áp dụng là phương pháp thu thập, xử lý, phân tích, so sánh, đối chiếu, dự báo, tổng hợp thông tin nhằm giải quyết các vấn đề mà

đề tài đặt ra Thêm vào đó, khóa luận còn kết hợp sử dụng bảng số liệu, đồ thị,… để trình bày thông tin và phân tích nhằm tìm ra xu hướng, đặc điểm biến động của đối tượng nghiện cứu

Phương pháp phân tích thống kê: luận văn sử dụng các số liệu thống kê phù hợp để phục vụ cho việc phân tích, so sánh hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Canada qua các năm

Phương pháp logic: dựa trên cơ sở lý luận, số liệu thực trạng xuất khẩu được phân tích, những tồn tại đang có để rút ra nhữn đánh giá cụ thể Từ đó, xây dựng được phương hướng và đề ra giải pháp cho việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam

5 Kết cấu của khóa luận

Ngoài các phần Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục hình ảnh, bảng biểu, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục tài liệu tham khảo, thì khóa luận được bố cục theo 3 chương chính như sau:

Trang 8

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Chương 1: Tổng quan chung về xuất khẩu cà phê và thị trường Canada

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê việt Nam sang thị trường Canada

giai đoạn 2009-2014

Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị

trường Canada cho các doanh nghiệp Việt Nam

Với những hiểu biết còn hạn chế cũng như những giới hạn về mặt thời gian nên trong quá trình thực hiện chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý chân thành của thầy cô và các bạn có quan tâm đến vấn đề này để giúp bài viết được hoàn thiện hơn

Qua đó, em cũng xin chân thành cảm ơn đến tất cả thầy cô giáo trong trường

vì những chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt bốn năm địa học vừa qua và nhất là cô giáo,

ThS Trần Bích Ngọc đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực

hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Trang 9

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU CÀ

PHÊ VÀ THỊ TRƯỜNG CANADA

1.1 Cơ sở lý thuyết về xuất khẩu cà phê

1.1.1 Giới thiệu chung về mặt hàng cà phê

Cà phê là một loại thức uống màu đen có chứa chất caffein và được sản xuất

từ những hạt cà phê được rang lên Hiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn 50 quốc gia, và được ưa chuộng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới

1.1.1.1 Xuất xứ và lịch sử phát triển

Theo truyền thuyết, sự xuất hiện của cà phê bắt đầu từ năm 600 cùng với sự phát hiện ra cà phê Chè Câu chuyện huyền thoại của cà phê gắn liền với sự phát hiện tình cờ của một người chăn dê có tên là Kaldi khi ông đang chăn dê ở một vùng rừng núi thuộc địa phận nước Êthiopia ngày nay Trong lúc Kaldi chăn dê, ông nhìn thấy đàn dê rất phấn khích và đang nhảy nhót trên những đôi chân sau Kaldi tìm kiếm quanh đó và phát hiện đàn dê của mình đã ăn những quả màu đỏ trên một cây lạ Ông đánh liều ăn thử một vài quả và ngay lập tức, ông cảm thấy sảng khoái và tỉnh táo Sau đó, Kaldi mang những quả cây lạ về nhà và đã tặng một vài quả cho các thầy tu ở một tu viện gần đó Các thầy tu rất vui bởi vì sau khi nhai quả cây, họ cảm thấy vẫn tỉnh táo dù thời gian cầu nguyện kéo dài tới bao lâu Các

vị thầy tăng quyết định đem sấy khô để có thể mang chúng tới các tu viện ở xa Ở

đó, họ hòa nước với quả cây đã được sấy khô để tạo thành một loại đồ uống mới

Sau đó, câu chuyện của ông đã lan truyền rất nhanh sang khu vực Trung Đông Những quả cà phê được chuyển từ nước Êthiopia đến khu vực bán đảo A-rập

và được trồng trên một vùng đất thuộc địa phận nước Yemen ngày nay Ở Yemen, người ta dùng vỏ quả cà phê để chế biến thành một loại chè Cho tới khi xuất hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ, người ta mới bắt đầu rang xay nhân cà phê và tạo ra loại cà phê như của chúng ta ngày nay Trong suốt thời gian đó, người A-rập luôn cố gắng giữ kín những bí mật về cây cà phê Không ai được phép mang theo những quả hoặc nhân

cà phê sống mà chỉ được phép vận chuyển loại cà phê đã được rang xay Vào khoảng năm 1640, mặc dù cà phê rang xay đã xuất hiện nhiều ở nước Anh và Châu

Âu nhưng chỉ có người A-rập mới biết chính xác loại hạt giống và hình dáng của

Trang 10

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

cây cà phê Cho đến đầu năm 1700, người Hà Lan tìm cách lấy cắp một cây cà phê

từ vùng đất Yemen và từ đó cả thế giới bắt đầu biết đến cây cà phê Người Hà Lan giới thiệu cây cà phê đó lần đầu tiên ở Java thuộc nước Indonesia và sau đó cà phê

đã lan rộng ra toàn thế giới

1.1.1.2 Phân loại

Hiện nay, có 3 dòng cà phê chính là: Cà phê Arabica (cà phê chè), cà phê Robusta (cà phê vối), cà phê Excelsa và cà phê Liberica (cà phê mít)

Cà phê Arabica (cà phê chè)

Đây là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê Đặt tên là cà phê chè là bởi lẽ loài cà phê này có lá nhỏ, cây thường để thấp giống cây chè một loài cây công nghiệp phổ biến ở Việt Nam Arabica có dạng cây bụi to, lá hình bầu dục, màu xanh thẫm, trái có hình oval, thường chứa hai hạt dẹp, trái chỉ chứa một hạt được gọi là peaberry (hay còn gọi là Culi) Cây cà phê Arabica ưa sống ở vùng núi cao Người ta thường trồng nó ở độ cao từ 1000-1500 m Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4–6 m, nếu để mọc hoang dã có thể cao đến 15 m Cà phê chè sau khi trồng khoảng 3 đến 4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch Cây cà phê arabica ưa thích nhiệt độ từ 16-25°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm

Cà phê chè chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giới Ở Việt Nam, Arabica chỉ chiếm khoảng 5% tổng diện tích và 8% tổng sản lượng cà phê, được trồng rãi rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Sơn La, Yên Bái,… kéo dài đến các tỉnh Miền Trung như Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam,… và một phần ở tỉnh Lâm Đồng Trên thế giới, Arabica được trồng trên khắp châu Mỹ La tinh, Trung và Đông Phi, Ấn Độ và một số nơi tại Indonesia Cà phê Arabica còn được gọi là Brazilian Milds nếu nó đến từ Brazil, gọi là Colombian Milds nếu đến

từ Colombia, và gọi là Other Milds nếu đến từ các nước khác Qua đó, có thể thấy Brazil và Colombia là hai nước xuất khẩu chính loại cà phê này, chất lượng cà phê của họ cũng được đánh giá cao nhất Các nước xuất khẩu lớn khác gồm có Ethiopia, Mexico, Guatemala, Honduras, Peru và Ấn Độ

Trên thị trường cà phê chè được đánh giá cao hơn cà phê vối (cà phê robusta) vì có hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffein hơn Một bao cà phê chè (60 kg) thường có giá cao gấp 2 lần một bao cà phê vối Việt Nam là nước

Trang 11

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng chủ yếu là cà phê vối Lý do khiến cho chúng ta khó canh tác loại cà phê này ở Việt Nam là chủ yếu do độ cao ở Việt Nam không phù hợp và đặc biệt do loại cây cà phê này có rất nhiều sâu bệnh nên nếu so với cà phê vối (cà phê Robusta) thì không kinh tế bằng nếu với điều kiện hiện nay của Việt Nam

Moka là một loài cà phê thuộc chi Arabica, tại Việt Nam, loài cây cà phê này được người Pháp di thực từ những năm 30 của thế kỉ trước, trồng ở Đà Lạt - Lâm Đồng Trong các họ, giống cà phê này khó trồng nhất, đòi hỏi công chăm sóc rất kỹ, dể bị sâu bệnh, cần có điều kiện môi trường lẫn kỹ thuật chăm bón đặc thù, nhưng năng xuất lại rất ít Cây cà phê Moka chỉ có thể sinh trưởng và phát triển ở

độ cao từ 1500m nên rất ít nơi trồng được Cho nên, ở Việt Nam, Moka là cà phê quý hiếm, luôn có giá cao hơn các loại cà phê khác Có thể thấy, không có nhiều người chúng ta có dịp thưởng Moka nguyên chất, dù trên thế giới tiêu thụ đến 80%

cà phê Arabica, Moka Càng lên cao, cộng thêm với điều kiện thổ nhưỡng, canh tác phù hợp thì hương vị và chất lượng của Moka càng tuyệt vời Chỉ ở vùng đất thuộc Thành phố Đà Lạt với độ cao 1600m là cà phê Moka thơm ngon nhất Có thể nói Moka là hoàng hậu trong vương quốc cà phê, hạt Moka lớn và đẹp hơn nhiều so với giống khác, hương thơm của nó rất đặc biệt, rất sang trọng, vị hơi chua một cách thanh thoát, dành cho người sành điệu Moka thơm quý phái và có vị đặc trưng là khẩu vị lựa chọn hàng đầu của các nước Châu Âu và Mỹ

Cà phê Robusta (cà phê chè)

Cà phê vối (Cà phê robusta) là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này Cây cà phê vối

có dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10 m Quả cà phê có hình tròn, hạt nhỏ hơn hạt cà phê chè (cà phê arabica) Hàm lượng caffein trong hạt cà phê vối khoảng 2-4%, trong khi ở cà phê chè chỉ khoảng 1-2% Giống như cà phê chè, cây cà phê vối 3-4 tuổi có thể bắt đầu thu hoạch Cây cho hạt trong khoảng từ 20 đến 30 năm Cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp để trồng cây là dưới 1000 m Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm Cây cà phê vối cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê chè

Trang 12

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Robusta là cây cà phê chủ lực của Việt Nam, chiếm tới 95% diện tích gieo trồng, chủ yếu trồng tại Tây Nguyên và một số tỉnh Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu Trên thế giới, Robusta được trồng ở Tây và Trung Phi, Đông Nam Á và một phần nhỏ ở Brazil Nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới là Việt Nam Các nước xuất khẩu quan trọng khác gồm Côte d'Ivoire, Uganda, Brazil, Ấn Độ Ở Brazil cà phê vối được gọi với tên là Conilon

Cà phê vối chứa hàm lượng caffein cao hơn và có hương vị không tinh khiết bằng cà phê chè, do vậy mà được đánh giá thấp hơn Giá một bao cà phê vối thường chỉ bằng một nửa so với cà phê chè

Cà phê Liberica / Excelsa (Cà phê mít)

Liberica phát triển rất mạnh mẽ, cao khoảng 2m -5m, cây trưởng thành có thể đạt tới 18m, có lá rộng và dày Trái và hạt Liberica cũng lớn hơn so với các loại

cà phê khác Trái chín muộn, chứa hàm lượng caffein khoảng 2% hạt, có vị chua Cho trái khoảng 30-40 năm Độ cao thích hợp dưới 800m, nhiệt độ trung bình 26-

30oC, lượng mưa trên 1000mm, cần nhiều ánh sáng mặt trời Do lá to, xanh đậm nhìn xa như cây mít nên gọi là cà phê mít là vì vậy Cây chịu hạn tốt, ít cần nước tưới nên thường trồng quảng canh, tuy nhiên do năng suất kém, chất lượng không cao nên không được ưa chuộng và phát triển diện tích Hạt cà phê mít thường được trộn vào với cà vối, cà chè khi rang xay để tạo hương vị

Tại Việt Nam cây trồng chủ yếu ở các tỉnh như Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum là những tỉnh có điều kiện phù hợp cho phát triển cây công nghiệp nhưng không hoàn toàn thuận lợi cho cà phê phát triển Đây cũng chính là lý do Đắk Lắk

và nhất là Buôn Ma Thuột vốn được xem là thủ phủ cà phê nhưng lại có rất ít diện tích trồng loại cà phê này Ở Tây Nguyên, Cà phê mít thường nở hoa và thu hoạch muộn hơn các loài cà phê khác do đặc điểm là nở hoa nhờ nước mưa, quả thường thu hoạch vào tháng 12 âm lịch, sau khi các loài cà phê khác đã thu hoạch xong Cây thường được trồng thuần loài hay làm đai rừng chắn gió cho các lô cà phê vối, thường trồng thành hàng với khoảng cách 5-7m một cây

Trên thế giới, Liberica được trồng ở Malaysia và Tây Phi, nhưng do mùi vị không được ưu chuộng nên chỉ có một lượng rất nhỏ được mua bán trên thế giới

Trang 13

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

1.1.1.3 Đặc điểm của sản xuất kinh doanh cà phê

- Cây cà phê có tính thời vụ cao, đây chính là đặc điểm ảnh hưởng lớn nhất đến kinh doanh cà phê Ngay cả những nước sản xuất và kinh doanh cà phê lớn như Brazil, Colombia cũng chịu tác động bởi đặc điểm này Vào thời vụ thu hoạch, giá

cà phê thường xuống thấp còn khi vào thời gian khác giá cà phê thường tăng lên đáng kể do hàng hóa khan hiếm Chính vì lý do này mà các nước xuất khẩu cà phê nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê nói riêng thường sẽ có lợi thế hơn khi họ có đủ tài chình cho việc dự trữ cà phê

- Cây cà phê là cây công nghiệp dài ngày, thời gian từ lúc đầu tư trồng cây cho đến lúc thu hoạch khoảng 3-5 năm Chính vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến các nhà sản xuất, đặc biệt là những hộ dân có nguồn tài chính hạn chế, phải vay vốn từ ngân hàng để đầu tư trồng cà phê Mặt khác, do thời gian dài nên khi thị trường cà phê có biến động dù theo chiều hướng có lợi hay khó khăn thì họ cũng khó có thể nắm bắt

cơ hội ngay được Còn nếu đưa vào kinh doanh thì khi đó có thể thị trường đã biến đổi theo một chiều hướng khác nên yêu cầu cao đối với người trồng phải biết nghiên cứu, dự báo trước xu thế chung để đầu tư có lãi

- Sản xuất cà phê chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết Những năm gặp hạn hán, lũ lụt thì cà phê bị mất mùa làm ảnh hưởng đến sản lượng cà phê xuất khẩu, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến thị trường cà phê thế giới, làm đảo loạn mọi dự đoán của cá chuyên gia và kế hoạch của quốc gia cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê, đặc biệt là các nước xuất khẩu cà phê lớn như Việt Nam và Brazil

- Kinh doanh cà phê có tính rủi ro cao, đặc biệt là các hình thức kinh doanh liên quan đến hợp đồng tương lai, giá trừ lùi…

1.1.2 Giới thiệu chung về xuất khẩu cà phê

Xuất khẩu cà phê là đưa mặt hàng cà phê từ trong nước ra thị trường nước ngoài để buôn bán và kinh doanh Cũng giống như các mặt hàng xuất khẩu khác, việc xuất khẩu cà phê đem đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích kinh tế xã hội từ nhiều phía:

Thứ nhất, xuất khẩu cà phê tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

thúc đẩy sản xuất mở rộng phát triển

Trang 14

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoạt động xuất khẩu có khả năng tạo ra cơ cấu kinh tế mới, năng động, sự phát triển của xuất khẩu đã tác động đến các ngành công nghiệp cung cấp đầu vào cho xuất khẩu, tạo ra mối quan hệ thúc đẩy các ngành này phát triển để có thể cung ứng đủ cầu về hàng hóa Bên cạnh đó, khi nguồn vốn tích lũy của nền kinh tế được tăng cao, có thể tiến hành đầu tư nhập khẩu đổi mới công nghệ, nhờ đó, trình độ sản xuất và năng suất lao động được nâng cao, số lượng hàng hóa tạo ra lớn hơn, từ đó tác động ngược lại thúc đẩy xuất khẩu phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ Xuất khẩu cà phê tạo điều kiện phát triển một loạt ngành kinh tế, ví dụ ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo máy móc, thúc đẩy các ngành xây dựng cơ bản như xây dựng đường xá, trường trạm thu mua cà phê, kho dự trữ cà phê… đồng thời kéo theo sự phát triển của một số ngành dịch vụ như dịch vụ cung cấp giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vât, ngân hàng, dịch vụ cho thuê máy mọc thiết bị, dịch vụ cho thuê kho bãi… Từ đó, kinh tế dần dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ

Thứ hai, xuất khẩu cà phê góp phần giải quyết tốt công ăn việc làm Một

trong những đặc điểm rất quan trọng của vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk… cũng như

cả nước đó là tốc độ tăng lực lượng lao động rất nhanh nên việc làm cho mọi người luôn là vấn đề đáng quan tâm tại đây Để giải quyết tình trạng này, phải tăng cầu lao động và xuất khẩu nói chung cũng như xuất khẩu cà phê nói riêng đã giải quyết được vấn đề này bởi lẽ do xuất khẩu cà phê là một ngành sử dụng nhiều lao động Hàng năm, theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) ngành cà phê thu hút khoảng 1,6-2 triệu lao động cả nước, thậm chí trong ba tháng thu hoạch cà phê, con

số này lên đến 2,5 triệu người Lao động làm việc trong ngành cà phê chiếm khoảng 2,93% lao động trong ngành nông nghiệp và khoảng 1,9% tổng số lao động của cả nước

Thứ ba, xuất khẩu cà phê tạo nguồn ngoại tệ chủ yếu phục vụ công cuộc

công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Trong quá trình phát triển đất nước, thực hiện chủ trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa đòi hỏi cao về kỹ thuật và ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất Mà để làm được điều này thì yêu cầu về nguồn vốn rất cao để có thể nhập khẩu trang thiết bị hiện đại, máy móc, dây chuyền sản xuất mới… Nguốn vốn

Trang 15

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

này có thể hình thành từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vay nợ, nhận viện trợ (ODA), kinh doanh dịch vụ thu ngoại tệ và xuất khẩu hành hóa Tuy nhiên, vốn từ FDI, ODA… đều không ổn định và phải trả ở những kì sau, trong khi xuất khẩu là hoạt động có hiệu quả nhất, tạo ra nguồn vốn chủ yếu từ việc xuất bán các hàng hóa chúng ta tạo ra và thu ngoại tệ về để tiếp tục đầu tư cho hoạt động kinh doanh sản xuất Bình quân hàng năm, chỉ tính xuất khẩu cà phê đã đóng góp một kim ngạch khá lớn cho ngân sách nhà nước Kim ngạch năm 2014 thu được từ việc xuất khẩu

cà phê vào khoảng 3,6 tỷ USD, chiếm khoảng 2,4% kim ngạch xuất khẩu cả nước

Thứ tư, xuất khẩu cà phê là cơ sở để mở rộng mối quan hệ đối ngoại

Xuất khẩu, thương mại và các quan hệ ngoại giao luôn có tác động qua lại với nhau Khi tiến hành các hoạt động xuất khẩu sẽ kéo theo các bộ phận khác của quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển như quan hệ tín dụng, hợp tác đầu tư, liên doanh, mở rộng vận tải, thương mại quốc tế… Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế và góp phần vào việc ổn định kinh tế chính trị trong nước Mặt khác thì các mối quan hệ này lại tạo điều kiện mở rộng xuất khẩu Hiện nay, nước ta đã thiết lập ngoại giao với trên 180 quốc gia thuộc tất cả các châu lục, và có quan hệ thương mại với gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ

Thứ năm, xuất khẩu cà phê góp phần sử dụng hiệu quả các nguồn lực (đất

đai, cơ sở hạ tầng, kinh nghiệm sản xuất, nguồn lao động…), góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái vì cây cà phê thích hợp với những vùng đất đồi, đặc biêt là loại cà phê Robusta

1.1.3 Bài học kinh nghiệm từ việc xuất khẩu cà phê Colombia

Colombia là một trong những nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất lớn nhất của cà phê Arabica, vốn được xem là loại cà phê có chất lượng cao nhất Hiện nay, Colombia mất đi vị trí thứ 2 và rớt xuống vị trí thứ 3 trong danh sách các quốc gia sản xuất nhiều cà phê nhất và gặp khá nhiều trở ngại phải vượt qua Vậy thì cà phê Colombia đã giải quyết các vấn đề này như thế nào để giữ vững vị thế của mình trên trường quốc tế?

Trang 16

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

1.1.3.1 Vấn đề về giông cà phê

Các giống cà phê chính Arabica Colombia phát triển là: Caturra, Tipica, Bourbon, Tabi, Castillo® và Regional Castillo® Trong quá trình gieo hạt, những người trồng cà phê chọn một cách cẩn thận những quả tốt nhất từ các nhà máy cà phê của mình Sử dụng các giống cà phê kháng bệnh cao và có hiệu quả kinh tế hơn

là việc cần thiết để đảm bảo năng lực cạnh tranh lâu dài cho người dân Colombia Hiện nay, NFCG đang thực hiện chương trình tái canh cà phê cho 70.000 ha một năm, trong đó khoảng 35% diện tích này sử dụng giống cây cà phê mới kháng bệnh

rỉ sắt trên lá ‘Variedad Colombia’ Loại giống này được cung cấp tại các cửa hàng giống cà phê của Liên đoàn những người trồng cà phê Colombia Tất nhiên là tất cả các loại giống cây trồng đều phải thông qua Hệ thống kiểm soát chất lượng của CENICAFE và NFCG mới được đưa ra sử dụng

1.1.3.2 Quy trình gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch

 Gieo trồng

Cà phê Colombia được trồng ở các vùng miền núi ở độ cao từ 1.000 đến 2.100 m, nơi có nhiệt độ trung bình là từ 18 đến 22 độ C và lượng mưa là thường xuyên, trên đất tro núi lửa nên cà phê có hương vị đặc trưng Trong 2 tháng tới, người ta gieo hạt giống để hạt nảy mầm đem đi trồng Sau đó cây giống được đưa vào túi ươm đầy đất trồng và vật liệu hữu cơ đủ để nuôi dưỡng cây ít nhất trong vòng 6 tháng Sau 6 tháng trồng trong vườn ươm, cây cà phê được chọn lọc lại lấy những cây giống tốt nhất để chuyển giao sang trồng tại khu đất trồng

 Thu hoạch

Tùy thuộc vào khu vực, cà phê được thu hoạch quanh năm, với một vụ mùa chính giữa tháng 10 và tháng 12, và một vụ mùa thứ giữa tháng 4 và tháng 1 Có được, tuy nhiên, một số khu vực trong đó vụ chính được thu hoạch vào giữa tháng 4

và tháng 5 và vụ thứ cấp giữa tháng 10 và tháng 12 Cà phê trồng tại Colombia đều được tự thu hoạch bằng tay để có thể chọn ra những hạt cà phê ngon nhất, chỉ chọn những quả chín đỏ Để thu hoạch 1 ha cà phê, ít nhất có 15 người hái cà phê có kinh nghiệm Mỗi người hái sẽ thu hoạch 90-150 kg quả cà phê mỗi ngày, làm việc từ sáng đến tối Hiện nay, đã có nghiên cứu đưa ra thiết bị trợ giúp thu hoạch cà phê

Trang 17

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

gọi là “Caguaro”, giúp ngăn quả cà phê chín bị rơi và hỏng trong quá trình thu hoạch

1.1.3.3 Xử lý cà phê

 Nghiền và lên men

Đây là quá trình tách phần vỏ từ quả cà phê chín và được thực hiện bằng máy xay ngay vào ngày cà phê được hái từ trên cây Tại Colombia hầu hết các trang trại

đề tự xử lý quả cà phê của mình Sau khi lớp vỏ quả cà phê được loại bỏ, người ta lựa chọn các hạt cà phê tốt nhất để đặt trong các thùng lên men để các chất nhầy được lên men Quá trình lên men thường kéo dài từ 12 đến 16 giờ, tùy thuộc vào thời tiết (độ ẩm và nhiệt độ) và lượng cà phê trong thùng Hiện nay, tại Colombia, một số người trồng cà phê sử dụng thuốc tẩy chất nhầy (gọi là BECOLSUB) thay vì phải đợi để lên men thủy lực chất nhầy Phương pháp này có thể giảm 95% nhu cầu

về nước trong thời gian chế biến Các phương pháp thông thường sử dụng khoảng

50 lít nước cho mỗi 1kg cà phê khô, trong khi BECOLSUB chỉ sử dụng 1 lít nước

Ưu điểm của phương pháp này là giảm ô nhiễm nguồn nước Phần vỏ được nghiền

có thể sử dụng để bón cho cây cà phê thay vì dùng phân tổng hợp NPK

 Rửa sạch cà phê

Sau khi lên men chất nhầy, hạt cà phê được đem rửa sạch trong các kênh rạch chứa nước sạch để loại bỏ phần chất nhầy đã lên men

 Sấy khô cà phê

Sau khi hạt cà phê đã được rửa sạch chất nhầy, hạt cà phê được bỏ lên các

“giường”phơi để khô Quá trình sấy khô thường mất từ 7-14 ngày tùy thuộc vào thời tiết cho đến khi độ ẩm hạt cà phê đạt mức 10-12%

Hiện nay các hộ dân trồng cà phê quy mô nhỏ hầu hết sử dụng loại “giường” phơi parabol Những giường phơi này có một sàn nhựa có lỗ để nước trong hạt có thể thoát ra nhanh chóng Nhờ giường này thì cà phê được sấy đều hơn và người trồng cà phê tránh phải cho cà phê vào túi khi trời mưa với kiểu phơi sấy tryền thống Trong khi đó, các trang trại lớn thì sử dụng máy sấy cơ khí dùng nhiên liệu là than, khí gas, dầu diesel hoặc là vỏ cà phê, nhờ đó giảm thời gian sấy khô xuống chỉ còn 20-24 giờ

Trang 18

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

1.1.3.4 Chất lượng cà phê

Colombia luôn là người dẫn đầu trong việc đảm bảo chất lượng cà phê xuất khẩu, đã duy trì một tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng cao và luôn quản lý cẩn thận quá trình thu hoạch và sau thu hoạch cà phê Việc kiểm tra được thực hiện bởi Liên đoàn những người trồng cà phê Colombia (FNC) nhằm làm cho chất lượng cà phê được đảm bảo Các thanh tra của Liên đoàn sẽ kiểm tra từ kích thước, màu sắc và chất lượng của hạt cà phê Ngoài các thanh tra thì chủ sở hữu các trang trại cũng tiến hành kiểm tra một lần nữa Các hạt cà phê tốt nhất sẽ được chọn để xuất khẩu

1.1.3.5 Chiến lược thâm nhập thị trường

Chiến dịch quảng cáo sản phẩm của Colombia chắc chắn nằm trong những chương trình có hiệu quả tốt nhất thế giới Thật vây, thương hiệu và logo của họ được công nhận rộng rãi khắp mọi nơi trên thế giới như nhiều thương hiệu nổi tiếng

khác

Ngay từ những năm 1959, những nhà sản xuất Colombia đã đầu tư một khoản chi phí khá lớn (500 triệu USD) cho chiến lược quảng cáo Các chương trình quảng bá của Juan Valdez và “100% Colombian Coffee” là một phần trong chiến lược của Colombia để tăng giá cho cà phê của Colombia Chiến dịch gồm hoạt động công khai lên báo và phát song tại các kênh truyền hình ở mọi nơi, đặc biệt là ở Mỹ Trong những ngày đầu của chương trình quảng bá, NFCG cũng đóng góp một phần trong chi phí quảng cáo hợp tác với một số lượng lớn các xưởng rang xay cà phê

Mỹ để khuyến khích họ quảng bá cho thương hiệu “100% Colombian Coffee” Giáo

sư Rohit Deshpande đã ghi chú trong nghiên cứu của ông về cà phê Colombia (De Royère & Deshpande, 2001) rằng chiến dịch quảng bá sản phẩm của Colombia có hiệu quả rất cao, có lẽ được coi là chiến dịch thành công nhất của sản phẩm trong số các nước phát triển Ông cũng đề cập tới sản phẩm rượu vang Chile và thịt bò Argentina cũng không thể bắt kịp với cà phê Colombia bởi vì họ thiếu mạnh mẽ và phối hợp tổ chức như NFCG Colombia

Một bài báo năm 2002 của TS Lozano,được đánh giá dựa trên các văn bản của NFCG Colombia chi nhánh NewYork về chương trình 100% Colombian Coffee, đã chứng minh cho giả thuyết thương hiệu “Juan Valdez” và “100% Colombian Coffee” đã có những tác động tích cực trong việc cải thiện hình ảnh

Trang 19

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

ngành cà phê của đất nước Theo TS Lozano, ít nhất ½ chi phí cần thiết cho kinh doanh cà phê đã được giảm thiểu nhờ chiến lược phân khúc thị trường của “100% Colombian Coffee” Một trong số những nguyên nhân giải thích cho vấn đề này là

do sự chênh lệch và khan hiếm của cà phê Colombia so với các hàng hóa thay thế

Thị trường cà phê tổng thể được nhìn nhận như một kim tự tháp với phần đáy

là cà phê hạng rẻ ở gốc, cà phê tiêu chuẩn ở hạng trung và cà phê cao cấp ở đỉnh Trong khi phân khúc ở đáy và đỉnh phát triển với tốc độ cao, thì phần giữa lại bị trì trệ Và đương nhiên phần lớn các nhà sản xuất cà phê lớn đều chọn 2 phân khúc này, song phân khúc cà phê Colombia chọn lại là hạng trung, do đó, đây là một thách thức cho Colombia để tìm được vị thế của mình trong tương lai Tuy nhiên, là một người đi đầu, họ đã hình thành nên một thương hiệu cà phê hạng trung đứng đầu và được biết đến với chất lượng cao không kém cà phê cao cấp Mặc dù thị trường còn tương đối nhỏ nhưng Colombia đã dự đoán được tỷ lệ tăng trưởng liên tục và nhanh chóng của nó Ngoài chiến lược xây dựng thương hiệu chính thống, Colombia cũng noi theo, tham khảo các biện pháp mà những nước đi trước như Jamaica và một số các nước khác bằng cách đầu tư nhiều hơn cho các nhãn hiệu cà phê khác nhau như Blue Moutain và Antigua đã làm để tận dụng lợi thế cạnh tranh độc quyền

Ngoài ra, NFCG là người đi đầu trong việc sử dụng Internet cho các hoạt động của họ bao gồm từ những việc xử lí tài liệu giao dịch Điều này cũng làm giảm chi phí và sai sót cho NFCG, từ đó khiến họ có khả năng cạnh tranh hơn, và mọi người biết đến sản phẩm của họ nhiều hơn không chỉ trong nước mà cả các bạn hàng quốc tế

1.2 Giới thiệu về thị trường Canada

1.2.1 Tiềm năng phát triển

Canada là một liên bang gồm 10 tỉnh bang và 3 lãnh thổ: Alberta, British Columbia, Manitoba, New Brunswick, Newfoundland and Labrador, Northwest Territories, Nova Scotia, Nunavut, Ontario, Prince Edward Island, Quebec, Saskatchewan, Yukon Territory Quy mô dân số của Canada nhỏ, sống tập trung Năm 2014, dân số Canada vào khoảng 35,4 triệu người, bằng 10% dân số Hoa Kỳ, trong đó 81% dân số sống tập trung tại các thành phố như Toronto, Montreal,

Trang 20

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Vancouver Giống như các quốc gia phát triển khác, Canada đang trải qua biến đổi nhân khẩu học theo hướng dân số già hơn Trong 5 năm qua, tỷ lệ người cao tuổi (trên 65 tuổi) tăng từ 13,7% lên đến 14,8%

Hình 1.1 Phân bố dân cư tại Canada năm 2014

(Nguồn: Statistics Canada, Population estimates and projections, 2014)

Canada là đất nước có chế độ an sinh xã hội tốt nhất thế giới với các dịch vụ: giáo dục, hưu trí, phúc lợi, bảo hiểm thất nghiệp, dịch vụ y tế, công trình công cộng phục vụ người dân xếp hạng đầu Trong vòng 20 năm qua, tại Canada chưa hề có một cuộc khủng bố nào xảy ra trên lãnh thổ đất nước này Tất cả các âm mưu khủng

bố đều bị ngăn chặn Trong vòng hơn 150 năm qua không hề có cuộc chiến tranh nào xảy ra trên đất nước Canada Tỷ lệ tội phạm tại Canada liên tục giảm đều đặn

kể từ thập niên 90 Các loại vũ khí được quản lý rất nghiêm ngặt và thường không được phép sử dụng

Canada là nước luôn ủng hộ mạnh mẽ cho Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các khu vực thương mại tự do mở rộng

Canada không những là một trong những nước dẫn đầu trong công nghiệp sản xuất mà còn có một nền công nghiệp dịch vụ và công nghệ kỹ thuật cao rất phát triển Tỷ lệ thất nghiệp cực kỳ thấp, nền kinh tế phát triển ổn định và không ngừng lớn mạnh Canada là một nước phát triển và nằm trong top những quốc gia giàu có nhất trên thể giới Theo thống kê mới nhất từ Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF công bố, Canada chiếm vị trí thứ 11 vào năm 2014, và sẽ vẫn ở vị trí này vào năm tiếp theo

Trang 21

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 1.1 Danh sách 20 quốc gia có GDP cao nhất thế giới năm 2014

TT Quốc gia GDP năm 2014

(Tỷ USD)

GDP năm 2015 (Tỷ USD)

(Nguồn: Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF)

Nhìn vào bảng xếp hạng, dễ dàng thấy được Canada là một trong những quốc gia có tiềm lực về kinh tế mạnh mẽ Năm 2014, họ thu được tổng GDP năm là 1.794 và dự đoán sẽ đạt 1.873 vào năm tiếp theo với tốc độ tăng trưởng trung bình 4,4%/năm Tuy nhiên GDP cũng không phản ánh được toàn diện được mức độ giàu

có của một quốc gia mà cần đề cập tới GDP bình quân trên đầu người

Trang 22

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 1.2 Danh sách 20 quốc gia có GDP bình quân tính trên đầu người cao

nhất thế giới năm 2014 (tính theo giá hiện thời)

TT Quốc gia

GDP tính trên đầu người năm

2014 (USD)

GDP tính trên đầu người năm

(Nguồn: Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF)

Trong bảng số liệu này, Canađa đứng ở vị trí thứ 13, tụt xuống sau 2 nước trong bảng xếp hạng những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất, đạt

Trang 23

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

50.577 USD/năm/người vào năm 2014 Tuy nhiên con số này dự báo sẽ tăng lên 52.287 USD/năm/người vào năm 2015, từ đó có thể thấy tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người của Canada khá nhanh chóng (tăng 3,4%/ năm)

Canada là một quốc gia có nền kinh tế hỗn hợp toàn cầu hóa cao, xếp hạng trên Hoa Kỳ và phần lớn các nước Tây Âu về chỉ số tự do kinh tế Heritage Foundation và đặc biệt có sự chênh lệch tương đối thấp về thu nhập Trong năm

2014, xuất khẩu của Canada đạt hơn 528 tỷ CAD, trong khi hàng hóa nhập khẩu của

ổn định tăng lên mức 524,24 tỷ CAD (tăng 110,57 tỷ CAD so với năm 2010) Hiện

Trang 24

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

nay, tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa từ các bạn hàng truyền thống và từ Bắc Mỹ giảm dần trong khi tỷ trọng nhập khẩu từ các nước đang phát triển và các nước mới nổi thì tăng lên Điều đáng lưu ý là tại Canada, thuế quan nhập khẩu đang ở mức thấp,

có mặt hàng có thuế nhập khẩu bằng 0 như cà phê… Đây cũng là cơ hội cho những nước đang phát triển như Việt Nam tiến hành các hoạt động thương mại quốc tế tại thị trường này

1.2.2 Quan hệ hợp tác giữa Canada - Việt Nam

Việt Nam và Canada chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 21/8/1973 Trước đó, năm 1954, Canada đã tham gia Uỷ ban quốc tế vì hoà bình ở Việt Nam và sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam ký ngày 27/1/1973, Canada tiếp tục tham gia Uỷ ban giám sát việc Mỹ và chính quyền nguỵ Sài Gòn thực hiện Hiệp định này Năm 2013, Canada và Việt Nam đã kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước

Quan hệ giữa Canada và Việt Nam đang ngày càng mở rộng, đặc biệt thể hiện qua thương mại, đầu tư ngày càng tăng và sự hiện diện nổi bật của Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế Canada (CIDA) Năm 2002, CIDA xác định Việt Nam là một trong số 20 quốc gia cần tập trung hỗ trợ Trong suốt 5 năm qua trao đổi chính trị cấp cao giữa hai nước cũng được tăng cường Thủ tướng Harper đã công du đến Hà Nội nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh APEC năm 2006 Trước đó Thủ tướng Việt Nam lần đầu tiên đã sang thăm Canada vào tháng 6 năm 2005 Nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm có chuyến công du chính thức đến Canada vào tháng 9 năm 2009 Tháng 6 năm 2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Canada nhân dịp tham dự Hội nghị G20 tại Toronto trên cương vị Chủ tịch Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) Tháng 7 năm 2010, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Lawrence Cannon sang Hà Nội tham dự Hội nghị Bộ trưởng sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (PMC) và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) Toàn Quyền Canada David Johnston đã thăm Việt Nam trong chuyến công

du cấp Nhà nước đến Đông Nam Á vào tháng 11 năm 2011

Canada và Việt Nam đều là thành viên của các diễn đàn đa phương bao gồm ASEAN, trong đó Canada là Đối tác Đối thoại Việt Nam là nước điều phối hoạt động của Canada trong giai đoạn 2006 – 2009 Canada và Việt Nam cũng là thành

Trang 25

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

viên của Tổ chức hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới(WTO), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp và Liên Hiệp Quốc

Tại Canada, cộng đồng 180.000 người Canada gốc Việt cũng đang hoạt động một cách tích cực Một số phái đoàn thương mại, văn hóa và từ thiện đến Việt Nam

đã được tổ chức với sự tham gia của cộng đồng người Canada gốc Việt

Giữa Việt Nam và Canada từ khi bắt đầu mối quan hệ qua lại đến nay đã tiến hành ký kết khá nhiều hiệp định, thỏa thuận hợp tác về mọi lĩnh vực như:

- Hiệp định hợp tác kinh tế và kĩ thuật giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Quebec (16/1/1992)

- Hiệp định chung về hợp tác phát triển giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam

- Bản ghi nhớ Việt Nam - Canađa về dự án dịch vụ và phát triển hạ tầng (7/3/2000)

- Bản ghi nhớ Việt Nam - Canađa về dự án hỗ trợ chính sách giai đoạn II (25/7/2001)

- Hiệp định Việt Nam – Canađa về vận tải hàng không (28/9/2004)

- Hiệp định về việc xóa bỏ hạn ngạch hàng dệt may từ ngày 1-1-2005

- Hiệp định hợp tác về con nuôi (27/6/2005)

Trang 26

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

- Thỏa thuận hợp tác về nuôi con nuôi giữa Chính phủ Québec và Chính phủ Việt Nam: ký ngày 15/9/2005 tại Québec City, Canađa

- Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư

- Hiệp định hỗ trợ tư pháp

Hiện Canada và Việt Nam đang đàm phán song phương hướng đến việc kí kết một Hiệp định bảo hộ đầu tư nước ngoài (FIPA)

Canada nối lại hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam vào năm 1990 và

kể từ đấy thông qua CIDA đã cung cấp hơn 770 triệu đô la hỗ trợ các chương trình cải cách nền kinh tế, xóa đói giảm nghèo của Việt Nam

Năm 2009, trong chương trình nâng cao hiệu quả hỗ trợ của Canada, Việt Nam được CIDA chọn là quốc gia cần tập trung hỗ trợ Hiên nay, chương trình của CIDA hỗ trợ Việt Nam thực hiện các ưu tiên trong lĩnh vực giảm nghèo, tập trung cải thiện môi trường đầu tư lành mạnh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ở vùng nông thôn và năng suất trong nông nghiệp

CIDA tập trung nâng cao năng suất nông nghiệp, đặc biệt tại các tỉnh, thông qua hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ khác cho người nông dân cũng như các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao sản xuất, kỹ thuật thu hoạch, an toàn thực phẩm và chất lượng

CIDA tập trung hỗ trợ cải cách pháp luật, chính sách và cải cách hành chính cần thiết đối với tăng trưởng theo thị trường, củng cố phát triển doanh nghiệp nhỏ

và vừa (SME) tại khu vực nông thôn CIDA cũng tập trung nâng cao kỹ năng cho người lao động thông qua việc tăng cường cơ hội tiếp cận cũng như quản lý hệ thống giáo dục dạy nghề và kỹ thuật

Việt Nam và Canada có tiềm lực kinh tế không nhỏ nhưng quan hệ kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước Mặc dù quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Canađa tăng trưởng tương đối ổn định trong nhiều năm qua, trong đó Việt Nam luôn xuất siêu vào Canađa, chủng loại hàng hoá ngày càng đa dạng hơn nhưng phải đến năm 2007, quan hệ kinh tế giữa 2 nước mới bắt đầu đầu có chuyển biến đáng kể

Trang 27

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 1.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam – Canada

Đơn vị tính : triệu USD

Năm Kim ngạch xuất nhập khẩu

(Nguồn: Bộ Công thương Việt Nam)

Năm 2007 chứng kiến sự khởi sắc trong quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Canada, và kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước đang tiến gần đến mức 1 tỷ USD Tuy nhiên đến năm 2008 và 2009, kim ngạch thương mại giữa hai nước có sự giảm sút rõ rệt Năm 2008, thương mại đạt mức kim ngạch là 954,2 triệu USD, giảm 45,8 triệu USD so với năm trước Và tương tự, năm 2009 thương mại hai chiều đạt 938,7 triệu USD, tiếp tục giảm 15,5 triệu USD so với năm 2008, trong

đó Việt Nam xuất khẩu sang Canada 638,5 triệu USD và nhập khẩu hơn 300 triệu USD Trong năm 2010, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng trở lại và đạt 1,151 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Canada đạt hơn 802 triệu USD và nhập khẩu hơn 349 triệu USD Và con số này tiếp tục tăng khá ổn định vào các năm

2011, 2012, lần lượt đạt mức 1.311 và 1.613 triệu USD Theo thống kê của Bộ Công Thương, sau 11 tháng năm 2013, xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Canada đạt 1,37 tỷ USD, tăng trưởng 31% so cùng kỳ, xếp thứ 2 trong khu vực châu Mỹ (chỉ sau Hoa Kỳ) và đến cuối tháng 12 năm 2013 kim ngạch thương mại tăng thêm 1.113 triệu USD, đưa kim ngạch năm 2013 lên 2.483 triệu USD Theo Cơ quan Thống kê Canada, tổng kim ngạch hai chiều 2014 đạt 2.993,72 triệu USD (tăng 20,42% so với 2013) Có thể thấy với mức tăng trưởng ổn định từ năm

2009 đến nay, Canada xứng đáng khi được cho là thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong tương lai

Trang 28

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Trong năm 2014, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Canada những mặt hàng chủ yếu gồm: hàng dệt may; hàng thủy sản; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giày dép; gỗ và sản phẩm; hàng nông sản… nhìn chung hầu hết các mặt hàng đều tăng trưởng Trong đó, chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là hàng dệt may đạt 492,51 triệu USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 23,7% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Canada; tính riêng trong tháng 12/2014, mặt hàng này tăng trưởng 51,0% so với tháng 11/2014, trị giá đạt 53,88 triệu USD Đứng vị trí thứ hai trong năm 2014 là mặt hàng thủy sản với trị giá đạt 263,25 triệu USD, chiếm 12,6% tổng kim ngạch, tăng 45,8% so với năm ngoái; tuy nhiên tính riêng trong tháng 12/2014 thì mặt hàng này lại giảm 19,5% so với tháng trước, trị giá đạt 20,98 triệu USD Mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng thứ ba

về kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Canada trong năm 2014 là, đạt 210,86 triệu USD, tăng trưởng 33,0% so với 2013 và chiếm 10,1% thị phần; tuy nhiên tính riêng trong tháng 12/2014 so với tháng trước, mặt hàng lại giảm 63,9%; đáng chú ý là mặt hàng kim loại thường và các sản phẩm khác, tuy kim ngạch chỉ đạt 52,47 triệu USD nhưng có mức tăng trưởng cao nhất với 115,6% Ngoài ra, một số mặt hàng khác cũng có mức tăng trương khá trong năm 2014 so với năm ngoái như: máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 60,5%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm tăng 56,3%; túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù tăng 38,5%…

Biểu đồ 1.2 Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của

Việt Nam sang Canada năm 2014

Đơn vị tính:%

(Nguồn: Số liệu thống kê - Tổng Cục Hải quan)

Trang 29

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Năm 2014, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Canada đạt 431,35 triệu

USD (tăng 4,1% so với 2013), chiếm 0,091% tổng kim ngạch xuất khẩu của

Canada và xếp thứ 39 trong số các nước nhập khẩu sản phẩm của nước này (năm

2013 Việt Nam là nước nhập khẩu xếp thứ 41 và chiếm 0,09% tổng kim ngạch xuất khẩu của Canada) với các mặt hàng chủ yếu phục vụ cho sản xuất hoặc các sản phẩm mà Việt Nam chưa sản xuất được như : phân bón; thủy hải sản; đậu tương và hạt có dầu; linh kiện, phụ tùng máy bay; lúa mỳ; sắt thép các loại; kim cương; da động vật; máy móc, thiết bị kỹ thuật; cao su nhân tạo; chất dẻo nguyên liệu; dược phẩm; thịt bò; gỗ xẻ; máy móc thiết bị điện; sản phẩm sữa; kẽm và hợp kim kẽm; phương tiện vận tải và phụ tùng; nickel; nhôm và sản phẩm nhôm Trong đó, thủy sản nhập khẩu đạt giá trị 111,85 triệu USD, tăng 80,9% so với năm trước; đậu tương và hạt có dầu đạt 47,52 triệu USD, tăng 63,9%; chất dẻo và sản phẩm chất dẻo là 12,25 triệu USD tăng 46,4%; …và đặc biệt hơn cả là mặt hàng phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 300% so với năm trước tương ứng 13,081 triệu USD và mặt hàng máy móc thiết bị điện và điện tử tăng 128,1% tương ứng với 18,32 triệu USD

Bảng 1.4.Kim ngạch 10 mặt hàng nhập khẩu chính từ Canada

của Việt Nam năm 2014

(triệu USD)

% tăng giảm

03 Thủy hải sản (tôm hùm, tôm, fillet cá ) 111,850 +80,9%

31 Phân bón (Potassium Chloride) 49,480 -29,8%

84 Máy móc, thiết bị, phụ tùng 28,884 +21,5%

23 Bã hạt có dầu, thức ăn gia súc 28,147 +45,4%

85 Máy móc thiết bị điện & điện tử (điện

thoại và thiết bị viễn thông) 18,324 +128,1%

87 Phương tiện vận tải & phụ tùng 13,081 +300,9%

39 Chất dẻo & sản phẩm chất dẻo 12,246 +46,4%

(Nguồn: Số liệu thống kê – Tổng Cục Hải quan)

Trang 30

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Tính đến hết tháng 12/2010, Canada có 101 dự án với tổng số vốn là 4,62 tỷ USD, đứng hàng thứ 13/92 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam Đến 15/12/2011, Canada có 114 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt 4,66 tỷ USD, và vốn điều lệ là 998,88 triệu USD, đứng thứ 13 trong số các nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam Riêng trong năm 2011, Canada có thêm 13 dự án mới đầu tư vào Việt Nam với số vốn đăng ký cấp mới là 38,55 triệu USD Một số công ty chính của Canada làm ăn với Việt Nam: Tiberon Minerals, Manulife, Telesat of Ottawa, GE Canada và GE Systems, International Enginering, Danon Foods Co Ltd., Group Coaticook Veterinary Clinic/ADAX Tháng 4/2008, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã cấp phép đầu tư cho dự án Khu du lịch Asian Coast, tổng vốn 4,2 tỷ USD, do tập đoàn ACDL của Canada đầu tư xây dựng tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc Khu du lịch Asian Coast có diện tích gần

160 ha, bao gồm các hạng mục như du lịch nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí phức hợp, khu hội nghị triển lãm quốc tế và khu khách sạn cao cấp 9.000 phòng Khi hoàn thành, Asian Coast sẽ là một trong những khu du lịch lớn nhất của Việt Nam Năm 2012, Canada có thêm 11 dự án mới đầu tư tại Việt Nam với số vốn đăng ký cấp mới là 21,21 triệu USD Như vậy tính đến tháng 11/2012, Canada có tổng cộng

125 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam Nam với tổng số vốn đăng ký đạt gần 4,69 tỷ USD, và vốn điều lệ là 1,02 tỷ USD, đứng thứ 13 trong số 98 các nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam

1.2.3 Tình hình tiêu thụ cà phê tại Canada

Lượng cà phê tiêu thụ nội địa tại Canada đã tăng 19% về giá trị hiện hành trong năm 2014, đạt 2,3 tỷ CAD Trong khi đó, khối lượng bán hàng tăng ở mức khiêm tốn 4% nguyên nhân chủ yếu là do ở Canada, mức độ tiêu thu cà phê đã đạt mức cao Theo ông Robert Daniel, Chủ tịch của Maritz Research, Công ty của các tác giả nghiên cứu hàng năm đại diện cho Hiệp hội Cà phê Canada (CAC) cho biết,

cà phê tại đây tăng trưởng rất ổn định Ông lưu ý rằng trong khi với các loại đồ uống khác như đồ uống đóng chai, nước trái cây, số lượng người tiêu dùng giảm hẳn so với năm qua thì cà phê vẫn giữ vững mức tiêu thụ (lượng người tiêu dùng cũng như số lượng cà phê bán ra)

Trang 31

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Theo nghiên cứu, những người uống cà phê của Canada đang tiêu thụ khoảng 2,6 cốc cà phê mỗi ngày, tương đương với 949 cốc mỗi năm (1 năm = 365 ngày) Đặc biệt với người yêu thích cà phê con số này còn đạt mức 3,2 cốc mỗi ngày, tương đương với 1.168 cốc mỗi năm

Hình 1.2 Chi tiêu dành cho từng loại hàng hóa dịch vụ của người Canada

(Nguồn:Macleans Canada, 2014)

Qua hình trên, ta có thể thấy cà phê đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày cả người dân Canada, mặc dù chưa phải quá nhiều như các loại mặt hàng khác (quần áo, rau quả, đồ ăn…) hay các dịch cụ (giải trí, đi ăn hàng, mua xổ số ), nhưng họ đã chi ra một phần thu nhập của mình để mua cà phê thay cho các loại đồ uống khác ($115) Điều này cũng một phần cho thấy mua cà phê đã trở thành thói quen tiêu dùng của người dân Canada và họ ưa thích cà phê hơn các loại đồ uống khác được mua bán trên thị trường quốc gia này (trừ rượu và đồ uống

có cồn)

Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu của USDA, tổ chức này đã đưa ra danh sách 10 thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới trong những vụ cà phê gần đây (tính từ vụ 2010/11 đến vụ 2013/2014 và dự đoán cho vụ 2014/2015)

Trang 32

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bảng 1.5 10 thị trường tiêu thụ nhiều cà phê

(Nguồn: USDA, Coffee: World Markets and Trade)

Lại một bằng chứng nữa cho thấy tại Canada cà phê rất được ưa chuộng Chúng ta có thể thấy lượng cà phê Canada tiêu thụ là rất lớn, khoảng 3.375 nghìn bao 60kg, xếp hạng 7 trong top 10 thị trường tiêu thụ nhiều cà phê nhất vụ mùa 2014/2015 Đặc biệt đáng chú ý là thì trường cà phê ở đây rất ổn định, trong khi các nước khác lượng tiêu thụ lúc lên lúc xuống (EU tăng lượng tiêu thụ vào vụ 2011/12 tuy nhiên ngay lập tức giảm sút vào 2 vụ liền kề; Brazil tăng lên 20.110 nghìn bao vào vụ 2012/13 và giảm ngay vụ tiếp theo; Nga thì ngay vụ 2011/12 đã có sự đi xuống nghiêm trọng, giảm 490 nghìn bao so với vụ trước đó), thì Canada vẫn giữ vững xu hướng tăng dần đều (tăng từ 3.375 nghìn bao vụ 2010/2011 lên đến 3.900 nghìn bao vụ 2014/2015) Cũng theo thống kê của Euromonitor, lượng tiêu thụ cà phê bình quân đầu người của Canada năm 2014 đạt 3,4 kg cà phê, xếp hạng 19, còn đứng trên cả Hoa Kỳ (hạng 22), một trong hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn của nước ta Điều này cũng thấy được tiềm năng cho thì trường cà phê tại nước này

Do có nhu cầu khác cao về cà phê mà Canada cũng là một trong những nước dẫn đầu về nhập khẩu cà phê năm 2014 (2500 nghìn bao 60kg), xếp thứ 4 sau EU,

Trang 33

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Mỹ và Nhật Bản Nguyên nhân một phần cũng là do tại Canada không có nhiều nơi

có điều kiện thích hợp để trồng cà phê nên phần lớn họ nhập khẩu cà phê nhân về

để chế biến và tiêu thụ hay xuất khẩu sang thị trường khác

Hình 1.3 Tình hình tiêu thụ cà phê tại Canada năm 2013

(Nguồn: Hiệp hội cà phê Canada CAC)

Theo hình trên, chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng tại thị trường Canada, mọi người ưa chuộng sử dụng cà phê hơn là các loại đồ uống khác (chiếm 65% sự lựa chọn của mọi người) Đặc biệt lứa tuổi ưa thích nhất là những người già độ tuổi 65-

79 tuổi (người thích uống chiếm 81% số người lứa tuổi này), ít nhất là nhóm người trong lứa tuổi từ 18 đến 24 tuổi (tương ứng với 48%) Cà phê truyển thống pha phin

là loại cà phê phổ biến nhất, với hơn một nửa số ngươi tiêu dùng lựa chọn (53%), cà

Trang 34

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

phê dạng Espresso chiếm gần 8% còn cà phê uống liền chiếm 15% Cà phê dạng Espresso chủ yếu là Cappuchino và Latte lần lượt chiếm 16% và 14% lượng người tiêu dùng Cà phê loại đặc biêt và cà phê đá được sử dụng chủ yếu bởi những người trẻ trong độ tuổi 18-24 tuổi Về vấn đề địa điểm uống cà phê ưa thích thì phần lớn người dân Canada thường thích được uống cà phê ở nhà trong các bữa sáng, giờ nghỉ khi làm việc tại nhà… và họ thích được tự pha cà phê cho mình thay vì đặt mua tròn các cửa hàng Số lượng người thích điều này chiếm đến 65% tổng số lượng người uống cà phê tại quốc gia này Và còn lại 35% là số người thích uống cà phê ở ngoài, trong các quán ăn nhanh, quầy phục vụ tự động, hay các cửa hàng take-away Ta có thể hiểu rõ điều này khi chứng kiến các vết bánh xe qua lại dưới ngay những cửa sổ cửa hàng ăn nhanh tại các thành phố lớn của Canada

Ngoài ra, lượng người uống cà phê nhiều nhất ở Canada tập trung chủ yếu ở tỉnh Quebec, đạt đến 71% số người uống cà phê tại nước này Đây là điểm cần chú

ý cho các doanh nghiệp Việt Nam lớn phát triển mạng lưới kênh phân phối cà phê của mình tại thị trường này

Trang 35

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG CANADA GIAI ĐOẠN 2009 – 2014

2.1 Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Canada

2.1.1 Thực trạng sản xuất cà phê Việt Nam

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu và kinh doanh cà phê trong nước, diện tích gieo trồng cà phê tiếp tục tăng mạnh tại một số khu vực chính Theo số liệu của Sở NN&PTNT các tỉnh, diện tích trồng cà phê nước ta năm 2014 lên tới hơn 653.000

ha, tăng 2,7% so với năm 2013 (613.000 tấn) Các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai và Lâm Đồng tiếp tục mở rộng diện tích gieo trồng cà phê, đặc biệt là cà phê Robusta Năm

2014, diện tích trồng cà phê Arabica tại Lâm Đồng, Sơn La và Quảng Trị ước tính khoảng 45.000 ha, chiếm 7% tổng diện tích trồng cà phê của cả nước

Bảng 2 1 Diện tịch trồng cà phê của Việt Nam theo khu vực năm 2014

Trang 36

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Trong năm 2014, hầu hết những nơi trồng cà phê đều có một sự mở rộng nhất định về diện tích trồng loại cây này Ví dụ như tại Đắk Lắk, nơi có diện tích gieo trồng cà phê đứng đầu nước ta, vào năm 2014, diện tích gieo trồng đạt 210.000

ha, tăng gần 3.000 ha so với năm 2013, chiếm 32,1% diện tích gieo trồng cả nước; Lâm Đồng có 153.432 ha cà phê, tăng 1.867 ha so với năm 2013, chiếm 23,5% diện tích gieo trồng cà phê cả nước; Gia Lai có 78.030 ha cà phê, tăng 403 ha so với năm

2013, chiếm 11,9% diện tích gieo trồng cà phê cả nước; Sơn La có 10.650 ha cà phê, tăng 1.650 ha so với năm 2013, chiếm 1,6% diện tích gieo trồng cà phê cả nước… Đặc biệt, Bà Rịa – Vũng Tàu có diện tích cà phê tăng vượt trội so với năm

2013 (tăng 7.929 ha), đưa diện tích gieo trồng cà phê lên 15.000 ha Tuy nhiên, bên cạnh những nơi có diện tích được mở rộng thì cũng có những nơi diện tịch trồng cà phê vẫn giữ nguyên hay thậm chí, đang bị thu hẹp dần do đất thoái hóa hay do công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước diễn ra Ví dụ như Đắk Nông với 122.278 ha cà phê, chiếm 18,7%; Quảng Trị với 5.050 ha cà phê, chiếm 0,8% và Điện Biên với 3.385 ha cà phê, chiếm 0,5% diện tích trồng cà phê cả nước

Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước, tại các khu vực chính, người nông dân đã và đang thay thế các giống cây năng suất thấp và lâu năm với tỷ lệ từ 10%-15% tổng diện tích gieo trồng của mình để duy trì hoạt động sản xuất và ổn định thu nhập hàng năm

Hình 2 1 Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam

(Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ NN&PTNT, Dự báo của FAS/USDA)

Trang 37

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hình 2 2 Sản lượng các cà phê theo chủng loại tại Việt Nam

(Nguồn: USDA, FAS, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước )

Dự báo ban đầu của USDA về sản lượng cà phê nước ta mùa vụ 2013/14 là 22,9 triệu bao (tương đương 1,37 triệu tấn), giảm 8% so với mùa vụ trước Điều kiện thời tiết khô hạn đặc biệt là tại Tây Nguyên trong quý I năm 2013 đã tạo ra nhiều mối lo ngại cho ngành cà phê nước ta Theo Sở NN&PTNT Đắk Lắk, hạn hán

đã ảnh hưởng tới hơn 34.000 ha diện tích trồng cà phê tại Tây Nguyên, trong đó chỉ riêng Đắk Lắk đã là 17.000 ha Theo báo cáo của Hiệp hội Cà phê và Cacao Việt Nam và một số doanh nghiệp địa phương, thời tiết khô hạn khiến sản lượng cà phê nước ta mùa vụ 2013/14 giảm từ 20-30%

Bảng 2 2 Sản lượng cà phê Việt Nam từ vụ 2010/2011 đến 2013/14

Vụ 2010/11 Vụ 2011/12 Vụ 2012/13 Vụ 2013/14

Thời gian bắt đầu Tháng

10/2010

Tháng 10/2011

Tháng 10/2012

Tháng 10/2013 Sản lượng (nghìn tấn) 1.200 1.560 1.497 1.374

(Nguồn: USDA, Bộ NN & PTNT)

Trang 38

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Qua bảng số liệu trên ta thấy vụ mùa 2011/2012 có năng suất cao nhất đạt

2,44 tấn/ha, sản xuất được 1.560 nghìn tấn cà phê, cao hơn vụ 2010/2011 350 nghìn tấn về sản lượng và 0,26 tấn /ha về năng suất cây trồng Nhưng ngay sau đó 2 vụ mùa 2012/13 và 2013/14 năng suất bị giảm sút đáng kể, còn tương ứng 2.32 tấn/ha

và 2,1 tấn/ha Điều này cho thấy thời tiết hạn hán đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc gieo trồng và chăm sóc cây cà phê, dẫn đến năng suất và sản lượng cà phê thu hoạch đồng loạt giảm mạnh

Về tình hình cà phê chế biến, hiện nay, cả nước chế biến được khoảng gần 10% sản lượng cà phê thu hoạch hằng năm, bao gồm cả chế biến rang xay và chế biến sâu (cà phê hòa tan) Các nhà đầu tư ở lĩnh vực công nghiệp chế biến sâu có thương hiệu trong nước như Vinacafe, Trung Nguyên, nước ngoài có Nescafe Các sản phẩm rang xay có thương hiệu như: Thu Hà (Gia Lai), Ðắc Hà (Kon Tum), Vinacafe, Trung Nguyên…

2.1.2 Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam nói chung

2.1.2.1 Thực trạng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam nói chung

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2014 ước tính đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2013, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 48,4 tỷ USD, tăng 10,4%, mức tăng cao nhất từ năm 2012 và đóng góp 3,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 101,6 tỷ USD (gồm cả dầu thô), tăng 15,2%, Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2014 tăng

Trang 39

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện chiếm 99,6% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; hàng dệt, may chiếm 59,4%; giày dép chiếm 77%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác chiếm 89,7%; điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 98,8% Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn tăng so với năm trước là: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 24,1 tỷ USD, tăng 13,4%; hàng dệt may đạt 20,8 tỷ USD, tăng 15,8%; giày dép đạt 10,2 tỷ USD, tăng 21,6%; điện tử máy tính và linh kiện đạt 11,6 tỷ USD, tăng 10%; thủy sản đạt 7,9 tỷ USD, tăng 17,6%; cà phê đạt 3,6 tỷ USD, tăng 30,8%; gạo đạt 3 tỷ USD, tăng 1,8%; hạt điều đạt 2 tỷ USD, tăng 22,4% Xuất khẩu dầu thô, cao su và xăng dầu giảm so với năm trước: dầu thô đạt 7,2 tỷ USD, giảm 0,7%; cao su đạt 1,8

tỷ USD, giảm 28,1%; xăng dầu đạt 924 triệu USD, giảm 26,1%

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm nay nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 44,3% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu với mặt hàng điện thoại và linh kiện ước đạt 24,1 tỷ USD, tăng 13,4% và chiếm 16,1% Nhóm hàng công nghiệp nhẹ chiếm 38,6% Hàng nông sản, lâm sản chiếm 11,9% Hàng thủy sản chiếm 5,2%

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu năm 2014, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 28,5 tỷ USD, tăng 19,6% so với năm 2013, trong đó tốc độ tăng kim ngạch một số mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn là: Hàng dệt, may tăng 13,9%; giày dép tăng 26,1%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 12,8%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 45% Thị trường tiếp theo là EU với 27,9 tỷ USD, tăng 14,7%, trong đó giày dép tăng 24,1%; hàng dệt, may tăng 22,7% ASEAN ước tính đạt 19 tỷ USD, tăng 3,1%, trong đó dầu thô tăng 15,8%; thủy sản tăng 17,8%; máy móc, thiết bị, phụ tùng tăng 16,8% Trung Quốc ước tính đạt 14,8

tỷ USD, tăng 11,8 % với dầu thô tăng 76,9%; xơ, sợi dệt các loại tăng 40,3% Nhật Bản đạt 14,7 tỷ USD, tăng 8%, trong đó hàng dệt, may tăng 9,3%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 11,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 19,7% Hàn Quốc đạt 7,8 tỷ USD, tăng 18,1% với thủy sản tăng 33,9%; hàng dệt, may tăng 30%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 56,7%

Trang 40

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2.1.2.2 Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam

- Kim ngạch xuất khẩu

Đối với mặt hàng cà phê, theo báo cáo mới nhất của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê tháng 12/2014 đạt 115.337 tấn, trị giá 254,9 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê năm 2014 lên 1,69 triệu tấn và 3,56 tỷ USD, tăng 30% khối lượng và 30,9% giá trị so với năm 2013 Việt Nam vẫn là quốc gia đứng thứ 2 trên thế giới về sản lượng xuất khẩu cà phê, chỉ sau Brazil

Xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến, cà phê rang, cà phê xay và cà phê hoà tan ngày càng tăng trong vài năm trở lại đây FAS/USDA đã điều chỉnh mức xuất khẩu các sản phẩm này mùa vụ 2013/14 lên 920.000 bao (tương đương 55.000 tấn), tăng 21% so với mùa vụ trước

- Chủng loại

Cà phê xuất khẩu của Việt nam chủ yếu có 2 loại chính là Robusta và một phần nhỏ Arabica, bao gồm các loại cà phê chưa rang chưa khử cafein và đã khử cafein, cà phê đã rang chưa khử và đã khử cafein, cà phê tan…

Hình 2 3 Xuất khẩu cà phê các loại của Việt Nam

(Nguồn: Vũ Minh, 2014 Thị trường cà phê Việt Nam mùa vị 2013/14,

Ngày đăng: 06/06/2019, 17:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w